Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Em nghĩ là các loại gây nhiễu đi theo B-52, chứ chưa có AWACS.
Tìm thấy 1 link nói về lịch sử máy bay cảnh báo sớm. Chapter 4, trang 60 có nói vai trò của AEW ở VN war. Lúc đó vẫn chưa thể cảnh báo sớm hiệu quả, chỉ dùng để kết nối các đội bay, tìm kiếm cứu nạn là chính.
Em nhớ chiến tích của AEW là phải tới 1982, và Iarael là người khởi đầu ứng dụng cộng nghệ cao vào chiến tranh.

http://books.google.ca/books?id=lUN__e4yC_IC&pg=PA59&lpg=PA59&dq=AWACS+role+in+Vietnam+war&source=bl&ots=rsYApPYK1r&sig=nDcuvbyUpxjUdCrtwCMoeBD-Ltc&hl=en&sa=X&ei=44yDT4CGBtHQiALXsMGCBg&ved=0CDIQ6AEwAg#v=onepage&q=AWACS%20role%20in%20Vietnam%20war&f=false
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
@sinhviengià:
Mỹ đã có AWACS từ cuối Thế chiến II rồi chứ bác? Cuối năm 1944 Hải quân Mỹ đã cho phát triển một loại ra-đa có thể mang lên không trung bằng máy bay có tên là "Dự án Cadillac". Nguyên mẫu thử nghiệm là chiếc TBM Avenger, một loại máy bay ném bom thả ngư lôi. Việc thử nghiệm thành công khi chiếc này có thể phát hiện được các toán bay ở độ thấp trong tầm lên đến 160 km.

Thế là tháng 03/1945 ra đời máy bay AEW thực thụ đầu tiên mang tên TBM-3Ws có trang bị ra-đa AN/APS-20. Khoảng 36-40 đã được chế tạo.

http://en.wikipedia.org/wiki/Airborne_early_warning_and_control
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Ý em là dùng AWACS để cảnh báo sớm như chức năng ngày nay, thì ở VN war vẫn chưa phát huy tác dụng.
Ở VN triển khai chiếc mà bác Bánh Tét up hình, hải quân cũng có loại E-2A, mà chức năng có lẽ cũng làm linh tinh gì đó, chứ chưa hoàn thiện để thay đổi vai trò to lớn như hiện nay.

Túm lại thì mấy chiếc này chưa thể bay trên không và phát hiện Mig của Vn bay tầm thấp, hình như cũng có 1 số trận đánh họ ghi nhận là có giúp không quân Mỹ phát hiện ra Mig nhờ AEW, nhưng họ không nói đến vai trò AEW như trong cuốn sách viết lịch sử phát triển máy bay cảnh báo sớm, em đã trích trên kia.
Thực tế lúc đó vẫn là đánh nhau nhờ radar của máy bay tiêm kích.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
xxmagicxx nói:
rottie nói:
xxmagicxx nói:
Sóng dài mới dội như vậy nên không tính toán gì được đâu. Cái radar thụ động đó cũng xem như 1 loại cảnh báo sớm tiềm năng. Chứ không thể điều khiển được vũ khí. Chưa kể hệ thống liên lạc vô tuyến quân sự hiện đại thiết kế để nguỵ trang = cách thay đổi liên tục tần số. Nên rất khó dò tìm. Tóm lại, cái VERA không phải là "leathal weapon"

Thay đổi tần số thì kệ họ chứ, Vera đâu cần quan tâm giải mã tín hiệu đâu, miễn là mục tiêu phát tín hiệu radio là nó ghi nhận tần số phát thôi, còn nội dung là gì ko quan tâm.
Máy dò cũng cần xác định bước sóng nào đó để detect chú bác. Đàng này nó thay đổi liên tục thì có kịp làm gì? Hy vọng là Khựa họ chưa nắm được công nghệ datalink tiên tiến đó.
Chơi ngầm dưới nước em thấy khả thi hơn. Bầu trời dễ "quản lý" hơn đáy biển. "radar" dưới nước đều dùng sóng âm, như bác SVG đã đề cập. Máy móc chưa thể chính xác 100% như bên vô tuyến trong không khí, đôi khi phải sử dụng đến thính giác của người. Đó là cơ hội để quánh du kích hiệu quả.
Những năm tới, khi làm chủ công nghệ tàu sân bay, Khựa copy lên vài chiếc lúc đó mới khổ.

Về nguyên tắc hoạt động của máy dò tần số ko có gì khó, nó y chang như chức năng dò kênh tự động của cái TV nhà bác đó, tất nhiên 1 hệ thống VERA ko chỉ có 1 máy dò, em dự rằng nó có khoảng 200 máy dò tương ứng với số mục tiêu nó có thể theo dõi trong cùng 1 thời điểm, thậm chí có thể là cả ngàn máy dò ko chừng, mỗi máy chỉ theo dõi trong 1 dải tần nhỏ. Default VERA hoạt động full dải tần là 1GHz - 18Ghz, có option cao hơn và thấp hơn, lý thuyết là bổ sung máy dò tần là xong.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
Theo cái link của bác SVG thì phi công TQ chỉ đạt 120h bay mỗi năm (ko phải 200 như bác viết), trong khi Mỹ là 250 giờ.
....
Chinese officials said all their pilots are college graduates and that 96 percent of them are capable of handling complex air operations. The officials said pilots average 120 hours of flying time per year with most of their training centered on tactical considerations. Roughly 35 percent of pilot training is at night. They said they had about 130 pilots for the 100 aircraft in the unit.

In comparison, U.S. Air Force pilots average about 250 flying hours per year and there are roughly 120 pilots per 100 aircraft.
...

Nghĩa là Mẽo khoảng 20 giờ mỗi tháng, China 10 giờ.

Hôm trước em đọc ở đâu đó chả nhớ thì tiêu chuẩn huấn luyện 3C (hay C3 gì đó) của Mỹ là 33 giờ / tháng. Tất nhiên mức độ huấn luyện thì có nhiều cấp, e cũng ko biết C3 là cấp gì.

Cũng trong bài đó thì số giờ bay TB của phi công VN là khoảng 16 giờ, như vậy là quá good so với China rồi, gần bằng số giờ TB của Mỹ.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
Tí dê nói:
Hic, nói vậy chứ em không tin lắm vào việc so sánh trình độ phi công Việt Nam lắm đâu nhé. Ngay thời đánh Mỹ, chuyên gia Liên Xô sang đây đánh giá trình phi công của mình cũng thuộc loại trung bình so với phi công Liên Xô thời đó thôi. Bây giờ thì cơ hội tác chiến không có, các thế hệ có kinh nghiệm thì về hưu hoặc bán muối gần hết. Tóm lại là khó có điều kiện để nâng kỹ năng phi công của mình cao hơn mặt bằng chung. :p

Phi công đánh thuê của Nga ngố thì trình xịn lắm, trong mấy cuộc chiến Ả rập vs Israel, phi công Arabi bị Israel đánh cho tan tác, phải thuê lính Nga qua đánh mới cân bằng lost/win. Cho nên, nếu Nga đánh giá trình phi công VN trung bình cũng ko có gì lạ, không quân của họ phát triển trước ta hơn 30 năm, máy bay nào ra là họ bay trước cả chục năm, làm sao so sánh được.

Nhưng người Việt tiếp thu nhanh lắm, ko quân VN thành lập đâu 196x thì đến 1965-1966 đã đánh tan tác ko quân Mỹ, nên nhớ giai đoạn 196x, tỷ lệ win/lost là 4:1 nghiêng về VN (đây là MB vs MB nhé, ko kể số bị bắn rơi bằng tên lửa, súng phòng ko), đến nỗi Mẽo phải lôi đám phi công ít giờ bay về nước, huấn luyện lại, thay đổi cả giáo trình huấn luyện, chương trình này gọi là Red Flag gì đó, sau đó thì tỷ lệ win:lost mới lên được 2:1, vẫn nghiêng về phía VN.

Kinh nghiệm đâu nhất thiết phải là đã từng kinh qua cuộc chiến mới là kinh nghiệm, nếu nói thế thì dạy học, huấn luyện làm éo gì cho nhọc công, quẳng ra chiến trường mới biết học à? Mọi kinh nghiệm, cách đánh, tác chiến, chiến thuật, chiến lược... đều được ghi nhận lại hết (đến lão Ka đánh có 1 trân vớ vẩn mà về nhà còn đòi viết sách kia ko thấy à?). Lính VN chắc chắn được học và nắm vững các kinh nghiệm của thế hệ đi trước, tất nhiên là chưa có dk áp dụng, nhưng so với lính China thì chả có kinh nghiệm gì dể truyền lại vì nó có đánh nhau bằng ko quân bao giờ đâu mà có gì để viết sách, rõ ràng lính việt ăn đứt lính tàu ở khoản này.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bác đọc chớp nhoáng chứ ở trên em viết rõ từ 2 bài báo mà, cái bác nói 120 giờ là từ 2007. Còn em nói tiếp cái tờ báo vn dịch, thì họ nói 200 giờ rồi.
Tụi nó chi hơn 100 tỷ usd mà chả nhẽ tiếc mấy giờ bay tập? Hay tư duy quân sự tụi TQ kém vn? Em loại suy như vậy nên nghĩ nó phải cố nâng tầm cao ngang ngữa Mỹ thôi.

cái vụ radar nó không dễ đâu, để rảnh em xem lại, ngày xưa học điện mà lục nghề rồi.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
@SVG: đọc cái bài nghệ thuật quân sự VN mà bác phán 1 câu xanh rờn "bình thường" thì trình bay của bác chắc trên tầm phi công Mẽo rồi. Mức đó thì thua, bác khéo đi dạy cho đám phi công Mẽo được đấy
tongue4.gif
tongue4.gif
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
sinhviengià nói:
Bác đọc chớp nhoáng chứ ở trên em viết rõ từ 2 bài báo mà, cái bác nói 120 giờ là từ 2007. Còn em nói tiếp cái tờ báo vn dịch, thì họ nói 200 giờ rồi.
Tụi nó chi hơn 100 tỷ usd mà chả nhẽ tiếc mấy giờ bay tập? Hay tư duy quân sự tụi TQ kém vn? Em loại suy như vậy nên nghĩ nó phải cố nâng tầm cao ngang ngữa Mỹ thôi.

cái vụ radar nó không dễ đâu, để rảnh em xem lại, ngày xưa học điện mà lục nghề rồi.

Hehe, em có đọc bài tiếng Việt nhưng ko đọc đến câu cuối cùng, thông tin chỉ là tham khảo cho vui thôi chứ chả xác minh được. Bản tiếng Anh là trên website của bộ Quốc Phòng Mẽo, bản tiếng Việt là của 1 cái blog cá nhân nào đó ko chỉ rõ nguồn thông tin, nên tạm thời em tin bản tiếng Anh hơn.
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
Hic, gần đây bên Quân sử VN các bác làm bảng thống kê Lose/Win trong không chiến, đối chiếu tài liệu của các bên. Đọc kỹ mới thấy lái Mig 17 không rớt thì thôi, rớt thì đến 80% là... tử. MiG 17 chuyên dụ địch dogfight ở tầm thấp, trúng đạn nhảy dù nhiều khi dù chưa kịp bung thì đã... tới đất, cái ghế phóng dù đến MiG21 mới có. :confused:
Hồi xưa xem kịch Đường bay của Lưu Quang Vũ, có chi tiết một chỉ huy trung đoàn cho máy bay hạ cánh mà quên... hạ càng. Sau này coi tài liệu mới biết vụ này có thật, mà tác giả chính là cụ... Trần Hanh. :D