Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Nguyên nhân nào khiến Mỹ thất bại trong chiến tranh đương đại?

(Bình luận quân sự) - Nỗi ám ảnh của Lầu Năm Góc về việc phải duy trì ưu thế quân sự trong tương lai trước Nga-Trung là điều rất nguy hại cho quân đội Mỹ.

Mỹ đang đầu tư chệch hướng?
Nghiêng về lựa chọn các dự án quân sự công nghệ cao đắt tiền của tương lai, Bộ Quốc phòng Mỹ đang sai lầm nghiêm trọng - Trung tá Thủy quân lục chiến Mỹ, kiêm chuyên viên Trung tâm An ninh Mỹ Peter Maclear đã nhận định như vậy trên “War on the Rocks”.
Theo ông Maclear, các biện pháp cần thiết để chống các lực lượng vũ trang của các đối thủ Nga và Trung Quốc đã gây thiệt hại cho các lực lượng vũ trang thường trực chủ chốt của Mỹ, có khả năng phản ứng nhanh với rất nhiều thách thức an ninh.
Các hạn chế về ngân sách buộc Lầu Năm Góc phải có những thỏa hiệp nghiêm trọng về chiến lược.
Bộ Quốc phòng buộc phải lựa chọn: Hoặc là chuẩn bị lực lượng đầy đủ khả năng răn đe trong cuộc chiến tranh lớn trong tương lai, hoặc hỗ trợ tiềm năng ít ỏi cho quân đội Mỹ để đối phó với các xung đột hiện tại, ít mạo hiểm hơn và trên quy mô nhỏ hơn.
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi đối với cuộc chiến tranh lớn trong tương lai có thể dẫn đến thực tế rằng Hoa Kỳ đi “lạc đường” và phải chịu thất bại trong những xung đột mà Lầu Năm Góc hiện đang can dự " - chuyên gia quân sự Maclear cho biết.
Theo ông Maclear, nỗi sợ Nga-Trung đã dẫn đến thực trạng là đề xuất gần đây đối với ngân sách quốc phòng đang tiếp nối "xu hướng mạo hiểm" là đầu tư thiếu cân đối vào các hệ thống công nghệ cao và đắt tiền, ví dụ như tàu ngầm hạt nhân mới, tàu sân bay Gerald R.Ford hay máy bay ném bom tầm xa B-21.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nguyen-nhan-nao-khien-my-that-bai-trong-chien-tranh-duong-dai_918762.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Chuyên gia Mỹ cho rằng, do quá sợ Nga-Trung nên Mỹ đã đầu tư chệch hướng​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tất cả các hệ thống này được thiết kế đặc biệt để chống trả tiềm năng quân sự của Nga và Trung Quốc nhưng nó cũng không đạt hiệu quả cao, trong khi đó, để làm điều đó, Mỹ phải cắt giảm chi phí mua các tàu mặt nước đã dự kiến, giảm số lượng bộ binh Mỹ, rút nhiều đơn vị Mỹ về nước.
Theo ông Maclear, chính sách này khiến Mỹ bất lực nhiều cuộc xung đột kéo dài với các đối thủ “làng nhàng”. Nếu Washington đầu tư vào công nghệ cao, chứ không đầu tư cho các lực lượng vũ trang linh hoạt ở tuyến đầu, lợi thế sẽ thuộc về các đối thủ của Mỹ trong cuộc xung đột hiện tại.
Hôm 19-01 vừa qua, Trung tâm Các nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) đã công bố một báo cáo với kết luận rằng, sự thay đổi không ngừng của cán cân quyền lực ở châu Á, đặc biệt là trong tương quan với Trung Quốc đang không có lợi cho Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu và NATO đang bộc lộ rõ sự kém hiệu quả và thiếu năng lực trong các vấn đề an ninh. Bất kỳ khủng hoảng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nền an ninh của châu Âu, sớm muộn đều cần tới sự can thiệp của Quân đội và các cơ quan đặc nhiệm Mỹ.
Do đó, nếu hoạch định đầu tư phát triển vũ khí trang bị không cân đối và lệch trọng tâm thì trong thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm ưu thế trong giải quyết các sự vụ quốc tế, trước các đối thủ nặng ký trên toàn cầu như Nga, Trung Quốc.
