Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Năm 2006: giá xe chắc chắn giảm

Trích đoạn: hanoisaigon

Trích đoạn: uzast

Còn phụ thuộc vòng quay $ nhanh chậm thế nào nữa chứ. Năm quay 4 vòng thì 11%/ mỗi vòng quay là ngon rồi.

Khái niệm lãi ròng không phụ thuộc vào vòng vèo gì bác ơi, 11 là 11 thôi.

Thế nên iem mới bẩu "nếu nhà báo hiểu rõ khái niệm lãi ròng..." :D
Thế lãi ròng là gì hả bác???
Tôi hiểu thế này: giả sử 11% là lãi /doanh thu, nếu doanh thu đó được hình thành từ càng nhiều vòng quay vốn/một đơn vị thời gian của doanh nghiệp thì hiệu quả càng cao. Kinh doanh ngân hàng là một ví dụ: chênh lệch giữa đầu vào(lãi trả cho người gửi tiền) và đầu ra (lãi ngân hàng cho vay) rất thấp nhưng ngân hàng vẫn đạt hiệu quả trên đồng vốn cao vì tốc độ quay vòng vốn cao. Hay nôm na hơn: tôi có 100đ vốn mua hàng bán giá 111đ, lãi 11%, rõ ràng nếu tôi quay vòng vốn nhanh gấp đôi thì có thể không cần lãi suất của mỗi vòng quay vốn 11% mà chỉ cần 5.5% mà vẫn có hiệu quả cuối cùng tương đương.
 
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Năm 2006: giá xe chắc chắn giảm

Trích đoạn: uzast

Trích đoạn: hanoisaigon

Trích đoạn: uzast

Còn phụ thuộc vòng quay $ nhanh chậm thế nào nữa chứ. Năm quay 4 vòng thì 11%/ mỗi vòng quay là ngon rồi.

Khái niệm lãi ròng không phụ thuộc vào vòng vèo gì bác ơi, 11 là 11 thôi.

Thế nên iem mới bẩu "nếu nhà báo hiểu rõ khái niệm lãi ròng..." :D
Thế lãi ròng là gì hả bác???
Tôi hiểu thế này: giả sử 11% là lãi /doanh thu, nếu doanh thu đó được hình thành từ càng nhiều vòng quay vốn/một đơn vị thời gian của doanh nghiệp thì hiệu quả càng cao. Kinh doanh ngân hàng là một ví dụ: chênh lệch giữa đầu vào(lãi trả cho người gửi tiền) và đầu ra (lãi ngân hàng cho vay) rất thấp nhưng ngân hàng vẫn đạt hiệu quả trên đồng vốn cao vì tốc độ quay vòng vốn cao. Hay nôm na hơn: tôi có 100đ vốn mua hàng bán giá 111đ, lãi 11%, rõ ràng nếu tôi quay vòng vốn nhanh gấp đôi thì có thể không cần lãi suất của mỗi vòng quay vốn 11% mà chỉ cần 5.5% mà vẫn có hiệu quả cuối cùng tương đương.
Khái niệm lãi ròng có nhiều cách hiểu lắm bác ui,
tạm hiểu là lãi sau khi trừ các khoản chi phí và thuế cũng được.

Ở đây nếu nói là lãi ròng trên doanh thu là 20% thì đúng là quá nhiều trong điều kiện LD hiện nay ở vn.
Bởi doanh thu bao gồm cả các loại thuế cho đến sau VAT. Mà riêng thuế từ VAT ngược về đã gần 100% rùi. Cái tiền thuế không phải là vốn đầu tư mà chỉ là tiền nghiệp vụ kế toán thu hộ nhà nước thôi, không mất vốn, mà lại được giam tiền (vay) không tốn lãi suất.

Tức là đồng vốn đầu tư thực của nhà đầu tư chỉ chiếm <50% doanh thu, cho nên lãi 20% là tính trên vốn đầu tư bỏ ra 20/50 = 40%
Chưa kể các thủ thuật tính chi phí đầu vào, khai giá nhập linh phụ kiện quá đát, dưới chuẩn thì thực lãi tính trên 100 đồng vốn đầu tư lên tới 60% hoặc hơn.
Cái vấn đề này phức tạp và tế nhị, bí mật nên chỉ biết là lãi lắm, lãi lắm lắm.
 
