Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Hệ thống S-400 tác chiến trong nền nhiệt âm hàng chục độ

Tùng Dương | 02/03/2016 15:30
2
1474-1456905801192-55-0-1034-1920-crop-1456905835890.jpg

Chia sẻ:
Nga đã đưa hệ thống phòng không S-400 tối tân nhất của nước này đến khu vực Novosibirsk lạnh giá để thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

Đáng chú ý, việc điều động hệ thống S-400 tới tỉnh Novosibirsk, một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất nước Nga với nền nhiệt âm hàng chục độ vào mùa Đông.
Trước khi đưa hệ thống S-400 tới Novosibirsk lạnh giá, Nga đã tiến hành thử nghiệm khả năng tác chiến của hệ thống phòng không này ở nhiều môi trường khắc nghiệt, trong đó có môi trường với nền nhiệt -50 độ C.
Đại diện Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, những thử nghiệm thành công mới nhất đã chứng minh sự khác biệt giữa S-400 với các hệ thống phòng không tiền nhiệm của nó.
Tổ hợp tên lửa S-400 do Phòng Thiết kế, Tập đoàn Almaz-Antey, Nga, phát triển, là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300.
Hệ thống này được biên chế từ tháng 4/2007 và lần đầu triển khai trên thực địa 4 tháng sau đó.
Hệ thống có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.
S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.
S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển.
S-400 có thể khai hỏa 5 loại tên lửa để tạo nên cơ chế phòng thủ phân lớp.
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Mỹ tăng trí khôn cho F-22[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Theo National Interest, Mỹ đang phát triển hệ thống tác chiến điện tử mới dựa trên trí thông minh nhân tạo trang bị cho tiêm kích F-22 và F-35.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Trí thông minh nhân tạo hoạt động thế nào?
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Chương trình này do Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng (DARPA) thực hiện. Mục đích của việc phát triển hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) nhằm đối phó với các radar thế hệ mới của Nga và Trung Quốc hiện nay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo tiến sĩ Arati Prabhakar, giám đốc DARPA, sắp tới các chiến đấu cơ của Mỹ sẽ được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo, có khả năng phân tích, tìm hiểu, nhận dạng các dạng sóng radar mới của đối phương để đề ra biện pháp gây nhiễu thích hợp cho máy bay trong thời gian thực.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với trí thông minh nhân tạo này, máy bay có thể phát tín hiệu gây nhiễu ngay sau khi bắt gặp một dạng sóng radar mới. Hiện nay, quân đội Mỹ chỉ có rất ít máy bay tác chiến điện tử có thể phân tích dạng sóng radar đối phương gần theo thời gian thực là EA-6B Prowler của thủy quân lục chiến và EA-18G Growler của hải quân.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy nhiên thời gian xử lý của hai hệ thống này còn tương đối dài, không đáp ứng được nhu cầu chiến tranh hiện đại. Việc phát triển các hệ thống tác chiến điện tử mới là một nhu cầu bức thiết.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hệ thống AI đang trong giai đoạn thử nghiệm, nếu được đưa vào hoạt động, nó sẽ tiết kiệm cho Bộ Quốc phòng Mỹ khá nhiều thời gian và tiền bạc. Thậm chí AI còn có khả năng cứu mạng phi công nếu họ gặp phải một hệ thống tên lửa phòng không hoặc radar cao tần mới của đối phương.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
tri-thong-minh-nhan-tao-co-khien-f22-lot-xac_31348688.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tiêm kích tàng hình F-22.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Hiện nay, nhiệm vụ đối phó với radar của đối phương đang do máy bay F-22 và F-35 thực hiện bởi các loại chiến đấu cơ này đều sở hữu một kho dữ liệu nhận dạng các tín hiệu radar của đối phương, cùng với đó là các biện pháp gây nhiễu đã được lập trình trước đối với từng loại sóng radar.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Nhưng, trong trường hợp những chiến đấu cơ này gặp một tín hiệu radar lạ chưa từng gặp phải, hệ thống các biện pháp gây nhiễu sẽ không thể tìm ra cách đối phó vì chưa được cập nhật, khi đó các máy bay tàng hình này sẽ dễ dàng phát hiện và có thể bị tiêu diệt.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Để giải quyết vấn đề này, Lầu Năm Góc phải sử dụng biện pháp cổ điển, đó là triển khai một máy bay trinh sát điện tử như RC-135V/W thường xuyên thực hiện các chuyến bay trên khắp thế giới thu thập thông tin về các dạng sóng radar mới của mọi đối thủ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Dữ liệu đó sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm mặt đất để phân tích, sau đó các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả để đưa ra các biện pháp gây nhiễu và cập nhật lên hệ thống tác chiến điện tử của các chiến đấu cơ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuy nhiên, biện pháp này rất mất thời gian và thiếu hiệu quả trong bối cảnh công nghệ radar của các đối thủ đang phát triển nhanh chóng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thiếu tin tưởng
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc trang bị trí thông minh nhân tạo cho tiêm kích thế hệ 5 là bước đột phá của Không quân Mỹ, tuy nhiên theo phân tích của tạp chí National Interest, ngay cả khi được trang bị trí thông minh nhân tạo, F-22 khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
National Interest dẫn nguồn từ các chuyên gia công nghệ cho biết, cả máy bay chiến đấu F-35 và F-22 của Mỹ đều dễ bị tổn thương. Thiếu sót rõ ràng của máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Lockheed Martin F-35 (JSF) khiến cho nó có khả năng cơ động kém khi chiến đấu trên không.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm F-22 Raptor chỉ được xuất xưởng 187 chiếc, tức là chưa đến một nửa số lượng mà Không quân Mỹ mong muốn. Hiện giờ loại máy bay này đã ngừng sản xuất, bất chấp là nó được coi là có các lợi thế như công nghệ tàng hình, tốc độ, tính linh hoạt, trần bay…
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vậy đâu là lý do? Theo National Interest, các máy bay chiến đấu, bắt đầu hoạt động từ năm 2005, nếu tái sản xuất vào thời điểm sau năm 2015, khi các tiêm kích tàng hình thế hệ mới của Nga-Trung ra mắt, nó sẽ trở nên lạc hậu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đặc biệt, các công nghệ được sử dụng trong F-22 hiện nay đã lỗi thời. Thiết kế máy bay F-22 và tính chất khí động học của nó được phát triển từ công nghệ những năm 1980, còn hệ thống điều khiển máy tính được phát triển từ đầu những năm 1990.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Qua các báo cáo của giới chuyên viên kỹ thuật Mỹ cho thấy, phần mềm này chạy chậm đến mức không chấp nhận được và rất khó cập nhật. Hơn nữa, các thành phần cần thiết cho hệ thống máy tính của máy bay chiến đấu hiện cũng không còn được sản xuất nữa.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Căn cứ vào thực tế này, National Interest cho rằng ngay cả khi F-22 được tích hợp trí thông minh nhân tạo thì dòng chiến đấu cơ này khó có thể mang lại hiệu quả như những gì được kỳ vọng.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Vừa ra biển lần đầu, siêu tàu khu trục Mỹ đã phải "nhập viện"

Hôm thứ Ba, Hải quân Mỹ xác nhận rằng tàu khu trục tiên tiến lớp Zumwalt của nước này đã trải qua quá trình sửa chữa động cơ đẩy vào giữa tháng 01 vừa qua.

