Hạng D
31/10/14
2.038
4.417
113
Biên Hòa
Em nghĩ OSer nên kiện ra tòa đối với kẻ đi sai luật gây tai nạn, kể cả 2b và đi bộ.
Thường thì XXX sẽ phạt đôi bên, ai cũng có lỗi. 4b thường bị lỗi "không làm chủ tốc độ" dù mình đi đúng hoàn toàn và kiểm soát tốc độ tốt. Bà mẹ nó, đang chạy 60 cây chuối mà nó trong lùm nhảy ra ngay đầu xe thì tề thiên đại thánh cũng hết phép.

Oser nên chịu thiệt một chút, đút bánh mì cho xxx để được ghi biên bản đúng sự thật (không có lỗi không làm chủ tđ). Sau khi có đủ bằng chứng, kiện 2b hoặc 2c (2 chân) ra tòa. Đòi bồi thường phí sửa xe, tổn thất tinh thần, thiệt hại thời gian và công việc, mất thu nhập, phí giam xe....

Oser làm mạnh vài lần, báo chí đăng vài lần chắc vấn nạn giảm.
 
Hạng B1
11/8/14
71
50
18
32
TP Hồ Chí Minh
trong trường hợp có camera hành trình ghi lại tai nạn trên, thì cách giải quyết vấn đề của cơ quan công quyền cũng theo chiều bất lợi cho người đi ôtô đúng luật, và người đi bộ băng qua đường từ bất kỳ hướng nào tới rồi bị tai nạn vẫn là người đúng trong cách xử lý này.

Câu hỏi đặt ra là giữa con lươn ngăn 2 đường ngược chiều đã có hàng rào chắn cao đến 1,5m nhưng 2 công nhân này vẫn cố tình băng qua làn đường bên kia để leo rào rồi băng tiếp qua làn đường bên này một cách đột ngột khiến cho xe cơ giới đang lưu thông va phải. nhưng tại sao lỗi lại thuộc về ngời điều khiển xe ôtô, và đã bị giam phương tiện, đi phải chi rất nhiều tiền mới xong đuọc vụ này. Tại sao lại không xử phạt người đi bộ vi phạm luật..???

Bác giải thích lại hộ em chỗ này với:
  • Lỗi thuộc về người điều khiển oto: đây là kết quả điều tra chính thức của cơ quan CA hay mới chỉ là kết luận điều tra ban đầu?
  • Bị giam phương tiện hình như chỉ là theo quy trình điều tra chứ ko hẳn là đúng thì không giam?!!
  • Việc chi rất nhiều tiền là do phía người điều khiển oto muốn chi tiền để kết thúc vụ việc mà không phải truy cứu gì thêm chứ không phải yêu cầu bắt buộc gì từ phía cơ quan điều tra đúng ko ah?
Cuối cùng theo em hiểu là chủ phương tiện đã đứng ra chi tiền dàn xếp để không phải kéo dài thời gian điều ra chứ chưa có kết luận chính thức ai đúng ai sai? Và dĩ nhiên do đó phía người đi bộ cũng không bị xử phạt gì thêm nữa?
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Mời các bác " chém lợn"

.....
Về mặt lý luận, hiểu thế nào là “không làm chủ tốc độ” ?
Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay như Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 71 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
Thông tư 13/2009/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khỏang cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ…đều không thấy định nghĩa thế nào là “ không làm chủ tốc độ”. Người viết chỉ thấy các quy định có liên quan về tốc độ tại các điều như Điều 12 – Luật Giao thông đường bộ “Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khỏang cách an tòan đối với xe chạy liền trước xe của mình. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định cụ thể tốc độ của xe và việc đặt biển báo tốc độ…”. Điều 6 – Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư

[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td=411x@}
Loại xe cơ giới đường bộ{/td}
{td=212x@}
Tốc độ tối đa (km/h){/td}
{/tr}
{tr}
{td=411x@}
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kG.{/td}
{td=212x@}
50{/td}
{/tr}
{tr}
{td=411x@}
Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kG trở lên; ô tô sơ mi rơ moóc; ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô chuyên dùng; xe mô tô; xe gắn máy.{/td}
{td=212x@}
40{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư

[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td=411x@}
Loại xe cơ giới đường bộ{/td}
{td=212x@}
Tốc độ tối đa (km/h){/td}
{/tr}
{tr}
{td=411x@}
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kG.{/td}
{td=212x@}
80{/td}
{/tr}
{tr}
{td=411x@}
Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt); ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kG trở lên.{/td}
{td=212x@}
70{/td}
{/tr}
{tr}
{td=411x@}
Ô tô buýt; ôtô sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.{/td}
{td=212x@}
60{/td}
{/tr}
{tr}
{td=411x@}
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; xe gắn máy.{/td}
{td=212x@}
50{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe cơ giới khác và xe máy chuyên dùng

Đối với các loại xe cơ giới khác như máy kéo, các loại xe tương tự, xe máy chuyên dùng hiện đang được phép hoạt động thì tốc độ tối đa không quá 30 km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Như vậy, pháp luật giao thông đường bộ hiện chỉ quy định tốc độ của các loại phương tiện tham gia giao thông mang tính định lượng, bằng các con số (km/h) cụ thể đối với từng loại phương tiện trên từng loại đường, từng đoạn đường.
Vấn đề đặt ra ở đây, trong trường hợp người lái xe vẫn chạy xe với vận tốc cho phép, nhưng xảy ra tai nạn va chạm giữa 2 xe, dẫn đến việc nạn nhân tử vong thì có được xem là “ không làm chủ tốc độ” ?
  • Bình luận các quan điểm quanh việc giải quyết vụ án:
Quan điểm 1: Tác giả không đồng ý với quan điểm cho rằng bị cáo không phạm tội. Vì theo quy định tại Điều 5-Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT quy định “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp sau:
1. Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
2. Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức....”
Các tình tiết trong vụ án trên cho thấy, bị cáo B.U.V tuy nhìn thấy nhưng không nhường đường cho xe mô tô do anh H.T.H điều khiển đang lưu thông phía bên phải khi vào đường giao nhau đã vi phạm Điều 24- Luật Giao thông đường bộ “Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
  1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
  2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái”
Tại nơi xảy ra tai nạn không có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến, do đó, bị cáo phải nhường đường cho anh H.T.H đến từ bên phải khi cả 2 xe bắt đầu di chuyển vào đường giao nhau. Pháp luật buộc bị cáo phải nhường đường khi bắt đầu vào đường này. Tuy nhiên, bị cáo vẫn tiếp tục lưu thông không giảm tốc độ, không nhường đường, dẫn đến việc xảy ra tai nạn ở gần cuối đường giao nhau, do đó lỗi chính thuộc về bị cáo. Bị cáo đã vi phạm Điều 24 – Luật Giao thông đường bộ .
Quan điểm 2: Tác giả đồng tình với quan điểm 2 về lỗi vi phạm của bị cáo (vi phạm Điều 24 – Luật Giao thông đường bộ), nhưng không đồng ý với quan điểm bị hại vi phạm Điều 5 – Thông tư 13/2009/TT-BGTVT. Việc cho rằng bị hại chạy quá tốc độ, chỉ căn cứ vào lời khai của nhân chứng là không đủ cơ sở kết luận. Điều này chỉ mang tính ước lượng mơ hồ. Việc rồ ga xe máy nếu trên thực tế xảy ra đi nữa nhưng việc rồ ga xe không thể đồng nghĩa với việc xe đang chạy quá tốc độ. Thông thường, việc chạy quá tốc độ phải được ghi nhận bằng các phương tiện chuyên dụng như súng bắn tốc độ của cảnh sát giao thông. Thực nghiệm điều tra tại hiện trường không cho thấy các dấu vết chứng tỏ việc chạy quá tốc độ của nạn nhân như các vết trên lốp xe, trên mặt đường…Do đó, ở quan điểm thứ 2, tác giả chỉ đồng tình với phần lỗi mà bị cáo vi phạm.
Quan điểm 3: Theo quy định tại Điều 6- Thông tư 13/2009/TT-BGTVT thì tốc độ tối đa đối với xe gắn máy là 40km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư.
Khu vực xảy ra tai nạn là khu vực đông dân cư, nhưng không thể xác định được tốc độ xe gắn máy của nạn nhân trước khi xảy ra tai nạn (nếu chỉ căn cứ vào lời khai nhân chứng) nên tác giả không đặt ra việc vi phạm về tốc độ ở đây.
Như đã phân tích khái niệm “không làm chủ tốc độ” ở trên, khi chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm “không làm chủ tốc độ”, tác giả chỉ cho rằng bị hại do không làm chủ được tay lái, không giữ được khỏang cách an tòan, do đó dẫn đến tai nạn của bản thân, vi phạm Điều 12 – Luật Giao thông đường bộ. Tác giả đồng tình với quan điểm thứ 3 ở cả lỗi vi phạm chính của bị cáo và phần lỗi của người bị hại.
Trên đây là một số vấn đề còn vướng mắc khi xét xử các vụ án “VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ”. Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của độc giả......