Hạng B1
6/6/05
98
1
6
39
RE: Năm 2006: giá xe chắc chắn giảm

các bác cứ lan man quá .e đọc mà cứ đau hết cả đầu, thôi tóm lại là dù năm sau có tăng hay giảm thuế thì đường vẫn tắc như thường lệ , số xe bán ra chắc vẫn kô ngừng.
@ongtuong : Mời bác về làm tướng tiếp đi, bác phân tích e thấy hay, mà hợp lý đấy, nhưng phương pháp thì lan man quá, cứ nặng về tranh luận và bảo vệ chế độ.
thế nhé, ( sai các bác đừng úp sọt e):D:D
 
Hạng B2
2/2/05
199
0
0
RE: Năm 2006: giá xe chắc chắn giảm

@ pokekie: tôi không bảo vệ chế độ, tôi công kích nhưng ý kiến công kích chế độ một cách vô lý và vô duyên. Mà tôi bảo vệ ai thì cũng không quan trọng, quan trọng là ý kiến của tôi đúng hay sai, đề nghị bác trao đổi tập trung vào ý kiến của tôi, đừng chính trị hóa vấn đề.
 
Hạng B2
2/2/05
199
0
0
RE: Năm 2006: giá xe chắc chắn giảm

Bác chip viết:

Công cụ thuế là đương nhiên, nhưng sử dụng như thế nào mới quan trọng. Biến tấu công cụ ấy để phục vụ cho lợi ích riêng của cơ quan mình, của cá nhân mình nhiều lúc mâu thuẫn với lợi ích chung của một ngành hay tệ hơn là thiệt hại lợi ích chung của toàn xã hội.


- Bác ăn nói hồ đồ quá, thuế nào phục vụ lợi riêng cơ quan mình ? cá nhân mình ? không có dẫn chứng gì cả, mắc tội vu khống rồi đó.


Bác chip viết:

Xây dựng chính sách thuế cao bảo hộ ô tô trong nước để ép nước ngoài phải nội địa hóa là sai lầm, bởi thực chất ô tô trong nước vẫn do hãng nước ngoài cung cấp và chúng ta chưa bao giờ có một thương hiệu hay một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình...........


- Bác viết câu trên thật tối nghĩa, nhưng các câu tiếp theo cho thấy bác đã hiểu sai về nguyên lý của hàng rào thuế quan và bảo hộ rồi. Hàng rào thuế quan đúng như một cái hàng rào, nó tạo ra một sân riêng được bảo vệ khỏi xự xâm lăng của bên ngoài Sân riêng ở đây là nền sản xuất, lắp ráp oto non trẻ mới hình thành ở trong nước . Ngoại xâm ở đây là xe nhập khẩu từ bên ngoại Nếu không có cái hàng rào đó thì ta sẽ không có nền sản xuất , lắp ráp ôtô vì sản xuất trong nước không thể cạnh tranh nổi với xe ngoại nhập được, trong khi đó ta lại vô cùng cần một nền sản xuất ôtô để giải quyết việc làm, để học và nhận chuyển giao công nghệ, và hy vọng nền công nghiệp ôtô phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp bổ trợ khác . Chính vì thế chúng ta đã cấp giấy phép cho mười mấy cái LD và hứa sẽ bảo hộ cho họ phát triển sản xuất Cái việc chúng ta muốn tự chế tạo được động cơ hay xây dựng thương hiệu riêng v v là mục tiêu phấn đấu tranh thủ khi sản xuất trong nước còn đang được bảo hộ , không phải là động lực của chính sách bảo hộ


Bác chip viết:

Thị trường ô tô nước ta ra đời từ con số 0 lại phải chịu ngay gánh nặng thuế suất cao tất nhiên sẽ khó phát triển bình thường nếu ko muốn nói là sớm còm cọc, chưa kể thuế cao để con cháu các cụ tiêu cực đánh quả miễn giảm thuế (giống như buôn lậu).


- Câu này càng cho thấy bác chưa hiểu mục đích của chính sách thuế đối với xe hơi rồi Cái đích của chính sách thuế hiện nay là để phát triển sản xuất , đâu phải để phát triển thị trường ???? Bác nói gánh nặng thuế là thuế nảo ? Thuế TTDB từ 1997-2003 đối với xe LD rất thấp, ắt không phải thuế TTDB, vậy chắc bác nói tới thuế nhập khẩu ? Thuế nhập khẩu mà không cao thì xe ngoại lập tức tràn vào, các LD không cạnh tranh nổi thì sản xuất trong nước mới còm cọc chứ ?


Bác chip viết:

Nguyên nhân thứ 2 và cũng có thể là yếu tố đầu tiên gây thất bại khi xây dựng chính sách thuế cho công nghiệp ô tô, đó là quan niệm sai lầm và định kiến cho rằng xe ô tô con là mặt hàng xa xỉ, còn xe chuyên dụng và xe khách mới giúp sản xuất phát triển kinh tế. Đó là di sản nặng nề tư tưởng thời bao cấp khi khách hàng mua xe con tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Đánh giá sai thị trường và nhu cầu sẽ dẫn đến sai lầm chính sách trong các ngành hạ tầng khác như quy hoạch đô thị, đường xá,bến bãi, môi trường... ko đáp ứng được cho sự phát triển thị trường ô tô. Hệ quả, lĩnh vực ô tô ko thể tồn tại tách rời khỏi các lĩnh vực khác và đến lượt nó sự phụ thuộc liên hệ lẫn nhau đã trở thành sự dẫm đạp và cản trở phát triển của mỗi ngành.


- Các ý của bác trong đoạn trên rời rạc, không liên hệ chặc chẽ với nhau, cũng không có dẫn chứng gì cả nên không có ý chủ đạo, tôi không bạn


Bác chip viết:

Trước khi ký kết AFTA, bác Hùng và các cụ đấu tranh đưa mặt hàng ô tô xe máy ra khỏi danh mục cắt giảm thuế quan, nhưng ko được. Săp đến thời hạn thực hiện cắt giảm thuế bác Hùng và các cụ lại tính bài bùng, đưa ô tô vào diện phải bảo hộ, nhưng các nước khác trong ASEAN và đặc biệt Thái lan dọa phải đền bù thiệt hại cho họ đồng thời có biện pháp trả đũa tương ứng thì các cụ sau khi cân đông đo đếm lợi hại mới chịu để yên. Bác HÙng làm bọ trưởng hơn chục năm nay nhưng trước đây chưa bao giờ đưa ra giải pháp cắt giảm thuế ô tô cả, quan điểm chủ đạo của bác ý là "tận thu" tối đa cho miếng bánh ngân sách nhà nước to ra để chính phủ có thể chi tiêu thoải mái hơn. Phát biểu cắt giảm thuế ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trước quốc hội ko phải do bác HÙng có cảm tình sâu nặng gì với công nghiệp ô tô nội địa mà chủ yếu do sức ép WTO đã cận kề, phát biểu hay ko cũng phải giảm thuế nên cứ nói đại ra có khi lại thêm chút tiếng thơm.


- Bác nhìn nhận vấn đề AFTA như trên là không đúng . Trong hội nhập kinh tế thế giới, quốc gia nào cũng muốn được tối đa và mất tối thiệu Ta đòi bảo hộ công nghiệp ôtô trong AFTA vì 4 lý do sau: thứ nhất đây là nền công nghiệp quan trọng và non trẻ đối với nước đang phấn đấu công nghiệp hóa như ta, ta cần bảo vệ; thứ hai AFTA có điều khoản cho phép các nước thành viên bảo hộ nền sản xuất nhạy cảm (thế nào là nhạy cảm và có nhạy cảm hay không xin không bàn ở đây), thứ ba ta là thành viên mới, kém phát triển nên được các đàn anh ưu tiên hơn, thứ tư Malayxia cũng bảo hộ mạnh mẽ công nghiệp oto của họ Lý do thu ngân sách rất nhỏ vì thực tế những năm trước 2005 nhập đâu có nhiều, ăn được bao nhiêu thuế đâu, và chăm lo cho nguồn thu ngân sách cũng không có gì sai trái cả , không nên dè bỉu như bác ở trên Tóm lại AFTA liên quan tới bảo hộ và thuế nhập khẩu

- Về WTO , hiểu như bác là tiêu cực hóa vấn đề Thực tế ta có bị ép hạ thuế nhập khẩu xe hơi, song cho đến thời điểm này ta chưa hề nhượng bộ với đối tác nào trong bao nhiêu đối tác đã đạt thỏa thuận cho ta vào WTO Bóng vẫn trong chân ta chứ nguy cơ chưa cận kề như bác nghĩ đâu


Bác chip viết:

........ Nếu tôi là bộ trưởng tài chánh thì trước hết tôi sẽ xác định bài toán đâu là nút gỡ cho ngành công nghiệp ô tô trước: hạ tầng hay chính bản thân công nghiệp ô tô? Giả sử thay đổi chủ động đến từ ngành ô tô thì tôi sẽ áp dụng các biện pháp sau:

1- Giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và cho nhập thoải mái, ko bảo hộ LD trong nước quá 20% thuế nhập khẩu.
2- Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt theo công nghệ, xe có công nghệ động cơ càng cao thì thuế TTĐB càng giảm, khuyến khích sử dụng công nghệ hybrid, hydro... bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị sử dụng.

