Hạng B2
6/2/06
121
20
18
RE: Nhường đường là nét văn hóa của người Hà nội???

Đúng là ở Tây dùng còi nhiều là không lịch sự. nhưng ở VN ta thì khác, không dùng còi là một sự nguy hiểm lớn. Phần lớn xe 2 bánh khi tham gia giao thông khi chuyển làn đường đều không chịu quan sát gương chiếu hậu, nhoằng cái là rẽ liền. Hay trường hợp phóng từ trong ngõ ra , nếu không có còi y như rằng là ....[&:]
DO đó nhất thiết phải dùng còi. Nhưng bấm còi cũng phải có văn hóa, có nghĩa là không bấm kiểu thúc đít người ta, bấm dài và liên tục.
 
Hạng B2
3/3/08
255
237
43
RE: Nhường đường là nét văn hóa của người Hà nội???

Bác nào chụp được cái ảnh của băng rôn " Nhường đường là nét văn hóa của người Hà Nội", cho em xin, em đang có việc để nghịch .
 
Hạng B2
RE: Nhường đường là nét văn hóa của người Hà nội???

em hoàn toàn ủng hộ chủ trương và khẩu hiệu này. 8 năm trước đây, thằng đối tác của em bên Thái nó hỏi em 1 câu mà đến tận hôm nay em vẫn không trả lời được: "Việt Nam mày không có luật giao thông à?" Quả thực là đa phần người Việt mình biết mỗi đèn giao thông và biển cấm đi ngược chiều (cái màu đỏ gạch trắng) còn những cái khác rất nhiều người không biết.
Theo em thì khẩu hiệu gì không quan trọng miễn là nó hướng người ta đến cái tốt đẹp văn minh. Hy vọng các bác trong diễn đàn cùng em trả lời câu hỏi chuối này bằng cách thực hiện văn minh giao thông, chẳng riêng gì người Hà Nội. Phải không các bác.
Nếu các bác cùng tham gia ký tên và cam kết tuận thủ luật giao thông thì hay biết mấy.
 
Hạng D
28/4/06
3.334
19
0
40
AG
RE: Nhường đường là nét văn hóa của người Hà nội???

Đọc hết bài của các bác. Em thấy các bác cả HN và SG ai cũng nhìn nhận ra được cái xấu của đô thị mình. Các bác cố gắng giữ và làm đẹp thêm. Nhưng forum của mình thì quá nhỏ so với cái xã hội lớn mà có quá nhiều người còn chưa ý thức được những điều xấu mà các bác nêu ra. Nên muốn sửa đổi bằng ý thức thật sự rất khó. Chắc chỉ có dùng biện pháp chế tài thôi.
 
PTT
Hạng B2
14/4/06
166
0
0
RE: Nhường đường là nét văn hóa của người Hà nội???

Tác hại của việc không nhường đường đây:

http://beta.baomoi.com/Home/PhapLuat/HinhSu/dantri.com.vn/Giet_nguoi_vi_khong_nhuong_duong/1271381.epi
 
PTT
Hạng B2
14/4/06
166
0
0
RE: Nhường đường là nét văn hóa của người Hà nội???

Làm sao đề có "Văn hóa giao thông" ?
Thứ ba, 04/03/2008


Thanh Thảo
Đường sá đã trở nên chật chội hơn nhiều, xe máy phóng với tốc độ cao gấp nhiều lần xe đạp hay ba-gác xích lô, nhưng “văn hoá giao thông” thì tiến rất chậm, chậm hơn cả tốc độ xe đạp(?).

Tổng kết tai nạn giao thông đường bộ trong năm 2006 cho biết, đã có hơn 12.600 người chết, 11.253 người bị thương. Như thế là số người bị tai nạn giao thông nhiều gấp…100 lần số người bị tai nạn bão số 9! Chỉ khác nhau là bão đến và gây tai nạn trong một lúc, còn tai nạn giao thông “rải đều” suốt trong năm.
Đã có những ý kiến lo âu, nếu “căn bệnh” tai nạn giao thông nghiêm trọng như thế này không thuyên giảm, thì khả năng hội nhập của Việt Nam vào thế giới sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trong bài thơ mới đây nhất của mình viết về nỗi đau khi vị giáo sư toán học người Mỹ bị chấn thương nặng sau một tai nạn giao thông tại Hà Nội, và sau cái chết đau đớn của GS-Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, anh Điềm đã gọi tên “thủ phạm” gây ra những tai nạn thương tâm kia là “sự hung bạo”, một sự hung bạo bắt nguồn từ rất lâu, rất xa, và “lạng lách đánh võng” qua thời gian qua những biến thiên của lịch sử để tới bây giờ vẫn hiện nguyên hình là “sự hung bạo”.