Link bài viết
Như trường hợp này, giả sử người chết lại là anh BUV thì anh THT lại có tội, hoho, luật lệ VN là thế.
Ưu tiên cho người đã khuất và xxx luôn có lợi, đi đúng cũng ráng chịu nhá.
 
Hạng C
8/7/14
927
1.394
93
Như trường hợp này, giả sử người chết lại là anh BUV thì anh THT lại có tội, hoho, luật lệ VN là thế.
Ưu tiên cho người đã khuất và xxx luôn có lợi, đi đúng cũng ráng chịu nhá.

Án tù vì không làm chủ tốc độ, gây tai nạn chết người

Ngày 31-12, TAND Thị xã Hương Trà đã tuyên án 18 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Văn Hạnh (47 tuổi) trú huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

354a3ba701d27f.img.jpg

Bị cáo Hạnh tại phiên tòa sơ thẩm

Theo cáo trạng ngày 28-, Hạnh điều khiển xe ô tô biển số 77K-7992 chạy trên đường QL1A tránh TP Huế theo hướng Bắc-Nam.
Khi đến KM 4+500 thuộc địa phận phường Hương Chữ (Hương Trà), Hạnh thấy cách xe mình khoảng 10m có xe mô tô biển số 75F1-05186 do anh Nguyễn Mạnh Hùng (trú tại An Đô-phường Hương Chữ) chở ông Ngyễn Minh Toán (cha anh Hùng) đi từ cổng làng An Đô ra đường quốc lộ.
Tốc độ của xe ô tô lúc đó khoảng 50 km. Hạnh điều khiển xe ô tô sang trái (đi vào phần của xe ngược chiều) để tránh nhưng không kịp, chiếc ô tô đâm vào xe anh Hùng gây tai nạn.
Hậu quả làm anh Hùng tử vong tại chỗ, ông Toán bị chấn thương sọ não, gãy cung sườn, gãy xương đòn phải điều trị tại Bệnh viện TW Huế gần 1 tháng.
Tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên án 18 tháng tù đối với hành vi tông chết người do không làm chủ tốc độ của bị cáo. Hạnh có trách nhiệm bồi thường 100 triệu đồng cho gia đình nạn nhân.

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1060404
 
Hạng C
8/7/14
927
1.394
93
Điều vô lý ở chỗ, sau khi tai nạn xảy ra thì nạn nhân được đưa đi cấp cứu ngay, thông tin tai nạn được báo với CSGT và đến điều tra đo đạc hiện trường. và xe của bạn em bị đưa về giam đến 2 tháng, với lý do chờ giải quyết với nữ công nhân kia xong mới được lấy xe ra. Mặc dù lái xe hoàn toàn không sai, sai hoàn toàn do người đi bộ, qua đường không đúng nơi cho phép, cố tình leo qua hàng rào rồi lao vào đầu xe như tự tử vậy. Vụ này bạn em phải chi hết 150tr cho nạn nhân chi trả chi phí bệnh viện, và thiệt hại về kinh doanh chưa tính tới.

Em vừa tìm được điều luật trong bộ luật dân sự bắt bạn bác phải bồi thường mặc dù bạn bác không sai!
...
Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới...

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi.
...

Mời các bác vào chém!
 
Em vừa tìm được điều luật trong bộ luật dân sự bắt bạn bác phải bồi thường mặc dù bạn bác không sai!
...
Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới...

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi.
...

Mời các bác vào chém!
Bác chịu khó sưu tầm ghê
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Em vừa tìm được điều luật trong bộ luật dân sự bắt bạn bác phải bồi thường mặc dù bạn bác không sai!
...
Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới...

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi.
...

Mời các bác vào chém!
Như th này nếu xe tải thắng gấp lật xe tài xế chết thi 2b có bị xử tội ko?
 
  • Like
Reactions: mikien
Hạng D
20/7/07
1.063
1.630
113
Em vừa tìm được điều luật trong bộ luật dân sự bắt bạn bác phải bồi thường mặc dù bạn bác không sai!
...
Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới...

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi.
...

Mời các bác vào chém!
Em xin phép đc nói bậy kiểu trẻ trâu: Vl cái luật...
 
Hạng C
8/7/14
927
1.394
93
Như th này nếu xe tải thắng gấp lật xe tài xế chết thi 2b có bị xử tội ko?

Tất nhiên ko vì 2b không phải là "nguồn nguy hiểm cao độ", chỉ có 4b mới bị coi là nguồn nguy hiểm cao độ thôi, vì vậy mới đây 2 thanh niên tử vong sau khi tông ô tô đang dừng đèn đỏ thì tài xế ô tô sẽ phải bồi thường sạt nghiệp.

Tông xe ô tô dừng đèn đỏ, 2 thanh niên tử vong tại chỗ

Thứ Sáu, 14:12 30/01/2015
(NLĐO)- Phóng nhanh, không làm chủ được tốc độ, 2 thanh niên điều khiển xe máy đã đâm vào phía sau ô tô dừng đèn đỏ ở TP Vinh (Nghệ An) khiến cả 2 tử vong tại chỗ.


a-1422593863292.JPG

Xe cứu thương tới hiện trường vụ tai nạn 2 người điều khiển xe máy tông xe ô tô dừng chờ đèn đỏ. Ảnh: Đô Lương

Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 23 giờ tối ngày 29-1 tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An khiến 2 người tử vong tại chỗ.
Vào thời điểm trên, anh Cao Thanh Tuấn (25 tuổi, ngụ xã Diễn An, huyện Diễn Châu) điều khiển xe máy mang BKS 37B2-388.63 chở anh Vũ Văn Nam (24 tuổi, ngụ xã Phong Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) chạy trên đường Lê Duẩn (TP Vinh) khi đến ngã tư ĐH Vinh do chạy nhanh, không làm chủ tốc độ đã tông vào phía sau ô tô tải mang BKS 38C-030.68 do tài xế Nguyễn Văn Thứ (39 tuổi, ngụ xã Thạch Bằng, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đang dừng đèn đỏ.
Cú tông xe ô tô mạnh khiến anh Tuấn và Nam ngã xuống đường, tử vong ngay tại chỗ, xe máy bị hư hỏng nặng.
Nhận được tin báo lực lượng CSGT công an TP Vinh đã có mặt khám nghiệm hiện trường, điều tiết giao thông. Bước đầu, nguyên nhân của vụ tai nạn được xác định hai nam thanh niên điều khiển không làm chủ tốc độ đâm vào ôtô tải đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.
Đức Ngọc

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuo...nh-nien-tu-vong-tai-cho-20150130115932253.htm
 
  • Like
Reactions: nam_forza