khach vip nói:
còn không bác
Em post thêm vài chuyện nữa rồi ngưng, đưa qua đây được mấy trang thì phải sàng một lần 60 trang bên đó, đuối quá.
Một câu chuyện nhỏ về con đường của dân tị nạn qua Thái thời 1979

Trong thời gian chờ đợi các bạn gởi bài. Tôi xin kể một mẫu chuyện nhỏ về con đường tị nạn qua đất Thái.

Giữa tháng 4/79 d3 về đứng chân tại phum Souriya, vừa ổn định xong việc xây dựng hầm hào và nhà ở thì chúng tôi có lệnh hành quân vào hướng Nam ngã ba Con Voi và trong tháng 5 năm đó d3 chúng tôi đã đánh nhau rất căng với lính Pốt ở một địa danh là Phum Không Tên. Phum này hiện nay tôi cũng chưa xác định là nó nằm ở đâu trên hướng Cao Mê-lai vì lính d3 đánh trận đó hiện chỉ có mình tôi trên Quân sử nên không có ai bổ sung thêm thông tin.

Sau trận này, sang tháng 6/79 chúng tôi có 1 lần đang đêm xuất kích đánh địch trên hướng Đăng Cum, nhưng không chạm địch và quay về với một đội hình kéo dài đứt đoạn nhiều cây số do lính hành quân suốt đêm sang cả ngày hôm sau nên quá nhọc!

Sau một thời gian đi Nam vào Cao Mê-lai, về Bắc lên hướng Đăng Cum thì chúng tôi không phải hành quân xa nửa vì mùa mưa đã chính thức bắt đầu. Một hôm (chắc tầm tháng 6) đại đội chúng tôi hành quân truy quét về phía trước đội hình của mình (đi càn). Chúng tôi men theo một con lộ đất đỏ về hướng Thái thì trinh sát phát hiện có dấu chân người. Rất nhiều dấu chân người, chúng tôi đi nhanh lên để đuổi theo những dấu chân đó. Giai đoạn này chưa có mìn chống bộ binh nên lính đi càn theo đường lộ rất thoải mái.

Đi một chập thì trinh sát phát hiện ra dấu hạ trại của đoàn người này, có cả dấu vết bếp núc nấu ăn còn nóng hổi. Lập tức cả đội đội chia ra làm 3 mũi: 1 theo lộ, còn hai mũi kia cặp hai bên lộ mà tiến... Như những con thú đi săn đánh hơi thấy con mồi, chúng tôi vận động rất nhanh trên con đường đất đỏ.

Đi quá phạm vi được phân công trên bản đồ mà vẫn không đuổi kịp đoàn người này, chúng tôi kéo quân trở về. Các bạn có biết con đường đó dẫn đoàn người đó đi về đâu không?

Xin thưa ngay quí vị được rõ: Đó là con đường qua Thái của dân tị nạn Campuchia từ trong nội địa ra biên giới, trong đó có cả dân Việt Nam ta đi trà trộn trong đó.
Thói đời thóc lúa đến đâu bồ câu đến đó Hôm đó d3 chúng tôi để đoàn người tị nạn đi thoát. Nhưng đó mới là thoát khỏi tầm kiểm soát của quân tình nguyện Việt Nam chứ chưa thoát khỏi tầm khống chế của thổ phỉ Thái Lan.

Quí vị biết rồi đó, dân vượt biên thường cất dấu vàng trong người làm của hộ thân qua xứ lạ quê người. Thời đó giặc Pốt chạy mất xác, chưa tập họp thành đơn vị. Lực lượng vũ trang của Sê-rây-ca cũng chưa hình thành, vùng biên giới tự dưng nổi lên những toán phỉ người Thái xâm nhập biên giới trấn lột người vượt biên.

Đối với dân vượt biên bọn phỉ Thái Lan tóm được thì vàng bạc cất dấu trong người chúng tịch thu tất cả. Phụ nữ còn sạch nước cản thì chúng hãm hiếp chẳng tha. Cướp biển Thái Lan ngoài hải phận quốc tế ra sao thì bọn phỉ trên bờ y như vậy... Chúng là nổi kinh hoàng của dân vượt biên thời bấy giờ!

Một hôm nọ, cũng tầm khoảng tháng 6 năm 79 c12 d3 e4 tuần tra biên giới thì phát hiện được một nhóm phỉ Thái Lan đang tụ tập kiếm ăn trên con đường tị nạn. C12 lập tức hình thành thế bao vây, sau đó tông cối vào giữa trận và kêu hàng tất cả lớt đay lơn (Con đường tị nạn về sau phát triển thành đường buôn, thành đường vận chuyển hàng viện trợ của HCR vào nội địa).

Toán phỉ Thái Lan này làm sao đương đầu nổi với một đại đội quân tình nguyện Việt Nam. Tất nhiên là chúng giơ tay chịu trói. C12 hoàn thành nhiệm vụ tuần tra biên giới hí hửng mang toán phỉ 16 tên này về Souriya bàn giao cho ban chỉ huy tiểu đoàn để giao nộp về trên.

Luật của rừng xanh
Lệnh hành quyết

Buổi chiều hôm đó trời mưa tầm tả, đâu tầm khoảng 3 giờ chiều trời vừa dứt mưa thì trung đội tôi có lệnh tập họp, chỉ mang theo AK thôi, hỏa lực để ở nhà.

Tôi lúc đó mang cây AK Trung quốc mới cáu cạnh, tịch thu của Pốt trong thời gian đi giải phóng Amleang. Đeo cái bao xe cũng mới cứng ra tập họp ở đầu phum để nghe anh Ánh chính trị viên đại đội quán triệt nhiệm vụ.