"Phần thân tàu đã được cắt phía trên vạch dấu mớn nước để tiến hành công tác sửa chữa ở 1 trong 12 mô-tơ đẩy" - Đại úy Thurraya Kent - Người phát ngôn của cơ quan mua sắm Hải quân Mỹ nói.
Mặc dù không cho biết chính xác vấn đề gì đã xảy ra nhưng bà Kent và một số quan chức khác nhấn mạnh rằng cắt thân tàu là việc thông thường để tiếp cận các hệ thống ở bên trong.
"Quá trình này được tiến hành trong nhiều tuần sau đợt thử nghiệm ban đầu và được thực hiện song song với việc kích hoạt các hệ thống đẩy. Tác động tổng thể lên động cơ đẩy là rất nhỏ" - bà Kent cho biết thêm.
vua-ra-bien-lan-dau-sieu-tau-khu-truc-my-da-phai-nhap-vien.jpg

Tàu khu trục USS Zumwalt (DDG-1000) của Hải quân Mỹ lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm trên biển Đại Tây Dương tháng 12/2015.​
Hiện tại, tàu khu trục Zumwalt đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình sửa sang tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Works của Tập đoàn General Dynamics ở Bath, tiểu bang Maine.
Con tàu dài 180m này là chiếc đầu tiên trong tổng số 3 chiếc cùng lớp có thiết kế thân tàu khác thường để tăng cường khả năng tàng hình, nó được trang bị hệ thống động cơ đẩy điện tích hợp điều khiển bằng turbine khí và mô-tơ cảm ứng tiên tiến.
Con tàu ra biển lần đầu vào ngày 07-12-2015 để thực hiện các thử nghiệm ban đầu của nhà máy và hoạt động dọc theo bờ biển Maine trong gần 1 tuần trước khi trở lại nhà máy Bath vào ngày 13-12-2015.
Đợt thử nghiệm trên biển lần thứ 2 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 02 năm nay nhưng tàu Zumwalt đã không trở lại biển kể từ lần thử nghiệm đầu tiên.
Kết quả của đợt thử nghiệm đầu trên biển được các quan chức Hải quân Mỹ đánh giá là tích cực.
Tàu khu trục Zumwalt "đã hoàn thành xuất sắc thử nghiệm trên biển lần đầu vào tháng 12 năm ngoái và sẵn sàng trở lại biển vào tháng tới" - ông Sean Stackey, quan chức cấp cao phụ trách mua sắm của Hải quân Mỹ phát biểu trước Quốc hội hôm 25-02.
Dự kiến sẽ có thêm ít nhất 1 lần thử nghiệm của nhà máy trước khi Hội đồng kiểm tra và giám sát Hải quân Mỹ lên tàu để tiến hành các thử nghiệm tiếp nhận.
Nếu các cuộc thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành tiếp nhận tàu. Buổi lễ bàn giao chính thức sẽ diễn ra tại Baltimore, tiểu bang Maryland trước khi con tàu đến cảng nhà mới của mình ở San Diego, bang California.
http://soha.vn/quan-su/vua-ra-bien-...uc-my-da-phai-nhap-vien-20160303144915222.htm
 
23/8/12
1.162
3
38
Vụ Iran bắt xuồng tuần tra: Hải quân Mỹ lộ điểm yếu đáng xấu hổ

Hải Vy | 03/03/2016 13:15
3

2-1456977817090-53-0-380-640-crop-1456977826117.jpg

Chiếc xuồng tuần tra cùng loại với 2 chiếc bị Iran bắt giữ.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Hải quân Mỹ đã phát hiện ra một loạt các vấn đề đáng xấu hổ, từ trục trặc kỹ thuật, mất liên lạc cho tới việc các thủy thủ chưa được đào tạo đầy đủ kỹ năng định hướng chuẩn.

Khi 10 thủy thủ Mỹ “trôi dạt” vào vùng biển Iran và bị Tehran bắt giữ, nhiều câu hỏi ngay lập tức được đặt ra về nguyên nhân thực sự của vụ việc, nhất là khi xét tới mức độ chính xác của hệ thống dẫn đường hiện đại ngày nay.
Một cuộc điều tra mới đây của Hải quân Mỹ đã hé lộ nội tình sự việc này.
Tháng 1/2016, khi thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn chưa được thực thi, 2 xuồng tuần tra nhỏ của Hải quân Mỹ đã “trôi dạt” vào vùng biển của Iran ở ngoài khơi đảo Farsi, vịnh Ba Tư.
10 thủy thủ Mỹ bị Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt giữ, khiến mối quan hệ ngoại giao giữa 2 phía trở nên mong manh.
vu-iran-bat-xuong-tuan-tra-hai-quan-my-lo-diem-yeu-dang-xau-ho.jpg

Lính Mỹ quỳ gối khi bị Vệ binh cách mạng Iran bắt. (Irib News)​
Khi đó, Lầu Năm Góc tuyên bố nguyên nhân dẫn đến sự cố là do trục trặc kỹ thuật. Điều này đã vấp phải nhiều nghi ngờ bởi 2 chiếc xuồng vẫn hoạt động được sau khi các thủy thủ được thả.
Trong cuộc điều tra nội bộ đang được tiến hành, Hải quân Mỹ đã phát hiện ra một loạt các vấn đề đáng xấu hổ, từ trục trặc kỹ thuật, mất liên lạc cho tới việc chưa được đào tạo đầy đủ kỹ năng định hướng chuẩn.
Trao đổi với tạp chí Foreign Policy, các quan chức giấu tên nắm rõ về cuộc điều tra mô tả các thủy thủ bị bắt giữ đã vội vàng di chuyển từ Kuwait tới Bahrain như thế nào trong thời hạn 24h.
Một trong 2 chiếc xuồng trong cuộc hành trình này không được chuẩn bị kỹ lưỡng, phải trang bị thêm một số bộ phận lấy từ chiếc tàu khác.
Các điều tra viên cho rằng thủy thủ trên xuồng đang tìm cách sửa động cơ khi họ bị bắt giữ.
Khoảng cách hành trình cũng đóng vai trò nhất định trong vụ việc. Với quãng đường dài 240 hải lý, chuyến hành trình này dài hơn so với những gì các thủy thủ được huấn luyện.
Khoảng cách này cũng đòi hỏi phải tiếp nhiên liệu giữa hành trình, vì vậy các thủy thủ nôn nóng muốn đến nơi trước khi trời tối.
Họ chưa được huấn luyện để thực hiện tiếp nhiên liệu trong đêm.
Tình hình trở nên phức tạp hơn khi các thủy thủ không có đường dây liên lạc trực tiếp với các tàu tiếp nhiên liệu và gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp một “cuộc hẹn”.
vu-iran-bat-xuong-tuan-tra-hai-quan-my-lo-diem-yeu-dang-xau-ho.jpg

