Bác cứ như phòng chống bão lụt hay khủng bố vậy, cứ kiếm chỗ nào vắng thực tập các tình huống giả định xảy ra là được.
Lái xe quan trọng nhất là không phân tâm, nếu xe nhà, thì nên quen thuộc các nút bấm trong xe mà không cần phải nhìn, tập mò cho quen. Còn xe lạ thì hạn chế tìm bấm lung tung. Nghe điện thoại khi lái xe cũng là thói quen xấu, em còn thấy có bác vừa lái vừa nhắn tin nữa chứ. Tập liếc nhìn tất cả các kiếng hậu để nắm tình hình xung quanh xe, và phải liếc thật nhanh.
Lái xe quan trọng nhất là không phân tâm, nếu xe nhà, thì nên quen thuộc các nút bấm trong xe mà không cần phải nhìn, tập mò cho quen. Còn xe lạ thì hạn chế tìm bấm lung tung. Nghe điện thoại khi lái xe cũng là thói quen xấu, em còn thấy có bác vừa lái vừa nhắn tin nữa chứ. Tập liếc nhìn tất cả các kiếng hậu để nắm tình hình xung quanh xe, và phải liếc thật nhanh.
Em xin trao đổi tiếp nội dung thứ ba đối với người mới lái (với em là < 3 tháng) cần lưu ý:rhapsody nói:Bác cứ như phòng chống bão lụt hay khủng bố vậy, cứ kiếm chỗ nào vắng thực tập các tình huống giả định xảy ra là được.
Lái xe quan trọng nhất là không phân tâm, nếu xe nhà, thì nên quen thuộc các nút bấm trong xe mà không cần phải nhìn, tập mò cho quen. Còn xe lạ thì hạn chế tìm bấm lung tung. Nghe điện thoại khi lái xe cũng là thói quen xấu, em còn thấy có bác vừa lái vừa nhắn tin nữa chứ. Tập liếc nhìn tất cả các kiếng hậu để nắm tình hình xung quanh xe, và phải liếc thật nhanh.
3. Khả năng bị mất tập trung khi lái: không ai trong suốt quá trình lái xe mà tập trung 100% được, thường có những phút nghỉ thoáng qua, với người mới lái cũng vậy nhưng nguy hiểm hơn vì hay nghỉ lúc tưởng là an toàn. Cần phải rèn luyện kỹ năng này . Bác nào có kinh nghiệm chỉ giúp
em bổ sung cho bác 2chien về tư thế lái: ghế lái chỉnh đc 6 hướng, cao thấp (phần mép ngoài mặt ghế, nó ngửa lên xuống), xa gần, và ngả tựa ghế.
- chỉnh cao thấp: chính sao cho khi ngồi thẳng, lưng áp sát ghế thì đầu cách trần xe từ 5-7cm (với sedan) và khi đạp phanh hết cỡ mặt ghế chạm nhẹ chứ không cấn đùi dưới
- chỉnh xa gần: ngồi áp sát lưng ghế tya phải vươn hết cỡ cườm tay chạm vào vô lăng ở đỉnh cao nhất
- chỉnh tựa lưng: thông thường vuông góc với mặt ghế, đi xa thì mở góc rộng một tí cho thoải mái
kiểu để chân phanh + ga của bác 2chien là kiểu bắt buộc với ai chạy xe AT, tất nhiên xe MT cũng nên như vậy, và nhớ không bao giờ "nghỉ chân" tên bàn ga, một khi buông ga là phải để sang phanh, như vậy không nhầm bao giờ, cái này phải tập
cuối cùng, hãy sử dụng oto như xe máy, có nghĩa siêng chạy một chút, có những việc thường đi xe máy nay ta thử đi oto xem sao, cứ quan sát điểm đến có chỗ đậu xe là đc, ngoài việc "lên tay" chạy xe nhiều nó giúp ta nhanh chóng và dễ hòa nhập vào các thao tác cơ bản như đậu xe vào giữa 2 xe, đi vào đường hẹp, de xe một quãng dài, thoát khỏi ma trân xe máy khi kẹt xe... để khi có việc không bị lúng túng
- chỉnh cao thấp: chính sao cho khi ngồi thẳng, lưng áp sát ghế thì đầu cách trần xe từ 5-7cm (với sedan) và khi đạp phanh hết cỡ mặt ghế chạm nhẹ chứ không cấn đùi dưới
- chỉnh xa gần: ngồi áp sát lưng ghế tya phải vươn hết cỡ cườm tay chạm vào vô lăng ở đỉnh cao nhất
- chỉnh tựa lưng: thông thường vuông góc với mặt ghế, đi xa thì mở góc rộng một tí cho thoải mái
kiểu để chân phanh + ga của bác 2chien là kiểu bắt buộc với ai chạy xe AT, tất nhiên xe MT cũng nên như vậy, và nhớ không bao giờ "nghỉ chân" tên bàn ga, một khi buông ga là phải để sang phanh, như vậy không nhầm bao giờ, cái này phải tập
cuối cùng, hãy sử dụng oto như xe máy, có nghĩa siêng chạy một chút, có những việc thường đi xe máy nay ta thử đi oto xem sao, cứ quan sát điểm đến có chỗ đậu xe là đc, ngoài việc "lên tay" chạy xe nhiều nó giúp ta nhanh chóng và dễ hòa nhập vào các thao tác cơ bản như đậu xe vào giữa 2 xe, đi vào đường hẹp, de xe một quãng dài, thoát khỏi ma trân xe máy khi kẹt xe... để khi có việc không bị lúng túng
khongan2 nói:1. Một số người mới lái (đặc biệt có thói quen xấu từ đi xe 2 bánh là chân phải cứ để sẵn trên bàn phanh) rất dễ cuống khi gặp tình huống xe đi trước dừng đột ngột, chân trái đạp côn nhưng chân phải vẫn không chịu bỏ chân ga.
Theo các bác có cách gì luyện tập để khắc phục 'thói quen" nguy hiểm này ?
làm sao vừa đạp phanh vừa đạp ga được hả bác chắc ý bác là để chân trái sẵn lên bàp đạp côn?
Có thể bác ấy diễn tả không hết ý: Khi đi 2B thường chân phải luôn để trên chân thắng (bài lái xe 2B an toàn cũng bảo thế) Nhưng khi chuyển sang 4B với thao tác chân phải như vậy, vô hình trung chân phải không nhanh nhạy và vẫn còn dấu ấn là chân thắng nhưng thực tế thì đang ở chân ga 4B. Tiện nhất là bác mới học 4B nếu đi 2B (ko phải xe ga) thì nên chìa bàn chân phải ra ngoài chân thắng, lâu ngày sẽ là phản xạ tốt cho việc thắng xe khi đi 4B.