Hạng D
5/8/06
2.079
32.231
113
Mr Fil nói:
Ừ quên.hôm qua say quá nói lung tung.
Đúng là tủ máy cắt của MBA chứ không phải RMU.Tủ RMU nó có trong phòng này - phía sau nhưng tìm mãi mà chẳng thấy tấm hình ấy đâu.Để mai cho chụp lại rồi hầu các Bác.
* Cái tay quay nó nằm đó trong khi đang thao tác chưa xong chứ đúng ra nó nằm trong phòng vận hành...của Điện lực.Và chắc chắn một điều là chìa khóa tủ họ cũng là người giữ.
Việc gắn bảng cấm này là quy định của Điện lực đối với tất cả các MBA,trạm điện trung gian cho dù đó là trạm của khách hàng hay trạm công cộng.

Say đâu mà say, hình như tăng 2 bác về rồi mà.:D
Lót dép ngồi xem các bác tranh luận với nhau, tụi em ngồi dưới học hỏi đã quá. Học ở trường thì nhiều nhưng mấy ai trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế như vậy. Có quá nhiều điều để mình học hỏi. Trong 1 căn nhà tôi vẫn sợ nhất là phần Điện và Nước. Cám ơn các bác.

Nhân tiện đây em nhờ các bác luôn. Em có xài một cái tủ lạnh side by side khoảng 750 lít điện 120V (Ham độc và rẻ mua từ Mỹ về). Em muốn hỏi vài câu.

1/ Tủ lạnh điện 120V thì xài có hao điện hơn 220V không.

2/ Nếu xài ổn áp chỉ có ra được 110V thì có ảnh hưởng nhiều đến công suất của tủ không(làm lạnh không nhanh)

3/ Bề ngoài mặt tủ lạnh bằng thép không rỉ (staninless steel) cho nên nhiều lúc đi chân không đụng vào nó tê tê. Tủ lạnh em lại đặt trên lầu. Vậy có cách nào làm tiếp đất cho tủ không.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
14/11/11
91
0
0
41
giuvung nói:
Mr Fil nói:
Ừ quên.hôm qua say quá nói lung tung.
Đúng là tủ máy cắt của MBA chứ không phải RMU.Tủ RMU nó có trong phòng này - phía sau nhưng tìm mãi mà chẳng thấy tấm hình ấy đâu.Để mai cho chụp lại rồi hầu các Bác.
* Cái tay quay nó nằm đó trong khi đang thao tác chưa xong chứ đúng ra nó nằm trong phòng vận hành...của Điện lực.Và chắc chắn một điều là chìa khóa tủ họ cũng là người giữ.
Việc gắn bảng cấm này là quy định của Điện lực đối với tất cả các MBA,trạm điện trung gian cho dù đó là trạm của khách hàng hay trạm công cộng.

Say đâu mà say, hình như tăng 2 bác về rồi mà.:D
Lót dép ngồi xem các bác tranh luận với nhau, tụi em ngồi dưới học hỏi đã quá. Học ở trường thì nhiều nhưng mấy ai trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế như vậy. Có quá nhiều điều để mình học hỏi. Trong 1 căn nhà tôi vẫn sợ nhất là phần Điện và Nước. Cám ơn các bác.

Nhân tiện đây em nhờ các bác luôn. Em có xài một cái tủ lạnh side by side khoảng 750 lít điện 120V (Ham độc và rẻ mua từ Mỹ về). Em muốn hỏi vài câu.

1/ Tủ lạnh điện 120V thì xài có hao điện hơn 220V không.

2/ Nếu xài ổn áp chỉ có ra được 110V thì có ảnh hưởng nhiều đến công suất của tủ không(làm lạnh không nhanh)

3/ Bề ngoài mặt tủ lạnh bằng thép không rỉ (staninless steel) cho nên nhiều lúc đi chân không đụng vào nó tê tê. Tủ lạnh em lại đặt trên lầu. Vậy có cách nào làm tiếp đất cho tủ không.