Hai xuồng tuần tra Mỹ bị bắt giữ gần đảo Farsi (Đồ họa: BBC)​
Hai chiếc xuồng được trang bị thiết bị định vị GPS nhưng các điều tra viên phát hiện ra rằng phần mềm bản đồ không có độ phân giải cho phép để nhận diện hòn đảo tương đối nhỏ như Farsi.
Chúng cũng được trang bị một thiết bị có chức năng tự động báo cho trung tâm hoạt động vị trí của các thủy thủ 30 phút một lần.
Vì lý do nào đó, trung tâm hoạt động này đã không thông báo với các thủy thủ rằng họ đang đi vào lãnh hải Iran.
“Chúng tôi không tìm cách bao biện. Mục đích của cuộc điều tra là không chỉ tập trung vào các thủy thủ có liên quan mà còn cả dây chuyền điều hành.
“Nhận trách nhiệm là điều quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là những gì chúng ta rút ra từ vụ việc này và đảm bảo nó sẽ không tái diễn” - Một quan chức nói.

Iran công bố video đối xử thủy thủ Mỹ bị bắt giữ​
Mặc dù Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif đã đàm phán thành công để Tehran đồng ý thả 10 thủy thủ Mỹ nhưng tình hình có thể đã tồi tệ hơn rất nhiều.
Như các quan chức đã đề cập, cả 2 chiếc xuồng của Mỹ đều trang bị súng máy 50-cal và GAU-19.
Theo Đại úy Hải quân Mỹ David Nartker, nếu các thủy thủ sửa xong động cơ trước khi bị bắt giữ, họ có thể đã tìm cách tẩu thoát.
Tất nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc nổ súng vào đội tuần tra của Iran và một sai sót nhỏ này cũng có thể nhanh chóng đẩy sự việc leo thang lên tầm quốc tế.
 
23/8/12
1.162
3
38
Không quân Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2030

Tướng Mark Welsh cảnh báo, với tốc độ phát triển lực lượng như hiện nay, đến năm 2030, Không quân Trung Quốc có thể ngang bằng hoặc thậm chí vượt Không quân Mỹ.

Phát biểu trước Tiểu ban phân bổ ngân sách Hạ viện Mỹ hôm 2/3, tướng Mark Welsh, tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho biết, Không quân Trung Quốc (PLAAF) đang nhỉnh hơn một chút về quân số, còn Không quân Mỹ có nhiều hơn khoảng 2.000 máy bay.
"Song với tốc độ chế tạo hiện nay, cũng như các mẫu (máy bay) mà Trung Quốc đang triển khai, vào năm 2030, họ sẽ lấp đầy khoảng cách 2.000 máy bay đó và nếu không lớn mạnh hơn thì chí ít cũng ngang bằng với chúng ta" - ông Welsh cảnh báo.
Nhưng vấn đề không chỉ ở số lượng, PLAAF còn đang ráo riết triển khai các máy bay mới hơn và có nhiều khả năng hơn. Trong số đó có thể kể đến các máy bay chiến đấu mới hoàn toàn như tiêm kích tàng hình J-20 và J-31.
Ngoài ra, ít nhất còn có 3 loại máy bay được nâng cấp lên phiên bản mới hiện đại hơn như J-11D, J-16. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nhập khẩu tiêm kích đa nhiệm hiện đại Su-35S từ Nga.
Mỹ đang thực hiện chương trình hiện đại hóa phi đội máy bay tiếp dầu KC-46, tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-21 LRSB.
Nhưng kể cả như vậy thì lợi thế về mặt công nghệ của Mỹ sẽ không thể lớn như những gì họ từng có được thời hậu Chiến tranh Lạnh.
khong-quan-trung-quoc-co-the-vuot-my-vao-nam-2030.jpg

Mẫu thử nghiệm J-20 số hiệu 2101 trong một lần bay thử.​
“Trung Quốc sẽ có nhiều công nghệ tốt hơn so với những gì chúng ta có trước đây và Nga cũng đang làm điều tương tự” - tướng Welsh cảnh báo. Tuy nhiên, khác với Trung Quốc, Nga tập trung nhiều hơn vào việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.
Họ đang phô diễn những năng lực mà chưa từng cho chúng ta thấy trước đây - phóng tên lửa hành trình, đưa các máy bay chiến đấu mới lần đầu tham chiến” - tướng Welsh lo ngại.
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc và Nga là 2 đối thủ tiềm tàng nguy hiểm nhất và rất có năng lực. Sự phát triển của 2 lực lượng này cần được xem xét một cách nghiêm túc.
 