Khi đã nói tới một biểu tượng khái quát như thế, người ta phải nghĩ ngay đến văn hoá. Tai nạn giao thông mà dính tới, mà gắn liền với văn hoá sao?
Đúng thế! Sau chiến tranh, chúng ta đã phải sống một thời gian khá dài trong sự ức chế xã hội. Sự ức chế “tập thể” này dẫn tới những ức chế cá nhân biểu hiện ra bằng rất nhiều kiểu nhiều cách. Từ chỗ hô hào “làm chủ tập thể” mà không ai thực sự làm chủ, kể cả làm chủ bản thân mình, đã dẫn tới những biểu hiện “vô chính phủ” trên đường. Mạnh ai nấy đi, bất chấp luật lệ, bất chấp người đồng hành. Và mỗi khi có va quệt, đụng độ là lập tức “văn hoá ga Hàng Cỏ” sẽ cất tiếng!

Những năm sau hoà bình, lưu lượng xe cộ cũng như các phương tiện lưu thông còn rất nghèo nàn lạc hậu, nhưng tai nạn giao thông đã xảy ra liên tục ngay từ những năm tháng ấy. Sau này, khi đất nước đi vào đổi mới và bắt đầu phát triển, những phương tiện lưu thông trên đường ngày càng nhiều hơn, ngày càng hiện đại hơn, nhưng cái “văn hoá giành đường lấn đất, mạnh ai nấy chạy” gần như vẫn còn nguyên, rất ít thay đổi. Đường sá đã trở nên chật chội hơn nhiều, xe máy phóng với tốc độ cao gấp nhiều lần xe đạp hay ba-gác xích lô, nhưng “văn hoá giao thông” thì tiến rất chậm, chậm hơn cả tốc độ xe đạp(?). Hay nói cho đúng, chúng ta chưa bao giờ “lấy làm điều” về chuyện những người lưu thông trên đường không hề quan tâm gì tới “văn hoá giao thông”, cứ như loại văn hoá ấy không hề có trên đời, và ai nói ra thì chỉ là những kẻ “gàn”.

Nhưng văn hoá giao thông là có thật. Nó hoà nhập trong các ứng xử văn hoá khác của con người, nhất là con người đô thị, nhất là ở những đô thị hiện đại. Nếu có dịp ra nước ngoài, ta sẽ thấy, người ở các nước phát triển điều khiển phương tiện giao thông như thế nào ? Và họ đối xử với nhau, những người cùng lưu thông trên đường với mình, ra sao?


Tại sao du khách đến VN luôn chấp hành đúng luật giao thông?

Tôi đã có hơn một lần chứng kiến cách chạy xe từ tốn, những hành xử nhường đường, nhường chỗ rất văn hoá của những người chạy xe ở các nước phát triển. Cái cách họ nói với nhau khi nhỡ có va quệt cũng khiến tôi thấy nhẹ lòng: họ luôn cư xử như những người tử tế. Cũng vì họ biết, phía trên họ là pháp luật, với những qui định nghiêm minh, rõ ràng, và cũng “phía trên” họ theo nghĩa đen, là những camera tự động trên các xa lộ thường xuyên quan sát nhất cử nhất động của họ.

“Ngượng trước camera” chăng ? Có thể lắm chứ, như kiểu một số quan chức tham nhũng hay phạm pháp của ta đứng trước ống kính truyền hình hay trước máy ảnh nhà báo ấy mà ! Chỉ có điều, người ở các nước phát triển (bây giờ thì tôi biết, gọi “những nước phát triển” trước hết là hàm ý ở những nước ấy văn hoá phát triển, người dân sống và hành xử với văn hoá cao, tôn trọng văn hoá) hiểu sâu sắc một điều: mình quí mạng sống của mình bao nhiêu thì cũng phải biết quí mạng sống của người khác bấy nhiêu.
Chỉ khi thấu hiểu điều ấy, và cũng hiểu, pháp luật không dung tha cho bất cứ ai dù ở bất cứ cương vị nào, được “ưu tiên vi phạm pháp luật”, trong đó có luật giao thông, thì người ta sẽ biết điều chỉnh, với mình, và với người khác, để những sự lưu thông trên đường đúng nghĩa là “lưu thông”.

