Một người thừa nhận nếu mở chuỗi phở Ông Lở kiểu gì cũng bị cnlers chửi tan nát nên dẹp bỏ ý tưởng chuỗi chia sẻMón ăn Việt không làm thành chuỗi được là do bản chất con người và tính khôn vặt. Chuỗi nó yêu cầu phải giống nhau về công thức và qui trình. Người việt thì thích sáng tạo nên tùy tiện gia giảm hương liệu thành ra cùng một thương hiệu mà mỗi chỗ lại ăn khác nhau một chút, như Món Huế chẳng hạn.
Ngay cả franchise từ các thương hiệu nước ngoài như KFC cũng vậy, để ý thì mỗi chỗ lại có hương vị khác nhau một chút. KFC Hà Nội lại ăn ngon hơn SG.
Dạo này rủ rê mấy người quen đến tham quan nơi có khả năng khai sinh chuỗi phở mới, không thấy mẹt Ku Lở nhỉ
Chỉnh sửa cuối:
Ăn bánh mì ở mấy chỗ như K+ được không bác?Với giá thịt heo thế này, nếu giò lụa mà được chế biến từ thịt tươi, hoàn toàn không pha bột thì giá 1kg giò lụa phải ở mức trên 150K thì xưởng làm giò chả mới có lời. Ăn bánh mì với bánh cuốn việt nam giá rẻ thì hoặc là anh ăn bột, không thì anh ăn thịt cũ + hoá chất. Con đường đến viện K gần hơn bao giờ hết. Mình cạch hai món này lâu lắm rồi anh ơi.
Ăn bánh mì ở mấy chỗ như K+ được không bác?
Hồi mình còn nhỏ, bác ruột mình có nghề gia truyền làm giò chả ở hà nội, hồi đó làm theo kiểu truyền thống, giò chả thịt tươi được giã bằng cối, giã tay, hoàn toàn không pha bột và hàn the nên giá bán quá cao, không cạnh tranh lại được giá với mấy lò làm điêu ở chợ, hồi đó cũng chẳng có khái niệm gì về quảng cáo, truyền thông nên làm đc hơn chục năm thì dẹp chuyển sang làm cái khác. Nên nhìn mặt miếng giò mình biết ngay nó được làm như thế nào. Nói thật là nhìn mấy miếng giò ở tiệm bánh mì với bánh cuốn ngoài đường trắng phớ, mặt phẳng lì mình k dám ăn. Nếu anh vẫn thèm thì có thể bảo tụi nó đừng bỏ giò(chả lụa) vào là đc, dù sao pate cũng chỉ đc làm từ gan và bột thôi, cũng an toàn. Còn nếu thực sự anh muốn ăn an toàn thì tốt nhất là tự làm. Bánh thì vào siêu thị mua bánh baguette, giò lụa thì mua của mấy công ty như vissan, cp, long phụng...mấy tụi này chỉ pha bột thôi(nhìn thành phần có ghi) chứ k nhẫn tâm đến mức cho hàn the vào để miếng giò ăn dai, sật sật như tụi ở ngoài, k ngon lắm nhưng an toàn, mua thêm đồ chua dưa góp, ngò rí trong siêu thị có bán. Bơ và pate thì ra mấy tiệm bán đồ xách tay làm miếng pate gan ngỗng của Pháp về tự xử. Tuy vị nó sẽ rất khác với ngoài tiệm đầu đường nhưng anh có thể tự sướng là miếng bánh thế này ngon và rẻ hơn bánh mỳ ăn ở quận 13 - Paris rồi
Em thấy giỏ chả Mình Châu ở Lý Tự Trọng, em hay ăn thấy ít pha bột.Hồi mình còn nhỏ, bác ruột mình có nghề gia truyền làm giò chả ở hà nội, hồi đó làm theo kiểu truyền thống, giò chả thịt tươi được giã bằng cối, giã tay, hoàn toàn không pha bột và hàn the nên giá bán quá cao, không cạnh tranh lại được giá với mấy lò làm điêu ở chợ, hồi đó cũng chẳng có khái niệm gì về quảng cáo, truyền thông nên làm đc hơn chục năm thì dẹp chuyển sang làm cái khác. Nên nhìn mặt miếng giò mình biết ngay nó được làm như thế nào. Nói thật là nhìn mấy miếng giò ở tiệm bánh mì với bánh cuốn ngoài đường trắng phớ, mặt phẳng lì mình k dám ăn. Nếu anh vẫn thèm thì có thể bảo tụi nó đừng bỏ giò(chả lụa) vào là đc, dù sao pate cũng chỉ đc làm từ gan và bột thôi, cũng an toàn. Còn nếu thực sự anh muốn ăn an toàn thì tốt nhất là tự làm. Bánh thì vào siêu thị mua bánh baguette, giò lụa thì mua của mấy công ty như vissan, cp, long phụng...mấy tụi này chỉ pha bột thôi(nhìn thành phần có ghi) chứ k nhẫn tâm đến mức cho hàn the vào để miếng giò ăn dai, sật sật như tụi ở ngoài, k ngon lắm nhưng an toàn, mua thêm đồ chua dưa góp, ngò rí trong siêu thị có bán. Bơ và pate thì ra mấy tiệm bán đồ xách tay làm miếng pate gan ngỗng của Pháp về tự xử. Tuy vị nó sẽ rất khác với ngoài tiệm đầu đường nhưng anh có thể tự sướng là miếng bánh thế này ngon và rẻ hơn bánh mỳ ăn ở quận 13 - Paris rồi
Giò chả Vissan có cái ăn dở quá, bác nào biết hiệu nào ngon giới thiệu giúp.
Mình có bán phở bao giờ đâu?Một người thừa nhận nếu mở chuỗi phở Ông Lở kiểu gì cũng bị cnlers chửi tan nát nên dẹp bỏ ý tưởng chuỗi chia sẻ
Dạo này rủ rê mấy người quen đến tham quan nơi có khả năng khai sinh chuỗi phở mới, không thấy mẹt Ku Lở nhỉ
Bài dưới mình viết hồi năm ngoái, khi cái đám convenient store bắt đầu lăm le bán đồ ăn vặt...
-------------------
FASTFOOD VÀ ĐẠI DƯƠNG F&B
15 năm trước các chuỗi thức ăn nhanh (fastfood) manh nha đặt chân vào Việt Nam với KFC lĩnh ấn tiên phong và sau đó không lâu thì Jolibees, Lotteria nối bước. Gần nhất phải kể đến ông lớn McDonald với các cửa hàng ở những vị trí không thể tốt hơn. Với dân số 90 triệu người và cơ cấu khá "trẻ" cùng với sự bùng nổ của đô thị hoá, thu nhập của dân số thành thị tăng lên đáng kể. Như một tất yếu trong thời đại của bội thực thông tin ít chọn lọc, mức độ tiêu xài cũng tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân. Đây là đại dương mà các nhãn hiệu thức ăn nhanh cũng như chuỗi F&B đã và đang hướng đến. Vậy liệu họ có thành công?
Thật khó để đưa ra một câu trả lời xác đáng. Với cung cách phục vụ chuyên nghiệp, vị trí tốt, thiết kế đẹp, khẩu phần lớn hợp khẩu vị, các chuỗi thức ăn nhanh đã định hình được một vị thế nhất định trong thị trường ăn uống các đô thị trung tâm và đang bành trướng ra vùng ngoại ô và tiệm cận. Vì thế, nhìn chung chưa thể nói là họ đã thất bại, đặc biệt khi đặt trong tương quan của các chiến lược dài hạn tầm 10+ năm. Nhưng chắc chắn rằng họ đã không thành công như những ước tính ban đầu khi quyết định tấn công vào thị trường Việt Nam non trẻ 15 năm trước. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất các chuỗi thức ăn nhanh đã không thể trao cho khách hàng điều tưởng chừng là cơ bản nhất của họ - NHANH. Trong một thị trường đầy cạnh tranh như Việt Nam, chữ NHANH cần được đặt trong một góc nhìn đầy đủ nhất - đến được cửa hàng nhanh nhất, được vào bàn nhanh nhất, được gọi món nhanh nhất, được bày món nhanh nhất và sau đó lên xe đi nhanh nhất. Thật khó để tìm ra lợi thế cạnh tranh của các chuỗi thức ăn nhanh với các tiệm phở truyền thống, quán bún bên đường hay thậm chí xe bánh mì góc phố nhan nhản trên góc cùng ngõ hẻm của cả Sài Gòn hay Hà Nội.
Thứ hai, và cũng không kém phần quan trọng là GIÁ. Với mức giá trung bình 70-80 ngàn đồng một phần ăn, các chuỗi thức ăn nhanh đã vô tình dựng một bức rào ngăn cách sản phẩm của họ với gần 80% người dân thị thành dù rằng thu nhập đã có tăng cao so với trước khi. Làm một phép tính đơn giản, 70K một bữa ăn tương đương 20% thu nhập bình quân mỗi ngày của người dân TPHCM, nghĩa là 2 bữa ăn mỗi ngày ngốn hết gần một nửa thu nhập, chưa tính đến các chi phí khác! Trong khi đó, 1 tô phở hay dĩa cơm sườn chỉ có giá một nửa, thật dễ để quyết định đúng không?
Thứ ba là yếu tố không gian. Người Việt nhìn chung rất thích tụ tập, ăn uống và tán chuyện cùng nhau nhưng là ở quán cà phê, quanh bàn nhậu hay thậm chí là xe nước mía. Thật khó tưởng tượng ra việc bạn bè hẹn hò nhau để tán gẫu quanh một dĩa gà rán hay 2 cái burger ở trung tâm quận 1, trừ khi họ đang ở trong độ tuổi thiếu niên và vừa hoàn thành một buổi học nào đó gần đây. Điều này giải thích tại sao người ta sẵn sàng trả 80k cho 1 ly nước ở Starbucks hay Coffee Bean để có thể ngồi hàng giờ ở đó rồi về ăn vội 1 tô bún 20K ở đầu hẻm thay vì làm điều ngược lại. Đơn giản là giá trị mang lại (hữu hình và vô hình) không tương xứng với mức giá họ bỏ ra.