23/8/12
1.162
3
38
Uy lực “mắt thần” Zoo-1 của Nga khiến Mỹ phải lo sợ

6:21 SA, 15/04/2014 Theo Wiki, Kienthuc

Trong tác chiến thì việc xác định tọa độ vị trí bắn của đối phương bao gồm: súng cối, pháo binh mặt đất, pháo phản lực bắn loạt và cả tên lửa đạn đạo chiến thuật,... là rất quan trọng. Một hệ thống radar tự động định vị hiện đại được Nga nghiên cứu đã ra đời giúp thực hiện nhanh chóng những điều trên, đó là radar tự động xác định vị trí pháo binh, tên lửa 1L219M Zoopark-1 Zoo-1. Nó được coi là “mắt thần” của Hải quân Nga và là "sát thủ" khiến pháo binh Mỹ phải lo sợ.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%281%29_UXEO.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hệ thống tự động định vị 1L219M Zoopark-1 được thiết kế cho nhiệm vụ tự động xác định vị trí trận địa hỏa lực của mọi lực lượng pháo binh, tên lửa mặt đất của đối phương.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%284%29_ASLX.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Các đối phương như cối, pháo mặt đất, pháo phản lực bắn loạt và các loại tên lửa đất đối đất chiến thuật, sẽ được Zoo-1 tự động xác định vị trí theo hướng bắn hoặc phóng đạn. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%282%29_QKAE.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Qua đó, nó cung cấp phần tử bắn, chỉnh pháo và đánh giá hiệu quả chiến đấu cho các đơn vị làm nhiệm vụ phản pháo.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%286%29_NPXH.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong ảnh là bên trong phòng điều khiển và màn hình hiển thị của người điều khiển hệ thống. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%287%29_XBAL.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Xe đài 1L219M giúp các đơn vị pháo binh/tên lửa mặt đất tăng hiệu quả phản pháo từ 2 đến 2,5 lần so với phản pháo thông thường không dùng bộ khí tài này. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
z_LFUJ.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Cấu hình bao gồm khối radar mảng pha đặt trên khung gầm xe bánh xích MT-LBu. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%289%29_SEJN.jpg.ashx
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Và xe bảo đảm chiến đấu kéo theo máy phát điện kiểu ED30-T230P-4RPM1.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%288%29_LARM.jpg.ashx
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Zoo-1 có tính năng hoạt động độc lập và cơ động cao nhờ tích hợp toàn bộ các khí tài lên thân xe thiết giáp bánh xích MT-LBU. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%2810%29_ZGFZ.jpg.ashx
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Có khả năng di chuyển ở tốc độ cao trên địa hình gập ghềnh hay sông hồ, triển khai và thu hồi nhanh chóng từ vị trí chiến đấu mà kíp chiến đấu không cần rời khoang xe. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%2811%29_XKYD.jpg.ashx
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Nó được thiết kế vượt trội so với các hệ thống tương tự của phương Tây.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%2812%29_FWRG.jpg.ashx
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Radar này có thể nhanh chóng xác định vị trí và hoàn tất quá trình tính toán quỹ đạo đường đạn của đối phương chưa đầy 20 giây sau khi bắn (pháo địch). {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%2813%29_XPCT.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Nó có thể phát hiện 70 mục tiêu/phút, {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%2814%29_NZWF.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Cự ly điều khiển phản pháo ở phát bắn đầu như sau: Đối với pháo cối là 22km, Đối với pháo mặt đất: 20km, Đối với pháo phản lực bắn loạt: 35, Đối với tên lửa chiến thuật: 40km. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%2816%29_KOTC.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Và loại xe này có thể bám sát 12 mục tiêu cùng một lúc.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%2820%29_MSYD.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}"Mắt thần” nhìn thấu vị trí chiến đấu của đối phương Zoo-1 được thiết kế bao gồm: 1 radar 1L259 được đặt trên khung gầm xe bánh xích MT-LBU; hệ thống bảo trì được đặt trên khung gầm xe Ural-43203; máy phát điện ED30-T230P-1 RPM-1. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%2819%29_JYXU.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}1L259 là loại radar đơn xung với ăng-ten mạng pha 3 tọa độ, nó được trang bị bộ vi xử lý bằng máy tính kỹ thuật số tốc độ cao để kết hợp 3 mảng đơn xung theo từng giai đoạn. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%2821%29_QUBB.jpg.ashx
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Để nhanh chóng đổi tần số hoạt động để bảo vệ hệ thống trước các biện pháp gây nhiễu điện tử chủ động và thụ động của đối phương, Zoo-1 1L219M được trang bị khả năng kháng nhiễu rất cao. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
z_PQOJ.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Ê kíp vận hành chỉ có 3 người.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zEuRd_QWAF.jpg.ashx
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Zoo-1 1L219M có thời gian sẵn sàng chiến đấu chỉ mất chưa đầy 5 phút.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
part5310_IDNC.jpg.ashx
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Ngay phát bắn đầu tiên nó có cự ly định vị như sau: Đối với pháo cối là 20km, Đối với pháo mặt đất là 15km, Đối với pháo phản lực bắn loạt: 30km, Đối với tên lửa chiến thuật: 40km. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
zo%20%2822%29_KUOV.jpg.ashx
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Trong việc phát hiện, định vị và cung cấp điều khiển hỏa lực cho các hệ thống vũ khí để phản pháo vào vị trí bắn của đối phương, hệ thống có khả năng tự động hóa rất cao.
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
 
23/8/12
1.162
3
38
RPG-29 gieo rắc kinh hoàng trên chiến trường Syria

8:23 PM, 06/03/2016, Views: 1443 | By Long Xuyên
VietnamDefence - Chiến tranh Syria một lần nữa thể hiện uy lực khủng khiếp của súng chống tăng RPG-29 Vampir.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
rpg29-1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}RPG-29 Vampir{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Súng phóng lựu chống tăng Vampir là nỗi kinh hoàng thực sự đối với lính tăng nhiều nước. Mặc dù RPG-29 được nhận vào trang bị của quân đội Liên Xô từ hơn 1/4 thế kỷ trước, ngay cả hiện nay, nó vẫn có thể dễ dàng tiêu diệt đa số các loại xe tăng hiện có trong trang bị của quân đội các nước.

RPG-29 có trọng lượng hơn 12 kg một chút, chiều dài ở trạng thái chiến đấu đến 1.850 mm, sơ tốc đạn đến 255 m/s, tầm bắn ngắm đến 500 m, khả năng xuyên giáp hơn 650 mm giáp thép sau giáp phản ứng nổ.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
rpg29-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}RPG-29 Vampir{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lần đầu tiên, Vampir nổi danh vào tháng 11/2005 khi binh sĩ của phong trào Hezbollah ở Li-băng tấn công quân Israel. Qua những mảnh đạn lựu phản lực thu được, các chuyên gia quân đội Israel nhận dạng đây là đạn phản lực của súng chống tăng Vampir.

Nhờ có phần chiến đấu xuyên lõm tandem (2 lượng nổ, xếp trước-sau) của phát bắn PG-29V, Vampir được coi là vũ khí rất nguy hiểm đối với các xe tăng khét tiếng là vững chắc nhất thế giới Merkava, kể cả biến thể tối tân nhất Merkava Mk4. Israel dã cáo buộc Syria cung cấp các vũ khí chống tăng này cho Hezbollah.

Hồi đó, người Israel đã dốc toàn lực phát triển hệ thống phòng vệ xe tăng tích cực Trophy, nhưng không kịp hoàn thiện nó trước khi lại xảy ra căng thẳng trên biên giới Li-băng - Israel vào tháng 7/2006. Các đoàn xe tăng Israel lao qua biên giới vào lãnh thổ Nam Li-băng và vấp phải sự kháng cực quyết liệt của Hezbollah.

Lực lượng Hồi giáo Shiite này đã tích cực sử dụng các loại vũ khí chống tăng trong đó có RPG-29. Ngày 9/8/2006, Israel sau khi hứng chịu những tổn thất nặng nề về xe tăng đã nổi giận với Nga và cáo buộc Nga đã không thể kiểm soát vũ khí của mình cung cấp cho Syria.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
rpg29-3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}RPG-29 Vampir{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Lính Israel cũng đã thu được RPG-29 và các bức ảnh những chiến lợi phẩm này đã xuất hiện trên mạng.