"Văn hoá giao thông", làm sao để có? Và có phổ biến? Điều này tôi nghĩ không thể ngày một ngày hai. Nhưng nếu không nghĩ tới, và không khiến người giao thông trên đường có được văn hoá này, thì tai nạn giao thông sẽ còn rất lâu mới có cơ giảm thiểu. Dĩ nhiên, những con đường phải được mở rộng và làm tốt, những “nút cổ chai” trong thành phố phải được tháo gỡ. Nhưng một khi chưa có được văn hoá giao thông thì như ta đã biết, càng đường cao tốc tai nạn càng nhiều, tai nạn càng nghiêm trọng./.

Ảnh: D.Nguyên http://www1.mt.gov.vn/ykienatgt/print.asp?ArticleId=2438


Văn hoá giao thông “thịt ba chỉ” giữa Hà Nội và TP.HCM
14:31' 19/12/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) – Cái “bát nháo” của văn hoá giao thông đường làng ngập tràn đường phố văn minh... Hà Nội và TP.HCM đang làm gì để chống đỡ và đẩy lùi?



Bài liên quan:



>> "Văn hoá giao thông": Nói nữa vẫn không thừa...

>> "Văn hoá giao thông" của cộng đồng

>> Vỉa hè Hà Nội

>> Bao giờ Hà Nội tinh hoa?



Nhìn thấy gì ở bộ mặt giao thông hiện nay ở hai thành phố lớn nhất cả nước: Hà Nội và TP.HCM? - Bát nháo!



Với 80% dân số là nông dân, khi đô thị hoá mạnh mẽ, họ tràn vào thành phố mang theo thói quen hay thứ “văn hoá giao thông đường làng” của mình. Rồi như bệnh dịch, hầu như ai cũng xem đường phố như đường làng, tạo nên sự “bát nháo”.



Có lẽ vì thế mà số vụ tai nạn giao thông ở hai thành phố này luôn tăng lên đáng kể. Dù có nhiều lý do để lý giải cho sự “bát nháo” trong giao thông tại hai thành phố được cho là hiện đại, văn minh nhất nước này, nhưng điều rõ nhất vẫn là cái “văn hoá giao thông đường làng”, hay nói trắng ra là ý thức của người tham gia giao thông còn kém!



Văn hoá giao thông “thịt ba chỉ”



Không chỉ có khách bộ hành, cả người điều khiển xe máy, ô tô ở TP.HCM và Hà Nội hiện nay không ít người đang hành xử với những con đường đô thị bằng văn hoá nông thôn. Họ có thể dừng xe “bất đắc kỳ tử” ở bất cứ nơi nào họ muốn trên con đường; đang di chuyển thẳng bất ngờ rẽ trái; hoặc đang xin đường rẽ trái lại ngoặt về bên phải.


Soạn: HA 987625 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Văn hoá GT đường làng" trên đường phố!. Ảnh: Phạm Hải

Còn người đi bộ lao ra đường như những người liều chết, từ vỉa hè này băng băng qua vỉa hè kia giữa dòng xe tấp nập và mặc cho đường ưu tiên dành riêng cho khách bộ hành, với các vạch sơn trắng, to đùng nằm sờ sờ cách đó chưa đầy vài bước chân.



Nhưng người đi bộ có bước vào đường ưu tiên hay băng qua đường ở bất cứ nơi nào thấy tiện thì cũng như nhau. Bởi, người đi bộ có đi đúng lối dành cho mình, thì cũng chẳng được các phương tiện khác nhường bước.



Thậm chí, ngay cả khi đèn điều khiển giao thông bật sáng màu đỏ chót, các phương tiện cơ giới lẫn thô sơ vẫn cứ chồm lên như muốn “ăn tươi, nuốt sống” người đi bộ đang thả bước trên đường ưu tiên để sang đường. Nhiều khi, người đi bộ, vì ô tô và xe máy đã chắn mất lối, không còn cách nào khác là phải “cảm tử”, lao xuống tranh từng khoảng trống giữa các xe để len qua phía bên kia.



Tất cả lối hành xử đó đã quen thuộc với người dân và trở thành “văn hoá thịt ba chỉ” khi tham gia giao thông tại hai đô thị lớn này.



Chỉ khổ những ông Tây, khi đến hai thành phố văn minh bậc nhất của Việt Nam lại không quen với “văn hoá giao thông ba chỉ” đó, cứ ngượng ngùng rồi đến hãi hùng mỗi khi phải sang đường. Khi đã có thâm niên sống tại Việt Nam, họ đúc kết ra kinh nghiệm “xương máu” mỗi khi sang đường ở TP.HCM và Hà Nội, cứ nhắm mắt mà băng, sẽ nhanh hơn là cứ đứng trên lề nhìn lên ngó xuống và chờ đợi được các phương tiện khác nhường đường. Điều hoàn toàn xa lạ và trái ngược với một đất nước văn minh thực sự, dân trí cao!



Thay đổi thói quen xấu!



Trong một năm, tại TP.HCM và Hà Nội tổ chức hàng loạt các đợt cao điểm, ra quân rầm rộ, vừa vận động tuyên truyền, vừa áp dụng các biện pháp mạnh trong việc xử lý vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông.



Thế nhưng, đâu cũng hoàn đấy, từ bao năm nay, ý thức chấp hành Luật Giao thông kém trong dân ta như một căn bệnh nan y và hậu quả là số vụ tai nạn tăng lên cùng số người chết, gây thiệt hại to lớn cho xã hội.



Mặc dù chứng kiến các vụ tai nạn, hay thông qua báo đài để biết về một vụ tai nạn giao thông, ai cũng phải rùng mình, sợ hãi. Thế nhưng, khi tham gia giao thông, nỗi ám ảnh, sợ hãi đó mau chóng bị quên và thay vào đó là “văn hoá giao thông ba chỉ”, để được nhanh hơn một vòng bánh xe.


Soạn: HA 987627 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhiều tầng giao thông kiểu "thịt ba chỉ". Ảnh: Phạm Hải

Thậm chí, đường phố trở thành sàn diễn, nơi thể hiện “bản lĩnh” của các anh hùng xa lộ, hay “làm dáng” của chị em ham vui.



Điều oái ăm thay, những hành động đó đều được người thực hiện nhận diện là hành vi sai trái. Thế nhưng, để thay đổi thói quen xấu đó dường như là một điều quá khó khăn. Và khi “văn hoá giao thông ba chỉ” ngày càng “ăn sâu” vào cách hành xử của mỗi người thì mơ ước có một văn hoá giao thông công cộng đúng nghĩa, sẽ trở nên xa vời.



Vì vậy, không còn cách nào khác hiệu quả hơn để cải thiện hình ảnh giao thông Việt Nam hiện nay là bản thân mỗi người cần thay đổi thói quen xấu khi tham gia giao thông, trước khi đổ lỗi cho hạ tầng hay trách nhiệm của nhà quản lý.



Nhà quản lý đang lo



Dĩ nhiên ở đây không thể không nói đến vai trò quan trọng của các nhà quản lý đô thị. Và chắc hẳn các nhà quản lý đô thị nói chung, mà trước hết là hai thành phố lớn nhất nước: Hà Nội và TP.HCM, cũng đang lo, rất lo.



Riêng Hà Nội, ngay trong tháng 12 này, sau một quy định mới về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường vừa ban hành, lại tiếp đến cuộc họp cấp bách đưa ra những biện pháp chấn chỉnh TTATGT đô thị, hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội.



Thành phố Hồ chí Minh hẳn cũng đang tính toán những biện pháp mới của riêng mình? Sự lặng lẽ hiện nay chắc sẽ báo hiệu một sự ra tay mạnh mẽ sắp tới.



Ai cũng mong chờ những nghị quyết, những nghị định chính xác, kịp thời. Và không dừng ở đó, sẽ có những biện pháp hữu hiệu, sẽ không tái hồi cảnh “đánh trống bỏ dùi”, đâu lại vào đấy.