Biện pháp này khiến lượng xe ô tô tăng đột biến, nên sẽ sử dụng thêm các biện pháp phi thuế quan khác như cắm nhiều biển cấm ô tô và phân luồng một chiều tại đô thị lớn. Tạo sức ép phải xây dựng mở rộng hạ tầng đối với các nhà quản lý giao thông và đô thị. Dân đô thị vì có ô tô nên có thể chấp nhận giãn ra sống ở các vùng ngoại thành, nông thôn, giảm sức ép môi trường lên các đô thị. Nhờ có nhiều ô tô các vùng miền sẽ phát triển kinh tế tốt hơn do giảm khoảng cách địa lý, đưa văn minh đến các vùng xa đô thị, hẻo lánh... Thị trường ô tô phát triển thì có thêm nhiều việc làm xung quanh cái xe 4 bánh, công nghiệp phụ trợ phát triển, hướng tới xuất khẩu, công nghiệp cơ khí có cơ hội cất cánh... Tạm thế đã bác ạ, để tui nghĩ thêm !!!:):):)
[/quote]


- Vậy nên bác không làm bộ trưởng tài chính được ! Sau khi bác thực hiện chính sách 1 thì 14 liên doanh lập tức phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh nổi hàng nhập khẩu, vài trăm ngàn lao động ở các liên doanh lập tức thất nghiệp phản đối ầm ầm chính sách của nhà nước , có thể xảy ra biểu tình rầm rộ, các liên doanh đã đầu tư nhiều triệu đô la vào nhà xưởng nay do chính sách thay đổi đột ngột phải đắp chiếu tất cả vội kiện lên chính phủ họ là Việt Nam trở mặt, gây sức ép chính trị, cắt viện trợ, các nhà đầu tư tương lai nhìn thấy viễn cảnh này vội xin rút giấy phép v v5..... hậu quả thật khôn lường Bác sẽ mất chức ngay lập tức trước khi tiếp tục thực hiện các kế hoạch tốt đẹp của mình Xin thành thật chia buồn cùng với bác :D:D:D

- Bác bàn về chính sách cũng thật ngây ngô, cư như đếm cua trong lỗ vậy . Làm sao mà tạo sức ép xây dựng mở rộng hạ tầng được, tiền trong túi bác bác có cho thì mới làm đường được chứ . Bác cũng biết xe nhập rẻ thì nhập về rất nhanh, chật đường trong khi đó, thuế thu ít, làm đường thì tốn , lại mất thời gian, vậy bác tính sao về vấn đề giao thông đô thị từ giờ tới lúc làm xong đường ? Bác mà nêu chính sách này ra quốc hội khó khi bị bác Lân Dũng nói cho không ra gì đó

- Còn nữa, thị trường ôto phát triển rồi nhưng sản xuất ôtô thì sẽ lụi bại, vậy việc làm tạo ra xung quanh 4 cái bánh chắc là việc lau chùi rửa xe quá, chứ làm gì còn công nghiệp phụ trợ nào nữa để bác nằm mơ tới cất cánh :D:D:D


Tóm lại tôi cũng cảm kích trước các suy nghĩ của bác, nhưng các vấn đề đại sự quốc gia là nơi hội tụ tinh túy của chất xám, không nên bình loạn một cáchhồ đồ, càng không nên phát biểu suy nghĩ một cách quá chủ quan, cảm tính khi chưa hiểu rõ vấn đệ
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Năm 2006: giá xe chắc chắn giảm

Hai bác ông tướng và bác chip tranh luận sôi nổi nhỉ, cho tôi hỏi ké một câu: các bác dùng từ "chúng ta" vậy "chúng ta" là ai: các bác làm chính sách? các bác VN có quyền lợi trong các liên doanh lắp xe? các bác thu thuế? các bác đầu tư lắp xe nội địa (không liên doanh)? các bác mua xe?
 