Sau thất bại của chiến dịch của Israel ở Li-băng, Vampir còn lộ diện ở Iraq. Đầu năm 2007, Phó Tư lệnh quân đội Mỹ ở Iraq, Trung tướng Raymond Odierno thông báo, quân nổi dậy người Shiite đã nhận được RPG-29 từ Iran. Nhiều khả năng đó là vũ khí sao chép RPG-29 của Nga được sản xuất ở Iran. Mặc dù Iran, cũng giống như Syria, luôn bác bỏ việc cung cấp vũ khí sang Iraq.

Sau đó, đa số tổn thất về xe tăng-thiết giáp, dĩ nhiên nếu là không bị vướng mìn, đều bị quy cho chính các súng phóng lựu này. Người Mỹ không muốn thừa nhận rằng xe tăng M1 Abrams tốt nhất của họ lại có thể bị bắn gục dễ dàng bằng RPG-7 cũ kỹ.

Được biết đến nhiều nhất là trường hợp tiêu diệt xe tăng Challenger 2 của Anh. Một quả đạn lựu phản lực bắn vào phía dưới của phần giáp đầu xe, xuyên qua giáp phản ứng nổ và làm bị thương nặng lái xe tăng, biến anh ta thành phế binh.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
rpg29-4.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}RPG-29 Vampir{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thân nhân của anh ta đã kiện Bộ Quốc anh ra tòa. Họ buộc tội Bộ Quốc phòng Anh về chuyện, thân nhân của họ đã bị thuyết phục rằng, xe tăng này không thể bị tổn thương. Ngoài lái xe, 2 thành viên kíp lái khác cũng bị thương.

Vampir lại được nhớ đến trong chiến tranh ở Syria. Syria được Nga cung cấp vũ khí này vào cuối thập kỷ 1990. Trong quá trình chiến sự, đã ghi nhận các vụ xe tăng Т-72 bị RPG-29 tiêu diệt. Hơn nữa, bị diệt không chỉ có Т-72M1 mà cả Т-72AV trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 1 Kontakt-1. Thông thường, các đạn RPG-29 khi bắn trúng xe tăng thường gây hậu quả thảm khốc: cơ số đạn bị phát nổ và kíp xe thiệt mạng. Cần lưu ý rằng, cho đến nay xe tăng-thiết giáp sử dụng ở Syria vẫn chưa có biện pháp phòng vệ hiệu quả trước RPG-29.

Điều kỳ lạ là tuy có hiệu quả cao, nhưng đến nay RPG-29 Vampir vẫn chưa được sử dụng nhiều trong quân đội Nga, mặc dù hiện nay nó được các chuyên gia quân sự hàng đầu coi là một trong những vũ khí chống tăng lợi hại nhất thế giới.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
rpg29-5.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}RPG-29 Vampir{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​

Nguồn: vestnik-rm, 21.1.2016.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tàng hình kém nhưng Su T-50 thừa sức đánh bại F-22

(Kiến Thức) - Nhấn mạnh đến tính năng siêu cơ động trong khi tàng hình chỉ ở mức tương đối nhưng điều đó có thể giúp tiêm kích Su T-50 đánh bại F-22 của Mỹ.
Nga-Mỹ - những siêu cường hàng đầu thế giới về quân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ hàng không. hai quốc gia này đang định hình đường lối phát triển hàng không quân sự thế giới. Người Mỹ cho rằng, tính năng tàng hình của máy bay giúp họ phát hiện và tấn công trước, qua đó giúp duy trì khả năng chiếm ưu thế trên không.​
Mục tiêu thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ là không để đối phương phát hiện ra máy bay của họ trước. Để thực hiện điều đó, Mỹ không tiếc chi hàng trăm tỷ USD vào việc làm cho máy bay của họ có tính năng tàng hình tốt nhất.​
Trong khi đó, tiêm kích tàng hình Su T-50 của Nga lại có mặt cắt radar lớn hơn so với F-22 hay F-35. Nhưng lợi thế tàng hình của máy bay Mỹ dường như không phải là điều mà người Nga lo lắng. Đối với T-50 được bao trùm bởi triết lý chiến đấu hoàn toàn khác biệt, nơi tính năng siêu cơ động được coi là vũ khí quan trọng.​
T-50 sự hài hòa giữa các yếu tố

