Cụ Bravia nói hay lắm! Nói hay đến mức em tính chờ QR vào phản biện rồi mới phọt ra bài tiếp theo mà giờ....cũng cóc chờ được, xin phọt ngay!
Trước hết nói đến đàn bò. Vầng, em đồng ý với cụ, đa số bò của chúng ta trông như mấy con mèo hen sắp chết và hình ảnh đàn bò của cụ quả là không có điểm nào để chê. Nó phản ánh rõ nhất những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Nhiều cụ vẫn phân vân mối quan hệ biện chứng giữa bò và người và cố ý lôi từng chữ của em ra để giã, để nện thì em xin thưa một cách rõ ràng. Quyền chẳng là cái mẹ gì khi lực chỉ là những con bò hấp hối. Nếu không chăm lo cho cái thực thể là nền kinh tế nước nhà, thì đừng mơ có bơ, có sữa, hay có thịt từ con bò. Đến phân bò chắc cũng là điều gì đó xa xỉ
Do vậy mọi sự chiến đấu trên thượng tầng từ thời thượng cổ, trung cổ, hạ cổ cho đến cận đại và hiện đại bất kể tại Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Tây Âu, Nam Phi, Trung Phi hay Châu Đại Dương thì cũng chỉ là sự tranh giành quyền được nuôi và vỗ béo đàn bò và lùa đàn bò theo định hướng có lợi cho bầy chủ.
Do vậy, dù thân phận con bò có bấp bênh, nhưng xin thưa với các cụ, Bò sẽ không bao giờ chết. Sức sống của khối doanh nghiệp tư nhân và khả năng chịu của nó là vô song. Có thể đến một ngày, cụ chán mẹ nó nước Việt. Đi sang Mã hay Sing hay Úc hay Mỹ sống. Nhưng cụ sẽ chẳng bao giờ bỏ gia đình mình, con cái mình. Cụ không bao giờ thức dậy và tự hỏi mình một câu hỏi, hay ta cho người khác doanh nghiệp của mình. Ta cho người khác cái xe mình đang đi. Ta cho người khác cái nhà ta đang ở.
Chuyện đó không xảy ra, vì tính tư hữu và sức sống của tư hữu sẽ trường tồn vĩnh viễn. Tổ quốc có thể hưng vong mà cụ, em và cả đàn bò chẳng đổ một giọt nước mắt mẹ, nhưng nếu một khi tài sản của cụ ra đi. Dù sắt đá, cụ cũng chẳng thể dấu một tiếng thở dài.
Do vậy, quên mẹ nó cái khái niệm đổ máu cho một trận chiến kinh tế để bảo vệ quốc gia đê! Em có một ông bạn có sao có vạch hẳn hỏi nói: "Quê hương là chùm khế ngọt, ai cao thì hái thật nhiều"
![Big Grin :D :D]()
nên mục đích của bài viết này, cũng chẳng có gì khác ngoài các cụ cao lên. Còn đọc xong mà các cụ thấy không cao được nổi lên thì em cũng xin các cụ thứ lỗi, một là do trình em còi, em không diễn đạt nổi để các cụ hiểu. Hoặc hai, trình các cụ còi, chả hiểu nổi em nói gì.
Trở lại các phản biện của cụ Bravia. Em xin nhắc lại Quyền với Lực nó đi song hành với nhau. Theo ý của cụ Bra thì Quyền nó mới tạo ra Lực, nhưng theo quan điểm của em Lực mới tạo ra Quyền.
Khi con người được sinh ra giống như một công ty mới được sinh ra vậy. Bản thân nó không có một cái quyền nào cả. Nó chỉ có nghĩa vụ đóng thuế, và làm những gì nhà nước yêu cầu. Nhưng khi nó tập trung đủ lực, như Thánh Gióng, hay như câu truyện cây tre trăm đốt, khi nó đã "khắc nhập được 100 đốt tre", "ăn hết 100 nồi cơm" thì bỗng vươn mình trỗi dậy.
Khi đã trỗi được dậy, thì cụ phải xếp cụ vào một trong 5 vị trí mà Michael Porter rất tâm huyết đưa ra trong mô hình của thuyết cạnh tranh của ông
Nếu cụ đứng ở phía New Entrants thì Tống Giang của cụ là ai? Tống Giang có khả năng đưa các cụ vào cuộc chơi tranh LỰC không?
Còn nếu cụ đứng phía Customer, thì Cao Cầu là ai? Khả năng cụ thôn tín được Cao Cầu là bao nhiêu phần trăm? Và quan trọng nhất, cái thực thể mà cụ xác định là Cao Cầu có CHÍNH XÁC là Cao Cầu không?
Trong sơ đồ trên, em không bàn đến Suppliers, vì đội này chính là Cao Cầu. Trừ phi các cụ là Cao Cầu, còn không thì thôi, khỏi hóng chỗ này!
Còn Substitutes là một "kênh" để cụ xác định chính xác ai là Cao Cầu để các cụ MUA hoặc Giết
Em thấy có nhiều cụ tỏ ra rất bi quan với sự mưa nắng và lên xuống của thị trường. Có cụ vẫn quay tới quay lui mà không nhìn thấy cơ hội gì. Nhưng đối với em, cơ hội nó đang mở to tướng ra trước mặt cụ và mắt em. Cơ hội nó như cái cầu vồng vậy. Chỉ hiện ra khi có đủ hai yếu tố: Mưa và Nắng
Em nghĩ, có khi sắp tới, mình off một phát để họp 108 anh hùng lương sơn bạc cũng nên
Đỡ dài dòng, và cũng đỡ mất thời gian cho các cụ vốn đang hóng hớt để chọc ngoáy
![Wink ;) ;)]()