Thôi em cứ nói trước, sai đâu có các bác tiền bối chỉ bảo.
1. Tủ lạnh 120V và 220V nếu ở trong cùng điều kiện thì như nhau. Hao điện hay không là do công suất của tủ. Tuy nhiên với trường hợp của bác đem tủ 120V về việt nam xài cho điện 220V thì bác sẽ bị tổn hao điện do phải sử dụng bộ chuyển nguồn 220V -> 120V. Đơn giản, cái dễ nhận thấy là điện năng của bác bị biến thành nhiệt năng toả ra ngoài vỏ Inverter mà bác sờ thấy
2. Tủ bác mua về thì bao giờ nó cũng nằm trong một dải điện áp nhất định nằm trong khoảng an toàn. Nói chung nếu phân tích kỹ theo góc độ kỹ thuật thì nó sẽ bị ảnh hưởng ( nhỏ thôi ). Còn thực tế thì không ảnh hưởng gì.
VD: Hiện nay cấp điện áp 0,4KV và 220V của ta không ổn định, nhiều khi bác dùng đồng hồ đo điện ở nhà nhiều lúc điện áp có thể nhảy vọt lên 240V, cũng có khi bị sụt áp còn có 200V. v .v .
3. Hiện tại bác đang ở nhà riêng hay chung cư, nhà riêng của bác có khoảng đất nào trống không ? Nếu có thì việc đóng tiếp địa rồi đi dây cho khéo là được. Không ảnh hưởng gì lắm đâu bác.
 
Hạng B1
14/11/11
91
0
0
41
Mr Fil nói:
Vài tấm hình giải lao nhé.
Các Bác cứ ném đá,em đội mũ pháo binh rồi.
Nối đất cho thiết bị điện


Nối đất cho thiết bị điện
Bác Fill. Nhìn cái hình của bác em đoán đây có thể là hình chụp được chụp trong một trạm MBA hả bác ?

Nhìn hình em thấy ghê quá, với cái trạm này. Khi trời mưa ẩm ướt liệu rằng có xảy ra hiện tượng vầng quang không các bác ?

Nhìn vết cháy đen em không đoán được ra nguyên nhân của nó ?
 
Hạng D
23/10/04
2.240
2.109
113
giuvung nói:
Say đâu mà say, hình như tăng 2 bác về rồi mà.:D
Lót dép ngồi xem các bác tranh luận với nhau, tụi em ngồi dưới học hỏi đã quá. Học ở trường thì nhiều nhưng mấy ai trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế như vậy. Có quá nhiều điều để mình học hỏi. Trong 1 căn nhà tôi vẫn sợ nhất là phần Điện và Nước. Cám ơn các bác.

Nhân tiện đây em nhờ các bác luôn. Em có xài một cái tủ lạnh side by side khoảng 750 lít điện 120V (Ham độc và rẻ mua từ Mỹ về). Em muốn hỏi vài câu.

1/ Tủ lạnh điện 120V thì xài có hao điện hơn 220V không.

2/ Nếu xài ổn áp chỉ có ra được 110V thì có ảnh hưởng nhiều đến công suất của tủ không(làm lạnh không nhanh)

3/ Bề ngoài mặt tủ lạnh bằng thép không rỉ (staninless steel) cho nên nhiều lúc đi chân không đụng vào nó tê tê. Tủ lạnh em lại đặt trên lầu. Vậy có cách nào làm tiếp đất cho tủ không.
Nếu bác muốn ra đúng 120v thì bác mua ổn áp rồi nhờ thợ điện họ mở ra, chỉnh cái biến trở trên bo điều khiển, đo đồng hồ VOM để đạt đúng 120v được đó bác.
Trước em dùng hàng Japan nội địa 100v của Nhật cũng vậy, lúc đó chưa phổ biến ngõ ra 100v nên toàn dùng 110v và chỉnh áp hạ xuống chút xíu cho đúng điện áp của nhà sản xuất.
 
Hạng D
29/11/06
4.060
11.535
113
Thôi xong!
Coi như muốn xài tiếp cái máy nước nóng này thì phải làm tiếp đất, mà điều kiện làm tiếp đất thì coi như bất khả thi rồi (vì phòng tắm ở trên lầu, tuốt phía sau nhà, không cách nào đi dây được) nên có lẽ gỡ máy cho xong!
Nghe các bác bóng bàn em thấy dân mình liều thật (có em trong đó). Em thấy 10 nhà có lắp máy nước nóng trực tiếp thì hết 10 nhà ko có tiếp đất rùi:confused:
 