Vậy đại dương xanh thực sự nằm ở đâu??
-------------------
FASTFOOD VÀ ĐẠI DƯƠNG F&B
15 năm trước các chuỗi thức ăn nhanh (fastfood) manh nha đặt chân vào Việt Nam với KFC lĩnh ấn tiên phong và sau đó không lâu thì Jolibees, Lotteria nối bước. Gần nhất phải kể đến ông lớn McDonald với các cửa hàng ở những vị trí không thể tốt hơn. Với dân số 90 triệu người và cơ cấu khá "trẻ" cùng với sự bùng nổ của đô thị hoá, thu nhập của dân số thành thị tăng lên đáng kể. Như một tất yếu trong thời đại của bội thực thông tin ít chọn lọc, mức độ tiêu xài cũng tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân. Đây là đại dương mà các nhãn hiệu thức ăn nhanh cũng như chuỗi F&B đã và đang hướng đến. Vậy liệu họ có thành công?
Thật khó để đưa ra một câu trả lời xác đáng. Với cung cách phục vụ chuyên nghiệp, vị trí tốt, thiết kế đẹp, khẩu phần lớn hợp khẩu vị, các chuỗi thức ăn nhanh đã định hình được một vị thế nhất định trong thị trường ăn uống các đô thị trung tâm và đang bành trướng ra vùng ngoại ô và tiệm cận. Vì thế, nhìn chung chưa thể nói là họ đã thất bại, đặc biệt khi đặt trong tương quan của các chiến lược dài hạn tầm 10+ năm. Nhưng chắc chắn rằng họ đã không thành công như những ước tính ban đầu khi quyết định tấn công vào thị trường Việt Nam non trẻ 15 năm trước. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất các chuỗi thức ăn nhanh đã không thể trao cho khách hàng điều tưởng chừng là cơ bản nhất của họ - NHANH. Trong một thị trường đầy cạnh tranh như Việt Nam, chữ NHANH cần được đặt trong một góc nhìn đầy đủ nhất - đến được cửa hàng nhanh nhất, được vào bàn nhanh nhất, được gọi món nhanh nhất, được bày món nhanh nhất và sau đó lên xe đi nhanh nhất. Thật khó để tìm ra lợi thế cạnh tranh của các chuỗi thức ăn nhanh với các tiệm phở truyền thống, quán bún bên đường hay thậm chí xe bánh mì góc phố nhan nhản trên góc cùng ngõ hẻm của cả Sài Gòn hay Hà Nội.
Thứ hai, và cũng không kém phần quan trọng là GIÁ. Với mức giá trung bình 70-80 ngàn đồng một phần ăn, các chuỗi thức ăn nhanh đã vô tình dựng một bức rào ngăn cách sản phẩm của họ với gần 80% người dân thị thành dù rằng thu nhập đã có tăng cao so với trước khi. Làm một phép tính đơn giản, 70K một bữa ăn tương đương 20% thu nhập bình quân mỗi ngày của người dân TPHCM, nghĩa là 2 bữa ăn mỗi ngày ngốn hết gần một nửa thu nhập, chưa tính đến các chi phí khác! Trong khi đó, 1 tô phở hay dĩa cơm sườn chỉ có giá một nửa, thật dễ để quyết định đúng không?
Thứ ba là yếu tố không gian. Người Việt nhìn chung rất thích tụ tập, ăn uống và tán chuyện cùng nhau nhưng là ở quán cà phê, quanh bàn nhậu hay thậm chí là xe nước mía. Thật khó tưởng tượng ra việc bạn bè hẹn hò nhau để tán gẫu quanh một dĩa gà rán hay 2 cái burger ở trung tâm quận 1, trừ khi họ đang ở trong độ tuổi thiếu niên và vừa hoàn thành một buổi học nào đó gần đây. Điều này giải thích tại sao người ta sẵn sàng trả 80k cho 1 ly nước ở Starbucks hay Coffee Bean để có thể ngồi hàng giờ ở đó rồi về ăn vội 1 tô bún 20K ở đầu hẻm thay vì làm điều ngược lại. Đơn giản là giá trị mang lại (hữu hình và vô hình) không tương xứng với mức giá họ bỏ ra.
Vậy đại dương xanh thực sự nằm ở đâu??
Cầu Tre ít pha bột nhấtEm thấy giỏ chả Mình Châu ở Lý Tự Trọng, em hay ăn thấy ít pha bột.
Giò chả Vissan có cái ăn dở quá, bác nào biết hiệu nào ngon giới thiệu giúp.
@tuanhung có người nói em nên đặt loại giò lụa gói hoàn toàn bằng lá chuối, không được bọc bằng túi nilon như 99℅ giò lụa hiện tại (Cầu Tre không dùng túi nilon) thì đúng là thịt nóng.
Còn xay ra xong bọc trong túi nilon luộc lên là thịt đông lạnh thì kiểu gì cũng phải pha hàn the