Mong sớm có một ngày không còn dùng đến tính từ “bát nháo” nữa, mỗi khi mô tả bộ mặt giao thông của Hà Nội - Thủ đô cả nước, và TP.HCM - đô thị lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam.



* Phan Công

Khi đi đường nên biết nhường nhịn

Cập nhật lúc 08h42, ngày 13/03/2008

Hanonet - Là người may mắn được đặt chân tới nhiều nước, nên tôi thường hay quan sát xem người ta đi đứng hàng ngày ra sao.



Tôi nhận thấy, ở phần lớn các nước mà tôi đã đi qua, ô tô thường nhường đường cho người đi bộ, xe máy; xe lớn nhường đường cho xe nhỏ và khi được nhường đường thì người đi bộ, xe máy hoặc xe nhỏ đều tỏ dấu hiệu cảm ơn và nhanh chóng vượt qua đường để những xe nhường đường không phải dừng lại lâu. Thậm chí có những nơi như Cairo (Ai Cập) hoặc Brúc xen (Bỉ), khi cần qua đường, người đi bộ có thể giơ tay ra xin đường hoặc bấm nút đèn xanh ngay trên cột đèn vỉa hè, rồi nhanh chóng qua đường.



Khi thấy tín hiệu xin đường, các ô tô đều dừng lại và không hề tỏ ý phàn nàn, sốt ruột. Trong trường hợp xe cộ đang lưu thông, vô ý va quệt vào nhau hoặc đâm vào đuôi xe của nhau, thậm chí xảy ra va quệt nặng đến “sứt đầu mẻ trán” các con xe, thì chủ xe đều tìm cách cho xe đáp vào lề đường, để cùng nhau giải quyết một cách ổn thoả. Nhẹ nhất là xin lỗi nhau, nếu va quệt không ảnh hưởng gì tới cả hai xe. Nặng hơn thì hai chủ xe dàn xếp, tự đền bù cho nhau. Chẳng hạn, xe đi sau đâm vào đuôi xe đi trước trong cùng một làn đường, thì xe sau có lỗi, vì không làm chủ được tốc độ, không giữ được cự ly hợp lý. Trong trường hợp khác, như va chạm mạnh, đối đầu xe... thì chủ xe nhờ Cảnh sát giao thông giải quyết. Cảnh sát sẽ kết luận ai đúng, ai sai, ai phải bồi thường cho ai... Hầu như không có một chủ xe nào có thái độ xửng cồ, gây gổ, chửi bới lẫn nhau, đổ tội cho nhau...



Tôi đã nhiều lần chứng kiến cảnh khi hai xe va vào nhau, các chủ xe chỉ đưa cho nhau “visit card” rồi cho xe đi, trừ trường hợp xe bị hỏng nặng thì cảnh sát cho xe tới kéo về gara để sửa chữa và phân xử. Cả hai chủ xe đều đóng bảo hiểm xe, do đó bảo hiểm sẽ xem xét và đền bù. Chủ xe không phải quan tâm lắm, ngoài việc chờ sửa xe rồi nhận lại để đi làm.



Ở những nơi xảy ra nhiều tai nạn như trên các tuyến đường cao tốc ở Mỹ, châu Âu hoặc vùng sa mạc Trung đông, tôi thường gặp các xe cảnh sát đi tuần tra dọc tuyến đường để có thể giải quyết tại chỗ các vụ tai nạn. Trên các đường cao tốc hoặc quốc lộ, thường cứ vài km lại có trạm điện thoại để lái xe khi cần thì sử dụng. Ngày nay, mạng di động phát triển thì các trạm điện thoại kia chắc sẽ ít người dùng đến. Các chủ xe bị va quệt vào nhau vẫn bắt tay nhau và “good bye” bình thường, không hề thấy họ to tiếng, chửi bới, mặt đỏ tía tai, dùng những lời lẽ thô tục với nhau...



Trở lại nước mình, khi nào ra phố, tôi và nhiều người dân khác đều cảm thấy bức bối trước cảnh xe cộ mạnh ai nấy đi, vượt lên người khác được bao nhiều hay bấy nhiêu. Nếu đường tắc thì phóng lên vỉa hè như điên, như dại, chẳng ai chịu nhường ai; đi bộ qua đường thì đủng đỉnh, nghênh ngang như đi trong sân nhà mình vậy; xe đạp lấn đường xe máy và ngược lại... Nhiều khi tạt ngang qua đầu xe ô tô như đi ở chỗ không người; xe con lấn xe lớn, trông chẳng còn ra thể thống gì cả.