Hạng D
3/1/09
1.291
10.549
133
Sao em vẩn không hiểu sao không đấu được N với E hả các bác ? . Hồi xưa học nhớ thầy nói mặt đất là một sợi dây nguội cực lớn ( R = 0) . Thực chất dây N của điện lực củng là dây nối đất ( E) mà . Nếu trong lưới điện nhà 220v gồm N và L1 . Trong trường hợp dây N của điện lực bị chạm thành L2 - ta có điện thế 380v cho nhà mình -> cháy thiết bị . Nếu ta đấu N vào E của nhà mình -> nhảy CB , như vậy là an toàn cho nhà hơn chứ
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.648
93
Tp Hồ Chí Minh
hoack nói:
Sao em vẩn không hiểu sao không đấu được N với E hả các bác ? . Hồi xưa học nhớ thầy nói mặt đất là một sợi dây nguội cực lớn ( R = 0) . Thực chất dây N của điện lực củng là dây nối đất ( E) mà . Nếu trong lưới điện nhà 220v gồm N và L1 . Trong trường hợp dây N của điện lực bị chạm thành L2 - ta có điện thế 380v cho nhà mình -> cháy thiết bị . Nếu ta đấu N vào E của nhà mình -> nhảy CB , như vậy là an toàn cho nhà hơn chứ
Vụ này hay đây, tìm kiếm trên wikipedia và thấy quả thực trên wikipedia phần nối đất chưa có tiếng việt, mặc dù phần tiếng anh khá đầy đủ và tóm lược lại các yêu cầu của TC, vài ngày tơi rỗi việc em sẽ biên dịch lại mục này.
Phần tiếng anh tạm thời bác có thể tham khảo ở đây,
http://en.wikipedia.org/wiki/Earthing_system

Ở mấy bài trên em có sơ lược lại các sơ đồ nối đất - em sẽ chi tiết dần các sơ đồ để trả lời chung cho câu hỏi này. Theo đúng TCVN 7447-1 (IEC 60364-1) và
Theo phân loại của IEC, hệ thống nối đất cho mạng điện hạ áp nói chung gồm 2 ký tự thông thường là TN, TT, IT trong đó
chữ thứ nhất - chỉ việc nối đất của nguồn như máy phát điện , biến áp phân phối
T - terra - nối trực tiếp một điểm với đất
I - tất cả các bộ phận mang điện được cách ly với đấy, hoặc có một điểm nối đất qua một trở kháng.

chữ thứ hai chỉ quan hệ giữa các bộ phận để trần của hệ thống lắp đặt và đất
T - nối trực tiếp các bộ phận dẫn để trần với đất, độc lập với nối đất của bất kỳ điểm nào trong hệ thống,
N - nối trực tiếp các bộ phận dẫn để trần với điểm được nối đất của hệ thống điện ( trong hệ thống điện xoay chiều, điểm được nối đất của hệ thống điện thường là điểm trung tính, hoặc nếu không có sẵn điểm trung tính thì là một dây pha).
Các chữ cái tiếp theo nếu có là bố trí giữa dây trung tính và dây bảo vệ
S - chức năng bảo vệ do một dây riêng không phải là trung tính hoặc dây dẫn nối đất của đường dây (hoặc trong hệ thống điện xoay chiều, dây pha được nối đất),
C- Chức năng trung tính kết hợp với chức năng bảo vệ trên một dây duy nhất (PEN)
(ở đây em giới thiệu thệ thống xoay chiều)
1. Hệ thống TN
Hệ thống điện có một điểm nối đất trực tiếp, các bộ phận dẫn để trần của hệ thống lắp đặt được nối đến một điểm nối đất này bằng dây bảo vệ - do vậy có 3 hệ thống thông dụng:
1.1 TN-S: trong đó sử dụng một dây dẫn bảo vệ riêng biệt trên toàn bộ hệ thống ;
250px-TN-S-earthing.svg.png

1.2 TN-C-S: hệ thông điện trong đó chức năng bảo vệ và chức năng trung tính được kết hợp trên một dây dẫn duy nhất là thành một phần của hệ thống
250px-TN-C-S-earthing.svg.png

1.3 hệ thống TN-C: hệ thông điện trong đó chức năng bảo vệ và chức năng trung tính được kết hợp trên một dây dẫn duy nhất trên toàn bộ hệ thống
250px-TN-C-earthing.svg.png


2. Hệ thống TT
là hệ thống có một điểm nối đất trực tiếp còn các bộ phận dẫn để trần của hệ thống lắp đặt được nối đến điện cực đất độc lập về điện với điện cực đất của hệ thống điện
350px-TT-earthing.svg.png

3. Hệ thống IT
có tất cả các bộ phận mang điện được cách ly với đất hoặc có một điểm được nối đất qua một trở kháng, các bộ phận để trần của hệ thống lắp đặt điện được nối đất độc lập hoặc nối đất tập trung hoặc nối đến nối đất của hệ thống
350px-IT-earthing.svg.png

Thực chất sơ đồ nêu trên chưa phản ánh đúng tính chất của hệ thống IT, nếu đầy đủ cần phải mô tả thêm một điện trở có trở kháng rất lớp giữa đất cà điểm trung của nguồn hay dây pha.

