Oh Matiz phun à!? Vậy là ko làm cách mình đc nha. Cách mình chỉ dùng cho bình xăng con. Phun là điện tử rùi, ko khuyến cáo làm (dù matiz ko hiện đại lắm - có thể ko sao, nhưng khuyến cáo ko nên làm). Để mình giải thích cho bác nắm luôn hén. Xe có 2 loại:
1. Bình xăng con:
- Việc phối trộn xăng - gió do bình xăng con đãm nhiệm, cái bộ phận này chủ yếu là cơ, chỉ có 1-2 cái cảm biến là điện (cảm biến bướm ga, cảm biến bù ga, v.v...). Để đưa xăng tới bình xăng con, ta cần bơm xăng. Bơm xăng chạy điện. Đó là mục cung cấp thức ăn. Về phần ăn, để đốt cháy thì phải có lửa. Lửa do bugi sinh ra. Bugi nhận điện áp từ mô bin sườn truyền thông qua bộ chia điện (Delco). Thời điểm phát điện được quyết định mởi IC. Túm cái váy lại: Để xe dùng bình xăng con duy trì máy nổ (sau khi đã đề máy) thì cần cung cấp điện cho bơm xăng, mobin sườn, IC. Tất cả các mục khác có thể cho qua (ko có ko sao, có càng tốt). Do đó, dynamo (hay còn gọi là máy phát điện) chỉ cần phát ra nguồn điện vừa đủ để nui 3 thằng nói trên là xe vẫn nổ máy bthg, chạy phan phan trên đg. Để dễ hình dung bác liên tưởng tới mấy con xe máy thời Tống á. Chả có acqui, ko dàn nhựa, ko đèn đóm con mịa chi hết, vẫn đạp máy là chạy. Đó là do dynamo phát đủ điện cho mobin và IC sườn là đủ. Xe máy thậm chí ko có bơm xăng, nó dùng lực hút trái đất để đưa xăng đến bình xăng con (bình xăng lớn nằm cao hơn bxc) nên dynamo yếu cũng chạy đc.
2. Xe phun xăng:
- Khác xe bxc, việc phối trộn xăng gió, rồi đưa xăng gió vào họng đốt là nhờ 1 đám các thằng như ECU (bộ điều khiển trung tâm - quyết định xem trộn bao nhiu, liều lượng thế nào, phun vào bao nhiu), bơm và kim phun (để tạo áp lực phun vào), 1 đám cảm biến (cảm biến bướm ga, cảm biến oxi, cảm biến khí thải, cảm biến tè le hột me, v.v...) làm nhiệm vụ thu thập thông tin để chuyển cho thằng ECU biết đường mà xử lý. Nguyên cái đám này dùng điện. Phần ăn thì giống xe bxc là chỉ cần mobin truyền qua Delco, qua bugi. Như vậy, để xe duy trì máy nổ (sau khi đề xong) thì phải có điện nui cái đám đó. Điện này đến từ dynamo và acqui. Xe phun đời mới thì bắt buộc ko đc tháo acqui. Tháo ra là 1 đống cảm biến, chương trình lập trình, này kia nọ mất hết. Do đó nếu tháo ra, xong gắn bình mới vào là xe báo lỗi tùm lum, thậm chí ko nổ máy nữa đc mà phải vào hãng set lại. Do đó, xe đời mới, để thay bình acqui (khi bình yếu) thì phức tạp hơn ở chổ phải tìm cách luôn cấp điện cho xe để xe ko bao giờ mất điện rồi mới tháo acqui chứ ko như xe lá thích thay acqui là tháo, tháo xong gắn bình mới vô tư chả hư hao mịa gì. Xe phun đời cũ thì e chịu, e ko rành lắm là nó có lập trình tè le hay ko. Nhưng cá nhân e, e đoán là nó ko tới mức phức tạp như xe đời mới (đoán thôi nha, đúng sai hên xui á haha). Nói cách khác, e đoán có thể tháo acqui đc. Chỉ khác mỗi việc thay vì bxc thì nó phun. Thành ra, nếu chắc ăn, bác nên hỏi ai chạy Matiz trước xem tháo bình đc ko? Nếu tháo đc thì bác thử theo cách của e là bít dynamo mạnh hay yếu (cách này thử theo thợ vườn thôi. Chủ yếu là tay ko bắt bệnh. Đúng ra là dùng đồng hồ đo thì chính xác và chuyên nghiệp hơn). Khi tháo mất acqui thì dynamo phải phát đủ điện để nui cái đống e kể bên trên á. Nếu dynamo mạnh thì chả có sự khác biệt gì khi có hay ko có acqui. Nếu dynamo yếu thì xe nó garatin ko đều (lịm lên lịm xuống, giật cục, v.v..) vì điện ko đủ. Nếu tắt máy luôn thì dynamo = 0.
Bác lưu ý là dynamo ngoài việc cấp điện cho xe hoạt động (lúc xe nổ máy - acqui chỉ làm nhiệm vụ đề máy. Đề nổ xong là acqui hết việc) thì dynamo còn làm nhiệm vụ sạc bình (khi bình yếu đi, suy hao trong quá trình sử dụng). Do đó, có 1 tình huống là xe nổ máy bthg nhưng chạy 1 thời gian là hết bình pải mang đi sạc bình thì ngoài khả năng bình hư ko cầm hơi còn có khả năng dynamo yếu (chỉ đủ cấp điện cho tải còn lại ko đủ điện để sạc bình). Ngoài ra, về sau này bình còn cấp điện cho hệ thống giải trí, kính bấm điện, v.v.... Nói chung xe càng hiện đại thì bình càng quan trọng. Còn xe cỏ căn bản thì bình chả làm gì ngoài đề máy.
Bác cứ từ từ, rồi bác sẽ nắm thêm nhiều kiến thức về xe lắm. Lúc đó bác có thể cơ bản bắt đc các bệnh căn bản của xe luôn á. Chúc bác vui cùng e nó!