Anh Ánh không nói vài dòng, chỉ vắn tắt là lệnh của trên giao trung đội chúng tôi hành quyết đám cướp này. Các đồng chí không được run tay, đưa vào rừng bắn giết tất cả!

Trung đội tôi lúc đó chỉ có vỏn vẹn 7, 8 tay súng do anh Thành bao tử chỉ huy và anh Ánh chính trị viên đốc chiến. Trước mặt chúng tôi là một dãy 16 tên cướp Thái Lan tướng tá vạm vỡ đang bị trói thúc ké hai tay ra trước ngực bằng chính những cái khăn hoặc cái áo của chúng. Dẫn đầu đám cướp bị đem ra xử này là trinh sát tiểu đoàn. Chúng tôi áp giải bọn cướp vào rừng bằng cách đi dọc theo con lộ đất đỏ từ phum Souriya lên Suối Cạn. Lính trinh sát và đám cướp bị trói kia đi bên hữu ngạn, trung đội của chúng tôi đi bên tả ngạn.

Ra khỏi đầu phum được khoảng 500m, trinh sát dừng lại để chuyển hướng cắt vào rừng. Đoán được ý đồ của chúng tôi, bọn cướp khom người vái lạy chúng tôi như tế sao. Nhưng tôi lúc đó là lính trẻ, vẫn luôn nhớ tới lời thề của người chiến sĩ QĐNDVN là tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Tôi lạnh lùng nhìn vào những cái hình người kia đang vái lạy mình với cái nhìn vô cảm. Mãi nhiều năm sau cái cảnh này vẫn còn lưu lại trong đầu!

Một anh trinh sát nào đó đi tới tước cái gì đó trên người một thằng cướp. Lập tức đội hình lộn xộn cả lên, bọn kia nháo nhào tháo chạy vào rừng không theo đội hình gì cả. Lính trinh sát dạt hẳn qua tả ngạn con lộ đất đỏ với chúng tôi và tiếng súng lập tức nổ lên. Cũng như bao người khác, khẩu AK của tôi được đẩy về nấc na-phan và tôi lập tức nả từng loạt điểm xạ vào những cái bia hình người đang chạy liêu xiêu vì hai tay bị trói chặt ra phía trước.

Đợt bắn này khá dài, tôi bắn hết 1 băng AK mà các mục tiêu di động kia vẫn chưa gục hết. Tôi thay băng khác vào súng và tiếp tục nả đạn. Được vài loạt ngắn nửa thì bỗng dưng tất cả đều ngưng tiếng súng. Không thằng giặc nào chạy nổi nửa.

Chúng tôi tiến lên bắn bồi, trước mặt chúng tôi là một tên cướp đang nằm bên phía tay phải con đường đang rên la quằn quại, anh Thành trung đội trưởng chỉa thẳng khẩu AK vào đầu hắn "bòm bòm" hai phát. Óc nó phọt lên trúng cả vào gò má anh, anh quệt óc nó ra khỏi gò má của mình, vô tư cười nói như không có gì phải sợ.

Anh Ánh ra lệnh kéo xác vào rừng bỏ. Anh Sau quận 8 khều tôi: Tao với mày một cặp.

Chúng tôi cứ hai người thành một cặp nắm chân lôi xác bọn cướp vào rừng. Bọn này nặng xác lắm, chúng tôi kéo chúng vào rừng chừng hai chục bước chân thôi là cũng muốn oải rồi.

Thằng đầu chết ngắc nên kéo xác không ấn tượng gì, thằng thứ hai nó bị đạn vỡ đầu phọt óc nên hộp sọ bị rỗng. Khi chúng tôi kéo xác nó vào rừng, cái đầu của nó va vào các mô đất vang lên tiếng kêu boong, boong như mình lấy tay gõ vào cái sọ dừa vậy.

Sang thằng thứ ba thì tôi thực sự kinh hãi rợn tóc gáy. Khi tôi và anh Sau quận 8 kéo xác nó đi thì nó quay đầu lại nhìn chúng tôi bằng con mắt trắng dã và rống lên thảm thiết vì vết thương của hắn bị xé ra đau đến tột cùng.

Thì ra là hắn chưa chết - chỉ bị thương thôi, nằm giả chết chờ thời. Chúng tôi nắm chân kéo hắn làm động vết thương, hắn không nhịn nổi cái đau và nỗi khiếp sợ nên rống lên kinh hoàng.

Chính cái rống của hắn làm tôi rợn tóc gáy lên! Đưa hắn vào rừng rồi, tôi mở nấc na-phan cây súng của mình đẩy vào ngực hắn thêm hai loạt điểm xạ tằng tằng, tằng tằng. Khi điểm xạ vào hắn tôi hoàn toàn không có một ác ý nào, thật tâm là muốn hắn chết đi để chấm dứt nỗi đau kinh hoàng này. Tất nhiên là khi đó tôi cũng thoáng nảy ra ý nghĩ: Đánh rắn thì phải đánh dập đầu, không để nó sống sót mà quay về trả thù tàn khốc!

Quay trở ra đường để kéo xác tiếp, anh Ánh còn ráng dặn vói với tôi: Chú ý bắn tiết kiệm đạn.