Hạng C
25/2/05
684
10
18
44
RE: Năm 2006: giá xe chắc chắn giảm

Em thấy bác ông tướng phân tích cũng sâu sắc đấy!
Nhưng nói cho cùng VN ta khôgn thể mãi mãi một mình một kểu , kô giống ai chung quanh cả.
Sắp Đúp bờ lờ vê têô rồi phải thay đổi thôi.
Cứ học mấy thằng chung quanh gần nhất như Thái thôi cũng tốt lắm rồi. (em nói về quy hoạch đường xá và ô tô thôi nhé :D)
Nói chung là phải giảm thuế nhập khẩu -> Gây sức ép cho LD trong nước hạ giá thành xe -> Số lượng xe sẽ nhiều lên và thay ... xe mui trần.
Tăng cường xây dựng nâng cấp đường xá (cả NN và nhân dân cùng đầu tư như tụi Thái) thì tắc đường chỉ là chuyện trước mắt thôi, quan trọng là dân ta có phương tiện văn minh để sử dụng!
 
O.S.P.D
27/9/05
1.703
311
83
64
www.vnexpress.net
RE: Năm 2006: giá xe chắc chắn giảm

Em chả mong nhiều,chỉ cần giá xe như hồi ban đầu là cũng tốt lắm rồi!Cam rỳ 2.4,mông đau giá có 35-36 ngàn.Bao giờ cho đến.....ngày xưa?:D:D:D
 
Hạng B2
2/2/05
199
0
0
RE: Năm 2006: giá xe chắc chắn giảm

@bác uzast: cả bài tôi và bài bác chip dài như vậy, bác muốn hỏi chữ chúng ta nào, bác quote dùm cại

@ bác neln: điều kiện kinh tế, xã hội, hoàn cảnh phát triển, môi trường kinh tế thuơng mại, kinh tế địa chỉnh trị mỗi nước một khác, mỗi thời một khác, sinh ra chính sách các nước cũng khác nhau chứ bác Quản lý kinh tế mà cứ đem chính sách nước ngoài về copy thì lại bị bác hanoisaigon mắng cho là làm chính sách dễ như viết báo cáo thu hoạch sau chuyến đi học tập thăm quan nước ngoài :D:D:D

Trước mắt có 2 lý do chính để hạn chế bớt việc mua xe:

- hạ tầng không đủ đáp ứng: cái này quá rõ rồi, ai chả muốn làm đường nhiều, đường nhanh nhưng tiền đâu, trong nước làm gì có, tôi với bác có đóng gấp 3 thuế như hiện nay thì cũng thể cải thiện được tình hình Vay nước ngoài thì đâu phải vay tràn lan được, vay phải tính đến chuyện trả, ta không trả được con cháu no phải trả Nhà nước lực bất tòng tâm, cá nhân nào ở VN dám bỏ tiền ra làm đường như ở TL ??? Nhà nghèo nó khổ vậy đó

- xe hơi , nhất là xe du lịch, nói chung là một khoản tiêu xài lớn Trên bình diện toàn xã hội, thu nhập xã hội sẽ chia làm hai phần, một phần được đem xài, một phần tiết kiệm để đầu tư sản xuất Chúng ta kém phát triển, tức là thu nhập thấp, muốn nhanh chóng phát triển bằng chị bằng em thì phải cố gắng tăng được phần đầu tư lên, muốn vậy thì phải giảm bớt tiêu xài của xã hội đi Văn minh xe con là cần thiết, nhưng đi xe bus, tàu điện ngầm cũng văn minh không kém, lại đỡ tốm kém đối với xã hội hơn nhiều, hơn nữa lại giảm ách tắc giao thông .

Không biết bác thấy tôi nói vậy có lý không ?
 
Hạng B2
26/10/05
401
3
16
www.otosaigon.com
RE: Năm 2006: giá xe chắc chắn giảm

Trích đoạn: ongtuong

- Bác ăn nói hồ đồ quá, thuế nào phục vụ lợi riêng cơ quan mình ? cá nhân mình ? không có dẫn chứng gì cả, mắc tội vu khống rồi đó.

- Bác viết câu trên thật tối nghĩa, nhưng các câu tiếp theo cho thấy bác đã hiểu sai về nguyên lý của hàng rào thuế quan và bảo hộ rồi. Hàng rào thuế quan đúng như một cái hàng rào, nó tạo ra một sân riêng được bảo vệ khỏi xự xâm lăng của bên ngoài Sân riêng ở đây là nền sản xuất, lắp ráp oto non trẻ mới hình thành ở trong nước . Ngoại xâm ở đây là xe nhập khẩu từ bên ngoại Nếu không có cái hàng rào đó thì ta sẽ không có nền sản xuất , lắp ráp ôtô vì sản xuất trong nước không thể cạnh tranh nổi với xe ngoại nhập được, trong khi đó ta lại vô cùng cần một nền sản xuất ôtô để giải quyết việc làm, để học và nhận chuyển giao công nghệ, và hy vọng nền công nghiệp ôtô phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp bổ trợ khác . Chính vì thế chúng ta đã cấp giấy phép cho mười mấy cái LD và hứa sẽ bảo hộ cho họ phát triển sản xuất Cái việc chúng ta muốn tự chế tạo được động cơ hay xây dựng thương hiệu riêng v v là mục tiêu phấn đấu tranh thủ khi sản xuất trong nước còn đang được bảo hộ , không phải là động lực của chính sách bảo hộ

- Câu này càng cho thấy bác chưa hiểu mục đích của chính sách thuế đối với xe hơi rồi Cái đích của chính sách thuế hiện nay là để phát triển sản xuất , đâu phải để phát triển thị trường ???? Bác nói gánh nặng thuế là thuế nảo ? Thuế TTDB từ 1997-2003 đối với xe LD rất thấp, ắt không phải thuế TTDB, vậy chắc bác nói tới thuế nhập khẩu ? Thuế nhập khẩu mà không cao thì xe ngoại lập tức tràn vào, các LD không cạnh tranh nổi thì sản xuất trong nước mới còm cọc chứ ?

- Các ý của bác trong đoạn trên rời rạc, không liên hệ chặc chẽ với nhau, cũng không có dẫn chứng gì cả nên không có ý chủ đạo, tôi không bạn

- Bác nhìn nhận vấn đề AFTA như trên là không đúng . Trong hội nhập kinh tế thế giới, quốc gia nào cũng muốn được tối đa và mất tối thiệu Ta đòi bảo hộ công nghiệp ôtô trong AFTA vì 4 lý do sau: thứ nhất đây là nền công nghiệp quan trọng và non trẻ đối với nước đang phấn đấu công nghiệp hóa như ta, ta cần bảo vệ; thứ hai AFTA có điều khoản cho phép các nước thành viên bảo hộ nền sản xuất nhạy cảm (thế nào là nhạy cảm và có nhạy cảm hay không xin không bàn ở đây), thứ ba ta là thành viên mới, kém phát triển nên được các đàn anh ưu tiên hơn, thứ tư Malayxia cũng bảo hộ mạnh mẽ công nghiệp oto của họ Lý do thu ngân sách rất nhỏ vì thực tế những năm trước 2005 nhập đâu có nhiều, ăn được bao nhiêu thuế đâu, và chăm lo cho nguồn thu ngân sách cũng không có gì sai trái cả , không nên dè bỉu như bác ở trên Tóm lại AFTA liên quan tới bảo hộ và thuế nhập khẩu

- Về WTO , hiểu như bác là tiêu cực hóa vấn đề Thực tế ta có bị ép hạ thuế nhập khẩu xe hơi, song cho đến thời điểm này ta chưa hề nhượng bộ với đối tác nào trong bao nhiêu đối tác đã đạt thỏa thuận cho ta vào WTO Bóng vẫn trong chân ta chứ nguy cơ chưa cận kề như bác nghĩ đâu

- Vậy nên bác không làm bộ trưởng tài chính được ! Sau khi bác thực hiện chính sách 1 thì 14 liên doanh lập tức phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh nổi hàng nhập khẩu, vài trăm ngàn lao động ở các liên doanh lập tức thất nghiệp phản đối ầm ầm chính sách của nhà nước , có thể xảy ra biểu tình rầm rộ, các liên doanh đã đầu tư nhiều triệu đô la vào nhà xưởng nay do chính sách thay đổi đột ngột phải đắp chiếu tất cả vội kiện lên chính phủ họ là Việt Nam trở mặt, gây sức ép chính trị, cắt viện trợ, các nhà đầu tư tương lai nhìn thấy viễn cảnh này vội xin rút giấy phép v v5..... hậu quả thật khôn lường Bác sẽ mất chức ngay lập tức trước khi tiếp tục thực hiện các kế hoạch tốt đẹp của mình Xin thành thật chia buồn cùng với bác :D:D:D

- Bác bàn về chính sách cũng thật ngây ngô, cư như đếm cua trong lỗ vậy . Làm sao mà tạo sức ép xây dựng mở rộng hạ tầng được, tiền trong túi bác bác có cho thì mới làm đường được chứ . Bác cũng biết xe nhập rẻ thì nhập về rất nhanh, chật đường trong khi đó, thuế thu ít, làm đường thì tốn , lại mất thời gian, vậy bác tính sao về vấn đề giao thông đô thị từ giờ tới lúc làm xong đường ? Bác mà nêu chính sách này ra quốc hội khó khi bị bác Lân Dũng nói cho không ra gì đó

- Còn nữa, thị trường ôto phát triển rồi nhưng sản xuất ôtô thì sẽ lụi bại, vậy việc làm tạo ra xung quanh 4 cái bánh chắc là việc lau chùi rửa xe quá, chứ làm gì còn công nghiệp phụ trợ nào nữa để bác nằm mơ tới cất cánh :D:D:D

Tóm lại tôi cũng cảm kích trước các suy nghĩ của bác, nhưng các vấn đề đại sự quốc gia là nơi hội tụ tinh túy của chất xám, không nên bình loạn một cáchhồ đồ, càng không nên phát biểu suy nghĩ một cách quá chủ quan, cảm tính khi chưa hiểu rõ vấn đệ

Bác ongtuong pót dài dài zậy ta, tui cũng cảm kích bác và xin hầu bác thêm bài nữa nghen. zô zô zô !!!

Giải thích nguyên lý của hàng rào thuế quan ra đây làm giề hở bác, ai mà ko bít cái nguyên lý sách vở từ thời ơ kìa !!! Vấn đề là hàng rào thuế quan để kích thích thị trường nội địa phát triển hay lại kìm hãm nó? dẫn chứng ra đây cho bác thấy nè:

1- Đối với thị trường quốc tế các nhà kinh tế đều cho rằng hàng rào thuế quan là rào cản sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nếu mỗi quốc gia đều lấy tiêu chí bảo hộ làm trọng tâm và tăng cường “thi đua” hàng rào thuế quan thì đến một mức nào đó bức tường ngăn cách sẽ đóng băng toàn bộ kinh tế thế giới (chỉ được nói cái đúng!:)) Chô nên lãnh đạo các quốc gia mới phải lao tâm khổ tứ đồng cam cộng khổ xây dựng hàng loạt khu vực mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA, CAFTA, EFTA, FTAA… để xóa bỏ dần hàng raò thuế quan từ cấp khu vực đến tầm cỡ thế giới. Theo đà tiến hóa của khu vực và nhân loại các cụ nhà ta hồ hởi phấn khởi tham gia vào AFTA, sắp tới đây là WTO với tiêu chí thời đại duy nhất: thương mại tự do và bình đẳng, xóa bỏ các hình thức bảo hộ !!!

2- Đối với thị trường trong nước thì hàng rào thuế quan bao gồm cả 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Tích cực là bảo vệ hàng nội địa trước sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập, tiêu cực là các doanh nghiệp trong nước sẽ ỷ lại sự bảo hộ chèn ép người tiêu dùng, ko thay đổi công nghệ, ko tăng năng suất (do ko phải chịu sức ép) và dẫn đến mất đi động lực cạnh tranh. Thực tiễn ở nước ta cho thấy hàng rào thuế quan bảo hộ mang lại tiêu cực nhiều hơn tích cực, dẫn chứng là hơn chục năm đưa sản phẩm ra thị trường các LD ôtô vẫn ko chịu nội địa hóa đúng theo tỷ lệ cam kết đầu tư, ko nâng cao chất lượng, ko hạ giá sản phẩm… để bác Hùng, truyền hình VTV, báo chí… và các bác trên OS, OH tức nước vỗ bờ phê bình miệng một cách gay gắt thời gian gần đây (chỉ được nói cái đúng!:)) Vậy thì có nên đổ hết nguyên nhân tiêu cực cho hội LD hay ko?

Thực tế các nước trên thế giới ko dựa duy nhất vào hàng rào thuế quan, bởi nó là cách thức bảo hộ cực đoan nhất trong thương mại quốc tế và sớm muộn cũng sẽ bị xóa bỏ. Các nước áp dụng bảo hộ bằng đa dạng các hình thức phi thuế quan, từ chính sách hỗ trợ vốn, miễn hoàn hoàn tiền đất, hỗ trợ hạ tầng và vận chuyển sản phẩm, cung cấp một cơ chế hành chính và môi trường đầu tư thông thoáng trong sạch, luật pháp minh bạch và ổn định… hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng cách khuyến khích người dân tiêu dùng thông qua các định chế tài chính, tập quán và tâm lý tiêu dùng, thậm chí trợ cấp cả tiền mặt nữa. Dẫn chứng cho hình thức bảo hộ này là chúng ta đang chứng kiến các tranh cãi giữa các nước về trợ giá nông nghiệp hoặc công nghiệp như vụ Boeing và Airbus… đó là những hình thức bảo hộ phi thuế quan rất tinh vi sau khi đã loại bỏ công cụ thuế quan.

