Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Dài quá, để mình tách ra từng ý nhe.


Bác chọn cả a và b.


Đang hỏi khoản 3 thôi, bác đi hơi xa , nhưng mình phản biện nhe.
Bác đang hiểu sai về phương tiện di chuyển chậm chứ không phải PT có vận tốc quy định chậm.
Như vậy khi xe ô tô đi cùng làn với xe máy mà ô tô di chuyển chậm (khi cần tấp lề, rẽ phải....) cũng phải đi về sát lề bên phải làn đường để xe máy lúc đang đang di chuyển nhanh hơn vượt trái.
Tương tự cho xe thô sơ và xe máy khi đi chung làn, xe máy khi cần di chuyển chậm để tấp lề hoặc rẽ phải thì cũng phải đi về phía lề bên phải để xe thô sơ vượt , lúc đó xe thô sơ sẽ đi bên trái làn đường.

Xe 4 bánh luật không quy định khi chạy chậm phải đi làn bên phải khi đường có 2 làn.
Sẵn e giải thích luôn 3 khoản đó, vì nó mơ hồ quá. Các ảnh hay nói trình độ dân trí ta còn thấp, nhưng, luật cao siêu, khó hiểu quá, nên e lấy lại bài năm 1995 giải thích cho dễ hiểu.
E ko hiểu sai đâu.

1. Ô tô di chuyển chậm để tấp lề thì bắt buộc phải đi sát vào lề, đó là đương nhiên.

2. Khi đường chỉ có 1 làn, dù là pt gì, ô tô, xe máy hay xe thô sơ nếu đi chậm hơn các pt khác phải đi về bên phải. Để chi? E nghĩ để cho các pt, ô tô phía sau có thể vượt trái.

3. Ô tô đi chậm, chậm ở đây có nghĩa chậm nhiều hơn tốc độ cho phép (ví dụ cho phép 50 mà xe chạy 30), mà đường trống (ko phải chậm vì kẹt xe), nếu đường có 2 làn cho ô tô thì ô tô đi chậm nhiều hơn tốc độ tối đa cho phép, phải đi làn bên phải. Đó là nguyên tắc nhường đường trong giao thông. Nếu ai cũng hiểu được như vậy thì văn hóa giao thông sẽ tốt đẹp hơn, nhất là trên cao tốc và quốc lộ.
Đây là điểm mấu chốt của khoản 3, điều 13.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: diluantran
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Sẵn e giải thích luôn 3 khoản đó, vì nó mơ hồ quá. Các ảnh hay nói trình độ dân trí ta còn thấp, nhưng, luật cao siêu, khó hiểu quá, nên e lấy lại bài năm 1995 giải thích cho dễ hiểu.
E ko hiểu sai đâu.

1. Ô tô di chuyển chậm để tấp lề thì bắt buộc phải đi sát vào lề, đó là đương nhiên.

2. Khi đường chỉ có 1 làn, dù là pt gì, ô tô, xe máy hay xe thô sơ nếu đi chậm hơn các pt khác phải đi về bên phải. Để chi? E nghĩ để cho các pt, ô tô phía sau có thể vượt trái.

