Re:TBMinh lại đầu quân cho Ba Vì
Về mặt sổ sách giấy tờ kế toán, tiền chi nào mà hạch toán được hết trong năm thì được coi là chi phí, còn nếu khấu hao qua nhiều năm thì gọi là đầu tư. Ví dụ, tất cả các khoản như mua máy móc, tài sản cố định để xài trong nhiều năm thì sẽ được coi là tiền Đầu Tư.
Như vậy có thể hiểu là khoản chi nào xài trong ngắn hạn thì gọi là chi phí/ Expense , còn khoản chi nào dùng trong dài hạn thì gọi là Đầu Tư/ Investment, gọi nó là Investment vì nó có tác dụng dài hạn.
Về mặt luật kế toán, tiền MKT được phép hạch toán hết trong năm nên ông kế toán sẽ coi nó là Chi Phí. Đúng thôi. Tuy vậy, ông CEO sẽ phải coi tiền chi cho MKT là Đầu Tư, vì ROI của MKT có tác dụng dài hạn. Vì sao thì em sẽ giải thích dưới đây:
Ví dụ 1 mô hình tài chính đơn giản nhất cho dễ hiểu:
- giả sử công ty FMCG đang có doanh thu là 100đ
- Chi phí công ty gồm có các khoản chính sau đây:
+ Phí sản xuất ra sản phấm (cost of goods) là 30đ.
+ Phí lương nhân viên, văn phòng ...vv... là 15đ
+ Phí kho bãi, lưu thông phân phối, bán hàng .... 10đ
+ Chi phí khác ... 5đ
+ Phí Marketing .... 20đ
=> Tổng chi phí 80 đ, lợi nhuận trước thuế = 100đ (doanh thu) - 80đ (tổng chi phí) = 20đ.
+ Để có được doanh thu tăng trưởng đều đặn và đạt 100đ vào năm nay, công ty đã liên tục chi cho MKT khoảng 20% doanh thu trong 10 năm liên tục.
Giả sử, nếu sang năm tới, Cty quyết định giảm chi cho Sales & MKT từ 20đ xuống còn 10đ chẳng hạn, thì về ngắn hạn nhiều khả năng là doanh thu chưa giảm ngay, và lợi nhuận công ty sẽ ngay lập tức tăng gấp rưỡi, từ 20đ lên 30đ. Do công ty đã đầu tư tiền MKT liên tục 10 năm liền, nay cắt giảm phí MKT trong 1-2 năm thì doanh thu cũng chưa thể giảm ngay (vì Cty/Thương Hiệu đã có 1 lượng người tiêu dùng trung thành nhất định), nhưng lợi nhuận ngắn hạn sẽ tăng vọt.
Túm váy lại, nếu cắt bớt tiền MKT thì chưa ảnh hưởng gì ngay đến Doanh thu và Lọi nhuận của doanh nghiệp. Suy ra, tiền MKT là một thứ KHÔNG CHI RA CŨNG CHẲNG SAO. Như vậy thì bản chất nó không phải là 1 thứ chi phí bắt buộc trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, các ông chủ biết rằng, nếu cắt bớt MKT thì về lâu dài (vài năm sau) sẽ có hậu quả nghiêm trọng, là Market Share giảm, dẫn đến Doanh thu giảm và Lợi nhuận giảm mạnh.
Lúc đó, để chặn đứng đà lao dốc của Share, Doanh thu và Lợi nhuận thì chi phí phải bỏ ra có thể lớn hơn nhiều so với chi phí cắt giảm được trong vài năm qua. Cứ hình dung, một cỗ xe đang chạy ngon trớn 100km/h, nếu các bác nhả ga cho nó chạy chậm lại còn 50km/h, rồi lại phải nhồi ga lớn để nó lấy lại vận tốc, thì sẽ ... hao xăng hơn nhiều so với việc giữ đều ga cho nó chạy liên tục 100km/h.
Vậy, tác dụng của tiền chi cho MKT là lâu dài, do đó nên coi nó là một khoản Đầu Tư, mặc dù về phương diện Kế toán nó được hạch toán vào Chi Phí.
