MÙA MƯA Ở MO HƠN.
Khởi đầu là cơn mưa đầu mùa bất chợt đến.Cơn mưa lúc nào củng làm dột mái nhà,chính nhờ nó mà ta biết được chổ nào rỉ nước để mà che chắn tránh dột nhửng cơn mưa sau.Đường sá bắt đầu ướt át,đất quện vào chân,đi lại có phần khó khăn,hạn chế.Bù lại những chổ hơi thấp lỏm trong rừng bắt đầu tích nước,trở thành miếng mồi dụ các loại thú tìm đến thường xuyên.Chỉ cần vài trái mìn gở được bố trí đúng chổ,ta củng kiếm được nguồn thịt rừng bồi bổ,và chế biến để ăn dần.Có lần trong buổi sáng,c duc thao nổ mìn đến 3 lần,được 2 nai mổi con trên 2 tạ,còn heo rừng thì mẹ con đến gần 30.Mới đầu tính ém để ăn dần,nhưng nhiều quá nấu nước làm không xuể,đành phải thông báo cho các c xuống để chia nhau.Vậy mà còn làm chà bông để dành ăn cả tháng.Nhưng khi chế biến phải chịu khó xắt mỏng thôi,dầy quá coi chừng nhai trúng mảnh mìn còn trong thịt là gẩy răng.Cái sợ thứ 2 là khi mìn nổ rồi nghe 3 phát bắn,chính xác là trúng heo đầu đen(từ anh em hay gọi quân ta,ra gài rồi sơ sẩy làm mìn nổ thương vong )khiêng mệt nghỉ.
Rồi mưa bắt đầu dầy hơn,dai hơn.Nhửng cơn mưa chiều buồn da diết.Có nhửng ca gác phải ngồi thu mình suốt trong mưa,cố căng mắt để nhìn và căng tay để nghe ngóng.Đ/v bắt đầu được cấp phát loại mủ trùm đầu để chống muổi đốt,mang vào thì tránh được muổi đốt trực tiếp vào mặt,nhưng ngột ngạt khó chịu vô cùng,đành mở ra rồi thỉnh thoảng chà nhẹ bàn tay lên mặt cho đở ngứa,máu theo xác muổi làm ướt cả bàn tay.Lúc đi gác thì mặt quần cụt cho khỏi ướt quần nhưng phải xách theo quần dài khi leo lên mặt gác mặc vào chống muổi,nhưng lớp vải ka ki sờn làm sao chống được muổi rừng,nên khi đổi gác xong nằm gải đả đời rồi mới ngủ lại được.
Có một lúc đêm đang ngủ chợt nghe bên Thái nhiều tiếng nổ to,bên Thái nước dồn,liền nổ mìn phá đập cho nước tràn sang.Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ,có chổ nước lên ngang ngực.Còn lại thung lủng chìm ngập với mực nước tới hông.Mọi công tác đều dừng lại để ưu tiên cho chống lủ.MO HƠN như bị tách rời ra với xung quanh,mạnh ai nấy dùng cách chống lủ cho riêng mình,có đ/c kê kích chân phản cao lên,đ/c treo dây cột phản lên trần nhà,có đ/c lại buộc can xung quanh phản làm phao để nổi theo mực nước.Có một trường hợp 2 đ/c ở c7,buộc phao rồi ôm nhau ngủ,nửa đêm nước dâng làm phản trôi theo đường nước chảy xa địa hình đến gần 800 m rồi vướng lại lùm cây.Đến gần sáng giựt mình tỉnh dậy,không thấy đ/v ,súng đạn đâu,may còn định hướng được vội nhảy xuống đẩy phản lội ngược về.
Nước ngập thì làm hạn chế mức sát thương của hỏa lực nhiều,trừ khi nó rớt trúng,còn cách xa vài mét thì coi như pha,vả lại pot củng cùng chung hoàn cảnh,coi như tạm đình chiến để khắc phục khó khăn.Lúc nầy anh em chuyễn qua câu cá,mà khỏi cần đi đâu xa,cứ ngồi trong nhà mà buông cần củng có.Lúc nầy chớ có đi gần ụ mối và các gốc cây to,có vào hầm tránh pháo củng đừng dựa vào sát vách, vì dể bị rắn cắn lắm.Có nhiều bụi cây,đi ngang từ xa đả thấy rắn đeo đầy,cở có mấy thầy bắt rắn như bây giờ,chắc làm ăn khấm khá quá.Đặc biệt vào ban đêm,đang ngủ mà nghe tiếng lủm bủm kéo dài thì yên tâm ngủ tiếp,còn vừa tới chổ ta nằm mà đột nhiên ngừng lại,phài lập tức tung mùng ngồi dậy cầm lấy cây roi,dùng đèn pin hoặc bật quẹt lên coi,thế nào củng có ẻm(rắn) đang bám chân giường để leo lên thăm bạn đấy,nếu phát hiện lấy roi quất mạnh cho ẻm rớt xuống mà bơi đi chổ khác,có lúc quất thấy nặng tay luôn.
