RE: Phương Pháp Bền Hóa & Phục hồi Động cơ Không rã máy !
Trích đoạn: XADO
[
1. Luận văn thạc sĩ khoa học " Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Xado nhằm nâng cao tuổi thọ máy móc thiết bị cơ khí " của KS Mai Văn Tinh, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM dưới sự hướng dẫn của PGS TS Phùng Rân :
Tác giả đã phân tích và hệ thống hoá những vấn đề liên quan đến sự cần thiết có những phương pháp sửa chữa mới tiên tiến và hiệu qủa hơn cho lĩnh vực cơ khí. Tác giả lựa chọn công nghệ Xado để giải quyết vấn đề dựa trên những phân tích kỹ về công nghệ Xado, những kết qủa thực tiễn trên thế giới và VN. Để khẳng định tính đúng đắn của sự lựa chọn này, tác giả đã tiến hành thử nghiệm đối chứng trên bộ truyền động bánh răng một cấp có 2 ngăn. Một ngăn có chất Xado trong nhớt, ngăn còn lại không có. Bộ truyền động do tác giả thiết kế. Vật liệu chế tạo các bánh răng như nhau, thép 35 thường hóa. Sau 300 giờ vận hành tiến hành đo độ cứng và chụp ảnh tế vi lớp bề mặt răng .
Kết qủa độ cứng trên bề mặt răng có sử lý Xado tăng thêm 126,7 HV. Ảnh chụp tế vi cũng nhìn rõ có sự hình thành lớp tinh thể mới trên bề mặt và không thấy có sự phân lớp với phần bên dưới.
Đây là thí nghiệm nghiên cứu khoa học về Xado đầu tiên được tiến hành tại Việt nam. Xadovietnam xin chúc mừng sự thành công của tác giả. Cũng xin cám ơn người hướng dẫn PGS TS Phùng Rân, các nhà khoa học trong Hội đồng chấm bảo vệ luận án đã quan tâm đến công nghệ Xado.
Có lẽ còn cần nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng về Xado cho thực tiễn VN. Hy vọng các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật VN sẽ cùng chúng tôi vào việc.
To: XADO,
Rất hoan nghênh những bài đăng rất công phu của bác về công nghệ xa đô.Tiện đây có vài câu hỏi mong trao đổi với bác:
1/- Trường Đại học Sư phạm TpHCM có đào tạo,nghiên cứu ngành cơ khí????
2/- "Vật liệu chế tạo các bánh răng như nhau,thép 35 thường hóa",ý bác là sao???
Theo suy đóan,có thể là thép C35(nói theo t/c LX) hoặc S35C (theo JIS) được tôi cải thiện - thường hóa (ủ khử ứng suất)?Nhưng như vậy bánh răng này chỉ dùng cho nhưng bộ truyền có tải trọng rất nhỏ và mức độ phát nhiệt cũng nhỏ.Với mục đích giới thiệu sp rất ưu việt,đa năng,tại sao kg làm thí nghiệm trên các hê thống cơ khí có yêu cầu làm việc rất cao,ví dụ hộp số xe hơi chẳng hạn,thì mới lòi ra được cái ưu việt của sp chứ.
3/- "Sau 300 giờ vận hành" nhưng kg cho ai biết vận hành với tốc độ bao nhiêu,tải trọng thế nào,bộ truyền gắn vào đâu (để biết mức độ chịu nhiệt) thì mơ hồ lắm các bác ạ.Tốc độ 300-400rpm và tốc độ 2000-4000rpm (ví dụ bánh răng trên trục sơ cấp hộp số xe hơi) thì rất khác nhau bác XADO ạ,và càng kg nói lên được điều gì khi so sánh giữa có XADO và kg có XADO!
Tôi không đi lạc đề,nhưng các bác thử hỏi những người làm việc trong ngành cơ khí hoặc chế tạo cơ khí xem cái thí nghiệm nói trên có thuyết phục được ai chăng???Trong OS thì theo tui bác Đò Biên Hòa là sư phụ về cái nghề này,và hy vọng là nhiều bác nữa nhưng vì là người mới nên tui chưa được biết.
Tóm lại,câu hỏi của tui là tại sao cái bánh răng thí nghiệm nói trên ở VN lại làm bằng vật liệu "thép 35 thường hóa",nói nôm na là hiếm khi dùng chế tạo bánh răng (còn nói chung,tùy công dụng mà gỗ,nhựa,đồng...đều làm thành bánh răng được các bác ạ).
Chúc bác thành công.
[8|]
(mạn phép chỉnh bài bác cân thị 1 tí cho rõ phần bác muốn quote và phần bài của bác cho dễ đọc, qha_vn)