Thiệt tình mấy cha chính trị viên, lúc nào cũng tiết kiệm tiết kiệm. Có biết là tôi mới bố thí vài viên kẹo đồng cho tên cướp kia chết sớm để làm phúc không?
Sau đó chúng tôi trở về phum Souriya vào tầm khoảng 5 giờ chiều. Nghe tiếng súng nổ ngoài bìa rừng đầu phum, dân Souriya điếng hồn rút hết vào nhà nín thở nhìn chúng tôi máu me kéo nhau đi dọc con đường đất đỏ để vào khu vực hồ nước trung tâm phum rửa ráy.

Chúng tôi đứng ở rìa hồ lau rửa qua loa các vết máu vương trên ống quần của mình mà đầu óc dửng dưng như không có chuyện gì nghiêm trọng. Vì là lính trận nên chuyện tiếp xúc với máu me và chết chóc chúng tôi coi đó là chuyện thường ngày ở huyện.

Vài hôm sau, khu vực phía bắc phum Souriya mùi xác chết bốc lên thối um cả một góc trời. Lính d2 mỗi khi qua đây đều nín thở mà chạy. Dân Souriya cũng lẩn quẩn trong nhà không dám lên rừng phía bắc kiếm củi.

Sau trận này bọn giặc cướp Thái Lan sợ đến táng đởm kinh hồn không dám xâm nhập biên giới. Để lại một mình d3 chúng tôi làm trùm một cõi biên giới đến tận cuối năm 81 khi toàn bộ phum Souriya bị dời ra lộ 5 và d3 nhổ trại đi tham gia chiến dịch c81 và sau đó là trấn thủ Nam-sâp...

Thông tin thêm về số phận của những bộ hài cốt của đám cướp Thái Lan này:

Tầm tháng 9 tháng 10/79 thì tiểu đoàn 3 kéo nhau về đóng tại Don Thomo phía tây bắc ngã ba Con Voi 4 cây số, để lại một mình c13 trấn thủ Souriya. Sau đó thì lính c13 có lệnh hành quân vào phnom Mê-lai lần thứ nhất bỏ trống phum Souriya không người chốt giữ. Nhân cơ hội này thân nhân của đám cướp Thái Lan đã đột nhập vào cánh rừng phía bắc phum Souriya để hốt hết cốt bọn đó.
Thượng sĩ Hùng.
 
  • Like
Reactions: rangnhon
Em trở lại chuyện của bác Đức Thảo.
TẢN MẠN ĐƯỜNG BUÔN HƯỚNG ĐĂNG CUM.
Đường buôn nầy ngoài những sự việc như tuyến đường buôn huyết mạch,cung cấp số lượng hàng rất lớn cho cả nội địa Cam pu chia và 1 phần qua đến tận Việt Nam chúng ta thời điểm đó và đến tận sau nầy.Rất nhiều sự kiện xảy ra trong thời điểm đó,cả hay và dở.Đây là nơi thể hiện sự tranh chấp quyết liệt của ta và địch về cục diện chiến thuật,chính trị cũng như ngoại giao.
Còn đối với các đ/v đã từng hoạt động ở đây là cả niềm vui và cũng không ít nổi buồn.Những gì các ae đả kể lên trước đây coi như là những niềm vui vì đ/v đả hoàn thành nhiệm vụ,còn nổi buồn thì cũng quá mênh mông.
Như D3 E2 của duc thao,khi về nhận chốt ở Đăng cum,1 đ/v vốn dĩ đả từng chốt chặn núi Mê Lai(1981),từng đánh những trận phòng ngự nổi tiếng ở Ta kong K'rao(81-82),lại vì bị cám dổ vật chất ở địa bàn nầy làm cả D gần như mất sức chiến đấu.Khi vật chất quá nhiều từ những lần đi chặn đường buôn,thì tinh thần chiến đấu cũng giảm dần theo số tài sản mà mình có được.Thời đó lính D3 chúng tôi giàu lắm,trong đội hình toàn mặc quần rin với áo puôn Thái không,thuốc hút toàn chơi sa mit,vải ca na đa chất đầy cả ba lô.Có lúc 2,3 người ra Si sô phôn bao luôn cả quán rượu đang trưng bày cả trăm chai co duỗi(từ gọi rượu ông già gân),đuổi hết khách ra,uống không hết còn bao nhiêu thì đập bỏ và trả vàng sòng phẳng rồi về.Hành động nầy có lúc suýt đụng độ lớn với đoàn 7704 lúc đó đang phụ trách Si so phon.Khi F đưa lực lượng về chỉnh đốn,1 số kịp tẩu tán tài sản ra rừng,nhưng cũng còn thu được hơn 3 xe GMC đồ dân chính.
Đến thời D3 bị pa ra vây lấn(83-84),ae Mo Hơn đói khổ chúng tôi còn nhiều lần phải tổ chức lực lượng hành quân từ Kốp cùng E qua ứng cứu.Khi qua đến nơi,thì thấy ae cũng chẳng việc gì,đang ngồi đánh tiến lên cạnh 1 nồi quân dụng luộc đầy trứng đang sôi sùng sục để ăn chơi.Ban đêm nhà nào cũng được thấp sáng bởi 3,4 cây đèn pin treo ngược thay ánh đèn điện,trong 1 căn cứ được cả mặt trận đầu tư toàn hầm hào bê tông lắp ghép vô cùng kiên cố.
Rồi đến lượt 1 số ae D2 chúng tôi ở Kôp sau khi biết được đường đi nước bước cũng thỉnh thoảng vài ba anh tự trốn đ/v ra hướng đường buộn chặn cướp được 1 số huê lợi về khao nhau và mua thuốc rê,nhu yếu phẩm gởi vào trong chốt.
Ảnh hưởng nặng nề nhất của đ/v chúng tôi có lẻ là trường hợp anh Tế quê Nghệ tỉnh,nhập ngũ hình như 78,cán bộ b trưởng,chuẩn bị kết nạp Đảng trong 1 lần đi chặn,nghe đâu được khoảng 20 kg vàng ròng,thì anh bỏ ngủ về nhà luôn,sau nầy cũng nghe ae qua phép đồn rằng anh cất nhà to ở quê lúc đó.Một trường hợp khác là 1 lính thông tin,nhập ngủ 81 quê Thanh Hóa tên là Bản,anh nầy rất đặc biệt ở chổ của nả ít ai sánh bằng,bình thường đi cầu phải bẻ chạc ba cắm để gác của hoặc lấy tay cầm không rê xuống đất,anh em hay nghịch bắt đè ra cho lên hết cở thì không thể diển tả,duc thao đã từng chứng kiến và ghi nhận việc nầy,anh em cho rằng vì đặc điểm đó mà tay nầy không chịu đựng được khi thiếu đàn bà nên cũng bỏ đ/v trốn ra dân làm cướp đường buôn.Và nếu quá trình đang cướp mà có phụ nử K nào lọt vô tay hắn thì nhớ đời luôn.Chính vì vậy trong 1 lần đang cưỡng bức 1 phụ nử đi buôn,do thiếu cảnh giác,bị người chồng cho 1 búa đẻo đầu lìa khỏi cổ,dân còn tổ chức dùng xe bò chở xác về trả cho E.
Rồi chuyện trong 1 lần phục kích,thu được 1 cúp 70,E trưởng trưng thu làm phương tiện đi lại,dân cứ vào trả giá cao hơn thị trường,ta không bán mà tồ chức kiểm tra lòi ra cả đống vàng trong 2 tay lái.Chuyện 1 tổ ở D3 trốn đ/v đi chặn đường buôn đánh nhằm 2 nử quân báo đang chuyển tài liệu về được chụp phim trong 2 vỏ kẹo,MT xuống lệnh cho cả D dàn ngang đi kiếm mà không thấy được(vì ai dám khai).
Cả chuyện số bất mản vô kỷ luật ở 1 số đ/v sau nầy tổ chức thành 1 E,có cả cối 82 và bác sỉ,được chỉ huy bởi tay Sỉ,c trưởng hình như 18,E2 cũng gây cho ta rất nhiều khó khăn trong quản lý đ/v và tác chiến.
Sau nầy khi về chốt giử Poi pet và tác chiến khi tham gia chiến dịch K5 tiến đánh từ Poi pet đến Đăng cum,duc thao đả nhìn thấy rất nhiều xương khô và đồ lót của phụ nử VN rải rác đầy các cứ lỏm và đường mòn,những phụ nử vượt biên không may rơi vào tay địch.
Vậy đó,thời điểm mà D2 của duc thao thường xuyên ôm đầu chịu trận ở Mo Hơn trong đói khổ,xung quanh con voi lại có những chuyện đến không ngờ,do những con đường buôn lậu đẻ ra.
Xin viết lại vài dòng để góp thêm câu chuyện về những cung đường,địa danh 1 thời máu lửa.
 
Hạng C
23/2/11
562
22
28
em thêm cho phần sinh động
[youtube]http://youtu.be/y-F8ojrauqk[/youtube]
 
ĐỊA DANH THỨ 1: CẦU TĂNG GIA.
Đây là 1 địa danh có lẻ chỉ quen thuộc với ae D2 E2 nhiều hơn là các đ/v khác.Chốt cầu tăng gia được hình thành khi đả kết thúc trận đánh 11 ngày đêm(83_84).Do lúc nầy trên giao cho D2 chúng tôi độc lập đảm nhiệm địa bàn tác chiến kéo dài từ Mo Hơn ra đến ngả ba con voi địa hình hơn 10 km.Đội hình D2 lúc nầy được bố phòng thành 2 cụm chính và 2 chốt cầu.Tính từ ngã ba con voi vào khoảng 2 km là cầu tăng gia(6 đ/c),qua 1 cây độc lập cách cầu 800m vào hơn 1 km là bộ phận 1/2 D thiếu đóng quân ở Kốp,để thay nhau huấn luyện và cơ đông cho E giải vây cho D3 ở Đăng cum,bộ phận nầy quan trọng là chốt cầu 30 hướng tây cầu Kốp,đường vào Mo hơn.Từ cầu 30 đi khoảng 4 km cắt rừng là tới cầu 20(lực lượng 1b tăng cường),và cắt rừng tiếp 4 km nửa thì vào đến Mo hơn.
Từ ngả ba con voi vào đến cầu tăng gia 2 bên địa hình rất trống trải,ruộng lúa thành trảng tranh xen kẻ các lùm cây lúp xúp,do cầu nằm ở vị trí trên đê nên tầm quan sát rất xa vào ban ngày.Về hướng tây bắc là trận địa pháo cao xạ kéo dài lên phum Diêng nơi E bộ đóng quân.Hướng đông trải dài từ hướng về Cốp túi đến Ta kông k'rao là trảng trống.
Từ lúc dân còn ở ngã ba con voi cho đến mải sau nầy,đây là 1 khu vực được cho là tương đối an toàn khi đi lại,thỉnh thoảng ae mới gở được vài quả mìn do pot gài lẻ tẻ mà thôi,nhưng không có đ/v nào chốt giử.Việc lập chốt cầu tăng gia trong thời điểm đó cũng chỉ là hình thức giản quân và hưởng ứng phong trào tăng gia ,cải thiện do trên phát động.
Do đó những đ/c được phân công chốt cầu nầy đa số được cho là thành phần bệnh binh,quáng gà,mặc dù so với những đ/c khác sức khỏe cũng còn tương đối tốt.Nhiệm vụ ngoài việc chốt cầu nầy còn lo nuôi vịt cho D và sẳn sàng hổ trợ các đ/v đi lại ,công tác trên trục đường.Nói chung 1 vị trí mà lúc đó được ae đánh giá là còn sướng hơn quan đại đội.
Lúc nầy ta cũng bắt đầu cho phép dân ở Cốp túi lên làm lúa ở các khu vực xung quanh,và 1 số gia đình chính sách của bạn vào tận Kôp hái trái cây về bán cải thiện.Vậy là cầu tăng gia ngoài là trạm dừng chân nghỉ ngơi ,uống nước của lính ta ra vô cũng là nơi đón tiếp dân chúng vẩn hay qua lại.Việc nầy cũng làm cho ae trong chốt rất bức súc và có nhiều ý kiến đóng góp,nhưng tiếc rằng ae ở chốt cầu quá chủ quan và thiếu cảnh giới qua những món quà cáp mà số dân nầy thường xuyên cho tặng.Không phân biệt được đâu là dân tốt và địch giả dạng trà trộn vào để nắm tình hình bố phòng của ta,mặc dù dân tốt có lúc cũng úp mở mà không dám nói thẳng.
Sự thân thiện giửa ae chốt cầu và dân chúng ngày 1 gia tăng,cộng tin quân báo về 1 số hoạt động thất thường của địch ở khu vực khiến cho D vô cùng lo lắng,cả D điều linh cảm sắp có 1 trận đánh lớn xảy ra,và khả năng là chốt cầu tăng gia là rỏ nhất.D liền tổ chức quán triệt chốt cầu ,đồng thời tổ chức 1 lực lượng tăng cường ban đêm cho cầu từ 10 đến 12 đ/c,và 1 bộ phận sẳn sàng cơ động tiếp từ Kôp ra nếu địch quá mạnh,do lực lượng c5 lúc nầy đang huấn luyện ở Kôp chịu trách nhiệm.Bộ phận tăng cường cứ đến 6 giờ chiều thì ra bố trí 2 bên đầu cầu cách chừng 100m để hổ trợ khi địch tập kích.
Vào cái đêm định mệnh đó,cả D lại được cấp nhu yếu phẩm đường sửa bồi dưỡng,nên thay vì triển khai theo trên chỉ đạo,đ/c phụ trách lại cho lực lượng tăng cường nằm luôn cùng ae ở chốt.Tối đó 2 bộ phận nầy tổ chức làm vịt nấu cháo ăn,đường sửa thì nấu chè.Sẳn có rượu dân K cho nên sau khi ăn uống xong,ai cũng nằm lăn ra ngủ ,không tổ chức gác xách cảnh giới gì.
Khoảng hơn 10 giờ đêm địch bất ngờ nổ súng.Ngay từ loạt đạn đầu hầu như tất cả đả thương vong do địch vào quá gần,tiếng AK điểm xạ cứ vang lên từng loạt và các điểm nổ B các loại nhìn xa như pháo hoa,lực lượng địch theo nhận định của trên là phải hơn 100 tên,do địa hình gần E và trận địa cao xạ nên chúng sử dụng 1 lực lượng quá áp đảo,tiêu diệt ta từ đầu và đủ sức chống đở mọi sự chi viện của ta.Sau khi làm chủ trận địa,chúng còn tổ chức dàn ngang bắn B cầu vòng về hướng E bộ,đèn pin chúng rọi ngang dọc xung quanh,đồng thời liên tiếp bắn bồi vào xác các đ/c đả chết.
Cả 2 lực lượng gần 20 đ/c chỉ còn duy nhất 1 đ/c sống sót nhờ chui xuống chân cầu,nấp vào 1 hàm ếch to do ta đánh trái tạo ra,địch thảy lựu đạn liên tục xuống xung quanh chân cầu và rọi đèn pin tìm kiếm nhưng không phát hiện.Ngoài ra những bụi cây rải rác xung quanh chúng dùng B bắn trụi hết do nghi có lính ta chạy thoát ẩn núp trong đó.
Lực lượng ở Kốp chi viện ra đến cây độc lập thì bị 1 bộ phận chúng chờ sẵn chặn đánh bị thương tiếp 1 đ/c và không thể phát triển lên.Sau nầy nghe kể lại pháo phòng không ta cách đó khoảng hơn 1 km cũng đả quay nòng chỉa thẵng nhưng không dám bắn vì sợ trúng vào lính ta.
Làm chủ trong hơn 1 giờ đồng hồ pot mới chịu rút lui,nhưng đến mờ sáng hôm sau,khi có lực lượng chi viện ta mới ra được trận địa.Những gì phải chứng kiến khiến nhiều đ/c bị ám ảnh suốt 1 thời gian dài.Toàn bộ số ae hy sinh không còn ai có thể nhận dạng được,những đ/c làm công tác tử sỉ kể lại cứ đở lên là nghe tiếng xương gảy do bị bắn bồi cứ nghe rào rạo,nội tạng đổ ra xung quanh,còn nảo và các phần sọ vở phải dùng đồ mà hốt,nhưng vẩn không sạch được.Hàng tuần sau,đi ngang qua vẩn còn bốc mùi rất nặng.
Vậy đó,trải qua bao lần vào sinh ra tử,chống đở những trận đánh dử dội ở Mo hơn thì trụ được.Rồi đến ra 1 khu vực được cho là quá an toàn,nhưng vì chủ quan ,mất cảnh giác,không làm đúng yêu cầu quán triệt của chỉ huy,mà ae phải trả 1 cái giá quá đắt,1 bài học cho duc thao và rất nhiều ae sau nầy,không bao giờ củ.
 
ĐỊA DANH THỨ 2,KHU VỰC KÔP HAY CẦU 30.
Thẳng đường từ con voi vào khoảng hơn 4km gặp 1 khu vực cây ăn trái um tùm,đó là khu vực Kôp.Trải dài từ bắc sang nam khoảng 3,4 trăm mét.Gần cuối có 1 cây cầu gổ có lẻ do công binh ta bắc khi tiến đánh Cao mê lai,chịu tải được cả xe thiết giáp M 113 kéo pháo chạy qua trên đó,đ/v duc thao thường quen gọi là cầu 30.
Đây có thể là 1 khu vực dân cư có từ lâu đời bởi cây ăn trái trồng ở đây rất to lớn.Những gốc xoài cổ thụ cở 2 người ôm trồng dọc 2 bên bờ suối,xen kẻ các loại mít,cam,quýt,chanh...đặc biệt có 1 cây táo Thái trái rất to,ngày nào hái cũng có trái ăn được,khu vực cầu 30 về hướng nam lại có rất nhiều cây gáo,rất ngọt,cây săng để nấu canh chua,ngoài ra có 1 loại đậu dây như đậu đen,mọc thành đám lớn.
Về hướng đông là địa hình tương đối trống trải,đồng trảng tranh xen kẻ những lùm cây lúp xúp.Phía tây giáp mí rừng thưa,kéo dài về đến mỏ vẹt,đây cũng là hướng địch hay vào tập kích.
Ngoài ra trong địa hình còn có 1 suối nước sâu chảy từ hướng mỏ vẹt cắt ngang từ tây sang đông,cầu 30 nằm trên con suối nầy.Do lòng suối khá sâu,nên quanh năm lúc nào cũng có nước.Đặc biệt cá ở đây rất nhiều,và con nào cũng rất lớn.Nhưng do là nguồn nước sinh hoạt cho cả khu vực nên D cấm đánh trái,tuy vậy đôi lúc vì ham cá ae vẩn lén đánh trộm.
Thời kỳ 1980 khi duc thao được bổ sung vào Cao mê lai và đến 1981,khi về Mo hơn làm nhiệm vụ thông đường từ cầu 20 ra Kôp,khu vực nầy là nơi đóng quân của 1 D lính Cam Pu Chia,không rỏ phiên hiệu.Sau đó cũng có nhiều đ/v đóng quân như C19 E2,pháo binh sư...rồi đến 1983 thì giao lại cho đ/v duc thao.Đến khoảng cuối mùa mưa 1983 thì có 1 D ĐC của bộ về ở phía trong,đ/v duc thao làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài,hổ trợ đ/v nầy cũng cố và hoạt động về hướng biên giới Thái.Cũng trong thời điểm nầy duc thao được D điều ra phụ trách chốt cầu 30,do bDKZ 82 và b 12ly7 đảm trách.
Kỷ niệm về cây cầu nầy của duc thao cũng là 1 thiệt hại rất lớn của D bởi mìn trái của pot gài.Số là tầm cuối mùa mưa năm ấy,nước ngập rất lớn,cập bờ đê(cũng là đường đi)bên phải đường từ hướng cầu về hướng Mo hơn,nước dâng lên như 1 dòng suối chảy về suối Kôp.Hàng ngày bộ phận chốt tiền tiêu của ta phải vượt qua con suối nầy,để lên chốt gác cách cầu khoảng 500m.Đây cũng là đường bắt đầu cắt rừng của các đoàn xuất phát đi về hướng Mo hơn.Trước đó 3 ngày ,1 đoàn từ trong Mo hơn đi ra gần đến chốt cầu thì bắn bắt liên lạc,nhưng đ/c bắn lại giơ thẳng súng về hướng cầu nên đạn bay cứ cheo chéo trên đầu ae.Đ/c Thành,b 12ly7,phụ trách phó cầu mới tức giận,dùng AK ra đứng giửa đường bắn trả về hướng nầy mấy loạt.Không ngờ đi trong đội hình lại có đ/c Trần Dong c phó c5 cùng đi nên khi ra đến cầu,đ/c nầy dùng B 40 đe dọa bắn đ/c thành,duc thao phải ra đứng giửa 2 đ/c nầy để khuyên can.
Sự việc cũng dừng lại ở đó,nhưng những loạt súng của ta đả khiến cho pot chú ý,và chúng mò vào khu vực nầy tổ chức cài mìn.
Ba ngày sau ,ta tổ chức 1 đoàn tải vào mo hơn khoảng 30 đ/c.Đội hình xuất phát khi trước đó tổ tiền tiêu đả vựơt suối vào chiếm lỉnh vị trí đả xong.Duc thao còn nhớ không hiểu sao có 1 đ/c lính 82 quê quận 11 lại không mặc quần dài,mà mặc quần cụt để đi công tác.Duc thao cũng đi trong đoàn do muốn vào thăm khẩu đội ở Mo hơn,nên đi gần cuối đội hình.
Khi vượt suối được khoảng 7,8 đ/c(có đ/c đả qua tới bờ bên kia),bờ bên nầy đứng đợi dồn cục thì đúng ngay đ/c mặc quần cụt bước xuống suối vướng ngay 1 quả KP2 gài dưới nước vắt ngang đường nhảy lên phát nổ.Phía sau duc thao chỉ kịp nghe 1 tiếng nổ đanh khan đồng thời 1 đám khói xám bốc lên thì tiếng ae bị thương cũng la lên như vở chợ.Vận động lên tới nơi thì thấy số ae tử thương nằm la liệt,có đến 3 đ/c bị chìm dưới nước đang chới với giơ tay cầu cứu.Thật tình duc thao lúc nầy chỉ biết lao đại xuống nước để cứu những đ/c nầy lên bờ,rồi phụ y tá băng bó cho số ae bị thương,mà không nghỉ tới khả năng bị vướng mìn do địch còn gài tiếp,rất may là quá trình nầy không vướng phải trái nào.Có 8 ca hy sinh và 6 ca bị thương tất cả,sự việc vượt qua khả năng giải quyết của bộ phận còn lại,trong khi đ/c Dong chỉ biết đứng nhìn hậu quả khi bị địch phát hiện điểm xuất phát của ta.
Khi lực lượng D ra giải quyết hậu quả xong,số còn lại tiếp tục lên đường bằng hướng khác.Riêng duc thao phải ở lại để tiếp tục dò mìn,cắm cây làm chuẩn ra tới chốt tiền tiêu dặn dò ae xong để quay trở vô,chốt tiền tiêu tiếp tục ở lại chốt tới chiều mới quay vào,chờ D ra kiểm tra thực địa.Rất may là các đ/c nầy không bị đá trái nào,khi duc thao gở thêm 5 trái 65 2A và 1 KP2 nửa được gài dưới nước.
Đến tầm 11 giờ trưa,đ/c anh nuôi sau khi nấu cơm xong ,liền đội ra chốt,do đi không đúng dấu, dặm phải 1 quả 65 2A,cụt mất 1 chân lên tới gối.Ba đ/c đang chốt hoảng quá ,vượt qua suối lôi đ/c nầy chạy thẳng về cầu.Trong đó có đ/c Vàng,thương binh đang chờ sổ,bỏ luôn cây AK xuống suối,khiến duc thao phải mò cả giờ đồng hồ mới tìm lại được.
Sau đợt nầy,không còn đ/c nào có những hành động khinh xuất như vậy nửa,nhưng bài học cho 1 lần cảnh giác cũng quá nặng nề.Đ/c Dong sau đó không lâu cũng hy sinh luôn.Đúng là xương máu không có bài học nào có thể đền bù được.
 
ĐỊA DANH THỨ 3,CẦU 20.
Từ cầu 30 ở Kôp đi tiếp về hướng nam phía Mê lai,xuyên qua các khu vực trảng tranh xen kẻ rừng dầu thưa thớt khoảng hơn 4 km là cầu 20,khu vực bờ đê giao nhau giửa trục đường bắc nam và 1 nhánh đê kéo dài từ hướng mỏ vẹt chạy xuống,hình thành 1 con suối chạy cắt qua từ tây sang đông.Cầu 20 được bắt qua con suối nầy,liên kết trục đường thông suốt.
Đây cũng là 1 cây cầu gổ có lẻ do công binh ta thi công khá kiên cố.Trụ cầu làm bằng các thân gổ to và mặt cầu thì được lắp ghép bởi những lớp ván xẻ rất dầy,các loại xe bọc thép đi lại bình thường.
Xung quanh cầu địa hình khá trống trải,hướng nam ,tây và bắc chủ yếu là trảng tranh xen kẻ cây dầu thưa,khoảng trống từ 50 đến cả trăm mét,rải rác có vài ụ mối to.Riêng hướng đông cầu có đám dầu thưa tiếp giáp gần hơn,nhưng đông nam có 1 hồ nước sâu và lớn,không thể triển khai tiếp cận cầu từ hướng nầy được.
Khi ta còn chốt giử Mê lai và đến đầu năm 81,trục đường từ ngả 3 con voi còn tương đối an toàn,có những đ/c 1 mình đi lại từ ngoài vô không mang súng vẩn vô tư,các loại xe vẩn còn chạy ra vào để vận chuyển lương thực và thương tử thường xuyên cho đ/v.
Lúc nầy cầu 20 chỉ được chốt giử bởi 1 bộ phận từ 6 đến 7 đ/c bố trí 2 bên.Trước khi E bộ rút về phum Diêng không lâu,vào 1 tối pot từ mỏ vẹt tổ chức tấn công đánh bứt cầu,gây thiệt hại cho ta 4 đ/c,còn lại 2 đ/c bỏ chạy vô rừng(thuộc công binh E giử chốt).
Đến tháng 4.1981,khi D 2 duc thao về phòng ngự ở Mo hơn,cầu được giao cho các b thuộc D bộ và c8 hỏa lực đảm nhiệm(lực lượng thường xuyên 7 đ/c).Lúc nầy cầu 20 trở thành 1 đầu cầu tương đối quan trọng,là nơi tiếp nhận các lực lượng thường xuyên qua lại của tiểu đoàn.Bộ phận cầu ngoài chốt giử còn thường xuyên tổ chức thông đường hàng ngày 3 đ/c tới Kôp,tổ chức trinh sát nắm địch lên gần mỏ vẹt.Nhưng tình hình cũng còn tương đối an toàn.Có những buổi trưa do thời tiết quá nóng,ae chui hết xuống hầm,đến nổi có mấy đoàn qua lại còn không biết.
Đến khi vào 1 đêm,cũng bọn pot ở hướng mỏ vẹt tổ chức tấn công 1 trận đánh lớn nhưng không làm bứt chốt(đả kể những bài trước),cộng cầu bị sập do xe chở H12 vào,đoạn đường nầy và cầu 20 mới bắt đầu đổ nhiều máu và thực sự căng thẳng với rất nhiều sự khó khăn.
Mìn trái bắt đầu vào sát tới đội hình chốt cầu,ban đêm những thằng pot bò sát vào bố trí mìn trái cách ta chỉ hơn 50m,thường xuyên tổ chức tập kích cả ngày đêm.Cao điểm có ngày chúng tập kích đến 3,4 trận.Những đoàn ra vô bắt đầu cũng thương vong nhiều vì mìn trái,vì địch phục kích,khiến ta phải bỏ đường.Cầu 20 lại trở thành vị trí trung tâm của các đoàn qua lại.Đến khi 1 lần đ/c d trưởng ra e họp trở về bị pot phục kích suýt bị bắt sống,cầu 20 phải tung hết lực lượng ra ứng cứu,quân số mới được tăng cường lên 12 đ/c(do c7 đảm nhiệm).
Trước trận 11 ngày khoảng hơn tháng(1983),địch bắt đầu có nhiều biểu hiện trinh sát thăm dò qua nhiều dấu vết để lại,các đợt tập kích xung quanh để phát hiện bố phòng của ta,D nhận định bọn chúng sẻ dùng lực lượng lớn để dánh chiếm cầu,nên lập tức tăng cường thêm 12 đ/c(có 1 đại liên,1 cối 60 và 1 máy PRC 25)nên quân số tăng lên đến 24 đ/c,đồng thời điều 1 cán bộ c ra chỉ huy để tổ chức phòng ngự.Lệnh trên cũng yêu cầu ta dùng tất cả các loại mìn trái sẳn có để tổ chức bố trí đồng thời dùng các loại chà gai để rải làm chướng ngại vật xung quanh,hướng có thể địch sẻ xung phong bằng xung lực.Nhưng thật tiếc đ/c cán bộ chỉ huy 1 phần do chủ quan,1 phần do yếu kém,đả không triển khai nhiệm vụ,chỉ dựa vào những gì đả bố trí trước đó thôi.
Gần 5 giờ sáng ngày pot mở đợt tiến công,khi đ/c anh nuôi gác ca cuối chuẩn bị nấu cơm,giửa lúc ae đang say giấc,pot bất ngờ dàn ngang áp sát đội hình tấn công vào,chỉ cách chiến hào 50 m.Toàn bộ hướng bắc cầu,phía Kôp vào,tính từ tây bờ đê đến tới trục đường đều bị tràn ngập.Chúng vừa thổi còi,vừa la hét xung phong,đội hình chen chúc,dầy đặc.Đ/c RBD hướng tây cầu vừa giá súng lên chưa kịp bắn đả lảnh ngay 1 trái B 69,hy sinh ngay tại chổ.Hướng bắc cầu,sát trục đường đ/c đang ngồi gác chỉ kịp bắn gục tên gần nhứt bằng 1 loạt AK cũng vội ôm súng tháo chạy do địch quá đông.Những đ/c ở giửa đội hình cũng chỉ kịp bỏ chạy vì đột ngột,thì may mắn là những tên chạy trước vướng chân vào dây mìn DH 10 ta bố trí không kịp giựt gây nổ,khiến những tên chạy sau ngả chết liệt địa,tạo nên thời cơ cho những đ/c nầy,nhưng 1 số đ/c không chạy kịp cũng trúng đạn hy sinh.Toàn bộ phía bắc cầu bị đánh bứt ngay những loạt đạn đầu tiên,những đ/c chạy thoát cũng chạy 1 mạch vào đến Mo hơn không dừng lại.Phía nam cầu ta cũng đả kịp triển khai,nhưng vì sợ bắn lầm ae còn sống nên cũng không nổ súng,chỉ khi tên pot nào vượt qua cầu,ta mới dám bắn chặn,nhưng do địa hình khó vận động pot cũng không dám vượt qua.Đến sáng khi lực lượng chi viện ra đến nơi ,ta mới tái chiếm cầu trở lại.4 đ/c hy sinh tại chổ,2 đ/c bị thương,1 số súng bộ binh và khẩu cối 60 bị thu mất,riêng máy PRC 25,đ/c thông tin trước khi chạy đả kịp quăng xuống nước,địch không phát hiện nên còn.Địch cũng bỏ lại 1 xác ngay trục đường và rất nhiều vết máu,vết lôi xác kéo dài trên cỏ tranh.Khi ta trinh sát lên mỏ vẹt thấy chúng lôi về đây bỏ hơn chục xác,do bị vướng mìn DH10 của ta tử thương.
Dù đả biết trước khả năng bị địch tiến công,nếu ngày đó bộ phận chốt cầu đừng chủ quan,tích cực bố trí mìn trái vật cản như triển khai,chắc chắn ta không bị thương vong nhiều và địch thì sẻ thiệt hại rất lớn nếu có chiếm được chốt(đ/c Chánh b trưỡng c7 đang chỉ huy cầu đả chuẩn bị 8 trái cối 82 gài vướng nổ chưa kịp bố trí thì phải bàn giao vào cứ cho đ/c C phó ra thay).
Đây cũng là địa danh mốc cuối cùng ,đi tiếp về nam 4 km nửa thì vào đến Mo hơn.