Vất vả nhứt là phải tải thương tử,bệnh binh ra E,phải vượt qua nhiều đoạn suối chảy siết như lủ quét có đoạn phải giăng dâytừ từ hổ trợ nhau qua ,có đoạn khiêng ngược nước rồi thả xuôi theo dòng qua tới bờ bên kia.Nhiều khi tranh giành nhau khiêng thương hay tử nửa,khiêng tử thì có đuối quá kiếm chổ cao cao đặt tạm xuống nghỉ,còn thương có nghỉ củng phải giử trên vai ,2 người 1 đầu cáng,đứng tại chổ nghỉ,vì khiêng nặng mà nước lúp xúp tới bắp chân,mau mỏi lắm,bởi vậy nhiều khi thương binh phải động viên người khỏe mạnh nửa.
Cái khó khăn nhứt phải kể đến là tình trạng thiếu thuốc hút,nhiều khi quá ghiền nhiều đ/c bứt đại lá cây vì đó xắt mỏng quấn lại hút luôn,vừa rít vô 1 hơi, sức ép nó tưởng chừng như muốn bề phổi,rồi nhiều khi quên nước ngập làm tan hết,đến muối củng không còn để mà ăn.Lúc nầy chỉ còn biết cầu trời cho tình trạng nầy đừng kéo dài quá.
Vậy mà có những đ/c hàng đêm do buồn quá 1 mình 1 súng tối đến lội từ c nầy đến c khác chỉ để tán chuyện suốt đêm.THẾ đấy,chỉ cần chấp nhận khó khăn như những chuyện bình thường thì khó khăn nào rồi củng di qua được hết.
Khởi đầu là cơn mưa đầu mùa bất chợt đến.Cơn mưa lúc nào củng làm dột mái nhà,chính nhờ nó mà ta biết được chổ nào rỉ nước để mà che chắn tránh dột nhửng cơn mưa sau.Đường sá bắt đầu ướt át,đất quện vào chân,đi lại có phần khó khăn,hạn chế.Bù lại những chổ hơi thấp lỏm trong rừng bắt đầu tích nước,trở thành miếng mồi dụ các loại thú tìm đến thường xuyên.Chỉ cần vài trái mìn gở được bố trí đúng chổ,ta củng kiếm được nguồn thịt rừng bồi bổ,và chế biến để ăn dần.Có lần trong buổi sáng,c duc thao nổ mìn đến 3 lần,được 2 nai mổi con trên 2 tạ,còn heo rừng thì mẹ con đến gần 30.Mới đầu tính ém để ăn dần,nhưng nhiều quá nấu nước làm không xuể,đành phải thông báo cho các c xuống để chia nhau.Vậy mà còn làm chà bông để dành ăn cả tháng.Nhưng khi chế biến phải chịu khó xắt mỏng thôi,dầy quá coi chừng nhai trúng mảnh mìn còn trong thịt là gẩy răng.Cái sợ thứ 2 là khi mìn nổ rồi nghe 3 phát bắn,chính xác là trúng heo đầu đen(từ anh em hay gọi quân ta,ra gài rồi sơ sẩy làm mìn nổ thương vong )khiêng mệt nghỉ.
Rồi mưa bắt đầu dầy hơn,dai hơn.Nhửng cơn mưa chiều buồn da diết.Có nhửng ca gác phải ngồi thu mình suốt trong mưa,cố căng mắt để nhìn và căng tay để nghe ngóng.Đ/v bắt đầu được cấp phát loại mủ trùm đầu để chống muổi đốt,mang vào thì tránh được muổi đốt trực tiếp vào mặt,nhưng ngột ngạt khó chịu vô cùng,đành mở ra rồi thỉnh thoảng chà nhẹ bàn tay lên mặt cho đở ngứa,máu theo xác muổi làm ướt cả bàn tay.Lúc đi gác thì mặt quần cụt cho khỏi ướt quần nhưng phải xách theo quần dài khi leo lên mặt gác mặc vào chống muổi,nhưng lớp vải ka ki sờn làm sao chống được muổi rừng,nên khi đổi gác xong nằm gải đả đời rồi mới ngủ lại được.