Em sẽ cập nhật tiếp vào bài này.
 
Last edited by a moderator:
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
hoack nói:
Sao em vẩn không hiểu sao không đấu được N với E hả các bác ? . Hồi xưa học nhớ thầy nói mặt đất là một sợi dây nguội cực lớn ( R = 0) . Thực chất dây N của điện lực củng là dây nối đất ( E) mà . Nếu trong lưới điện nhà 220v gồm N và L1 . (1)Trong trường hợp dây N của điện lực bị chạm thành L2 - ta có điện thế 380v cho nhà mình -> cháy thiết bị . Nếu ta đấu N vào E của nhà mình -> nhảy CB , như vậy là an toàn cho nhà hơn chứ
Đây là hai khái niệm và tình huống hoàn toàn khác nhau.
1,Đúng.Để chống mất L của điện lực thì cách này là hay nhất nhằm bảo vệ cho thiết bị của chính mình.
2,Nhưng nếu điện lực không mất N thì sao?
Hiểu nôm na thế này.Giữa N và E luôn có 1 hiệu điện thế nào đó tùy thuộc vào chất lượng mối nối và tiếp đất/cân pha của ngành điện - kể cả tiếp đất của chính chúng ta.
Khi thiết bị rò rỉ,ý của Bác là nó sẽ triệt tiêu tại N đồng thời với E nhà mình.
Tuy nhiên,khi thiết bị rò rỉ thì N và E đã đấu chung nên nó sẽ phá hủy tại điểm kết nối giữa E và N(có thể tại toàn tuyến hoặc vị trí gần nhất).
Lúc này,nếu Bác cần sửa chữa và tìm nguyên nhân em đoán chắc rằng Bác sẽ chẳng biết đầu dây nào là E và đầu dây nào là N vì cái nào cũng có L hết.
Do đó,có những khu vực thường mất N của Điện lực ,người ta phải sử dụng 2 hố thu tiếp đất - 1 cho N và 1 cho E
Để giải thích bằng quy tắc,nó có công thức và cách tính cũng như trình bày cụ thể nhưng em nghĩ rằng chỉ cần nói như thế là Bác hiểu rồi.
Rất đơn giản khi nói rằng : Chi phí làm E rất lớn,tại sao người ta vẫn phải làm và có quy chuẩn thực hiện,đấu nối và an toàn cả cho E với N.
Điều đặc biệt ở loạt bài này là E và N của CB chống giật đầu chung,nó phát hiện bị lệch tại N và cắt không cho đóng cưỡng bức.
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
nhnam100 nói:
jungle nói:
AiaTowner007 nói:
Không khí thấy trầm trọng quá !

Các bác cho tui hỏi : Dòng điện hình sin sao chạy được trong dây dẫn thẳng ạ ! Cám ơn các bác !
Hì, câu hỏi vui trong tuần nè:D
080402cool_prv.gif
Câu hỏi này hay đấy, mà trả lời không dễ đâu, một câu hỏi tương tự do ông giáo đặt ra khi em học môn lý thuyệt điện động học. Điện dẫn bên trong hay bên ngoài ruột dẫn?, điện tử di chuyện chậm vậy tại sao điện truyền gần với tốc độ ánh sáng?!
Hi hi ... cái này tui biết chút chút nè:

-Nếu dòng điện nhỏ hoặc tần số thấp thì phân bố dẫn điện trong dây dẫn như nhau. Nhưng nếu dòng lớn hoặc tần số cao thì mật độ dòng điện càng lớn khi càng cách xa tâm của dây dẫn do nó bị đẩy ra bề mặt vật dẫn bởi từ trường do chính nó tạo ra! Vì vậy để dẫn cao tần, thường người ta chỉ dùng ống dẫn chứ không dùng dây đặc. Hoặc dùng dây dẫn có nhiều ruột cách điện lẫn nhau.

-Khi điện tử này di chuyển đi nơi khác, thì sẽ có 1 điện tử khác thế vào chổ đó. Mà điện tử thì gần như không có khối lượng và hoàn toàn giống nhau (hơn cả giống nhau như 2 điếu thuốc). Vì vậy mà ta thấy tốc độ truyền của điện gần bằng tốc độ ánh sáng chăng ?

Có gì không đúng, các bác ném đá cho nhé !
 
Last edited by a moderator: