Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ chết khiếp với cầu cơ giới tàng hình của Nga

Cập nhật lúc: 01:33 17/03/2016
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Lực lượng Công binh Nga tác chiến trong mùa đông thế nào?
Chiến đấu cơ Nga ở Syria rậm rịch chuẩn bị về quê

(Kiến Thức) - Các thế hệ cầu cơ giới mới của Nga sẽ vô hiệu hóa mọi biện pháp trinh sát điện tử của Phương Tây.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov cho hay, các đơn bị vũ trang Nga sẽ sớm được trang bị hệ thống cầu cơ giới tự hành thế mới có khả năng vô hình trước các hệ thống trinh sát điện tử của đối phương.​
Trong một buổi phỏng vấn với kênh RIA Novosti Thứ trưởng Bulgakov tiết lộ, Bộ Quốc phòng Nga và các công ty quốc phòng của nước này đang hợp tác phát triển một thế hệ cầu mới dành cho mục đích quân sự có thể triển khai và tháo gỡ dễ dàng cùng với đó là có khả năng vô hiệu hóa các biện pháp trinh sát điện tử.​
“Những thế hệ cầu mới do Nga phát triển sẽ không thể bị theo dõi bằng các biện pháp trinh sát điện tử hiện nay, và điều này sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng sống sót của những chiếc cầu mới khi xảy ra xung đột.” Thứ trưởng Bulgakov cho biết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong ảnh là mẫu cầu công binh cơ giới của Quân đội Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Cũng theo Bulgakov, cầu công binh mới của Nga sẽ được chế tạo bằng các vật liệu composite siêu nhẹ với thiết kế độc đáo giúp giảm đáng để trọng lượng của cầu, nhưng lại tăng khả năng tải trọng cũng như chiều dài của mỗi nhịp cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hay thu hồi.​
Với thiết kế này, những hệ thống cầu cơ giới mới của Nga sẽ có chi phí bảo trì khá thấp và thời gian phục vụ dài hơn cũng như dễ dàng hơn trong việc niêm cất.​
Được biết chi phí nghiên cứu và phát triển mẫu cầu thế hệ mới này không sử dụng bất cứ nguồn ngân sách nào từ Bộ Quốc phòng Nga, và chúng được các chuyên gia thuộc Học viện Hậu cần Quân sự Khrulev Nga phát triển​
Trước đó vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã từng chỉ ra một loạt thách thức cho bộ quốc phòng nước này trước nguy cơ nước Nga bị tấn công từ bên ngoài và Quân đội Nga cần được trang bị các loại vũ khí tiên tiến hơn.​
Trà Khánh
 
23/8/12
1.162
3
38
Tướng Mỹ: Không quân Mỹ đang rơi vào khủng hoảng?

Anh Tuấn | 17/03/2016 20:15
1

33dog-f-15-1-1458210724590-29-0-539-1000-crop-1458210751486.jpg

Tiêm kích F-15 của Không quân Mỹ.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Không quân Mỹ đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử khi quân số giảm sút, tuổi đời trung bình của các máy bay ngày càng tăng và khả năng sắn sàng chiến đấu đang thụt lùi.

Kể từ sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991, số lượng máy bay của Không quân Mỹ đã giảm mạnh, máy bay ngày càng trở nên lỗi thời còn các phi công hiện chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột với bất kỳ một cường quốc nào trên thế giới.​
“Ngày nay chúng ta chỉ có tổng cộng 55 phi đội máy bay chiến đấu, giảm 30% so với năm ngoái. Tuổi đời trung bình của các máy bay hiện nay là 27 năm, và quân số sẵn sàng thực hiện các chiến dịch quân sự lớn hiện chưa đến 50%”, tướng David Goldfein, phó tham mưu trưởng của Không quân Mỹ phát biểu trước Ủy ban Lực lượng Vũ trang thuộc Thượng viện Mỹ cho biết.​
“Sự thụt lùi về khả năng chiến đấu của Mỹ diễn ra vào thời điểm sự phát triển quân sự của Trung Quốc và Nga, Triều Tiên tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa và hiểm họa khủng bố từ IS. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng”, ông Goldfein nói thêm.​
Kể từ khi chiến dịch quân sự tại Afghanistan được bắt đầu vào năm 2001, sau đó là tại Iraq hai năm sau đó, quá trình hiện đại hóa Không quân Mỹ đã gặp nhiều trở ngại do Mỹ ưu tiên ngân sách cho các cơ quan tình báo và lực lượng vũ khí hạt nhân.​
Kết quả là Không quân Mỹ hiện tại không đủ số máy bay chiến đấu cần thiết. “Bất cứ lực lượng nào không cải tiến mình sẽ sụp đổ”, ông Goldfein cảnh báo. “Một khi không quân không còn khả năng chiến đấu, quân đội sẽ gặp tổn thất lớn”.​
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga có thể triển khai lực lượng ở bất cứ nơi nào trên thế giới

Tùng Dương | 18/03/2016 15:58
0

rysya-001-yglq-1458291302649-0-0-265-520-crop-1458291386280.jpg

Chiến dịch quân sự ở Syria chứng minh năng lực điều quân của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Ảnh: RIA Novosti
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Giới chức quân sự Nga khẳng định, kết quả của chiến dịch quân sự ở Syria đã chứng minh thực tế rằng, quân đội nước này có thể nhanh chóng tạo ra những nhóm vũ trang sẵn sàng chiến đấu ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Phát biểu tại một buổi giao ban trực tuyến, tướng Oleg Makovetskii, một quan chức Lực lượng Không quân Vũ trụ Liên bang Nga khẳng định, chiến dịch quân sự của Nga ở Syria đã chỉ ra rằng,các lực lượng vũ trang Nga có thể nhanh chóng thiết lập những nhóm vũ trang sẵn sàng chiến đấu ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Theo tướng Oleg Makovetskii, lực lượng không quân Nga cũng chứng minh khả năng có thể đương đầu và đánh bại bất kỳ đối thủ hùng mạnh nào trong điều kiện tác chiến lâu dài.
"Không quân Nga ở Syria đã thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng và tự tin trở về căn cứ một cách an toàn", tướng Makovetskii nhấn mạnh.
Tướng Makovetskii cũng cảm ơn tất cả các sĩ quan, binh sĩ và nhân viên thuộc lực lượng Không quân Vũ trụ Nga đã tham gia nhiệm vụ chiến đấu ở Syria, và rằng “sự chuyên nghiệp của họ chứng minh khả năng sẵn sàng chiến đấu trước bất kỳ đối thủ nào”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua 17/3 cũng tuyên bố Moscow sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Syria và nếu cần thiết, nước ông có thể tái lập sự hiện diện quân sự tại đây chỉ trong vài giờ.
Phát biểu tại lễ trao huy chương cho quân nhân phục vụ ở Syria tại Điện Kremlin, ông Putin một mặt nhấn mạnh sứ mệnh quân sự của Nga ở quốc gia Trung Đông này đã “thành công vang dội”.
Tổng thống Putin cũng khẳng định lực lượng không quân Nga còn ở lại Syria đủ sức giúp quân đội nước này tiếp tục tiến lên. Ngoài ra, lực lượng Nga sẽ tiếp tục không kích tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS), Mặt trận Al-Nusra và các nhóm khủng bố khác.
 
23/8/12
1.162
3
38
[VIDEO] Nạp đạn bằng cơm: M1A1 Mỹ vãi đạn, pháo thủ bở hơi tai

M1A1 Abrams hiện là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực trang bị cho cả Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ.

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1/A2 Abrams do Công ty General Dynamics Land Systems (GDLS) chế tạo.​
Chiếc M1 đầu tiên được chế tạo vào năm 1978, lần lượt sau đó là phiên bản M1A1 vào năm 1985 và M1A2 vào năm 1986. Hiện nay, M1A1 là xe tăng chiến đấu chủ lực tiêu chuẩn trang bị cho cả Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ.​
video-nap-dan-bang-com-m1a1-my-vai-dan-phao-thu-bo-hoi-tai.jpg

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams.
Mỗi chiếc M1A1 có khối lượng khoảng 63 tấn nhưng nhờ được trang bị động cơ turbine Honeywell AGT1500C, nó có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 72 km/giờ trên đường trường.​
M1A1 được trang bị 1 pháo chính L/44 M256A1 nòng trơn cỡ 120 mm, có thể bắn được nhiều loại đạn APFSD và HEAT khác nhau.​
Không giống như các mẫu xe tăng của Nga được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, M1A1 vẫn dùng phương pháp nạp đạn thủ công, do đó kíp xe lên đến 4 người so với 3 ở xe tăng Nga.​
Trong video dưới đây, có thể thấy rằng, do sử dụng phương pháp nạp đạn thủ công nên tốc độ bắn của pháo phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người nạp đạn.​
Bên cạnh đó, việc liên tục phải vác những viên đạn có khối lượng hơn 22 kg thường xuyên cũng khiến người lính mệt mỏi.​

Ngoài pháo chính, các xe tăng M1 còn được trang bị 1 súng máy hạng nặng .50 cal M2HB cỡ nòng 12,7 mm cùng 2 súng máy M240 cỡ nòng 7,62 mm trong đó có 1 khẩu gắn đồng trục với pháo chính.​
M1A1 lần đầu được đưa vào chiến trường năm 1991 trong cuộc chiến trang Vùng Vịnh. Những chiếc M1A1 khi đó đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với xe tăng T-55, T-62 và cả T-72 của Quân đội Iraq lúc đó​
 
Hạng B1
11/6/15
70
39
18
Mỹ sẽ không tham gia các chiến dịch quân sự lớn và kéo dài như ở Iraq và Afghanistan
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Chiến tranh: Nga hiệu quả nhất, Mỹ hao người tốn của nhất[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Bình luận quân sự) - Sau khi rút quân khỏi Syria, Nga đã thống kê và so sánh mức chi phí và tính hiệu quả của các cuộc chiến tranh do Mỹ và Nga tiến hành.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Cuộc chiến của Nga ở Syria: Chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa công bố chi phí cho chiến dịch không kích các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tại Syria là khoảng 464 triệu USD (33 tỷ rúp). Đây là nguồn kinh phí trích từ ngân sách hoạt động quân sự của Bộ Quốc phòng Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, đây là khoản chi rất nhỏ, chưa bằng 0,8% ngân sách quốc phòng năm 2015 của nước này. Điều đó chứng tỏ, hoạt động ném bom các phần tử khủng bố IS ở Syria đòi hỏi chi phí không lớn hơn nguồn ngân sách giành cho hoạt động tập trận quân sự hàng năm.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo hãng tin CNBC, báo cáo ngân sách quốc phòng hàng năm (Defense Budgets Annual Report) của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s cho thấy, năm 2015 chi tiêu quốc phòng của Nga đạt mức 54,1 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 2006.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Kể cả so với công bố ngân sách quốc phòng Nga năm 2016 mà điện Kremlin mới công bố vào ngày 7-3 vừa qua là 3,14 nghìn tỷ rúp (43,6 tỷ USD theo tỷ giá hiện hành), chi phí cho hoạt động quân sự hỗ trợ chính quyền Assad ở Syria cũng chỉ chiếm khoảng 1%.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Khi phát biểu tại lễ trao thưởng tại điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, hầu hết nguồn kinh phí 33 tỷ rúp đó là ngân sách dự trữ của Bộ quốc phòng, nằm trong ngân sách của Bộ năm 2015 để thực hiện các cuộc diễn tập quân sự và huấn luyện chiến đấu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
"Chúng tôi chỉ đơn giản là chuyển hướng các nguồn lực đó vào việc đảm bảo hoạt động của nhóm quân ở Syria. Và có lẽ, chưa từng có ai phát minh ra một cách hiệu quả hơn để đào tạo, rèn luyện kỹ năng chiến đấu trên thực tế như Nga" - ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
chien-tranh-nga-hieu-qua-nhat-my-hao-nguoi-ton-cua-nhat_202126406.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Nga duy trì mức chi phí khá thấp cho hoạt động không kích IS ở Syria
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Tổng thống Putin tuyên bố rằng, về cơ bản, lực lượng không quân Nga ở Syria đã đảo ngược tình hình trong việc tiêu diệt các tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và al-Qaeda (al-Nusra) tại Syria và củng cố quy chế nhà nước và chính quyền hợp pháp của ông Assad, với chi phí thấp nhất.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi Nga chỉ mất suýt soát 3 triệu USD/ngày cho chiến dịch không kích tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao, thì Mỹ chi tới gần 11,5 triệu USD mỗi ngày cho hoạt động quân sự ở Iraq và Syria mà chỉ khiến IS càng ngày càng mạnh.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sau phát ngôn của ông Putin, các chuyên gia Nga cho rằng, xét về tương quan giữa tính hiệu quả và ngân sách bỏ ra, chiến dịch quân sự của nhóm Hàng không-Vũ trụ Nga ở Syria xứng đáng được coi là cuộc chiến tranh có chi phí thấp nhất nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài hai cuộc chiến tranh thế giới, những hoạt động quân sự nào của thế kỷ XX và XXI có chi phí tốn kém nhất? Các chuyên gia quân sự Nga không ngần ngại chỉ ra rằng: Đó là Mỹ. Các hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài được xếp vào dạng “hao người, tốn của, gây ra hậu quả trầm trọng nhất”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Sức mạnh kinh ngạc của Nga sau chiến dịch ở Syria[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Bình luận quân sự) - Về việc Nga đột ngột rút quân khỏi Syria, các chuyên gia đã bàn nhiều. Trong phạm vi bài này, xin tạm chỉ bàn về khía cạnh quân sự.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
1/ Rút quân
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Như đã biết, ngày 14/3 TT Nga V.Putin đã ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga X.Shoigu bắt đầu rút lực lượng quân sự chính khỏi Syria (xin lưu ý – bắt đầu rút quân, rút bao nhiêu, không có thông tin cụ thể nhưng theo một số thông tin mới nhất tại Syria còn khoảng 20 máy bay tiêm kích và từng ấy máy bay ném bom).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
2/ Kết quả
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Bộ trưởng Quốc phòng Nga X.Shoigu đã tổng (sơ) kết chiến dịch quân sự tại Syria bắt đầu từ 30/9/2015 với các con số cụ thể sau:
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Các máy bay của Bộ đội đường không – vũ trụ Nga đã tiến hành hơn 9.000 lần xuất kích tác chiến.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Giải phóng 392 điểm dân cư và hơn 10.000 km2 (chính xác là 10.140 km2) lãnh thổ (Syria),
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Phá hủy 209 mục tiêu là các mỏ khai thác và cơ sở chế biến dầu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Phá hủy 2.912 phương tiện vận chuyển các sản phẩm dầu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Về cơ bản, đã tiêu diệt (phá huỷ) các mục tiêu là cơ sở hạ tầng quan trọng của IS (và các tổ chức khủng bố khác), ngăn chặn được nguồn đảm bảo cho phiến quân, tạo điều kiện cho Quân đội chính phủ (Assad) giành thế chủ động chiến lược.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
3/ Những phương tiện chiến tranh Nga điều đến Syria
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Nga có 2 căn cứ quân sự (tạm thời ) tại Syria: Tartus (cảng biển – tên gọi đầy đủ là cơ sở đảm bảo vật chất – kỹ thuật ) và Khmeymim (sân bay). Tại 2 căn cứ này Nga đã bố trí :
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Máy bay tiêm kích Su-30,
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Máy bay ném bom chiến trường (chiến thuật) Su-24 và Su-34,
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Máy bay cường kích Su-25,
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Máy bay AWACS (radar cảnh giới từ xa) A-50,
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Máy bay lên thẳng Mi-8AMTSH và Mi-24,
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sau khi một Su-24 bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ngày 24/11/2015, công tác bảo vệ cho cụm không quân Nga (lực lượng phòng không) được tăng cường . Để tiêu diệt tất các phương tiện tấn công đường không – vũ trụ hiện đại, lực lượng phòng không Nga tại Khmeymim được tăng cường tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sân bay này được các loại vũ khí hòng không sau bảo vệ:
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Tổ hợp pháo –tên lửa phòng không “Pantsir –S1”,
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Tổ hợp tên lửa phòng không “Osa”,
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Tổ hợp tên lửa phòng không “Buk-M2E”,
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Tổ hợp tên lửa phòng không S-200,
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
- Tổ hợp tên lửa phòng không S-125 “Pechora-2M”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngày 17/11/2015, các máy bay Không quân chiến lược tầm xa Tu-160 và Tu-95MS cũng bắt đầu tham gia chiến dịch. Đáng chú ý là trước đó cả hai loại máy bay này đều chưa từng “thử lửa”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hải quân Nga cũng tham chiến. Các tàu của Phân hạm đội Caspian đã tấn công các mục tiêu của đối phương bằng tên lửa có cánh của tổ hợp “Calibr”. Sai số xác xuất vòng tròn của“ Calibr” không vượt quá 3m.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngày 9/12, tàu ngầm “Rostov na Donu” cũng đã phóng tên lửa vào các mục tiêu của phiến quân từ Biển Địa Trung Hải.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
4/ Loại phương tiện chiến tranh Nga được chú ý nhất trong chiến dịch Syria
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong các loại vũ khí, khí tài Nga đưa đến Syria, máy bay chiến đấu được các nhà phân tích quân sự trên thế giới quan tâm nhất (vì đã thực sự tham chiến, lực lượng phòng không chưa thực sự “làm việc”.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
clip_image002.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Khoang chứa bom của máy bay ném bom- tên lửa Тu-22М3. Ảnh :Bộ quốc phòng Nga / RIАNovosti{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
a/ Máy bay chiến lược
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Máy bay Tu-160, tham chiến từ 17/11/2015 như đã nói ở trên. Đây là lần đầu tiên Tu-160 được sử dụng để phóng tên lửa trong điều kiện tác chiến: Ngày đầu tiênTu-160 phóng tên lửa KH-101 từ không phận Iran, trong các ngày 18 và 19 /11/2015, Tu-160 phóng tên lửa từ không phận Nga: tầm bắn của Kh-101 là 5.000 km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Máy bay Tu-95MS, là phiên bản mới nhất (các Tu-95 MS có tuổi từ 23 đến 35 năm) của Tu-95 (Tu-95 cất cánh lần đầu tiên vào năm 1952 - cách đây 64 năm).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Cũng như Tu-160, trong chiến dịch Syria Tu 95MS được sử dụng phóng để tên lửa có cánh và đây cũng là lần phóng tên lửa tác chiến đầu tiên của Tu-95MS. Khác với Tu-160 “Thiên nga trắng ” tên lửa của Tu-95 MS là Kh-555 (tức thế hệ trước của Kh-101).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Cự ly bắn của Kh-555 khoảng 2000 km, và như vậy cho phép tiêu diệt mục tiêu từ cự ly lớn (Tu- 95MS phóng Kh-555 từ không phận Iran) với độ chính xác cao: hệ thống dẫn đường của Kh-555 đảm bảo sai số xác xuất vòng tròn nhỏ hơn 20 m và như vậy là quá đạt yêu cầu (đầu tác chiến của Kh-555 nặng 410 kg).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo nhiều chuyên gia quân sự, sử dụng các tên lửa có cánh để công kích các mục tiêu của phiến quân trong khi lực lượng này không có các hệ thống phòng không đúng nghĩa là một sự lãng phí không cần thiết. Nhưng nếu xét từ góc độ “Marketing” thì động thái trên hoàn toàn có thể hiểu được.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đây là cơ hội hiếm có để Nga “khoe” với thế giới (cả đối thủ tiềm năng và đối tác tiềm năng) tiềm lực quânsự của mình – vũ khí Nga có thể tiêu diệt các mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên thế giới.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
clip_image004.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Máy bay ném bom- mang tên lửa chiến Tu-160 “ Thiên nga trắng”. Ảnh : Bộ Quốc phòng Nga /RIA Novosti.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Máy bay Tu-22M3. Cất cánh từ sân bay Mozdok (BắcKapkaz, phía Nam Nga), Tu-22M3 thực hiện chức năng thuần túy quân sự – ném bom các trại huấn luyện, căn cứ và các kho tàng của đối phương. Các loại bom được sử dụng là bom rơi tự do, nhưng độ chính xác được tăng lên rất nhiều doTu-22M3 được trang bị các tổ hợp ngắm bắn- điều khiển đã được hiện đại hóa (đã có trong bài “Nga đã biến bom ngu thành thông minh như thế nào” – tổ hợp SVP -24-22- cũng trên Báo DVO).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ít nhất một số máy bay Tu-22M3 sử dụng trong chiến dịch Syria được trang bị tổ hợp SVP-24-22 của Công ty “Gefest-IT” như đã nói ở trên.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Nói thêm: Tu-22M3 đã được “thử thách” nhiều trong tác chiến: chúng đã tham gia vào các chiến dịch ở Afganistan, Chesnia và trong cuộc chiến với Gruzia.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
b, Máy bay ném bom chiến trường và máy bay cường kích
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Máy bay Su-34. Có thể đây là loại máy bay dễ nhận biết của Không quân chiến đấu Nga vì chúng được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng .
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Su-34 được sản xuất hàng loạt từ năm 2005,chiến dịch Syria là chiến dịch đầu tiên mà loại máy bay này tham chiến (nếu không tính tới một số vụ xuất kích đơn lẻ làm nhiệm vụ tác chiến điện tử trong cuộc“Chiến tranh 888” (tức cuộc chiến tranh bắt đầu ngày 08/08/2008 giữa Nga và Gruzia).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy được phân loại là máy bay ném bom chiến trường (chiến thuật) nhưng với trọng lượng cất cánh 45 tấn và khả năng bay trong nhiều giờ, có thể coi Su-34 là máy bay “cận” chiến lược.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Chiến dịch Syria đối với Su-34 được coi là màn giới thiệu, đối với cả đối phương lẫn với các khách hàng tiềm năng (Su-34 hiện giờ mới chỉ được cung cấp cho Quân đội Nga). Thời kỳ đầu chiến dịch, tại sân bay Khmeymim có 06 chiếc Su- 34.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
clip_image006.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Máy bay ném bom chiến trường Su-24М. Ảnh : Dmitri Vinogradov в /RIА Novosti{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Máy bay Su-24М. “Lính cũ” của Không quân LiênXô (chữ M đằng sau Su-24 – đã được hiện đại hóa). Được chế tạo để tận dụng khả năng bay cực thấp và với tốc độ siêu âm đột phá sâu trong hậu phương của NATO trong “Chiến tranh thế giới lần thứ ba”, và đã tham chiến trong các cuộc xung đột cục bộ cường độ khác nhau.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Riêng Syria là nơi để Su-24 M (cũng được trang bị tổ hợpSVP-24-22 ) thể hiện. Su-24M có thể sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau:từ bom FAB-500M54 đến tên lửa có điều khiển Kh-29Lvà bom có điều khiển các loại khác nhau.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Có 12 chiếc Su-24 M tham chiến tại Syria. Và đây là lực lượng thực hiện phần lớn “công việc” của Không quân Nga tại Syria.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Máy bay Su-25SМ. Biến thể hiện đại hóa của máy bay cường kích nổi tiếng Su-25. Một điều đáng lưu ý là mấy năm trước đây Su-25 đã từng nằm trong danh sách “thanh lý” vì chịu nhiều tổn thất. Đặc biệt là trongcuộc chiến ở Đông Ucraina – dân quân Donbass đã bắn hạ được một số Su-25 của Quân đội Ucraina.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tại Syria, 12 chiếc Su-25M đã thực hiện gần 1.000 lần xuất kích tác chiến mà không chịu tổn thất nào. Để so sánh: trong “cuộc chiến tranh 888 ”, Không quân Nga đã thực hiện 400 chuyến xuất kích tác chiến, mất 04 Su-25, 01 Tu-22M3 và 02 Su-24M.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tỷ lệ số lượng máy bay bị bắn hạ /chuyến xuất kích tác chiến của Không quân Ucraina còn cao hơn nhiều, dẫn đến việc Không quân Ucraina gần như phải dừng hoạt động.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
clip_image007.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Máy bay tiêm kích Su-27SМ. Ảnh : Vladimir Viatkin / RIА Nоvоsti{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tổn thất thấp như vậy của không quân Nga tại Syria so với cuộc chiến“ 888” là: trình độ tác chiến và kỹ năng của phi công Nga được cải thiện đáng kể do số thời gian bay tập tăng nhiều và sử dụng các loại vũ khí có điều khiển làm giảm thời gian máy bay phải bay trên khu vực Phòng không của đối phương.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
c/ Máy bay tiêm kích
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Máy bay Su-30SМ. Có 4 chiếc Su-30SM tham chiến tại Syria với nhiệm vụ chính là tuần tiễu không phận phía bắc nước này để “đề phòng” các máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ “ngăn cản công việc” của Không quân Nga. Đã có thông tin về việc các tiêm kích Su-30MS được trang bị vũ khí “không đối đất” (tức có thêm chức năng cường kích).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đối với Su-30 tất cả các biến thể (cung cấp cho khách hàng nước ngoài từ cuối những năm 90 (trong đó có VN), còn cho Không quânNga – mới từ năm 2010, cuộc xung đột Syria cũng là trận thử lửa thực sự đầu tiên. Hiện nay Su-30 đang được sản xuất để xuất khẩu và cung cấp cho Không quân Nga :trong những năm tới, Su-30SM có thể thay thế Su-27 xuất xưởng từ thời Xô Viết.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Có 4 chiếc Su-27SM đã được hiện đại hóa cất cánh từ lãnh thổ Nga để bảo vệ Tu-22M3 tấn công các mục tiêu ở Bắc Syria. Hiện trong trang bị của Không quân Nga có hơn 70 chiếc Su-27 đã được hiện đại hóa (được trang bị thêm trang thiết bị điện tử và thêm nhiều loại vũ khí mới).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Cuộc chiến tại Syria đối với Su-27 không phải là lần đầu: trước đó Su-27 đã kịp tham gia vào một số cuộc xung đột ở không gian hậu Xô Viết và trong cuộc chiến tranh Etiopia – Eritria tại Châu Phi.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
5/ Cuối cùng là nhận xét:
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Xin tóm tắt bài báo trên Tờ The Wall Street Journal ( WSJ – Mỹ) ngày 16/3/2016:
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
“Chiến dịch Syria đã thể hiện những thành tựu của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga thời gian gần đây, cho thấy sức mạnh Quân đội Nga đã được tăng cường đáng kể, làm các chuyên gia Phương Tây ngạc nhiên và là một dịp tốt để quảng cáo vũ khí Nga trên thị trường vũ khí thế giới”.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
"Quái vật" Akula Nga đáng sợ hơn với tên lửa hành trình Kalibr

Nga có kế hoạch nâng cấp các tàu ngầm hạt nhân Đề án 971 với tên lửa hành trình Kalibr- Chuẩn Đô đốc Vitok Kochemazov cho biết trong buổi phỏng vấn trên đài phát thanh hôm thứ Bảy.

"Tên lửa hành trình Kalibr là vũ khí hiệu quả cao khi đã được chứng minh qua các vụ phóng gần đây từ tàu ngầm Rostov-on-Don.
Tên lửa Kalibr sẽ được trang bị trên các tàu ngầm Đề án 971 hiện đại hóa" - ông Kochemazov phát biểu trên Đài phát thanh Russkaya Sluzhba Novostei tại Moscow.
Theo hãng tin Sputnik, đề án 971 Shchuka-B (NATO định danh: Akula) là tên gọi dành cho lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân đa nhiệm giữ vai trò xương sống trong lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Nga.
Được triển khai lần đầu tiên vào cuối những năm 1980, tàu ngầm đề án 971 có thể di chuyển với tốc độ ấn tượng lên tới 35 hải lý khi lặn, có độ sâu hoạt động tối đa 600m và dự trữ hành trình 100 ngày.

quai-vat-akula-nga-dang-so-hon-voi-ten-lua-hanh-trinh-kalibr.jpg

Tàu ngầm hạt nhân đề án 971 Shchuka-B.
Tuy nhiên, tính năng thật sự vượt trội của Akula là tiếng ồn rất thấp. Phiên bản nâng cấp, gọi là Akula II, là mẫu tàu ngầm êm ái nhất vào thời điểm nó được đưa vào biên chế, vượt trội phiên bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Los Angeles (Mỹ).
Cho tới nay, Akula vẫn là một trong những lớp tàu ngầm êm ái nhất của Nga.
Hải quân Nga hiện vận hành khoảng 10 chiếc Akula trong Hạm đội phương Bắc, Hạm đội Thái Bình Dương và đã cho Ấn Độ thuê 1 chiếc (tàu INS Chakra) với thời hạn 10 năm.
Nói về tên lửa hành trình Kalibr, sau màn trình diễn vô cùng ấn tượng tại Syria trong thời gian qua, nó được xem như một dấu hiệu cho thấy sức mạnh hải quân đang lớn mạnh của Nga.
Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ (ONI) phải thừa nhận rằng tên lửa hành trình Kalibr đã nâng cao khả năng răn đe, cảnh báo hay tiêu diệt các mục tiêu của đối phương của hải quân Nga lên một tầm cao mới.
Bản báo cáo của ONI có đoạn viết: “Hải quân Nga được trang bị công nghệ hiện đại cùng với tổ hợp vũ khí tên lửa Kalibr sẽ có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công bằng đường biển nhằm vào Liên bang Nga và giúp tăng cường phòng thủ cho các vùng biển lân cận”.
Lực lượng vũ trang Nga trong khuôn khổ chương trình tái trang bị cho hải quân dự định sẽ tăng cường việc sử dụng tên lửa hành trình thế hệ mới Kalibr.
Được biết, Nga đang đồng loạt triển khai Kalibr-NK trên các tàu cỡ nhỏ, con số này sẽ có thể tăng lên tới vài chục chiếc trong thời gian chỉ khoảng 5 năm nữa.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa chống hạm khiến nhóm tàu sân bay Mỹ yếu thế

(Kiến Thức) - Tên lửa chống hạm nhiều tầm bắn của Trung Quốc được các chuyên gia cảnh báo rằng khiến nhóm tàu sân bay Mỹ bị đe dọa.
Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) mới đây đã phát hành báo cáo “cảnh báo đỏ” cho rằng, việc Trung Quốc phát triển tên lửa chống hạm kết hợp với nền tảng khác nhau có thể hình thành một khả năng “chống tiếp cận và ngăn chặn khu vực” hơn 600 hải lý đến tận đảo Guam, khiến tàu sân bay Mỹ đối mặt với “mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng”.​
Báo cáo với chủ đề “Cảnh báo đỏ: mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với tàu sân bay Mỹ” do nhà nghiên cứu dự án phòng thủ chiến lược và đánh giá của CNAS Kelley Sayler viết, đã đánh giá tất cả mối đe dọa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa mà tàu sân bay của nước này phải đối mặt. Tập trung phân tích những thách thức về khả năng “chống tiếp cận và ngăn chặn khu vực” (A2/AD) mà Trung Quốc đang phát triển. Đồng thời báo cáo cũng đưa ra kết luận: tàu sân bay Mỹ sẽ không thể an toàn trong trường hợp xảy ra xung đột.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu sân bay Mỹ đối mặt với thách thức từ Trung Quốc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo báo cáo này, tuy Hải quân Mỹ từ lâu được hưởng tự do hàng hải mọi nơi trên thế giới, nhưng thời đại thống trị không bị thách thức này có thể sẽ kết thúc.​
Vì những năm gần đây, một số quốc gia gồm Trung Quốc, Nga và Iran tăng cường đầu tư khả năng “chống tiếp cận và ngăn chặn khu vực”, bao gồm tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa đạn đạo chống hạm, tàu ngầm, tàu sân bay và hệ thống phòng không hiện đại. Những công năng này có thể được mở rộng trong mấy năm tới, hơn bao giờ hết là hạn chế hoạt động tác chiến của tàu sân bay Mỹ.​
Báo cáo chỉ ra, hơn chục năm qua, tàu sân bay và nhóm chiến đấu (CVWs) liên quan khác của Mỹ là biểu tượng mạnh mẽ cho sức mạnh quân sự của nước này. Hiện nay Mỹ có 10 tàu sân bay đều có trọng tải 100.000 tấn trở lên và có thể chở hơn 70 máy bay.​
Trong bất kỳ thời điểm nào đều có 2 đến 4 tàu sân bay triển khai ở nước ngoài. Nhưng với khả năng A2/AD không ngừng được mở rộng, Mỹ sẽ đối mặt với một lựa chọn: mở rộng phạm vi hoạt động của tàu sân bay, có thể vượt qua bán kính tác chiến của máy bay chiến thuật không cần tiếp nhiên liệu trên không hoặc là chịu nguy cơ thiệt hại về sinh mệnh và tài sản.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tàu khu trục DDG-1000 của Hải quân Mỹ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ba thách thức của hệ thống Trung Quốc đối với tàu sân bay Mỹ
Hệ thống vũ khí tầm ngắn gồm hệ thống có khả năng làm việc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý(EEZ) của Trung Quốc hoặc trong phạm vi khu vực tranh chấp chủ quyền với nước khác. Các vũ khí như tên lửa phòng không (SAMS) S-300 và HQ-9, tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 và thiết bị bay chiến thuật không người lái (UAV) đều có thể vươn tới Đài Loan.​
Hệ thống vũ khí tầm trung bao gồm khả năng hoạt động trong phạm vi xa 600 hải lý, như tên lửa hành trình chống hạm bắn từ tàu ngầm, chiến đấu cơ J-10, máy bay ném bom và tàu mặt nước mang tên lửa.​
Trong trường hợp xảy ra xung đột, những vũ khí này có thể sử dụng trên khắp vùng biển Hoa Đông và biển Đông, có thể vươn tới Nhật Bản từ phía Bắc và đến chuỗi đảo thứ nhất của Philippin từ phía Nam.​
Hệ thống tầm xa gồm hệ thống có khả năng hoạt động hơn 600 hải lý, như tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBMs) DF-21D và DF-26, tên lửa hành trình chống hạm phóng tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn và máy bay ném bom, tên lửa YJ-12 do máy bay Su-27, J-11 có bán kính tác chiến 750 hải lý và J-20 có bán kính tác chiến 1.000 hải lý phóng. Những vũ khí này có thể kéo dài đến chuỗi đảo thứ 2, gồm đảo Guam, toàn bộ vịnh Bengal và phần lớn biển Ả Rập.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Tên lửa chống hạm của Trung Quốc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tại phiên điều trần quốc hội Mỹ gần đây Tư lệnh Thái Bình Dương nước này Harry B. Harris Jr. thừa nhận tên lửa DF-21 và DF-26 tạo thành mối đe dọa đối với biên đội tàu sân bay Mỹ.​
Cuối cùng, báo cáo đưa ra chính sách ứng phó của Mỹ. Đầu tiên, tăng cường phạm vi tác chiến của nhóm máy bay trên tàu sân bay, để tàu sân bay có thể hoạt động ở phạm vi 1.000 – 1.500 hải lý, điều này cần phải dựa vào hệ thống máy bay không người lái có khả năng tấn công lớn trên tàu sân bay.​
Hai là, quân đội Mỹ có thể di chuyển trọng tâm từ tàu sân bay Ford đến tàu ngầm và tàu không người lái dưới nước có thể hoạt động gần đối phương.​
Hoặc có thể kết hợp hai phương pháp này, để có được sự cân bằng giữa lực lượng tấn công và lực lượng sinh tồn. Ngoài ra Mỹ còn phải phát triển công nghệ hiện đại như vũ khí chống ngầm tầm xa, pháo điện từ.​
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Lộ loại tên lửa chống vệ tinh của tàu ngầm Nga[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Theo RIA Novosti, trong tương lai các tàu ngầm của Hải quân Nga sẽ được trang bị loại vũ khí có khả năng bắn hạ vệ tinh.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Thông tin này được Phó tư lệnh Hải quân, Phó Đô đốc Victor Bursuc cho biết, công nghệ bắn hạ vệ tinh từ tàu ngầm đã tồn tại, không chỉ các nhà khoa học Nga mà cả ở nước ngoài cũng đang phát triển và đây là một trong những vũ khí tương lai dành cho tàu ngầm.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hiện nay, tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga có thể bắn hạ vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Ngoài ra, Nga cũng đã thử thành công tên lửa 40N6E dành cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph. Loại tên lửa này có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao trên 100km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Và theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không mới là loại S-500 có thể bắn hạ mục tiêu ở quỹ đạo gần trái đất và đây sẽ là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
lo-loai-ten-lua-chong-ve-tinh-cua-tau-ngam-nga_221120660.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Trong tương lai, tàu ngầm Nga có thể bắn hạ vệ tinh.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Nói về loại tên lửa trang bị cho tàu ngầm Nga trong tương lai, hồi giữa năm 2015, trang Sputniknews dẫn nguồn tin từ Hải quân nước này tiết lộ, Moscow sẽ phát triển bản phóng ngầm từ nguyên mẫu chương trình tên lửa 79M6 phát triển dành cho tiêm kích đánh chặn MiG-31.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy nhiên, từ đó đến nay Nga vẫn không tiết lộ thêm bất cứ thông tin nào về chương trình tên lửa diệt vệ tinh dành cho tàu ngầm.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết, chương trình phát triển tên lửa chống vệ tinh 79M6 được Liên Xô phê duyệt vào năm 1980. Tên lửa đánh chặn 79M6 là loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. 79M6 có chiều dài gần 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng phóng 4,5 tấn. Tên lửa có thể tiêu diệt vệ tinh ở độ cao từ 120-600km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo thiết kế, tiêm kích MiG-31 sẽ đưa tên lửa 79M6 lên độ cao từ 15-18km, sau đó MiG-31 sẽ thực hiện một động tác cơ động và phóng tên lửa. Tên lửa có thời gian bay đến mục tiêu từ 100-380 giây, nó được trang bị đầu đạn phân mảnh để tiêu diệt mục tiêu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Máy bay sẽ đưa tên lửa lên độ cao 15 - 18 km để phóng. Sau khi tên lửa được phóng đi, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50 sẽ kết hợp với trạm vô tuyến mặt đất để dẫn đường đến mục tiêu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tên lửa có thời gian bay đến đích từ 100 đến 380 giây tùy thuộc vào độ cao của mục tiêu. Một đầu đạn phân mảnh sẽ vô hiệu hóa hoạt động của vệ tinh. Hỏa tiễn có thể diệt vệ tinh ở độ cao từ 120 - 600 km, giai đoạn 2 của chương trình sẽ đánh chặn các vệ tinh ở độ cao tới 1.500 km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo bản thuyết minh thiết kế, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới trang bị tên lửa 79M6 có thể hạ 24 vệ tinh trong vòng 36 giờ. Nếu thành công, Liên Xô sẽ sở hữu khả năng diệt vệ tinh hàng đầu thế giới.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Năm 1987, hai máy bay sửa đổi cho nhiệm vụ chống vệ tinh mang số hiệu 071 và 072 tiến hành các chuyến bay thử nghiệm, nhưng không có vụ phóng tên lửa diễn ra. Và đến năm 1989, chương trình vũ khí chống vệ tinh bị đình chỉ trước khi quá trình phát triển đạt đến giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
[/BCOLOR]
 
Status
Không mở trả lời sau này.