Cái trên đúng. Tuy vậy, các ông CEO/CMO vẫn coi MKT là đầu tư, em thử giải thích tại sao nhé:REFRESH.OS nói:... Và bản chất trong các báo cáo tài chính (kể cả theo chuẩn của Mỹ) chi phí Marketing cũng không được định khoản là chi phí đầu tư.
Về mặt sổ sách giấy tờ kế toán, tiền chi nào mà hạch toán được hết trong năm thì được coi là chi phí, còn nếu khấu hao qua nhiều năm thì gọi là đầu tư. Ví dụ, tất cả các khoản như mua máy móc, tài sản cố định để xài trong nhiều năm thì sẽ được coi là tiền Đầu Tư.
Như vậy có thể hiểu là khoản chi nào xài trong ngắn hạn thì gọi là chi phí/ Expense , còn khoản chi nào dùng trong dài hạn thì gọi là Đầu Tư/ Investment, gọi nó là Investment vì nó có tác dụng dài hạn.
Về mặt luật kế toán, tiền MKT được phép hạch toán hết trong năm nên ông kế toán sẽ coi nó là Chi Phí. Đúng thôi. Tuy vậy, ông CEO sẽ phải coi tiền chi cho MKT là Đầu Tư, vì ROI của MKT có tác dụng dài hạn. Vì sao thì em sẽ giải thích dưới đây:
Ví dụ 1 mô hình tài chính đơn giản nhất cho dễ hiểu:
- giả sử công ty FMCG đang có doanh thu là 100đ
- Chi phí công ty gồm có các khoản chính sau đây:
+ Phí sản xuất ra sản phấm (cost of goods) là 30đ.
+ Phí lương nhân viên, văn phòng ...vv... là 15đ
+ Phí kho bãi, lưu thông phân phối, bán hàng .... 10đ
+ Chi phí khác ... 5đ
+ Phí Marketing .... 20đ
=> Tổng chi phí 80 đ, lợi nhuận trước thuế = 100đ (doanh thu) - 80đ (tổng chi phí) = 20đ.
+ Để có được doanh thu tăng trưởng đều đặn và đạt 100đ vào năm nay, công ty đã liên tục chi cho MKT khoảng 20% doanh thu trong 10 năm liên tục.
Giả sử, nếu sang năm tới, Cty quyết định giảm chi cho Sales & MKT từ 20đ xuống còn 10đ chẳng hạn, thì về ngắn hạn nhiều khả năng là doanh thu chưa giảm ngay, và lợi nhuận công ty sẽ ngay lập tức tăng gấp rưỡi, từ 20đ lên 30đ. Do công ty đã đầu tư tiền MKT liên tục 10 năm liền, nay cắt giảm phí MKT trong 1-2 năm thì doanh thu cũng chưa thể giảm ngay (vì Cty/Thương Hiệu đã có 1 lượng người tiêu dùng trung thành nhất định), nhưng lợi nhuận ngắn hạn sẽ tăng vọt.
Túm váy lại, nếu cắt bớt tiền MKT thì chưa ảnh hưởng gì ngay đến Doanh thu và Lọi nhuận của doanh nghiệp. Suy ra, tiền MKT là một thứ KHÔNG CHI RA CŨNG CHẲNG SAO. Như vậy thì bản chất nó không phải là 1 thứ chi phí bắt buộc trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, các ông chủ biết rằng, nếu cắt bớt MKT thì về lâu dài (vài năm sau) sẽ có hậu quả nghiêm trọng, là Market Share giảm, dẫn đến Doanh thu giảm và Lợi nhuận giảm mạnh.
Lúc đó, để chặn đứng đà lao dốc của Share, Doanh thu và Lợi nhuận thì chi phí phải bỏ ra có thể lớn hơn nhiều so với chi phí cắt giảm được trong vài năm qua. Cứ hình dung, một cỗ xe đang chạy ngon trớn 100km/h, nếu các bác nhả ga cho nó chạy chậm lại còn 50km/h, rồi lại phải nhồi ga lớn để nó lấy lại vận tốc, thì sẽ ... hao xăng hơn nhiều so với việc giữ đều ga cho nó chạy liên tục 100km/h.
Vậy, tác dụng của tiền chi cho MKT là lâu dài, do đó nên coi nó là một khoản Đầu Tư, mặc dù về phương diện Kế toán nó được hạch toán vào Chi Phí.
Last edited by a moderator: