Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Hình như các bác tranh luận với nhau trong khi chưa phân biệt được sự khác biệt giữa 2 trạm: tiêu thụ hay là phân phối.

- Ở nơi tiêu thụ thì "vì sự an toàn" mà không nối N và E.
- Ở nơi cung cấp hay phân phối điện thì "cũng vì sự an toàn" người ta phải nối N và E.

Vậy trước hết cần phải trả lời câu hỏi: Tại sao phải nối đất cho các thiết bị ? Nếu như ta giả sử rằng: phía cung cấp điện hoàn toàn cách điện cho các đường dây, thì người tiêu dùng có chạm trực tiếp vào chỉ 1 dây điện (bất kể là dây nào) cũng không bị điện giật ?
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/12/09
472
2.648
93
Tp Hồ Chí Minh
AiaTowner007 nói:
nhnam100 nói:
jungle nói:
AiaTowner007 nói:
Không khí thấy trầm trọng quá !

Các bác cho tui hỏi : Dòng điện hình sin sao chạy được trong dây dẫn thẳng ạ ! Cám ơn các bác !
Hì, câu hỏi vui trong tuần nè:D
080402cool_prv.gif
Câu hỏi này hay đấy, mà trả lời không dễ đâu, một câu hỏi tương tự do ông giáo đặt ra khi em học môn lý thuyệt điện động học. Điện dẫn bên trong hay bên ngoài ruột dẫn?, điện tử di chuyện chậm vậy tại sao điện truyền gần với tốc độ ánh sáng?!
Hi hi ... cái này tui biết chút chút nè:

-Nếu dòng điện nhỏ hoặc tần số thấp thì phân bố dẫn điện trong dây dẫn như nhau. Nhưng nếu dòng lớn hoặc tần số cao thì mật độ dòng điện càng lớn khi càng cách xa tâm của dây dẫn do nó bị đẩy ra bề mặt vật dẫn bởi từ trường do chính nó tạo ra! Vì vậy để dẫn cao tần, thường người ta chỉ dùng ống dẫn chứ không dùng dây đặc. Hoặc dùng dây dẫn có nhiều ruột cách điện lẫn nhau.

-Khi điện tử này di chuyển đi nơi khác, thì sẽ có 1 điện tử khác thế vào chổ đó. Mà điện tử thì gần như không có khối lượng và hoàn toàn giống nhau (hơn cả giống nhau như 2 điếu thuốc). Vì vậy mà ta thấy tốc độ truyền của điện gần bằng tốc độ ánh sáng chăng ?

Có gì không đúng, các bác ném đá cho nhé !
Giải thích như vậy nhìn bể ngoài có vẻ ổn nhưng thực chất thì xa lắm, nhưng mà thôi, bác nào quan tâm đến các câu trả lời này lại phải học nào lực lorentz nào phương trình maxwell, mà em bây giờ trả nhớ được bao nhiêu nên nếu muốn giải thích tường tận lại phải đọc lại và mở topic khác mới phù hợp.
Điện tử di chuyển chậm lắm, phải giải thích bằng bản chất sóng đấy!
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
4/5/11
6
1
0
59
*Link bạn Nam trích dẫn thấy rõ N và E nối chung, hệ thống TN-C, TN-S, TN-C-S đấy các bác.

*Dòng diện là dòng di chuyển của các electron, không phải là các electron di chuyển từ đầu dây đến cuối dây mà là sự truyền dao động, giống như sóng biển. Mà lực tác dụng vào các electron là các photon mà các photon này lại di chuyển với vận tốc ánh sáng.

*Trả lời bác Cá mập:
1/Nối đất thì an toàn hơn, nhưng nếu nhà bác không có nối đất thì RCD vẫn có tác dụng chống giật.
2/Kinh phí dùng nối đất, mua máy nước nóng trực tiếp, RCD... cũng gần như máy nước nóng NLMT. Bác nên mua máy NLMT cho tiết kiệm hơn, ống PPR đi nổi cũng không đến nổi nào, muốn giấu thì cũng không phải không được.
3/Các bác lưu ý, nối đất mà không đủ chuẩn thì đôi khi còn nguy hiểm hơn là không nối.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
AiaTowner007 nói:
Hình như các bác tranh luận với nhau trong khi chưa phân biệt được sự khác biệt giữa 2 trạm: tiêu thụ hay là phân phối.

- Ở nơi tiêu thụ thì "vì sự an toàn" mà không nối N và E.
- Ở nơi cung cấp hay phân phối điện thì "cũng vì sự an toàn" người ta phải nối N và E.

Vậy trước hết cần phải trả lời câu hỏi: Tại sao phải nối đất cho các thiết bị ? Nếu như ta giả sử rằng: phía cung cấp điện hoàn toàn cách điện cho các đường dây, thì người tiêu dùng có chạm trực tiếp vào chỉ 1 dây điện (bất kể là dây nào) cũng không bị điện giật ?
Bác xem lại trang 7 giúp em xem có điều gì thỏa mãn câu hỏi của Bác không nhé (nối E và N của MBA)
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Mr Fil nói:
AiaTowner007 nói:
Hình như các bác tranh luận với nhau trong khi chưa phân biệt được sự khác biệt giữa 2 trạm: tiêu thụ hay là phân phối.

- Ở nơi tiêu thụ thì "vì sự an toàn" mà không nối N và E.
- Ở nơi cung cấp hay phân phối điện thì "cũng vì sự an toàn" người ta phải nối N và E.

Vậy trước hết cần phải trả lời câu hỏi: Tại sao phải nối đất cho các thiết bị ? Nếu như ta giả sử rằng: phía cung cấp điện hoàn toàn cách điện cho các đường dây, thì người tiêu dùng có chạm trực tiếp vào chỉ 1 dây điện (bất kể là dây nào) cũng không bị điện giật ?
Bác xem lại trang 7 giúp em xem có điều gì thỏa mãn câu hỏi của Bác không nhé (nối E và N của MBA)
Tui xem lại rồi bác, nhưng vẫn chưa thỏa mãn câu hỏi:
- Tại sao phải nối N và E nơi phát ra điện.
- Tại sao không được nối N và E nơi tiêu thụ điện.

Nếu các câu hỏi trên được giải thích thoả đáng thì mọi người đều hiểu !
 
Hạng D
10/3/06
1.727
346
83
AiaTowner007 nói:
Mr Fil nói:
AiaTowner007 nói:
Hình như các bác tranh luận với nhau trong khi chưa phân biệt được sự khác biệt giữa 2 trạm: tiêu thụ hay là phân phối.

- Ở nơi tiêu thụ thì "vì sự an toàn" mà không nối N và E.
- Ở nơi cung cấp hay phân phối điện thì "cũng vì sự an toàn" người ta phải nối N và E.

Vậy trước hết cần phải trả lời câu hỏi: Tại sao phải nối đất cho các thiết bị ? Nếu như ta giả sử rằng: phía cung cấp điện hoàn toàn cách điện cho các đường dây, thì người tiêu dùng có chạm trực tiếp vào chỉ 1 dây điện (bất kể là dây nào) cũng không bị điện giật ?
Bác xem lại trang 7 giúp em xem có điều gì thỏa mãn câu hỏi của Bác không nhé (nối E và N của MBA)
Tui xem lại rồi bác, nhưng vẫn chưa thỏa mãn câu hỏi:
- Tại sao phải nối N và E nơi phát ra điện.
- Tại sao không được nối N và E nơi tiêu thụ điện.

Nếu các câu hỏi trên được giải thích thoả đáng thì mọi người đều hiểu !
Hổm rày có theo dõi, nhưng nghĩ các bác tranh luận cho vui nên không nhảy vào. Nay thấy các bác tranh luận khí thế quá, nên cũng xin góp nhặt vài ý.
- Trong các sách vật lý tiếng Việt, có dùng thuật ngữ khá chính xác là "hiệu điện thế" thay gì nói tắt là điện thế như mình hay gọi. Lý do là để tạo được một nguồn điện, mình cần phải có một chênh lệch điện thế, tương tự như để có dòng nước chảy, bác phải có một đầu cao, một đầu thấp. Điện cũng vậy, phải có hai dây hoặc hai cực có điện thế chênh lệch mới tạo thành nguồn điện. Nguồn điện 3 pha thực ra là 3 nguồn một pha, có chung một đầu (dây N).
- Lợi dụng tính chất đó, người ta có thể sửa chữa nóng các đường dây điện (110kV, 220kV..), gọi là sửa chữa hot-line bằng cách làm cho người công nhân chỉ chạm vào một sợi dây thôi
- Tuy nhiên, cho tất cả thiết bị đều đặt trên mặt đất thông qua các phần cách điện (vỏ, sứ đỡ v.v) cho nên giữa các phần mang điện với đất đều có một hiệu điện thế mà người thiết kế sẽ thiết kế theo mong muốn của mình (nói các khác là theo qui định). VD:
+ Các hệ thống điện có điện áp thấp, cần làm việc liên tục, cần an toàn: dùng nguồn cách ly so với đất. Ví dụ nguồn cấp cho các thiết bị xách tay, nguồn cạo râu trong nhà tắm , nguồn DC trong các phần điều khiển . Các nguồn này khi chạm đất một không xảy ra dòng ngắn mạch lớn, người chạm vào không bị giật v.v. Trong hợp này các dây dẫn thường ngắn dễ kiểm soát (vì trong trừơng hợp có chạm đất một điểm, hệ thống không phát hiện được, khi đó hệ thống lại nguy hiểm khi người chạm vào (tạo điểm nối thứ hai)
+ Các hệ thống điện có điện áp cao: để an toàn cho cách điện, một đầu của nguồn điện được nối xuống đất để kiểm soát được hiệu điện áp của đầu còn lại so với đất. Để dể hiểu, các bác tưởng tượng MBA có phía sơ cấp là L1-N1=15kV và thứ cấp L2-N2=0,4kV. Cách điện giữa L1-N1 và L2-N2 được gọi là cách điện dọc (cách điện giữa các vòng dây), còn cách điện giữa L1-E, L2-E là cách điện ngang, hay là cách điện vỏ. Để tiết kiệm, người ta nối N1-N2-E với nhau, khi đó cách điện các vòng dây và cách điện dây với vỏ là như nhau, dể thiết kế
và kiểm soát.
(còn tiếp)
 
luc
Hạng B2
4/7/10
290
7
0
nhnam100 nói:
Giải thích như vậy nhìn bể ngoài có vẻ ổn nhưng thực chất thì xa lắm, nhưng mà thôi, bác nào quan tâm đến các câu trả lời này lại phải học nào lực lorentz nào phương trình maxwell, mà em bây giờ trả nhớ được bao nhiêu nên nếu muốn giải thích tường tận lại phải đọc lại và mở topic khác mới phù hợp.
Điện tử di chuyển chậm lắm, phải giải thích bằng bản chất sóng đấy!
thế mà ngày xưa đi học, em đc sách định nghĩa dòng điện là dòng di chuyển có hướng của các electron :D...

em hỏi ngoài lề mong các bác chỉ giúp, nếu máy nước nóng nhà em vì lý do nào đó không thể nối đất, thì có thể mua biến áp cách ly sử dụng cho hệ thống điện trong nhà hay không (em nghe nói loại này chống giật khi sờ phải 1 dây) và mua loại Công suất bao nhiêu thì đủ cho gia đĩnh bình thường? mua hiệu nào?
 
Hạng C
20/3/08
860
4
18
Theo lý thuyết thì đúng là nếu bác chạm phải một trong hai sợi của cuộn thứ cấp của MBA hay một điểm bất kì trên cuộn thứ cấp thì bác không bị giật.Nhưng nếu một trong hai điểm đầu ra của cuộn thứ cấp được nối đất thì bác đụng vào sợi kia cũng vẫn bị giật như thường,hoặc vô tình bác bác đụng cả hai sợi vẫn bị giật luôn.
 
luc
Hạng B2
4/7/10
290
7
0
CUMINV12 nói:
Theo lý thuyết thì đúng là nếu bác chạm phải một trong hai sợi của cuộn thứ cấp của MBA hay một điểm bất kì trên cuộn thứ cấp thì bác không bị giật.Nhưng nếu một trong hai điểm đầu ra của cuộn thứ cấp được nối đất thì bác đụng vào sợi kia cũng vẫn bị giật như thường,hoặc vô tình bác bác đụng cả hai sợi vẫn bị giật luôn.
thêm nữa em vẫn thắc mắc cái hiệu suất của biến áp cách ly là bao nhiêu phần trăm? hiện em đang dùng cái ổn áp Lioa 7.5KVA trường hợp cắt luôn cầu dao tổng sau ổn áp, nó vẫn hao khoảng 1KW/ngày để nuôi cái máy ổn áp đó
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.648
93
Tp Hồ Chí Minh
luc nói:
CUMINV12 nói:
Theo lý thuyết thì đúng là nếu bác chạm phải một trong hai sợi của cuộn thứ cấp của MBA hay một điểm bất kì trên cuộn thứ cấp thì bác không bị giật.Nhưng nếu một trong hai điểm đầu ra của cuộn thứ cấp được nối đất thì bác đụng vào sợi kia cũng vẫn bị giật như thường,hoặc vô tình bác bác đụng cả hai sợi vẫn bị giật luôn.
thêm nữa em vẫn thắc mắc cái hiệu suất của biến áp cách ly là bao nhiêu phần trăm? hiện em đang dùng cái ổn áp Lioa 7.5KVA trường hợp cắt luôn cầu dao tổng sau ổn áp, nó vẫn hao khoảng 1KW/ngày để nuôi cái máy ổn áp đó
Không nên dùng biến áp cách ly cho toàn bộ hệ thông điện vì khó kiểm soát mạng điện tiêu thụ bên thứ cấp, nhiều thiết bị và đi dây dễ làm giảm cách điện của toàn mạng, cần phải có máy biến áp công suất lớn. Hiệu suất thì tùy thuộc vào chất lượng MBA, tổn hao Po và Pk.
Tốt nhất là bác nên có sơ đồ mạng điện nhà bác và kiếm một bác nào tư vấn cụ thể để có giải pháp tổng thể luôn.
Có gì bác cứ đưa lên đây là được "ném đá" tận tình luôn.