Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
Ở cái xứ xở này thì muốn làm cái gì lơn lớn một tí cũng phải "trông đằng Đông, nhìn đằng Tây" theo kiểu các cụ ngày xưa "cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng Tây vừa làm vừa chơi". Chính sách đưa ra dưới dạng chủ trương thì cái nào cũng hay hay, cũng hợp lý. Nhưng đến khi về đến địa phương thì hỡi ôi.... cái gì cũng có lý của nó. Điều hành và thực thi theo kiểu sớm nắng chiều mưa, giữa trưa sương mù rải rác thì ai mà dám dốc hết sức hết lực ra để mà làm.
Theo em chỉ cần có hành lang pháp lý, chính sách rõ ràng ổn định đúng theo nguyên tắc "nhà nước và nhân dân cùng làm" thì nhiều người sẽ đầu tư tối đa tiền của, công sức, chí tuệ để làm giàu và kéo theo cả xã hội cùng phát triển.
"Cháu nó có lú thì cũng phải có chú nó khôn" - Nếu không thì chỉ có nước "năng nhặt chặt bị thôi".
 
Hạng B2
24/9/11
400
15
18
Những ngành có ưu thế và dư địa phát triển lớn


TS.Nguyễn Đình Cung nói:
Cần chọn những ngành còn dư địa có thể tăng năng suất, giá trị, cạnh tranh.
Tức là phải chọn những ngành Việt Nam có ưu thế và năng lực cạnh tranh, đồng thời đang trên đà phát triển, có dư địa phát triển lớn. Một số ngành lợi thế của Việt Nam là gạo, cà phê, hạt điều, dệt may…
Xét cho cùng chính sách công nghiệp phải đưa ra được lựa chọn, bởi vì nguồn lực của chúng ta là có hạn. Nói phát triển công nghệ, nguồn nhân lực nhưng không thể là phát triển chung chung, đào tạo chung chung mà phải gắn với công nghệ sạch, để đầu tư cho các ngành này nhiều hơn... Thêm nữa, Việt Nam đang muốn gắn sản xuất trong nước với chuỗi cung ứng và mạng sản xuất toàn cầu. Và chuỗi, mạng đó không thể là vô định mà phải là cao su, cà phê, điện tử, đóng tàu… Đó là cách tiếp cận để lựa chọn để từ đó xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các chuỗi giá trị.

GS.Kenichi Ohno nói:
Việt Nam đang rơi vào bẫy năng suất kém hay bẫy thu nhập trung bình “Không thể tiếp tục dựa vào lắp ráp giản đơn với lao động không có kỹ năng. Các ngành công nghiệp sẽ rút khỏi Việt Nam khi mức lương tăng lên và hội nhập ngày càng sâu rộng. Không tạo ra được các giá trị trong nước, Việt Nam chắc chắn sẽ gặp phải bẫy thu nhập trung bình”

Thời báo Kinh tế Sài Gòn ra ngày 24.11.2011 nói:
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thống kê, Việt Nam hiện có 1.872 cụm công nghiệp được quy hoạch trên diện tích 76.000 ha. Trong đó, 918 cụm đã được thành lập với diện tích 40.600 ha. Tuy nhiên, diện tích đang đưa vào sử dụng cho thuê chỉ 7.500 ha. Tức chiếm chưa đầy 19% diện tích đã đầu tư và 10% diện tích quy hoạch.

Vấn đề ở chỗ là nên chọn ngành nào để tập trung phát triển và coi nó như lợi thế cạnh tranh quốc gia. Tát nước theo mưa: Công nghiệp, Dịch vụ & Nông nghiệp (Chánh Phủ ủng hộ). Chúng ta có sẵn sở trường nông nghiệp, còn công nghiệp và dịch vụ là sở đoản.

Công nghiệp: Sau gần 40 năm ngành công nghiệp vẫn tụt hậu xa so với thế giới, một ngành công nghiệp gia công lắp ráp, chế biến thô có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng thấp. Tuy nhiên mũi nhọn này bị hạn chế:
- Nhân lực vẫn kém, không được đào tạo và thiếu trình độ, giá thành sản phẩm cùng loại so với lân bang quá chênh lệch. Khó xây dựng được nghành công nghiệp “hiệu quả nhờ quy mô”.
- Cơ sở hạ tầng của chúng ta tụt hậu từ 25-40 năm so với các nước đang phát triển lân bang, tồn tại quá nhiều sự bất hợp lý và chậm trễ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng then chốt. Một container 20’ vận chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM cước vận tải hết 15 triệu đồng tương đương hơn 700 USD. Cước vận chuyển từ cảng Hạ Môn (TQ) về cảng Sài Gòn (xa hơn 2 lần) chỉ 150 USD/container 20’, tức chỉ hơn 3 triệu đồng. Cạnh tranh sao nổi ngay từ giá thành sản xuất đến cước vận tải!
- Thị trường nội địa quá nhỏ bé, toàn nhăm nhăm vào xuất khẩu chỉ giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động đang nai lưng làm việc nhưng lương không đủ để tái tục.
- Công nghiệp phụ trợ là con số không.
- Tình trạng đầu tư cho công nghiệp theo phong trào và “đầu tư bầy đàn”
- ......
===> khả năng cạnh tranh nền công nghiệp công nghệ cao rất thấp. việc hy vọng xây dựng những thương hiệu Việt cho ôtô, điện tử, CNTT hay thép để cạnh tranh với các nước lân cận là thiếu khả thi.

Dịch vụ: do là ngành mới phát triển ở Việt Nam, khi đất nước đi theo nền kinh tế thị trường, và không bao giờ là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, kể cả trong trung và dài hạn. Tình trạng phát triển dịch vụ cũng theo phong trào "bầy đàn”, thừa mứa.

Nông Nghiệp: Có đến 70% dân số sống bằng nông-lâm-ngư nghiệp, có nguồn tài sản vô cùng lớn về kinh nghiệm trong nông-lâm-ngư nghiệp, có lợi thế: đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, bờ biển Đông. Đầu ra cho nông-lâm-ngư khá lớn. Diện tích nông nghiệp trên thế giới cũng đang ngày càng bị thu hẹp, làm ảnh hưởng đến lượng cung ứng lương thực, thực phẩm. Năm 2011 dân số thế giới là 7 tỉ người, nhưng đến năm 2050, con số này sẽ là 9 tỉ. Rõ ràng, nhu cầu lương thực là rất lớn. Ngoài ra còn một sản phẩm khá lớn chưa được quan tâm nhiều, thị trường dược liệu. Ước tính thị trường này trên 3 tỷ USD, trong đó TQ chiếm đến hơn 2 tỷ USD.
Các tồn tại cản trở phát triển nông nghiệp thì nhiều lắm, nhưng đây chính là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nhưn O Ép Ép Ai ngâm cứu: đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, công nghiệp chế biến sau thu hoạch ....
Hãy bắt đầu từ những thứ mình đang có
 
Hạng B2
26/9/11
289
2
18
44
@ytuongmoi,
Vậy là em hiểu sai tiêu đề của bác.
Nhưng đã là ngành có lợi thế cạnh tranh thì đó là nhìn lớn hơn chút la cty, mà là phải là ngành để chúng ta có thể cạnh tranh ra thế giới.
Vậy em ko bàn về cạnh tranh ngành khi ko nói vĩ mô đc.
Chúng ta phải chọn ngành nào để làm thì hầu hết là pghati xét vĩ mô (phân tích PEST).
Dù vi mô hay vĩ Mô thì PEST vẫn phải có trong những cái làm trc khi nói về vi mô.
Thôi em chờ thớt khác để nói thêm về vấn đề này.
Vài dòng chia sẽ cùng bác.
Thân.
yTuongMoi nói:
Về thế mạnh nông nghiệp em cũng đồng ý với các bác. Sau bao năm bị hắt hủi, giờ đây cũng có nhiều ý kiến kêu gọi phát triển nông nghiệp và có vẻ chính phủ cũng ủng hộ (ít ra là bằng lời nói). Em nghĩ sau khi luật đất đai sửa đổi (dự kiến 2013), tăng hạn mức đât đai được sở hữu, nông nghiệp sẽ dần mạnh lên, tập trung hơn. Nhìn ngành nông nghiệp mà Israel làm trên sa mạc, với diện tích ích ỏi, nông dân ít ỏi, phải tiết kiệm từng giọt nước mà mỗi năm xuất khẩu được hơn 3 tỉ đô thì chúng ta với nhiều điều kiện ưu đãi hoàn toàn có thể hi vọng.

Chờ bài sau của bác để tiếp tục bình loạn :)
PS: Em không bàn ở tầm vĩ mô: Việt Nam chọn nghành nào để cạnh tranh với thế giới, mà em bàn ở tầm vi mô: với điều kiện của Việt Nam, nếu lập công ty, bác chọn lĩnh vực nào để HI VỌNG 40 năm sau có một công ty thuộc dạng khá trên thế giới.
logdn nói:
VN có lợi thế về nông nghiệp và các sản phẩm trái cây nhiệt đới.

ali.quang nói:
Cám ơn bác ytuongmoi đã mởi thớt.
Thật sự bác và em cùng 1 suy nghĩ về việc này, nhưng em lại có suy gnhix khác bác, lạm bàn đem vào đây cùng chia sẽ.

Lạm bàn về cạnh tranh, chúng ta xét về khía cạnh tren toàn cầu, vị thế cạnh tranh trên toàn cầu của các SP VN là gì? Các ngành chúng ta đang ỏ đâu? Vị thế các ngành trong đánh giá của CP? ... Và Chấp nhận đầu tư của các nhà đầu tư thì em tạm sếp sau.

Nếu xét về sự khác biệt, thì chúng ta luôn đi sau các nc như US, Euro,....
Nếu xét về anh làm trc đi, rồi tôi sẽ làm như anh, thì chúng ta khó so với TQ.
Vậy chúng ta làm gì. Nếu ai cũng biết đc thì cũng có thể đang rất thành công. :)

Nếu nói về đầu tư lớn thì ngành CN đóng tàu của ta chiếm rất nhiều % của GDP. Nhưng có 1 ngành mà TG cũng đang xác nhận 1 vị thế của chúng ta trên toàn cầu đó là nông nghiệp. Nhưng chúng ta chưa thể điều hành việc đó cho dù chỉ là về giá.

Tại sao OPEC lại làm đc giá dầu? Tại sao Thái Lan , .. Làm đc giá gạo, tại sao giá gạo của Mỹ rất cao,...... Và nhiều câu hỏi tại sao.

Trong vị thế của ta đến giờ thì may ra chỏ có hiệp hội hồ tiêu VN là làm đc cho ng nông dân, họ ko làm về giá, nhưng cập nhật giá và tình hình hồ tiêu toàn thế giới cho nông dân VN quyest định bán hay ko. Như thế cũng đủ cho chúng ta 1 nc xk tiêu No1 TG làm đc chuỵen giá mà như ko làm.

Theo em đang nhìn thấy thì nó đng ở đây.

(em sẽ tiếp tục nói về nông nghiệp ở những bài viết sau)
Em gỏ ipad nên có thể sai chính tả, mong các bác bỏ qua.

Thân.

P/s: em đã đội nón nhận đá của các bác về xây nhà.
 
Hạng B2
24/9/11
400
15
18
Báo cáo các bác các mợ
Nghành em đang nhắm tới đấy là dịch vụ cho nông-lâm-ngư & chế biến sau thu hoạch hướng đến xuất khẩu, với phương châm đi ké người khổng lồ.
Một người em đã bắt đầu manh nha nhảy vào. Hiện nay chủ yếu vẫn xuất thô rau củ quả sau khi sơ chế, mỗi tháng xuất được khoảng 2 container 42' đi Hàn Quốc.
 
Hạng D
21/4/10
3.116
37.648
113
HCM city
nguahoang49 nói:
Ở cái xứ xở này thì muốn làm cái gì lơn lớn một tí cũng phải "trông đằng Đông, nhìn đằng Tây" theo kiểu các cụ ngày xưa "cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng Tây vừa làm vừa chơi". Chính sách đưa ra dưới dạng chủ trương thì cái nào cũng hay hay, cũng hợp lý. Nhưng đến khi về đến địa phương thì hỡi ôi.... cái gì cũng có lý của nó. Điều hành và thực thi theo kiểu sớm nắng chiều mưa, giữa trưa sương mù rải rác thì ai mà dám dốc hết sức hết lực ra để mà làm.
Theo em chỉ cần có hành lang pháp lý, chính sách rõ ràng ổn định đúng theo nguyên tắc "nhà nước và nhân dân cùng làm" thì nhiều người sẽ đầu tư tối đa tiền của, công sức, chí tuệ để làm giàu và kéo theo cả xã hội cùng phát triển.
"Cháu nó có lú thì cũng phải có chú nó khôn" - Nếu không thì chỉ có nước "năng nhặt chặt bị thôi".
Vote ý kiến của bác.
Muốn phát triển lớn lớn thì phải định hướng dài hơi. Mà muốn định hướng dài hơi đúng thì chính sách của nhà nước phải nhất quán và có tầm nhìn xa.
Cái này thì VN chưa có. Cho nên bây giờ phần lớn DN làm ăn chân chính Việt Nam đều không thấy được ánh sáng phía trước.
Hy vọng sau cơn bão này tình hình sẽ thay đổi.


Hoan Lạc nói:
Báo cáo các bác các mợ
Nghành em đang nhắm tới đấy là dịch vụ cho nông-lâm-ngư & chế biến sau thu hoạch hướng đến xuất khẩu, với phương châm đi ké người khổng lồ.
Một người em đã bắt đầu manh nha nhảy vào. Hiện nay chủ yếu vẫn xuất thô rau củ quả sau khi sơ chế, mỗi tháng xuất được khoảng 2 container 42' đi Hàn Quốc.

Em vote ý kiến của bác HL. Em cũng đang mon men theo cái ngày dịch vụ cho nông lâm nghiệp đây.
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Hi bác, thực ra suy nghĩ của em và bác cũng không khác nhau nhiều. Em nghĩ vì mục tiêu là phải có công ty mạnh của thế giới trong khi nguồn lực của chúng ta thì hạn chế nên phải chọn ngành nào mà Việt Nam vừa phải có lợi thế cạnh tranh với thế giới, vừa phải thuận lợi để các công ty tư nhân phát triển thật nhanh (không bị chèn ép bởi các doanh nghiệp nhà nước, không bị gây khó dễ trong việc chiếm lĩnh thị trường, dễ dàng tích tụ tài sản, có nhiều cơ hội để mở rộng...)
Hi vọng bác tiếp tục góp ý
ali.quang nói:
@ytuongmoi,
Vậy là em hiểu sai tiêu đề của bác.
Nhưng đã là ngành có lợi thế cạnh tranh thì đó là nhìn lớn hơn chút la cty, mà là phải là ngành để chúng ta có thể cạnh tranh ra thế giới.
Vậy em ko bàn về cạnh tranh ngành khi ko nói vĩ mô đc.
Chúng ta phải chọn ngành nào để làm thì hầu hết là pghati xét vĩ mô (phân tích PEST).
Dù vi mô hay vĩ Mô thì PEST vẫn phải có trong những cái làm trc khi nói về vi mô.
Thôi em chờ thớt khác để nói thêm về vấn đề này.
Vài dòng chia sẽ cùng bác.
Thân.
 
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Mở đầu tuần mới, em xin tiếp tục được bình loạn về nông nghiệp
Trước khi bàn về lợi thế của lĩnh vực nông nghiệp, em xin nêu các yếu điểm của nghành này:

Việc nhận diện các điểm yếu để chọn hướng đi phù hợp, hạn chế bớt các điểm yếu.

  • Khu vực miền Bắc: đất chật người đông, đất đai manh mún, nguồn nước sông Hồng bị phụ thuộc vào Trung Quốc.
  • Khu vực miền Trung: địa hình ngắn và dốc, dễ lũ lụt vào mùa mưa, rất khô hạn vào mùa khô, đất đai kém màu mỡ
  • Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: do địa hình rất thấp nên có nguy cơ ngập và nhiễm mặn khi nước biển dâng (thực tế là trái đất đang nóng nhanh hơn dự đoán, nước biển đang dân ngày càng nhanh, khí hậu ngày càng thất thường), ngoài ra nếu các đập thủy điện được xây dựng ở Lào, Campuchia thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước của sông Cửu Long.
  • Chế độ hạn điền nhỏ (sắp tới mức hạn điền sẽ được tăng).
  • Thời hạn sử dụng đất ngắn (hiện tại cây ngắn ngày là 20 năm, sắp tới sẽ tăng lên 50 năm???)
  • Nước mình nhiều bão, lũ
  • Nhiều dịch bệnh, sâu hại
  • Trình độ nông dân yếu kém, khó đào tạo công nghệ cao.
  • Việc quản lý, chứng nhận chất lượng rất yếu kém
  • Mức sống thấp, trình độ dân trí thấp nên khó khăn cho việc tiêu thụ các sản phẩm chất lượng cao, an toàn (đòi hỏi giá thành cao).
  • Sự hỗ trợ về mặt khoa học, kỹ thuật của nhà nước còn hạn chế
  • Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, kháng sinh đã trở thành thói quen khó bỏ.
  • Nhiều vùng đất, nguồn nước đã bị ô nhiễm (ô nhiễm từ chất độc màu da cam, từ chất thải các nhà máy, các cơn mưa axit, hệ thống nước thải chưa xử lý, do cách sống và sinh hoạt mất vệ sinh....,) và càng ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn
  • Trình độ chế biến nông sản nhìn chung là kém.
  • Thiếu ý thức xây dựng thương hiệu (cả thương hiệu quốc gia đến thương hiệu vùng miền, thương hiệu công ty...), người tiêu dùng mất niềm tin vào chất lượng sản phẩm
  • Thiếu tinh thần dân tộc, thiếu đoàn kết, hay ghen ăn tức ở,
  • Thiếu thông tin và định hướng
  • Quy hoạch đất đai thiếu ổn định, thiếu minh bạch.
  • Hệ thống phân phối đang bị thương lái chi phối (kể cả thương lái nước ngoài) lẫn mấy công ty nước ngoài (ví dụ trong lĩnh vực cà phê, ca cao....).
  • Cơ sở hạ tầng yếu kém (chúng ta thiếu hệ thống kho lạnh đầu tư bài bản như Trung Quốc, thiếu hệ thống khử trùng hiện đại....), đường về nông thôn còn khó khăn.
  • Chi phí vận chuyển cao.
Mời các bác bổ sung
Bài sau: Các lợi thế của nghành nông nghiệp
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
24/10/10
3.407
14.795
113
Hồi sáng em có gõ mấy chữ mà tàu chui qua núi mất sóng mất hết trơn. Cái mảng nông nghiệp chua và chát lắm. Em tuy hèn nhát chưa dám nhảy vào nhưng bạn em làm khá nhiều mảng mà than thở và bất mãn như bọng.
Em nói những gì em nghĩ là đúng chứ sự thật thì đúng sai tự chịu đừng trách em. Em thấy mình nói ra làm nản lòng chiến sĩ thì cũng tai hại nhưng đẽo cày giữa đường còn hại hơn. Đây là vấn đề vĩ mô, cá nhân một tay đội đá vá trời không xuể đâu ạ.
 
Hạng B2
26/9/11
289
2
18
44
Hanh.Pham nói:
Hồi sáng em có gõ mấy chữ mà tàu chui qua núi mất sóng mất hết trơn. Cái mảng nông nghiệp chua và chát lắm. Em tuy hèn nhát chưa dám nhảy vào nhưng bạn em làm khá nhiều mảng mà than thở và bất mãn như bọng.
Em nói những gì em nghĩ là đúng chứ sự thật thì đúng sai tự chịu đừng trách em. Em thấy mình nói ra làm nản lòng chiến sĩ thì cũng tai hại nhưng đẽo cày giữa đường còn hại hơn. Đây là vấn đề vĩ mô, cá nhân một tay đội đá vá trời không xuể đâu ạ.

Chắc cũng ko ai nản khi em nói ra mà họ đã chọn mảng này đâu.

@ytuongmoi: okie, em se đoc và phản biện bài bác nhé.
 
Hạng B2
19/6/12
172
60
28
42
Em lại xem mảng nông lâm ngư nghiệp là lối thoát cho các tiểu doanh nhân thân cô thế cô.
Bắt đầu sẽ là lĩnh vực sau thu hoạch ở quy mô nhỏ cho những thị trường ngách. Có ai ngờ tép moi sạch đang mang lại giá trị gia tăng lớn, có ai ngờ cà dừa xanh & cà bát có thể xuất khẩu được.
 
Status
Không mở trả lời sau này.