Còn khi va quệt hoặc đâm phải nhau thì thôi rồi! Anh nào cũng hùng hùng hổ hổ như sắp “ăn sống nuốt tươi” đối phương; lời qua, tiếng lại, ban đầu còn nhẹ, sau cứ nặng dần lên... Nếu không có người hoà giải hoặc can thiệp thì “bé xé ra to” nói lời rồi đến nói bằng tay, chân, thậm chí đánh nhau to, có khi thành án mạng. Tôi nghĩ, chung quy cũng chỉ tại họ quá ích kỷ, chỉ biết mình mà không biết người; chỉ biết được việc của mình, mặc việc người khác. Xem ra cái “văn hoá giao thông”, “văn hoá đi đường” của họ còn có vấn đề, chỉ có luật lệ và chế tài mới chi phối được.



Thế mới biết, cách đi đứng, cư xử giữa người với người ở ta còn nhiều điều phải sửa!



N.N.K (Báo KTĐT)
 
Hạng D
12/9/05
1.449
200
63
51
RE: Nhường đường là nét văn hóa của người Hà nội???

Các bác xem thêm: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xahoi/192151/
 
Hạng B2
28/3/07
205
1
0
47
Ha Noi
vnexpresss.net
RE: Nhường đường là nét văn hóa của người Hà nội???

Túm lại là chúng ta cứ đi đúng đường và đúng luật thôi các bác ạ.
 
Hạng D
19/10/06
2.225
12.893
113
RE: Nhường đường là nét văn hóa của người Hà nội???

Hôm nay trong Sài Gòn trên đường Thành Thái thấy có nhiều băng rôn nói về nếp sống đô thị các bác ạ: xả rác, khạc nhổ, ... và quan trọng nhất là giao thông. "Không lấn tuyến, không vượt đèn đỏ, xe máy không đi vào làn ôtô", "Kiềm chế khi xảy ra va quẹt", ...

Không biết kết quả như thế nào thứ đọc mấy cái băng rôn đó cũng thấy phấn chấn, ít nhất còn có người quan tâm đến văn hóa giao thông. Và hy vọng có nhiều người cùng cảm giác như mình.

Có 1 kinh nghiệm về tuân thủ giao thông xin chia sẻ với các bác:
Mình có đứa con gái 4 tuổi, thỉnh thoảng chở nó đi chơi bằng xe máy (nó ngồi phía trước), cách đây khoảng 1/2 năm tự dưng nó chỉ vào cái đèn xanh - đèn đỏ nói: Đèn xanh được đi, đèn vàng chạy chậm, đèn đỏ dừng lại. Hình như nó biết trong lớp do cô giáo hay bạn bè chỉ gì đó. Sau đó thì mình hay chỉ nó một số thứ về giao thông mà nó có thể hiểu.
Từ đó đến giờ mình thường xuyên bị chỉnh khi chạy nhanh, chạy xe 1 tay, vượt đèn đỏ (đèn chớm đỏ --> vượt luôn). Giờ thì đi với nó cảnh giác hơn nhiều rồi, he...he... hay để ý đèn vàng dừng lại luôn, không dám leo lề chạy nữa.

Nói chung dạy con nhỏ tuân thủ luật giao thông chỉ có lợi, sau này có thể nó chấp hành tốt hơn, còn trước mắt thì mình cũng đỡ vi phạm hơn. Mình dạy nó ra rả mà bị nó hỏi "đèn đỏ sao ba chạy" thì ngượng kinh.

Buồn cười nhất là cái gờ giảm tốc, né cái gờ giảm tốc cho đỡ rung là nó không chịu
 
Hạng B2
27/9/07
184
4
18
52
Vietnam
RE: Nhường đường là nét văn hóa của người Hà nội???

Vấn đề của cả nước các bác ơi! Chúng ta đang cố gắng từng bước khắc phục mà.
Ở Mỹ cách đây 30 năm thì cũng thế thui.
Anh em OS hãy làm gương đi tiên phong về văn hóa nhường đường nhé.