[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Su T-50 là một thiết kế hài hòa giữa các yếu tố, tàng hình, tốc độ cao và siêu cơ động. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong tài liệu thiết kế của tiêm kích Su T-50 có yêu cầu về một mẫu máy bay có mức độ phản xạ radar thấp. Tuy nhiên, người Nga cũng sẵn sàng hy sinh một số tính năng tàng hình để đảm bảo yếu tố siêu cơ động và đặc tính bay.​
Mục tiêu của chương trình là tạo ra một máy bay có độ phản xạ radar thấp, siêu cơ động, góc tấn lớn, đồng thời đảm bảo hiệu suất khí động học cao ở tốc độ cận âm. Việc tạo ra một máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ trên phạm vi rộng, tốc độ cao và tàng hình là một thách thức kỹ thuật lớn.​
Tất cả những yêu cầu trên dường như mâu thuẫn lẫn nhau, do đó, thiết kế cuối cùng phải là sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa các tính năng trên. Nhà phân tích Bill Sweetman, biên tập viên cao cấp của tạp chí Tuần lễ Hàng không nhận xét. Quan điểm của người Nga là không để rơi vào thế bất lợi trong không chiến.​
Cho dù một máy bay có tính năng tàng hình ưu việt đến đâu thì các tình huống không chiến quần vòng là điều khó tránh khỏi. Đó là lúc tính năng siêu cơ động phát huy. Chậm chạp và vũ trang yếu như F-35 có khả năng bị đánh bại trong một cuộc không chiến với T-50.​
Nhìn vào cách trang bị vũ khí cho T-50 có thể thấy sự khác biệt lớn so với Mỹ. T-50 mang cả tên lửa không đối không tầm siêu xa và tên lửa chống bức xạ. T-50 có thể mang tên lửa chống bức xạ nặng 635 kg với tầm bắn tới 245 km, hay tên lửa không đối không nặng 453 kg tầm bắn 200 km.​
Thay vì chơi trốn tìm như người Mỹ, phi công Nga thà làm “con sói” trên bầu trời săn lùng kẻ thù và buộc kẻ thù phải chơi cuộc chơi do họ đề ra.​
Sai lầm khi đặt niềm tin vào tàng hình
Tàng hình không có nghĩa là vô hình. Người Mỹ luôn tin rằng, một phi cơ tàng hình có thể giúp họ qua mặt hệ thống radar của đối phương. Nhưng phương thức tàng hình thường chỉ có tác dụng với các loại radar tần số cao, bước sóng ngắn. Đối với các loại radar bước sóng dài, tần số thấp hoàn toàn có thể vạch mặt máy bay tàng hình.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}F-117A Nighhawk từng bị bắn hạ dễ dàng bởi hệ thống tên lửa đất đối không lạc hậu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngoài ra, khi máy bay hoạt động sẽ phát sinh nhiệt từ động cơ. Một số hệ thống cảm biến hồng ngoại thụ động của Nga có thể phát hiện khí thải động cơ phản lực từ hàng trăm kilomet mà đối phương không hay biết.​
Trước đó vào năm 1999, người Mỹ từng phải trả giá đắt với niềm tin “tàng hình” khi loại tên lửa cỗ lổ SA-3 bắn hạ máy bay tàng hình F-117A. Hệ thống tên lửa đất đối không sản xuất những năm 1960 chỉ mất 18 giây để bắn hạ cỗ máy chiến đấu tàng hình hiện đại nhất thế giới thời điểm đó.​
Lúc đó, người Mỹ thậm chí không dám tin rằng, một máy bay chiến đấu tối tân như F-117 lại bị bắn hạ bởi một hệ thống phòng không đã lạc hậu.​
Lẫn trốn hay đối đầu
Tàng hình đi kèm với chi phí đắt đỏ. Để tàng hình, máy bay phải khoác lên nó tấm áo choàng hấp thụ sóng radar. Cứ mỗi giờ bay trên không, phi cơ tàng hình Mỹ cần nhiều giờ để bảo dưỡng trong nhà chứa máy bay.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tàng hình ưu việt nhưng cơ động kém sẽ khiến F-35 dễ dàng bị đánh bại khi gặp tiêm kích T-50 {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong thời bình, mọi thứ có thể dễ dàng hơn. Nhưng khi có chiến tranh, máy bay phải hoạt động nhiều hơn, nhanh hơn điều đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp phủ tàng hình và cần phải bảo trì nhiều hơn nữa. Đối với chiến đấu cơ thông thường, Không quân Mỹ duy trì tỷ lệ hoạt động khoảng 75%.​
Nhưng với máy bay tàng hình, tỷ lệ sẵn sàng hoạt động thấp hơn nhiều. Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit, tỷ lệ sẵn sàng hoạt động chỉ ở mức 46,7%, đối với tiêm kích F-22 là 69%. Ngoài hạn chế về khả năng sẵn sàng hoạt động thấp. Chú trọng đến tàng hình có thể dẫn đến những hệ quả ngoài ý muốn.​
Pierre Sprey, kỹ sư hàng không người Hà Lan nhận xét, “Do quá chú trọng đến tính năng tàng hình, nên F-35 trông như một “củ hành” khi mang vũ khí bên ngoài. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của máy bay, nó ì ạch như một máy bay ném bom”.​
Winslow T. Wheeler, giám đốc Dự án cải cách quân sự của Mỹ thừa nhận: “F-35 quá nặng nề và chậm chạp để thành công như một máy bay chiến đấu. Nếu phải đối mặt với kẻ thù nhanh nhẹn, chúng ta sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng”.​
Trong khi người Mỹ cố tìm cách lẫn tránh những cuộc không chiến quần vòng bằng tính năng tàng hình để tìm cách tiêu diệt đối phương trước. Người Nga lại phát triển máy bay họ cho mọi kịch bản, từ tác chiến tầm xa cho đến không chiến quần vòng.​
Nếu không thể kết liễu đối phương từ xa thì không chiến quần vòng là nơi quyết định. Lúc đó, tính năng siêu cơ động sẽ là lợi thế lớn của T-50 so với máy bay Mỹ. Cho dù, tính năng tàng hình của Su T-50 không tinh vi bằng F-35 hay F-22 nhưng tính năng tổng thể của T-50 đủ sức đánh bại 2 chiến đấu cơ tối tân nhất của Mỹ.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Đặc nhiệm SEAL của Mỹ... không đủ súng chiến đấu

Lực lượng ưu tú của Hải quân Mỹ, đặc nhiệm SEAL, thừa nhận không được trang bị đầy đủ súng ngay cả khi họ đang là chủ lực trong hoạt động chống khủng bố và các nhiệm vụ đặc biệt.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Duncan Hunter đã liên lạc với một số lính đặc nhiệm SEAL. Họ nói rằng mỗi khi thực hiện nhiệm vụ trở về, súng trường của họ bị thu hồi để chuyển cho lính biệt kích khác sử dụng.
Hunter cho biết ông sẽ không cung cấp thêm thông tin về các loại vũ khí mà đặc nhiệm SEAL sử dụng để bảo vệ danh tính của họ. Thượng nghị sĩ Cộng hòa này là lính thủy quân lục chiến về hưu. Ông từng tham gia chiến đấu ở Iraq và Afghanistan.
Tiết lộ của ông Hunter khiến giới chức quân sự Mỹ chú ý. Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ xem xét vấn đề để tìm cách giải quyết.
dac-nhiem-seal-cua-my-khong-du-sung-chien-dau.jpg

Đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ tham gia tập luyện. Ảnh: Fox News​
Lầu Năm Góc ngày 7-3 cho biết quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc không kích tại Somalia, tiêu diệt hơn 150 phiến quân thuộc nhóm Hồi giáo Al-Shabaab có liên hệ với al-Qaeda.
Cả máy bay có người lái và không người lái của Mỹ đã tấn công trại huấn luyện "Raso" của Al-Shaabab, cách thủ đô Mogadishu khoảng 193 km về phía Bắc. Theo Lầu Năm Góc, trận không kích diễn ra vào cuối tuần qua sau khi có tin tình báo nhóm này sắp tấn công quy mô lớn.​
Chia sẻ súng trường cho đồng đội nghe có vẻ không quan trọng nhưng thực chất nó tiềm ẩn những rủi ro. Đây là vũ khí trang bị kính ngắm mục tiêu và con trỏ laser, được tinh chỉnh thông số theo từng cá nhân.
Do đó, nếu người khác sử dụng, họ có thể ngỡ ngàng lần đầu và đạt hiệu suất không mong muốn.
Ông Hunter cho rằng hãy để đặc nhiệm SEAL giữ súng trường cho đến khi “họ được giao công việc bàn giấy ở Lầu Năm Góc”. “Họ muốn súng trường của họ” – ông nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hunter, dùng chung vũ khí giữa các lực lượng đặc nhiệm và biệt kích không phải do quân đội Mỹ thiếu tiền mua vũ khí. Quốc hội nước này thường tăng ngân sách đều đặn kể từ vụ khủng bố ngày 11-9-2001.
Ngân sách dành riêng cho Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt (SOC) là 10,4 tỉ USD. Chính quyền Tổng thống Obama cũng đang đề xuất tăng 400 triệu USD từ con số hiện tại vào năm tài chính sắp tới, bắt đầu từ ngày 1-10.
Trong khi đó, một khẩu súng trường tiêu chuẩn M-4 Carbine có chi phí ít hơn 1.000 USD nếu mua với số lượng lớn, theo tài liệu ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tướng Joseph Votel, quan chức SOC ở TP Tampa, bang Florida, giải thích súng trường sử dụng nhiều cần phải trải qua bảo trì nên có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt tạm thời.
Không chỉ súng trường, một số đặc nhiệm SEAL còn cho biết họ không có đủ đạn dược dùng trong đào tạo. Hầu hết đang được ưu tiên cho các nhiệm vụ chiến đấu.
 
23/8/12
1.162
3
38
"Tên lửa Nga có thể biến tàu sân bay Mỹ thành 'nấm mồ' 15 tỷ đô"

Trong trường hợp xấu nhất, tên lửa siêu vượt âm mới nhất của Nga có thể biến tàu sân bay Ford tiên tiến nhất của Mỹ thành “nấm mồ” – Chuyên gia quân sự Sergei Ischenko nhận định.

Biến tàu sân bay Mỹ trở thành "nấm mồ" khổng lồ
Theo kế hoạch, cuối năm nay, Hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận USS Gerald R. Ford - tàu chiến đắt đỏ nhất và tiên tiến nhất của nước này.
Trong tương lai, các tàu sân bay lớp Ford có thể thay thế toàn bộ 10 tàu sân bay lớp Nimitz, bắt đầu từ tàu USS Enterprise.
Sau khi phân tích chiếc tàu mới và các điểm yếu của nó, Sergei Ischenko – chuyên gia phân tích quân sự, đồng thời là một cây viết có tiếng của tờ Svobodnaya Pressa (một tờ báo độc lập ở Nga) cho rằng:
Thật không may cho Hải quân Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, chiếc tàu sân bay lớn nhất và mới nhất của Mỹ sẽ dễ dàng trở thành một “nấm mồ” khổng lồ.
Theo Ischenko, đây không phải là nhận định của cá nhân ông mà là của chính các chuyên gia phân tích Mỹ.
ten-lua-nga-co-the-bien-tau-san-bay-my-thanh-nam-mo-15-ty-do.jpg

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford.​
Chiếc tàu sân bay khổng lồ mới của Hải quân Mỹ, với sức chứa tới 90 máy bay và các phương tiện bay khác (trong đó có UAV và tiêm kích thế hệ 5 F-35), nhận được một loạt đánh giá nhiệt tình về độ tự động hóa cao và mức chi phí kỷ lục 15 tỷ USD” – Ischenko viết.
Tuy nhiên, cùng với đó, theo Ischenko, một loạt chuyên gia quân sự đáng kính của Mỹ đã nhận định rằng có khả năng con tàu này sẽ trở thành nấm mồ khổng lồ, siêu đắt đỏ dành cho hàng nghìn thủy thủ trên tàu.
Chiếc tàu này, với kỳ vọng trở thành biểu tượng của sức mạnh Mỹ trên đại dương, có thể trở nên lỗi thời ngay cả trước khi được hoàn thiện.
Tháng trước, Harry J. Kazianis – chuyên gia phân tích quân sự và là cộng tác viên cao cấp của tạp chí National Interest (trụ sở tại Washington) đã nhận định như vậy trong bài viết của mình.
Kazianis viết:
Những quốc gia có nhiều phương tiện kỹ thuật, đặc biệt là các nước lớn như Nga và Trung Quốc – 2 quốc gia mà Lầu Năm Góc xem là thách thức lớn, chủ đạo đối với quân đội Mỹ - lại đang phát triển các tên lửa hành trình có thể tấn công từ xa và dồn dập từ nhiều phía”.
Những vũ khí này... nếu bắn chính xác (kết hợp ê-kíp vận hành được đào tạo chuyên nghiệp và thiết bị tìm kiếm mục tiêu trên các đại dương rộng lớn) có thể biến tàu sân bay hàng tỷ đô của Mỹ trở thành mồ chôn hàng nghìn thủy thủ Mỹ".
Harry Kazianis không phải là người duy nhất đưa ra nhận định như vậy” – Ischenko cho hay.
Cũng trong tháng trước, trên tạp chí Politico, cựu Đại tá Hải quân Mỹ Jerry Hendrix – chuyên gia phân tích quân sự cho Trung tâm an ninh Mỹ mới (tại Washington) đánh giá rằng:
Thời kỳ hoàng kim dành cho các tàu sân bay Mỹ đã chấm dứt khi Trung Quốc và Nga bắt đầu triển khai các hệ thống tên lửa bờ tầm xa vào hàng ngũ quân đội của họ.
Ischenko viết:
Hendix tin rằng trong trường hợp chiến tranh, các lực lượng phòng thủ trên không, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình chống tàu của Nga và Trung Quốc sẽ buộc các nhóm tàu sân bay Mỹ (CSG) phải ở vị trí cách bờ biển đối phương hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km.
Điều đó khiến cho các cuộc tấn công từ máy bay trên tàu nhằm vào các mục tiêu trên bộ trở nên không hiệu quả.
Ngoài ra, bất cứ động thái nào của CSG đều dễ dàng quan sát thấy từ không gian, cho phép các đối thủ của Mỹ triển khai phương án đối phó trước
”.
"Mồi ngon" cho vũ khí Nga
Ischenko cho hay, "phép toán ở đây rất đơn giản: Năng lực tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ hiện nay là lực lượng không quân trên hạm, với 30-40 chiếc F/A-18E/F Super Hornet.
Bán kính tác chiến của những máy bay này vào khoảng 800km. Để Super Hornet có thể tiến hành các cuộc không kích (thậm chí là đe dọa tiến hành) nhằm vào mục tiêu trên bờ của đối phương, chúng sẽ phải xuất kích cách xa mục tiêu 400 hải lý".
“Tuy nhiên. nếu CSG của Hải quân Mỹ tìm cách tiếp cận bờ biển Nga, nó không chắc sẽ đến được đích, bởi khi cách xa mục tiêu, nó sẽ bị máy bay ném bom siêu thanh tầm xa Tu-22M3, với tên lửa chống tàu Kh-22, tấn công.
Loại tên lửa này được thiết kế từ thời Liên Xô để chuyên chống tàu sân bay
”.
ten-lua-nga-co-the-bien-tau-san-bay-my-thanh-nam-mo-15-ty-do.jpg

Tên lửa chống tàu Kh-22 được lắp dưới cánh một chiếc Tu-22M.​
Mỗi chiếc Tu-22M3 có thể mang tới 3 tên lửa như vậy. Hơn nữa, các tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân. Kh-22M/MA - Phiên bản mới nhất của Kh-22 - có tầm bắn 600km, tốc độ Mach 5 và có đầu đạn nặng 1.000kg"
“Trên thực tế, tầm hoạt động của máy bay là không giới hạn, do nó có thể tiếp dầu trên không
” – Ischenko cho biết.

Giả định máy bay ném bom Tu-22 tấn công tàu sân bay Mỹ.​
Nếu bằng phép lạ nào đó, CSG của Mỹ có thể tránh khỏi cuộc tấn công của tên lửa phóng từ trên không và tiến gần hơn tới bờ biển của chúng ta, những con tàu của họ sẽ đi vào tầm bắn của hệ thống tên lửa bờ di động K-300P Bastion".
Hệ thống Bastion trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-900 Oniks (Oniks được biết đến với tên gọi trên thị trường xuất khẩu là Yakhont, tầm bắn 600km; phiên bản xuất khẩu chỉ có tầm bắn 120-300km, tùy thuộc vào độ cao).
ten-lua-nga-co-the-bien-tau-san-bay-my-thanh-nam-mo-15-ty-do.jpg

Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion.​
Ngay lúc này, hệ thống Bastion-P đang được triển khai gần Sevastopol, Anapa, bán đảo Kola, Novaya Zemlya và quần đảo Kuril.
Có lý do để tin rằng, trong tương la gần, những hệ thống ấy sẽ triển khai tác chiến gần Kaliningrad và tại Kamchatka.
Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch triển khai hệ thống Bastion-S đầu tiên (đặt trong silo), với 36 tên lửa hành trình chống tàu, tại Crimea vào năm 2020
” - Ischenko viết.

Hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P tập trận bắn đạn thật.​
Một trong số những tính năng chính của tên lửa Oniks là khả năng bay bám mặt biển, cho phép nó đánh bại các biện pháp đối kháng điện tử và tránh khỏi tầm bắn của đối phương.
Chưa hết, Ischenko cho biết, tên lửa này có thể sử dụng chiến thuật tấn công “bầy sói”, nếu một số tên lửa bị hư hại hoặc bị phá hủy thì vẫn có các tên lửa khác tiếp tục tìm kiếm và tấn công mục tiêu.
Tiếp đó là các tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm của Nga, chúng có thể cản đường CSG. Chẳng hạn, tàu ngầm K-560 Severodvinsk, chiếc đầu tiên thuộc lớp Yasen đề án 885, có thể mang tới 32 tên lửa Oniks.
ten-lua-nga-co-the-bien-tau-san-bay-my-thanh-nam-mo-15-ty-do.jpg

Tàu ngầm K-560 Severodvinsk.​
Ischenko tiếp tục:
Sau đó, tất nhiên, còn có các tàu tên lửa cỡ nhỏ mà gần đây đã nổi tiếng khắp thế giới với tên lửa hành trình Kalibr (2 phiên bản chống tàu 3M54K và 3M54T).
Cuối cùng, “còn có các tàu ngầm Varshavyanka (lớp Kilo) cũng trang bị tên lửa Kalibr và hệ thống phòng thủ bờ biển 3K60 “Ball” với tên lửa Kh-35U có tầm bắn gần đây lên tới 300km”.
“Nhưng thậm chí tất cả những thứ này sẽ chẳng khác gì ‘đồ chơi trẻ em’ nếu Nga đủ khả năng bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa siêu vượt âm 3M22 Zircon
”.
Một số tên lửa loại này đã được thử nghiệm và đưa vào trang bị.
Vài ngày trước, có thông tin rằng tuần dương hạm hạt nhân hạng nặng Admiral Nakhimov, hiện đang trong quá trình hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu Severodvinsk, sẽ được trang bị tên lửa này vào năm 2018”
.
ten-lua-nga-co-the-bien-tau-san-bay-my-thanh-nam-mo-15-ty-do.jpg

Hệ thống phòng thủ bờ biển GRAU 3K60 "Ball".​
Tầm bắn của tên lửa Zircon vẫn là bí mật, song một số chuyên gia cho rằng nó ít nhất sẽ như Oniks.
Tuy nhiên, tốc độ bay của vũ khí mới sẽ nhanh hơn vài lần, làm giảm đáng kể thời gian cần thiết để vượt qua các hệ thống phòng không trên hạm, từ đó, vô hiệu hóa các nỗ lực phòng thủ tàu sân bay và tàu hộ tống của Mỹ
”.
Bên cạnh đó, do thông tin tái vũ trang tàu Admiral Nakhimov úp mở rằng tùy từng nhiệm vụ, các ống phóng trên tàu có thể bắn tên lửa Oniks, Zircon hoặc Kalibr nên có thể phỏng đoán khối lượng, kích cỡ và tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa sẽ được phổ cập tối đa”.
“Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa tên lửa hành trình siêu vượt âm mới nhất của Nga cũng có thể được trang bị cho hệ thống tên lửa bờ Bastion, nhằm vô hiệu hóa khả năng các nhóm tàu sân bay Mỹ tiếp cận (bờ biển Nga) dù là trong thời gian ngắn
”.
ten-lua-nga-co-the-bien-tau-san-bay-my-thanh-nam-mo-15-ty-do.jpg

Tuần dương hạm hạng nặng Admiral Nakhimov.​
Tới đây, Ischenko đặt ra một câu hỏi khá thú vị:
Có thể giả định rằng tất cả những điều trên không phải bí mật gì đối với các chuyên gia Mỹ - những người đang “đào mồ chôn” chiếc tàu sân bay hàng tỷ đô USS Gerald R. Ford ngay trong nhà máy. Vậy giải pháp của họ là gì?
Trong bài viết trên tạp chí National Interest, chuyên gia Kazianis cho rằng Mỹ cần khẩn trương phát triển các phương tiện không người lái tầm xa, có khả năng triển khai từ tàu sân bay.
Chúng cần có tầm hoạt động đủ xa để có thể khai hỏa mà không cần tiến vào tầm bắn của các hệ thống phòng thủ bờ biển Nga.
Tôi e rằng nếu chúng ta không trang bị cho cỗ máy chiến tranh đắt đỏ nhất của Mỹ những trang bị mà nó cần để tấn công từ xa, chiếc tàu sân bay này có thể sớm gia nhập với các chiến hạm trước đây, sớm hay muộn cũng trở thành bảo tàng nổi” – Kazianis lo ngại.
Tuy nhiên”, Ischenko viết, “mặc cho tác giả này phàn nàn, cho tới hiện tại, Lầu Năm Góc vẫn chưa có ý định chế tạo những UAV như vậy.
Thứ nữa, ai đảm bảo với Kazianis rằng Nga sẽ không cùng lúc tìm cách tăng tầm bắn của tên lửa chống tàu?
”.
 
Status
Không mở trả lời sau này.