Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Theo sử của bác QR:
cái tàu mới mua về lẽ ra phải đặt tên là Lý Thường Kiệt, để đe mấy thằng ...... Tàu lạ mới đúng, còn đặt tên Đinh Tiên Hoàng là có ý đe mấy thằng ........ phản động
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.551
113
Cáv vị vua nhà Trần (1225-1400)
1. Trần Thái Tông , tên Trần Cảnh, sinh 1218-1277, trị vì 1226-1258. Niên hiệu: Kiến Trung (1226-1232), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1251), Nguyên Phong (1251-1258). Thụy hiệu: Nguyên Hiếu Hoàng đế
2. Trần Thánh Tông (tên Trần Hoảng), sinh 1240-1291, trị vì 1258-1278. Niên hiệu: Thiệu Long (1258-1272), Bảo Phù (1273-1278). Thụy hiệu: Tuyên Hiếu Hoàng Đế
3. Trần Nhân Tông (tên Trần Khâm), sinh 1258-1308, trị vì 1278-1293. Niên hiệu: Thiệu Bảo (1278-1285), Trùng Hưng (1285-1293). Thụy hiệu: Duệ Hiếu Hoàng Đế
4. Trần Anh Tông (tên Trần Thuyên), sinh 1276-1320, trị vì 1293-1314. Niên hiệu: Hưng Long. Thụy hiệu: Nhân Hiếu Hoàng Đế
5. Trần Minh Tông, tên Trần Mạnh , sinh 1300-1357, trị vì 1314-1329. Niên Hiệu: Đại Khánh (1314-1323) Khai Thái (1324-1329). Thụy hiệu: Văn Triết Hoàng Đế
6. Trần Hiến Tông, tên Trần Vượng, sinh 1319-1341, trị vì 1329-1341 . Niên hiệu: Khai Hựu
7. Trần Dụ Tông , tên Trần Hạo, sinh 1336-1369, trị vì 1341-1369. Niên hiệu: Thiệu Phong (1341-1357),
Đại Trị (1358-1369).

8. Trần Nghệ Tông , tên Trần Phủ , sinh 1321-1394 , trị vì 1370-1372. Niên hiệu: Thiệu Khánh. Thụy hiệu:
Anh Triết Hoàng Đế
9. Trần Duệ Tông, tên Trần Kính, sinh 1337-1377, trị vì 1373-1377. Niên hiệu: Long Khánh
10. Trần Phế Đế , tên Trần Hiện , sinh 1361-1388, trị vì 1377-1388. Niên hiệu: Xương Phù , phế làm Linh Đức Vương
11. Trần Thuận Tông, tên Trần Ngung, sinh 1378-1399 , trị vì 1388-1398. Niên hiệu: Quang Thái. Bị ép nhường ngôi và ép chết .
12. Trần Thiếu Đế , tên Trần An , sinh 1396-?, trị vì 1398-1400. Niên hiệu: Kiến Tân. bị Hồ Quý Ly cướp ngôi phế làm Bảo Ninh Đại Vương
Như vậy nhà Trần truyền 12 đời vua, từ 1225 1400,kéo dài tổng cộng 175 năm, công việc trong việc sửa sang nước nhà được nhiều. Ngoài việc chỉnh đốn chính trị luật lệ, học hành mở mang lại chống quân Nguyên giữ được giang sơn (3 lần), lấy đất của Chiêm thành mở mang bờ cõi thật là có công lớn với dân tộc ta. Ngoài ra nhà Trần còn phát huy Phật pháp, tạo thành một trường phái riêng cho Phật pháp của dân Việt, đỉnh cao là thiền phái Trúc Lâm. Nhưng chỉ có điều luân thường trong nhà thì bậy: cô cháu, anh em trong họ cứ lấy lẫn nhau,thật trái với thế tục.
Còn như cơ nghiệp nhà Trần xiêu đổ là tại vua Trần Dụ Tông và vua Trần Nghệ Tông. Dụ Tông thì ham chơi, không chịu lo đến việc nước làm loạn cả kỷ cương đến nỗi dân nghèo nước yếu. Nghệ Tông thì không anh minh không biết phân biệt hiền gian để kẻ quyền thần làm loạn, thành ra tự mình nối giáo cho giặc, tự mình làm hại nhà mình vậy.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
3/12/07
475
14
28
SOC TRANG
Quỳnh Rùa nói:
Con trai 15 tuổi trở lên thì thích 3 chữ: Thiên Tử Binh, đàn ông 20 tuổi thì thích: Đầu Nam Triều.
Đàn bà con gái, do vua Lý nhân từ nên thích vào tay trái 2 chữ: Quan Khách. rồi cho về lại Trung Hoa đại lục.

Đã tìm hiểu thì phải cặn kẽ..phiền pác giải thik giúp e các chữ "Thiên Tử Binh", "Đầu Nam Triều" "Quan Khách" có nghĩa là jì a, sao phải phân chia thành độ tuổi như vậy..tks pác..
 
Hạng C
3/6/10
822
3.475
93
37
Paris thủ đô Lào !
ice_kool nói:
Quỳnh Rùa nói:
Con trai 15 tuổi trở lên thì thích 3 chữ: Thiên Tử Binh, đàn ông 20 tuổi thì thích: Đầu Nam Triều.
Đàn bà con gái, do vua Lý nhân từ nên thích vào tay trái 2 chữ: Quan Khách. rồi cho về lại Trung Hoa đại lục.

Đã tìm hiểu thì phải cặn kẽ..phiền pác giải thik giúp e các chữ "Thiên Tử Binh", "Đầu Nam Triều" "Quan Khách" có nghĩa là jì a, sao phải phân chia thành độ tuổi như vậy..tks pác..
Em không rành sử lắm, em tìm được nguồn từ internet thì có cái này bác đọc đỡ:
....Ngày 13 tháng 10 năm Kỷ Mùi (1078) các tù nhân được đưa đến Quảng Tây bằng thuyền. Để cho các tù nhân không biết họ đã bị giam giữ ở nơi nào, cách xa biên thùy Trung-Việt bao nhiêu dặm, các tù nhân được đưa lên các thuyền bịt kín, ở trong thắp đèn, để các tù nhân không biết ngày hay đêm. Mỗi ngày thuyền chỉ đi từ 10 đến 20 dặm rồi dừng lại. Thuyền đi mất mấy tháng mới tới Quảng Tây. Ty Kinh Lược Quảng Tây tâu lên vua Tống rằng Giao Chỉ đã trả 221 người. Đàn ông từ 15 tuổi trở lên đều có thích vào trán ba chữ “Thiên tử binh” (quân của Thiên tử). Một số người bị thích chữ “đầu Nam triều” (theo về với Nam triều). Đàn bà chỉ thích vào tay trái chữ “Quan khách”. (sưu tầm)

.....
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Hình như chuyện hôn phối của tộc hệ nhà Trần không bình thường?
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
tonyhao nói:
Theo sử của bác QR:
cái tàu mới mua về lẽ ra phải đặt tên là Lý Thường Kiệt, để đe mấy thằng ...... Tàu lạ mới đúng, còn đặt tên Đinh Tiên Hoàng là có ý đe mấy thằng ........ phản động
Hehe, chắc tại hồi xưa có một chiếc tuần dương hạm cũng mang danh Lý Thường Kiệt nhưng đánh đấm chuối quá, các cụ nhà mình sợ tên ấy có huông. :D
 
nai confirmed
Hạng D
3/5/08
1.479
3.906
113
Quỳnh Rùa nói:
nai nói:
Từ lúc thớt này được lập đến nay em đọc không thiếu 1 ... trang, nhưng nhớ thì không hết được.
Đọc sử ta để hiểu dân tộc ta,
Dù trong dù đục, dân tộc nhà vẫn hơn.
Để sử bớt khô khan em có 1 thắc mắc sau:
Có 1 số ý nói rằng DT Việt từ thuở sơ khai bắt nguồn từ TQ rồi tách dần ra, nhưng có 1 điều em chưa rõ:
Bên cạnh sự giao thoa giữa các nền văn hóa khi các DT sống gần nhau thì văn hóa của mỗi dân tộc luôn có 1 bản sắc riêng mà các dân tộc khác khó lòng có được. Một trong những bản sắc riêng đó là văn hóa ẩm thực.
Đồ ăn của Tàu khác hoàn toàn đồ ăn của ta. Mà cái khác biệt lớn nhất theo em biết đó là: Nước mắm!
Chỉ có DT Việt mới dùng nước mắm, còn Tàu thì dùng nước tương!
Lịch sử của các món ăn Việt theo em nghĩ nó cũng gắn liền với LS DT Viêt mà món quốc hồn quốc túy của VN là nước mắm thì em không biết nó có tự bao giờ?

