. Kinh nghiệm rút ra từ bản thân cho thấy việc ngồi lái đúng tư thế cũng rất quan trọng, nhất là phản ứng luống cuống sẽ giảm hẳn .
1- Tư thế lái : chỉnh sao cho chân đạp ra hết côn, hết phanh thì chân gần như thẳng là vừa . Độ cao mặt ghế : đừng để có cảm giác mặt ghế cấn vào bắp đùi nhé .
Lưng ghế - cái này quan trọng nữa : chình lứng ghế sao cho khi 2 tay nắm ngang 2 bên vô lăng thì cánh tay vừa đủ duỗi thẳng + 2 bả vai vừa chớm chạm lưng bên lưng ghế .
Khi bác duỗi mạnh 2 tay ra, đè mạnh lên vô lăng thì có cảm giác tựa mạnh vào lưng ghế . Tư thế này hỗ trợ cho việc chạy tốc độ cao , làm cho "chắc" tay lái, xe không bị chao bồng bềnh. (Chỉ nên chạy khi nào trình lái của bác có cảm giác làm chủ chiếc xe)
Nếu ngồi đúng và chỉnh vô lăng đúng thì với tư thế này việc xoa vô lăng bằng lòng bàn tay sẽ rất nhẹ nhàng và trơn tru.
2- Chân ga, chân thắng : Thói quen chân này hết sức quan trọng, phải tập thành phản ứng tự nhiên mỗi khi có tình huống gì đó xuất hiện , cho dù mới chỉ là lưu ý, là chân phải lập tức đặt trên pedal thắng .
Một bài học cơ bản là khi chạy xe, bàn chân phải để gót phía dưới pedal thắng, hơi nghiêng mũi chân sang nhấn pedal ga bằng mũi chân . Khi đó việc lắc bàn chân sang pedal thắng sẽ rất nhanh. Phải tập cho động tác lắc bàn chân này như là một phản xả tự nhiên. Khi đạp thắng thì dùng cả bàn chân đạp thẳng ra .
3- Kiểm sóat tình huống khi lái xe : tập quan sát và nhận định tình huống có thể xảy ra phía trước, xung quanh khi bác lái xe sẽ giúp cho bác có được sự chủ động . Nhiều khi vài giây hoặc vài phần mười giây là một khỏang thời gian cực kỳ quý báu khi có tình huống khẩn cấp thực sự xảy ra .