A1
14/12/03
2.548
4.331
113
Em vừa tìm được điều luật trong bộ luật dân sự bắt bạn bác phải bồi thường mặc dù bạn bác không sai!
...
Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới...

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi.
...

Mời các bác vào chém!
Đijnh bắt giò bác nhưng không kịp, hoá ra có người khác bắt giò trước rồi.

Nỗi ám ảnh của lái xe với tai nạn trên trời giáng xuống

Bác chủ xem giúp em khoản 3 điểm a và b: phần loại trừ bồi thường.
- người đi bộ cố ý leo qua hàng rào cao để băng ngang quốc lộ. (Lỗi cố ý)
- sự việc bất khả kháng, nhảy vào giữa đầu xe như vậy thì không còn khả năng tránh né
 
Hạng C
9/9/14
930
1.068
93
40
Điều 32. Người đi bộ
  1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
  2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
  3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
  4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Như vậy khi băng qua đường mà không đi trên vạch kẻ đường cho người đi bộ thì người đi bộ phải chịu mọi trách nhiệm về an toàn của mình và các phương tiện khác. Suy ra nếu tai nạn xảy ra thì trách nhiệm là do người đi bộ chịu.

Em thấy quy định khá rõ rồi nhỉ.
 
Hạng C
8/7/14
927
1.394
93
Điều khoản nào trong luật dân sự loại trừ xe máy là nguồn NHCĐ? Trong khi xe máy là phương tiện giao thông vận tải cơ giới (chở người, chở hàng, vận hành bằng máy) ô tô cũng là phương tiện giao thông vận tải cơ giới (cũng chở người, chở hàng, vận hành bằng máy) ?

Vấn đề nằm ở chỗ bên nào bị thiệt hại thì được đền.
 
Tôi nói rằng tôi vẫn làm chủ tốc độ.
Theo luật giao thông đường bộ, trên đường có vận tốc 60km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 30m. Người đi bộ bất ngờ nhảy ra từ khoảng cách 5m dĩ nhiên không tránh kịp. Nếu 2c nhảy ra cách 30m mà tôi không xử lý kịp mới là không làm chủ tốc độ.

Hơn nữa, theo tài liệu của nhà sản xuất xe, với vận tốc 60km/h cần khoảng cách tối thiểu 18m để phanh dừng xe. Vì vậy khoảng cách 5m là quá khả năng kỹ thuật của xe, không thể phanh dừng.

Do đó, trường hợp này là bất khả kháng.
Bác phân tích trí lý, nếu bác là người được giao thực thi pháp luật thì có lẽ là sẽ công bằng hơn. không còn những chuyện bức xúc oan uổng như thế nữa
 
Hạng C
8/7/14
927
1.394
93
Bác @mikien trả lời thử trường hợp này xem sao nghen.
Một người lái xe băng qua nơi giao nhau với đường sắt không có thanh chắn và không quan sát, bị tàu hỏa tông. Như vậy thì bên nào đền cho bên nào?

Tàu hỏa không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường dân sự (theo luật).
 
A1
14/12/03
2.548
4.331
113
Vấn đề nằm ở chỗ bên nào bị thiệt hại thì được đền.

Nếu người đi bộ ko chết, xe ô tô móp méo hư hỏng thiệt hại thì được anh đi bộ bồi thường phỏng ạ?
 
Hạng C
8/7/14
927
1.394
93
Nếu người đi bộ ko chết, xe ô tô móp méo hư hỏng thiệt hại thì được anh đi bộ bồi thường phỏng ạ?

Theo luật thì người đi bộ ko phải là nguồn nguy hiểm cao độ nên ko áp dụng điều 623.
 
  • Like
Reactions: Air Bag
Hạng C
8/7/14
927
1.394
93
Điều 32. Người đi bộ
  1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
  2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
  3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
  4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Như vậy khi băng qua đường mà không đi trên vạch kẻ đường cho người đi bộ thì người đi bộ phải chịu mọi trách nhiệm về an toàn của mình và các phương tiện khác. Suy ra nếu tai nạn xảy ra thì trách nhiệm là do người đi bộ chịu.

Em thấy quy định khá rõ rồi nhỉ.

Theo luật thì người đi bộ mặc dù có lỗi nhưng vẫn được bồi thường dân sự, và đó là sự bất hợp lý của luật.
 
Hạng D
31/10/14
2.038
4.416
113
Biên Hòa
Theo luật thì người đi bộ ko phải là nguồn nguy hiểm cao độ nên ko áp dụng điều 623.
Bác cứ cố tình bóp méo. Nếu mà bác bóp vài cái nữa, xin lỗi, em cho bác vào chung danh sách hungrau761 và em sẽ không bao giờ thấy bài viết của bác.

Vấn đề áp dụng luật pháp, thì trước tiên người sai và người gây tai nạn phải bồi thường. Nếu như không có ai sai thì mới tính đến "nguồn nguy hiểm cao độ". Chứ không phải tất tật mọi lúc đều lôi vấn đề đó ra.
Giả sử bác chạy xe ô tô , em đang cầm hòn đá to trên đường, vô tình em ném trúng bác chết thì thôi nhé. Vì bác là "nguồn nguy hiểm cao độ", còn em đang đi bộ nên không nguy hiểm ạ.