Dạ, thưa bác em xin bổ sung thêm ý của bác, khác biệt lớn nhất giữa ẩm thực Việt-tàu và đặc trưng của ẩm thực Việt nam ta luôn đó chính là món: LUỘC.
Rau luộc: giữ lại phần tươi, hương vị nguyên thủy của rau. giữ nguyên được các chất có lợi cho sức khỏe.
Thịt luộc: giữ lại mùi đặc trưng của thịt.
Trứng luộc: giữ nguyên vẹn mùi và sự tươi ngon của trứng.
Tóm lại, LUỘC chính là phương thức chế biến món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt.
Bác nào muốn nghiên cứu về ẩm thực Việt xin mua sách "Bếp Việt, đặc trưng ẩm thực Việt Nam" do Giáo Sư Sử Học Nguyễn Nhã - trưởng ban nghiên cứu ẩm thực Việt Nam chủ biên. Có nói rất rõ về sự khác biệt này và các món đặc trưng của người Việt ạ.
Còn vụ nước mắm, e sẽ cố tìm và hỏi qua một số nhà nghiên cứu về tính xác thực rồi trả lời chính xác nhất, không dám nói bừa ạ.
Kính phục bác Quỳnh về trình cũng như sự uyên thâm của bác không chỉ về chính sử của nước nhà mà những lĩnh vực lân cận sử bác cũng rành. Em cũng nể bác ở tính cẩn trọng nữa.
Cám ơn bác về khái niệm LUỘC trong chế biến thức ăn của người Việt. Rất hay!
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.551
113
phantan nói:
Hình như chuyện hôn phối của tộc hệ nhà Trần không bình thường?

Dạ, chuyện chống ngoại xâm, phát dương quang đại Phật pháp thì nhà Trần làm rất tốt. Còn chuyện hôn phối, cưới hỏi thì thực sự vô cùng "tầm bậy", hoàn toàn trái với luân lý đạo thường và "khoa học" sau này. Chính vì thế, về sau này "điều khoản quy định về hôn nhân và gia đình trong Luật Hồng Đức" - chỉ khoảng hơn 100 năm sau đó đời nhà Lê- cho thấy sự tiến bộ, anh minh và nổi bật của vua Lê Thánh Tông lúc bất giờ.
Em xin gu-gồ cho bác tham khảo cái sai của việc này thử:

" Nhà Trần lấy ngôi nhà Lý bằng biện pháp hôn nhân. Nhà Trần từ vai trò là ngoại thích của nhà Lý đã giành ngôi. Do đó, để tránh họa ngoại thích, nhà Trần chủ trương chỉ kết hôn với người trong họ.
Tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh[8][/sup] đã dẫn ra hơn 30 trường hợp hôn nhân nội tộc của nhà Trần:
  1. Trần Liễu, anh Thái Tông, con Thượng hoàng Trần Thừa, lấy Thuận Thiên công chúa, con vua Lý Huệ TôngThuận Trinh. Thuận Trinh là em ruột Trần Thừa, Trần Liễu và Thuận Thiên là con cô con cậu.
  2. Năm 1225, Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông, lấy Lý Chiêu Hoàng, em Thuận Thiên; trường hợp này cũng là con cô lấy con cậu.
  3. Sau khi Lý Huệ Tông chết, giáng Huệ hậu (Trần Thị Dung) làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ tức là chị em họ lấy nhau. Hai người vốn đã có tư tình với nhau từ trước.[cần dẫn nguồn][/sup]
  4. Năm 1237, vì Chiêu Hoàng không có con, Thủ Độ ép Thái Tông lấy Thuận Thiên, lúc ấy đã có mang ba tháng với Trần Liễu. Trường hợp này vừa là con cô con cậu lấy nhau, vừa là em chồng lấy chị dâu.
  5. Vua Thái Tông hứa gả em gái là Trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành vương và đã cho Thiên Thành tới ở nhà Nhân Đạo vương, là cha đẻ ra Trung Thành vương, để chờ ngày cưới. Năm 1251, Hưng Đạo vương muốn lấy công chúa Thiên Thành, đang đêm lẻn vào phòng Thiên Thành thông dâm. Thụy Bà Trưởng công chúa, chị Thái Tông và Thiên Thành, lại là mẹ nuôi Hưng Đạo vương, đang đêm gõ cửa cung nói dối là Hưng Đạo vương đã bị Nhân Đạo vương bắt giam, xin vua cứu giúp. Sự thật, khi vua sai người tới thì Hưng Đạo vương còn trong phòng Thiên Thành và lúc ấy Nhân Đạo vương mới biết. Hôm sau Thụy Bà phải dâng mười mâm vàng sống xin cưới Thiên Thành cho Hưng Đạo. Vua bất đắc dĩ phải gả và bồi thường cho Trung Thàng vương (Trung Thành vương?). Như vậy Thiên Thành có họ với Trung Thành vương, lại là cô ruột Hưng Đạo, vì Hưng Đạo là con Trần Liễu, anh ruột Thiên Thành. Đây là trường hợp cháu lấy cô.
  6. Năm 1258, Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm công chúa là con Trần Liễu, tức là con chú con bác lấy nhau.
  7. Thụy Bảo công chúa, con vua Thái Tông, lấy Uy Văn vương Toại.
  8. Gả công chúa tên Thúy, con Thái Tông cho Thượng vị Văn Hưng hầu.
  9. Thiên Thụy công chúa, con vua Thánh Tông và Thiên Cảm, tức cháu nội Thái Tông và cháu ngoại Trần Liễu, lấy Hưng Vũ vương Quốc Nghiễn (con Trần Hưng Đạo), cháu nội Trần Liễu; trường hợp này vừa là con cô con cậu (Trần Hưng Đạo và Thiên Cảm là con Trần Liễu) vừa là cháu chú cháu bác lấy nhau.
  10. Thiên Thụy công chúa lại tư thông với Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là tông thất nhà Trần. Khánh Dư nhờ có công đánh quân Nguyên được Thượng hoàng Thánh Tông nhận làm con nuôi.
  11. Năm 1274, Nhân Tông, con Thánh Tông, lấy Bảo Thánh, rồi Tuyên Từ, đều là con Hưng Đạo vương. Trường hợp này giống Thiên Thụy lấy Quốc Nghiễn.
  12. Anh Tông, con Nhân Tông, cháu Thánh Tông, chắt Thái Tông, lấy Văn Đức phu nhân năm 1292, là con Hưng Nhượng vương Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo vương, chắt Trần Liễu. Trường hợp này là cháu cô cháu cậu (Hưng Đạo vương và Thiên Cảm là con Trần Liễu) hay chắt chú chắt bác lấy nhau.
  13. Sau Anh Tông lại bỏ Văn Đức phu nhân mà lấy em ruột phu nhân là Thánh Tư.
  14. Anh Tông lấy Huy Tư là con Thụy Bảo công chúa và Trần Bình Trọng. Thụy Bảo là em Thánh Tông, Anh Tông là cháu nội Thánh Tông, tức cháu lấy cô.
  15. Năm 1301, Thiên Trân công chúa, con Anh Tông, Anh Tông là con Nhân Tông, cháu Thánh Tông, lấy Uy Túc công Văn Bích, cháu nội Trần Quang Khải. Quang Khải và Thánh Tông là anh em, tức cháu chú cháu bác lấy nhau.
  16. Thiên Trân chết, Uy Túc lại lấy Huy Thánh công chúa.