3. Ô tô đi chậm, chậm ở đây có nghĩa chậm nhiều hơn tốc độ cho phép (ví dụ cho phép 50 mà xe chạy 30), mà đường trống (ko phải chậm vì kẹt xe), nếu đường có 2 làn cho ô tô thì ô tô đi chậm nhiều hơn tốc độ tối đa cho phép, phải đi làn bên phải. Đó là nguyên tắc nhường đường trong giao thông. Nếu ai cũng hiểu được như vậy thì văn hóa giao thông sẽ tốt đẹp hơn, nhất là trên cao tốc và quốc lộ.
Đây là điểm mấu chốt của khoản 3, điều 13.
Hoàn toàn đồng ý với mục 1 và 2 của bác.
Mục 3 thì chưa thuyết phục vì theo Luật GTĐB hiện nay không có quy định ô tô di chuyển chậm phải đi làn bên phải. Giả sử làn bên phải không cho loại xe đó đi vào (có phân làn) thì làm sao xe đó chuyển sang để di chuyển chậm hơn? Bác cứ nghiên cứu luật của nước ngoài mà áp vào Luật VN thì không đúng rồi ;)
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Hoàn toàn đồng ý với mục 1 và 2 của bác.
Mục 3 thì chưa thuyết phục vì theo Luật GTĐB hiện nay không có quy định ô tô di chuyển chậm phải đi làn bên phải. Giả sử làn bên phải không cho loại xe đó đi vào (có phân làn) thì làm sao xe đó chuyển sang để di chuyển chậm hơn? Bác cứ nghiên cứu luật của nước ngoài mà áp vào Luật VN thì không đúng rồi ;)
Ví dụ làn bên phải là làn dành riêng cho xe thô sơ chẳng hạn, thì ô tô đi chậm nên đi sát về bên phải của làn ô tô, cũng là vì dành khoảng trống cho xe sau vượt.
Đó là nguyên tắc nhường đường của VN đó chứ có phải nước ngoài gì đâu?
Bác chịu khó đọc NĐ 36 1995, tuy xưa mà hay lắm.
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Ví dụ làn bên phải là làn dành riêng cho xe thô sơ chẳng hạn, thì ô tô đi chậm nên đi sát về bên phải của làn ô tô, cũng là vì dành khoảng trống cho xe sau vượt.
Đó là nguyên tắc nhường đường của VN đó chứ có phải nước ngoài gì đâu?
Bác chịu khó đọc NĐ 36 1995, tuy xưa mà hay lắm.
À vậy thì nó lại quay về đáp án a rồi.
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Thì cả 2 mà!
Đâu có cả 2, đáp án b không được vì làn xe thô sơ ô tô không chuyển làn được nên bác mới cho là ô tô phải đi sát bên phải của làn ô tô, tức là đi về bên phải của cùng làn đường, đó là đáp án a mà?
 
Hạng D
21/6/11
1.048
4.537
113
39
Khoản 3, điều 13 Luật GTĐB có ý nghĩa gì?
a. Về bên phải là bên phải trong cùng làn đường hoặc đường chỉ có 1 làn xe.
b. Về bên phải là phải đi làn bên phải.
Cả 2 đều đúng.

Để hiểu căn kẻ cần phải phân biệt:
- Loại pt: xe cơ giới và xe thô sơ.
- Loại đường: 1 làn, 2 làn, 3 làn trở lên.

Nếu là xe thô sơ: luôn đi bên phải đường có 1 làn và bên phải của làn trong cùng nếu đường có nhiều làn.
Nếu là xe cơ giới:
- Xe 2b: đi về bên phải của đường có 1 làn khi có xe 4b xin vượt; đi về phía bên trái khi có xe thô sơ bên trong; đi làn bên phải khi đường có 2 làn trở lên; đi làn bên trái khi có nhiều xe thô sơ, chướng ngại vật bên làn bên phải.
- Xe 4b: luôn đi về phía bên trái của đường 1 làn, nếu có xe ưu tiên hoặc xe đi nhanh hơn xin vượt, có thể đi về phía bên phải khi có điều kiện cho phép. Đi theo làn đường riêng, tốc độ riêng cho phép khi đường có nhiều làn. Nếu đường có 2 làn ô tô, khi chạy chậm phải đi làn bên phải.

Giải thích ý nghĩa một điều luật ko rõ ràng, tối nghĩa thiệt khó.
Khi mà điều luật được soạn thảo ko kỷ được thông qua và ban hành thì thiệt là khó cho người dân.
Luật GTĐB 2001 và 2008, điều 13 hoàn toàn giống nhau.

Quay ngược lại lịch sử, khi mà chưa có luật GTĐB, thì NĐ 36 năm 1995 về an toàn GT lại dễ hiểu, khá rõ ràng. (Hồi đó e thi bằng lái năm 1998 bằng tài liệu này)
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/...-trat-tu-an-toan-giao-thong-do-thi-39155.aspx

Điều 32.- Khi điều khiển xe, người lái xe phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định sau đây:
a) Trước khi cho xe chuyển bánh, chuyển hướng, dừng hoặc đỗ phải kịp thời báo hiệu bằng còi, đèn hoặc bằng tay cho các lái xe khác và mọi người trên đường biết; đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá trên xe.
b) Phải luôn luôn chú ý đến tình trạng mặt đường, các báo hiệu giao thông, tình hình mật độ giao thông và các chướng ngại vật trên đường để điều khiển tốc độ xe chạy phù hợp với điều kiện của xe mình (phanh, hãm, trọng lượng xe, người hoặc hàng hoá trên xe...) đề phòng mọi nguy hiểm có thể xảy ra.
c) Các loại xe (có động cơ hay không có động cơ) chạy trên đường giao thông đều phải đi về phía bên phải chiều đi của phần đường quy định cho loại xe mình đang điều khiển.
Nếu trên đường có chia thành nhiều làn xe thì các loại xe phải chấp hành nghiêm chỉnh việc đi trên từng làn xe đã quy định cho loại xe đó.


Điều 47.- Người điều khiển xe thô sơ trên đường bộ phải cho xe đi sát mép đường về bên phải chiều đi hoặc đi trong phần đường dành cho xe thô sơ. Cấm xe thô sơ đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.


Điều 52.-

1- Các loại xe phải chạy đúng luồng, tuyến đường quy định, nếu vì lý do đặc biệt phải có Giấy phép của Sở Giao thông công chính cấp.

2- Trên đường phố người đi bộ và các loại xe phải theo nguyên tắc nhường đường quy định tại điểm a Điều 35, điểm b Điều 36, Điều 38, 40, 41, 42 và theo các nguyên tắc chung sau đây:

- Người đi bộ phải nhường đường cho các loại xe.

- Xe thô sơ phải nhường đường cho xe cơ giới.

- Xe có tốc độ thấp phải nhường đường cho xe có tốc độ cao.

Ko biết đến khi nào mới có bộ luật GTĐB mới tiến bộ hơn? Chắc họ chỉ lo Trạm Thu Giá!!!!
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là ô tô và xe máy (điều 3), tự nhiên bác phân loại làm gì.
 
  • Like
Reactions: diluantran
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Đâu có cả 2, đáp án b không được vì làn xe thô sơ ô tô không chuyển làn được nên bác mới cho là ô tô phải đi sát bên phải của làn ô tô, tức là đi về bên phải của cùng làn đường, đó là đáp án a mà?
Dì này thiệt là!

a. Về bên phải là bên phải trong cùng làn đường hoặc đường chỉ có 1 làn xe.
b. Về bên phải là phải đi làn bên phải.

a. là khi đường có làn xe.
b. là khi đường có 2 làn.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là ô tô và xe máy (điều 3), tự nhiên bác phân loại làm gì.
Phân loại vì xe 2b và xe 4b đều là xe cơ giới, nhưng, có tốc độ qui định khác nhau trên cùng 1 con đường.
Ngay cả ô tô cũng phải phân loại: ô tô con, ô tô tải, ô tô khách,...vì mỗi loại có qui định tốc độ cũng có khác nhau trên 1 số loại đường.
 
  • Like
Reactions: diluantran
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Dì này thiệt là!

a. Về bên phải là bên phải trong cùng làn đường hoặc đường chỉ có 1 làn xe.
b. Về bên phải là phải đi làn bên phải.

a. là khi đường có làn xe.
b. là khi đường có 2 làn.
Vậy thì bác giải quyết trường hợp 2 làn xe này thế nào? Giả sử lđường có 2 làn xe nhưng làn bên phải không cho loại xe đó đi vào (có phân làn) thì làm sao xe đó chuyển sang để di chuyển chậm hơn?
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Vậy thì bác giải quyết trường hợp 2 làn xe này thế nào? Giả sử lđường có 2 làn xe nhưng làn bên phải không cho loại xe đó đi vào (có phân làn) thì làm sao xe đó chuyển sang để di chuyển chậm hơn?
Thì đó là đường có 1 làn cho loại xe đó. Ko chuyển làn được thì đi về bên phải của làn của mình.
Ví dụ như này:
Đường quốc lộ có 2 làn, 1 làn xe ô tô và 1 làn cho 2b cơ giới và thô sơ.
Vậy xe ô tô chỉ được đi trên làn ô tô. Khi xe trước chạy chậm, xe sau có tín hiệu xin vượt, xe chạy chậm phải nhường bằng cách đi về bên phải của làn, ko lấn sang làn của xe thô sơ. Như vậy xe xin vượt chỉ cần lấn 1 ít sang phần đường ngược chiều thay vì nguyên con.
Như vậy có tốt hơn ko?

Ví dụ 2:
Trên cao tốc có 2 làn, thì xe nào chạy chậm chạy làn trong, nhường làn ngoài cho xe chạy nhanh. Như vậy khi vượt xe chạy chậm sẽ ít nguy hiểm hơn.
 
Chỉnh sửa cuối: