Hạng B2
9/9/17
125
56
28
38
Lúc học lái em làm như bác, nhả ga là để qua thắng liền, nhưng thầy dạy cứ nói em sao cứ để chân lên thắng hoài vậy. Lúc đó em nghĩ làm vậy cho an toàn, có chuyện bất ngờ là đạp thắng liền, khỏi sợ lộn. Vậy mà thầy lại ko chịu, bó tay.

Mình cũng bị thầy nói y chang bác. Chắc mấy thầy muốn mình rèn luyện chân côn cho tốt, vì mấy thầy dạy xe côn mà. Còn bản thân mình phải luôn tìm phương pháp rèn luyện bản thân để tránh chuyện đáng tiếc xảy ra thoy. Bình thường đi tà tà thì không có gì đáng nói, đáng ngại nhất là lúc có chuyện bất ngờ xảy ra, phản xạ mình không kịp là nguy lắm.
 
Hạng B2
9/9/17
125
56
28
38
Hồi mới học lái e cũng hay nhầm. Lý do chính là hay nhấc hẳn chân lên. Giờ rút kn e đặt chân thẳng với thắng, gót chân luôn chạm sàn, mớm ga thì xoay mũi giày sang gá vào cần ga. Chạy kiểu này lực đạp ga phải mạnh hơn vì chân ko thẳng cần ga nhưng ko bị nhầm nữa

Cái này ngay từ ban đầu học lái ai cũng phải làm điều này mà bác !
 
Hạng D
8/5/16
2.243
6.444
113
Em đã từng đặt vấn đề cần có những bài test về phản xạ như một phần của việc kiểm tra sức khỏe trước khi học lái và cấp bằng lái.
Phản xạ ở đây không phải là sự nhanh nhẹn chính xác như những tay đua mà là khả năng nhận định tình hình và ứng xử chính xác, phù hợp với hoàn cảnh.
Phân tích chi tiết quá trình tâm sinh lý khi “đạp nhầm chân ga” mà chúng ta thường thấy:

Loại A: (1)Đạp nhầm => (2) Nhận biết đạp nhầm => (3) Điều chỉnh hanh vi nhầm bằng đạp thắng.

Loại B: (1)Đạp nhầm => (2) Nhận biết đạp nhầm => (3) Nỗi sợ hãi/hoảng loạn tang đột ngột (Andrenaline trong máu tăng đột ngột) => (4) Một loạt hệ quả của Andrenaline trong máu xảy => (5) Vượt qua được nỗi sợ hãi/hoảng loạn => (6) Điều chỉnh hanh vi nhầm bằng đạp thắng.

Từ (3) đến (6) thì tai nạn đã xảy ra mất rồi ☹

Nói rõ hệ quả ở (4) của loại B một chút:
  • Tim đập mạnh và nhanh đột ngột => khả năng cao nhất là choáng, thậm chí ngất xỉu
  • Toát mồ hôi
  • Tay chân lạnh
  • Cơ bắp co cứng => khả năng cao nhất là bị chuột rút
Khoa học gọi hiện tượng này là sự ức chế hành xử (behavioural inhibition), do một vùng thuộc não bộ điều khiển. Điều này lý giải cho việc tại sao một số người trở nên bị “đơ người” khi sợ hãi hoặc khi đối mặt với một nguy hiểm đang hiện hữu, trong khi đó một số khác lại vẫn có khả năng giữ được bình tĩnh để đối mặt với mối đe doạ và xử lý được nó. Cơ chế này thuộc yếu tố “cơ địa” và có tính di truyền.

Phân tích vậy để thấy, việc kiểm tra sức khỏe một cách nghiêm túc cho người tham gia GT là rất rất cần thiết. Tiếc thay, với ý thức về an toàn còn chưa cao của xứ ta, 100K một cái giấy khám sức khỏe khống hay khám qua loa chỉ để “bổ sung hồ sơ cho đầy đủ” đã dẫn đến việc một đống “quan tài bay” di chuyển trên đường phố hàng ngày ☹

Bác nào thuột type B thì nên:
  • Bổ sung các vitamin như canxi, kali, magie...
  • Tập thể dục để tăng cường tuần hoàn máu/não...
 
Hạng B1
24/5/17
89
128
33
TP.HCM
Em không dám nhận là tài già, nhưng em đã cầm xe chạy từ lúc 14 tuổi đến giờ (gia đình em xưa làm nghề xe). Chạy cũng đủ loại xe, từ 4 đến 7 chổ, từ ô tô đến tải nhẹ, từ xe cổ đến xe mới tinh. Từ MT đến AT, sau này chủ yếu là AT và hiện giờ em đang đi con AT 1.6. Nói chung giờ bay của em cũng thuộc loại kha khá ạ. Và quan trọng là em méo có tin việc nhầm chân ga, cho đến hôm cuối tuần trước.

Em còn nhớ rất rõ cảm giác ấy và vẫn còn thấy sợ mỗi khi nghĩ tới, nếu không may mắn thì chắc giờ này vẫn còn lo xử lý hậu quả.
Số là trước khi vào cao tốc Hcm-Trung Lương, em ghé vào tiệm Minh Tâm mua bánh mì. Do ở ngoài xe đậu kín hết nên em đâm vào con hẻm kế bên quán, phải chạy ngang qua cái cống hơi lồi lõm. Khi mua xong de xe ra (vuông góc với đường chính, là đường dẫn lên cao tốc, và có 1 xe khách đậu trên lề đường, bên phải xe em), khi đi ngang cái cống xe bị đứng lại do lọt ổ gà, em nhấn thêm miếng ga để bường qua (lúc đó cũng hơi bị phân tâm do đang rầy đứa con gái vì nó bướng). Các bác biết không, sau khi qua được cái cống, xe còn trớn nên de ra thêm tí nữa so với dự tính của em. Lúc đó trong đầu thì nghĩ là dậm thắng như phản xạ từ trước đến giờ, nhưng không hiểu sao chân em lại đè cần ga (vẫn nghĩ mình đang thắng nhé). Cái xe nó phóng cái vèo ra giữa đường, phước ông bà để lại là không có xe nào chạy tới (lưu lượng xe lên cao tốc vào cuối tuần về miền tây thì các bác biết rồi đó) và em buông ga ra kịp thời. Nói thật là em không dám nghĩ đến việc nếu lúc đó có chiếc nào ào tới thì sẽ như thế nào nữa.

Cho nên nói thật là các bác đừng có tâm lý chủ quan như em. Và nhất là cần tập trung cao độ, không để bị phân tâm khi lái xe. Vì chỉ 1 giây sơ xẩy thôi, hậu quả có thể xảy ra. Em phải công nhận là em cực kỳ may mắn trong tình huống đó.
 
Tập Lái
22/6/17
30
20
8
51
Em không dám nhận là tài già, nhưng em đã cầm xe chạy từ lúc 14 tuổi đến giờ (gia đình em xưa làm nghề xe). Chạy cũng đủ loại xe, từ 4 đến 7 chổ, từ ô tô đến tải nhẹ, từ xe cổ đến xe mới tinh. Từ MT đến AT, sau này chủ yếu là AT và hiện giờ em đang đi con AT 1.6. Nói chung giờ bay của em cũng thuộc loại kha khá ạ. Và quan trọng là em méo có tin việc nhầm chân ga, cho đến hôm cuối tuần trước.

Em còn nhớ rất rõ cảm giác ấy và vẫn còn thấy sợ mỗi khi nghĩ tới, nếu không may mắn thì chắc giờ này vẫn còn lo xử lý hậu quả.
Số là trước khi vào cao tốc Hcm-Trung Lương, em ghé vào tiệm Minh Tâm mua bánh mì. Do ở ngoài xe đậu kín hết nên em đâm vào con hẻm kế bên quán, phải chạy ngang qua cái cống hơi lồi lõm. Khi mua xong de xe ra (vuông góc với đường chính, là đường dẫn lên cao tốc, và có 1 xe khách đậu trên lề đường, bên phải xe em), khi đi ngang cái cống xe bị đứng lại do lọt ổ gà, em nhấn thêm miếng ga để bường qua (lúc đó cũng hơi bị phân tâm do đang rầy đứa con gái vì nó bướng). Các bác biết không, sau khi qua được cái cống, xe còn trớn nên de ra thêm tí nữa so với dự tính của em. Lúc đó trong đầu thì nghĩ là dậm thắng như phản xạ từ trước đến giờ, nhưng không hiểu sao chân em lại đè cần ga (vẫn nghĩ mình đang thắng nhé). Cái xe nó phóng cái vèo ra giữa đường, phước ông bà để lại là không có xe nào chạy tới (lưu lượng xe lên cao tốc vào cuối tuần về miền tây thì các bác biết rồi đó) và em buông ga ra kịp thời. Nói thật là em không dám nghĩ đến việc nếu lúc đó có chiếc nào ào tới thì sẽ như thế nào nữa.

Cho nên nói thật là các bác đừng có tâm lý chủ quan như em. Và nhất là cần tập trung cao độ, không để bị phân tâm khi lái xe. Vì chỉ 1 giây sơ xẩy thôi, hậu quả có thể xảy ra. Em phải công nhận là em cực kỳ may mắn trong tình huống đó.
Thích bài này, chính xác. Con người không phải là máy móc, computer đôi khi còn bị lỗi huống chi con người.
 
  • Like
Reactions: anlt.sg.vn
Hạng B2
2/2/17
351
691
93
38
Lúc học lái em làm như bác, nhả ga là để qua thắng liền, nhưng thầy dạy cứ nói em sao cứ để chân lên thắng hoài vậy. Lúc đó em nghĩ làm vậy cho an toàn, có chuyện bất ngờ là đạp thắng liền, khỏi sợ lộn. Vậy mà thầy lại ko chịu, bó tay.
Thầy của bác lạ nhỉ !?
Thầy mình và người nhà cũng bảo buông ga là bỏ chân qua hờ trên chân thắng liền. Chỉ để chân trên bàn ga khi nào xác định thực sự cần ga để đi tới thôi.
Khi lùi hay cần đi tới chậm, nếu ko đi bằng chân thắng thì thì cũng mớm ga, nhấp ga 1 cái rồi bỏ qua chân thắng liền...

Đọc mấy vụ nhần chân ga này thấy sợ quá và cũng biết là chỉ cần 1 cú nhầm chân thôi là có thể có ít nhất 2 gia đình tan nát (của nạn nhân và của mình do tốn tiền đền người ta) nên mấy vụ này cũng đế ý lắm.
Mà nói thật với các bác cũng có lúc nhiều khi đi đường nhịp chạy xe nó cứ đều đều làm mình cũng mất tập trung, đầu óc lại lan man nghĩ đến công việc. Mấy lúc đó nghĩ lại thấy cũng sợ thật.
 
Hạng B1
9/4/17
56
19
8
41
Thầy dạy lái xưa từng bảo, làm chó gì có xe điên chỉ có thằng điên lái xe
 
Hạng D
27/7/15
1.192
2.244
113
Thầy của bác lạ nhỉ !?
Thầy mình và người nhà cũng bảo buông ga là bỏ chân qua hờ trên chân thắng liền. Chỉ để chân trên bàn ga khi nào xác định thực sự cần ga để đi tới thôi.
Khi lùi hay cần đi tới chậm, nếu ko đi bằng chân thắng thì thì cũng mớm ga, nhấp ga 1 cái rồi bỏ qua chân thắng liền...
Cách đi xe và học lái xe của bác giống e,buông ga là bỏ qua thắng ngay lập tức,e không bao giờ để chân chéo qua,chéo lại như nhiều tay dạy lại xe hay như trên mạng nói..ga là ga ,mà thắng là thắng rõ ràng
Trước giờ đi hay mua xe e chỉ mua AT,E cũng không chạy và cũng không muốn thử chạy MT,Cái gì mình không thực sự quen thì không nên thử