  17. Thượng Trân công chúa, em Anh Tông, chắt Thái Tông lấy Văn Huệ công Quang Triều, con Quốc Tảng, cháu Hưng Đạo, chắt Trần Liễu, tức chắt chú chắt bác lấy nhau.
  18. Trần Minh Tông, con Anh Tông, cháu Nhân Tông, lấy Huy Thánh tức Lệ Thánh, con gái lớn Huệ Vũ vương Quốc Chẩn. Chẩn là em Anh Tông: con chú con bác lấy nhau.
  19. Minh Tông gả Huy Chân, con Nhân Tông, cho Uy Giản hầu năm 1317. Mẹ Huy Chân là Trần Thị Thái Bình, cung tần của Thượng hoàng Anh Tông.
  20. Năm 1318 Minh Tông gả Thiên Chân Trưởng công chúa cho Huệ Chính vương.
  21. Năm 1337 Hiến Tông, con Minh Tông, lấy Hiển Trinh, con gái lớn Huệ Túc vương Đại Niên.
  22. Năm 1342, Thiên Ninh công chúa, con Minh Tông, lấy Hưng/Chính Túc vương Kham.
  23. Năm 1349, Dụ Tông, con Minh Tông, lấy con gái thứ tư Huệ Túc vương là YÙ Từ Nghi Thánh.
  24. Năm 1351, Dụ Tông loạn dâm với Thiên Ninh là chị ruột. Nguyên năm 1339 Dụ Tông bị chết đuối ở Hồ Tây, được thầy thuốc Tàu là Trâu Canh dùng kim châm cứu khỏi nhưng đoán sau này lớn lên sẽ bị liệt dương. Sau quả nhiên sự việc xảy ra đúng như vậy, Trâu Canh được vời đến chữa, khuyên vua giết một đứa con trai nhỏ tuổi lấy mật hoà với thuốc dương khởi thạch mà uống rồi thông dâm với chị hay em ruột. Vua nghe theo, thông dâm với Thiên Ninh công chúa.
  25. Huy Ninh công chúa, con Minh Tông, lấy tông thất Nhân Vinh. Sau Nhân Vinh bị Dương Nhật Lễ giết, Nghệ Tông là anh, lại gả Huy Ninh cho Quý Ly.
  26. Duệ Tông, con Minh Tông và Lê Đôn Từ, cô Quý Ly, lấy Hiền Trinh là em họ Quý Ly, tức anh em họ lấy nhau.
  27. Duệ Tông lấy con gái Thái bảo Trần Liêu làm phi.
  28. Năm 1375 Duệ Tông gả con là Trang Huy công chúa cho Nguyên Dẫn, con Cung Chính vương. Cung Chính vương và Duệ Tông đều là con Minh Tông, tức con chú con bác lấy nhau.
  29. Thiên Huy hay Thái Dương công chúa, con Nghệ Tông, lấy Phế Đế là con Duệ Tông. Nghệ Tông và Duệ Tông cùng là con Minh Tông, mẹ Nghệ Tông là Minh Từ, mẹ Duệ Tông là Đôn Từ, là hai chị em ruột, cô của Quý Ly: vừa là con chú con bác, vừa là cháu dì cháu già lấy nhau.
  30. Sau khi Phế Đế chết, vợ là Thái Dương tư thông với Nguyên Uyên, con Cung Tín vương Thiên Trạch, em Nghệ Tông: con chú con bác tư thông với nhau.
  31. Năm 1393, thượng hoàng Trần Nghệ Tông giận Thái Dương, đem gả Thái Dương cho Nguyên Hãng là em Nguyên Uyên để làm nhục.
  32. Tuyên Huy công chúa, con Duệ Tông, lấy Quan Phục Đại vương Húc, con Nghệ Tông, giống trường hợp Thái Dương lấy Trần Phế Đế.
  33. Quý Ly gả Trang Huy công chúa, con Tông thất Nhân Vinh (bị Nhật Lễ giết) cho Mộng Dữ, con Trần Nguyên Đán, cháu bốn đời của Quang Khải.
  34. Thuận Tông, con út Nghệ Tông, lấy Thánh Ngẫu công chúa là con gái lớn của Hồ Quý Ly và Huy Ninh công chúa. Huy Ninh là em Nghệ Tông, tức là con cô con cậu lấy nhau. Thuận Tông lại là cháu nội của Đôn Từ, cô của Quý Ly, lấy con gái Quý Ly, tức anh em họ lấy nhau.
Từ khi Trần Nghệ Tông trọng dụng Hồ Quý Ly là một ngoại thích, lập tức nhà Trần cũng gặp "họa ngoại thích" và mất về tay ngoại thích."
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.551
113
@nai: cảm ơn bác đã có lời khen ngợi, kiến thức,học vấn là vô hạn, đời người là hữu hạn. Chỉ là may mắn đọc được nên nhớ, lại trả lời đúng thời điểm nên tưởng là giỏi giang, sành sõi; 2 chữ uyên thâm đứng trước bác Der, bác Gia Định và các bậc tiền bối trông diễn đàn thật mắc cỡ, thổ thẹn mà không dám vơ vào.
Nếu bác thích nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam, e khuyên bác nên tìm sách trên mà tham khảo, còn nếu không tìm ra-vì cũng lâu lâu và hiếm, em sẽ gửi tặng bác 1 bản để gọi là "tăng tình hữu nghị thân thiết giữa các OS trong diễn đàn".
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
Cụ Quỳnh Rùa đúng là ghiền Sử
21.gif
41.gif
41.gif


Nhân nói chuyện ăn uống mình có nhận xét : cả 3 nước từng là cựu thù của nhau : Việt-Tàu-Pháp thì nay cả 3 đều được nhiều nước công nhận là có nền ẩm thực hấp zẫn nhất toàn cầu
21.gif
kể cũng thú vị
21.gif


Món Tàu thì mình thích Mì Xào Dòn, Vit Quay, Heo Quay, Cơm Chiên Dương Châu .... và vài món nữa hổng nhớ tên nhưng rất ghét các món có mùi thuốc Bắc !
"Nước tương" là dân dã gốc me Tàu, còn xịn hơn là loại "hắc xì dầu" : vô các tiệm Tàu phải hỏi nó mới xách ra, đựng trong chai, ăn nhiu rót nhiu xong đem vô ... cất - ngon/dở tùy tiệm, tiệm nào hổng có (hoặc hổng biết) là ... Tàu dỏm "mất gia phả" rùi
24.gif
khách đành ... ngậm ngùi mà ... rưng rưng ... ăn tạm ... nước tương
21.gif


Còn món Tây (Pháp) nhiều món cũng cầu kỳ có khi còn hơn Tàu, đối với mình thì cũng dễ ăn nhưng ... hổng zám ăn tại ... giá tuốt trên trển
21.gif
hiện nay vô Siêu thị thấy Bơ, Phô-mai, sô cô la Pháp đầy nhóc mà 1 thanh chút xíu chỉ có ... gần 80.000đ (tám chục ngàn đồng VN) !

Riêng đồ VN thì tùy : món dân dã tự đi chợ dìa mần thì ngon-bổ-mắc ; ăn ở chợ = ngon-rẻ (hổng biết có bổ hay không) - còn "đồ món" VN đám giỗ tiệc : chẹp chẹp
21.gif
mà bi giờ búp-phê đồ VN của SG tu rít Bình Quới cũng đâu có rẻ chời !?
lúc Nguyễn Huệ hành quân thần tốc ngày Tết ra Thăng Long : lương khô đi đường của lính thấy nói có Bánh Tét ? hổng biết có giống Bánh Tét miền Nam hay không chẹp chẹp
35.gif
21.gif
38.gif


bài trước có cụ thắc mắc về quân phục + vũ khí của lính VN : cái này phải chia từng giai đoạn phát triển : xưa thì là thương-đao-kiếm-gươm-chùy-giáo-mác-cung-tên (cả tên quấn vải tẩm dầu mồi lửa làm "tên lửa" .... rồi tới súng hỏa mai (thời tướng quân Cao Thắng - Phan Đình Phùng) đại bác trên tàu chiến, thần công trên bộ ...

Xưa Vua Lê Lợi oánh nhà Minh - sau này nhiều người Tàu "phản Thanh phục Minh" lưu vong xa xứ, VN đón hết, gọi là "người Minh Hương" chắc OS cũng lắm cụ
21.gif

hình như người Việt gốc Hoa hiện nay ở VN rất nhiều "nhánh" : Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông ...
Lúc công tác Trà Vinh, lơn tơn vô chợ được những người bán hàng chào mời : cơm, hia ? (= anh, you) Cà-phê , hia ? .... mới đầu cứ tưởng là tiếng Khmer (vì Trà Vinh nhiều người Khmer) nhưng "hia" là tiếng Tiều, Hẹ hay Quảng gì đó (Trung Hoa) :D:D

hùi xưa các Vua/Hoàng đế đều văn-võ song toàn & cả tỉ năm kinh nghiệm tình trường
24.gif
thường đích thân cầm quân đánh trận như : Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Quang Trung, Gia Long, Napoléon, Ceasar ....
Còn nay thì mấy cha Bộ trưởng Quét phòng khắp thế giới cứ 3 bữa nửa tháng lại 'được" .... lên báo vì đủ thứ chiện bi-hài
24.gif


còn cha hàng xóm tui (nay U 6 chịt) họ Quách mà hổng biết tiếng Tàu, ông Cố của chả (ba của ông Nội) xưa là đại điền chủ xứ Gò Công (quê nhà Nam Phương Hoàng Hậu) nhà ông Cố của chả rất bự, hàng cột gỗ bự chú bé 3 tuổi (tức papa chả) ôm không hềt, hùi 45-47 lính Pháp đi càn đốt sạch - cái nhà cháy cả tuần chưa hết - dzị chứ hiện nay chả suốt ngày cứ mơ : nhà Tây-cơm Tàu-vợ Nhật-tiền Mỹ
24.gif