Các LD trong nước nhận được rất ít những bảo hộ phi thuế quan, tệ hại hơn là thay vì hỗ trợ phát triển thị trường thì các nhà quản lý lại bóp nghẹt thị trường. Đối với doanh nghiệp yếu tố thị trường mang tính sống còn. Cảm thông sâu sắc về sự hiẻu biết kinh tế của bác ongtuong Cái đích của chính sách thuế hiện nay là để phát triển sản xuất , đâu phải để phát triển thị trường ???? Cho nên cùng là thành viên trên OS&OH tui thấy mình cũng phải chia sẻ trách nhiệm trước sự thụt lùi của văn minh mà giải thích với bác rằng thị trường bao giờ cũng gồm 2 yếu tố cung và cầu, sản xuất (cung) phát triển nhưng ko tiêu thụ (cầu) được thì cũng như đồ bỏ đi, phát triển thị trường tức là phát triển cả cầu và cung, nơi nào có cầu thì nơi đấy ắt có cung. Bản chất của thuế lại càng ko phải để phát triển SX, thuế ko tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm mà nó chỉ di chuyển từ tay người này sang tay người khác thông qua thị trường, vì vậy ý nghĩa của thuế là một dạng phân phối lại thu nhập, hay rộng hơn là công cụ để điều tiết xã hội.

Lộ trình tăng thuế TTĐB ko những ko bảo hộ hàng lắp ráp nội địa mà còn bóp nghẹt thị trường do vuợt quá khả năng chi trả của đa số người tiêu dùng, xe trong nước còn chưa đủ tiền mua huống chi xe nguyên chiếc ngoại nhập !!! Đối với đa số các hãng thì họ quan tâm chủ yếu là thị trường chứ ko phải là xe lắp ráp trong nước hay xe nhập nguyên chiếc, thực tế xe nhập nguyên chiếc và xe linh kiện rời lắp ráp trong nước cũng có thể cùng một hãng, lợi nhuận trên đầu xe của hãng là một đại lượng tương đối ổn định cho nên kích cỡ thị trừong mới mang tính quyết định doanh số, thuế cao hay thấp thì họ cũng ko được hưởng. Bóp nghẹt thị trường bằng biện pháp phi thuế quan thì chúng ta cũng đã làm, kéo dài thời gian học lái xe một cách phi lý, gây khó khăn trong việc đổi bằng, thi cử… quy định bắt buộc phải có xác nhận chỗ đỗ khi đăng ký xe ôtô đã làm tăng giá xe một cách phi lý, tương tự bác Lưu bộ trưởng tư pháp đã phải công nhận quy định cấm đăng ký xe máy là phạm luật và vi hiến, đã có tiền lệ cấm đăng ký xe máy thì tương lai ô tô sẽ ra sao? Cho nên đối với VAMA giận thì giận mà tuhương thì thương, ko thể đổ lỗi hết cho họ được.

Trình bày thêm với bác là VAMA ngồi họp với nhau cam kết sang năm ko giảm giá chúng ta cũng ko thể phê bình ngay hội đó, họ cũng có lý đấy. Nếu thuế ko tăng mà giảm giá tức là đã giảm lợi nhuận rồi, đằng này sang năm thuế tăng mà lại giảm giá so với bây giờ thì lợi nhuận còn giảm xuống nữa, ko doanh nghiệp nào lựa chọn lộ trình ngược đời như thế cả (bác Hùng toàn xui dại VAMA!:)) , họ phải bảo vệ nhau để giữ ổn định thị trường cơ mờ. Nếu giảm giá quá nhiều sẽ gây xáo động thị truiừng, dẫn đến phá giá, đua nhau giảm giá ko phải bằng cách thay thế công nghệ tiên tiến hay tăng năng suất lao động thì có thể sẽ xuất hiện tiêu cực ở chỗ khiến chất lượng sản phẩm giảm (rút bớt option, nguyên phụ kiện rẻ chất nượng kém) hoặc các LD tự bóp chết lẫn nhau và mục tiêu có một nền công nghiệp ô tô lại càng xa hơn bao giờ hết.. Thiệt hại cuối cùng chính là nền kinh tế của nước ta.

Tóm lại ko nên lan man vấn đề trừu tượng khác ngoài nội dung nên xin khất bác ongtuong vào tập 3. Tui khoái nhứt câu ni các vấn đề đại sự quốc gia là nơi hội tụ tinh túy của chất xám, ô tô là vấn đề đại sự trên Ó&OH nên chất xám đề tài ni hơi bị nhiều đó bác !!! :):):)