Có một lúc đêm đang ngủ chợt nghe bên Thái nhiều tiếng nổ to,bên Thái nước dồn,liền nổ mìn phá đập cho nước tràn sang.Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ,có chổ nước lên ngang ngực.Còn lại thung lủng chìm ngập với mực nước tới hông.Mọi công tác đều dừng lại để ưu tiên cho chống lủ.MO HƠN như bị tách rời ra với xung quanh,mạnh ai nấy dùng cách chống lủ cho riêng mình,có đ/c kê kích chân phản cao lên,đ/c treo dây cột phản lên trần nhà,có đ/c lại buộc can xung quanh phản làm phao để nổi theo mực nước.Có một trường hợp 2 đ/c ở c7,buộc phao rồi ôm nhau ngủ,nửa đêm nước dâng làm phản trôi theo đường nước chảy xa địa hình đến gần 800 m rồi vướng lại lùm cây.Đến gần sáng giựt mình tỉnh dậy,không thấy đ/v ,súng đạn đâu,may còn định hướng được vội nhảy xuống đẩy phản lội ngược về.
Nước ngập thì làm hạn chế mức sát thương của hỏa lực nhiều,trừ khi nó rớt trúng,còn cách xa vài mét thì coi như pha,vả lại pot củng cùng chung hoàn cảnh,coi như tạm đình chiến để khắc phục khó khăn.Lúc nầy anh em chuyễn qua câu cá,mà khỏi cần đi đâu xa,cứ ngồi trong nhà mà buông cần củng có.Lúc nầy chớ có đi gần ụ mối và các gốc cây to,có vào hầm tránh pháo củng đừng dựa vào sát vách, vì dể bị rắn cắn lắm.Có nhiều bụi cây,đi ngang từ xa đả thấy rắn đeo đầy,cở có mấy thầy bắt rắn như bây giờ,chắc làm ăn khấm khá quá.Đặc biệt vào ban đêm,đang ngủ mà nghe tiếng lủm bủm kéo dài thì yên tâm ngủ tiếp,còn vừa tới chổ ta nằm mà đột nhiên ngừng lại,phài lập tức tung mùng ngồi dậy cầm lấy cây roi,dùng đèn pin hoặc bật quẹt lên coi,thế nào củng có ẻm(rắn) đang bám chân giường để leo lên thăm bạn đấy,nếu phát hiện lấy roi quất mạnh cho ẻm rớt xuống mà bơi đi chổ khác,có lúc quất thấy nặng tay luôn.
Vất vả nhứt là phải tải thương tử,bệnh binh ra E,phải vượt qua nhiều đoạn suối chảy siết như lủ quét có đoạn phải giăng dâytừ từ hổ trợ nhau qua ,có đoạn khiêng ngược nước rồi thả xuôi theo dòng qua tới bờ bên kia.Nhiều khi tranh giành nhau khiêng thương hay tử nửa,khiêng tử thì có đuối quá kiếm chổ cao cao đặt tạm xuống nghỉ,còn thương có nghỉ củng phải giử trên vai ,2 người 1 đầu cáng,đứng tại chổ nghỉ,vì khiêng nặng mà nước lúp xúp tới bắp chân,mau mỏi lắm,bởi vậy nhiều khi thương binh phải động viên người khỏe mạnh nửa.
Cái khó khăn nhứt phải kể đến là tình trạng thiếu thuốc hút,nhiều khi quá ghiền nhiều đ/c bứt đại lá cây vì đó xắt mỏng quấn lại hút luôn,vừa rít vô 1 hơi, sức ép nó tưởng chừng như muốn bề phổi,rồi nhiều khi quên nước ngập làm tan hết,đến muối củng không còn để mà ăn.Lúc nầy chỉ còn biết cầu trời cho tình trạng nầy đừng kéo dài quá.
Vậy mà có những đ/c hàng đêm do buồn quá 1 mình 1 súng tối đến lội từ c nầy đến c khác chỉ để tán chuyện suốt đêm.THẾ đấy,chỉ cần chấp nhận khó khăn như những chuyện bình thường thì khó khăn nào rồi củng di qua được hết.