Đặc nhiệm không đủ súng, tàu chiến kém hiệu quả
Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua đã có khá nhiều lời phàn nàn về việc đầu tư kém hiệu quả hoặc hoạch định thiếu hợp lý của Bộ quốc phòng Mỹ, ví dụ như việc đóng tàu chiến không hiệu quả hoặc đặc nhiệm thiếu súng nhưng không phải do thiếu tiền.
Vừa qua, lực lượng đặc nhiệm “Hải cẩu” (SEAL) của Mỹ tuyên bố họ không đủ súng trường tấn công để sử dụng.
Việc biệt đội đặc nhiệm chuyên trách thực hiện những sứ mệnh tuyệt mật của chính phủ và các hoạt động chống khủng bố tuyên bố về việc thiếu súng trường chiến đấu vì những lí do rất buồn cười đã khiến nhiều người thấy lạ và khiến các nghị sĩ Mỹ không hài lòng.
Hãng thông tấn Mỹ AP (Associated Press) cho biết, do không đủ súng, các quân nhân buộc phải sử dụng chúng theo thứ tự. Vấn đề không phải ở việc thiếu kinh phí mà ở chỗ ngay từ ban đầu, ngân sách dành cho hoạt động đặc biệt vốn chỉ quy định một số lượng vũ khí không nhiều.
Lính đặc nhiệm Mỹ đã gửi khiếu nại của mình đến ông Duncan Hunter, một dân biểu từ đảng Cộng hòa, cũng là cựu thành viên của lực lượng đặc nhiệm "Hải cẩu", đã từng ba lần từng tham gia các hoạt động ở Iraq và Afghanistan để đề xuất ý kiến thay đổi cơ chế cung cấp vũ khí cho họ.
Mới đầu tháng 2 vừa qua, một báo cáo của Lầu Năm Góc cho thấy, các chiến hạm thế hệ mới của Mỹ không đối phó nổi với nguy cơ thường thường bậc trung. Đánh giá này là giành cho các tàu tác chiến ven bờ (LCS- Littoral Combat Ship) thế hệ mới của hải quân Mỹ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
title-2_9188687.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ít ai ngờ được rằng, đặc nhiệm “Hải cẩu” (SEAL) của Mỹ lại không đủ súng để dùng​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bloomberg dẫn nguồn từ báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, các tàu tuần duyên mới của Hải quân Hoa Kỳ lớp LCS tỏ ra yếu kém trong các cuộc thử nghiệm chống nhóm tàu tấn công cỡ nhỏ, không đủ khả năng đẩy lui mối đe dọa khá khiêm tốn nằm xa tầm hỏa lực.
Việc các chiến hạm có lượng giãn nước không nhỏ (trên dưới 4000 tấn) này được trang bị vũ khí quá kém đã đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về khả năng đối phó với những mối đe dọa lớn hơn - Giám đốc Cục hoạt động thử nghiệm của Lầu Năm Góc là Michael Gilmore viết trong báo cáo.
Vị quan chức quân sự này cũng lưu ý rằng trong quá trình thử nghiệm cả hai phiên bản tàu tuần duyên loại này đã bộc lộ hàng loạt trục trặc, từ vấn đề với máy phát điện và hệ thống điều hòa không khí cho đến ngắt mạch trong hệ thống an ninh mạng, làm giảm đáng kể hiệu suất hoạt động của tàu lớp LCS.
Trước đó, các quan chức Mỹ cũng đã nhiều lần phàn nàn về việc Mỹ đóng những chiến hạm quá lớn vừa lãng phí vừa không hiệu quả như các khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt (DDG-1000) hay tàu sân bay khổng lồ lớp Gerald R. Ford.
Trong khi đó, các dự án chiến hạm cỡ nhỏ (nhỏ đối với Mỹ) là các tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom và Independence thì lại quá yếu ớt, chỉ đủ khả năng chống cướp biển, chứ không đủ khả năng đối phó với các tàu hộ vệ cỡ nhỏ hay các tàu tên lửa của các đối thủ như Nga, Trung Quốc.
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Nga mua cá heo sát thủ sau động thái của Mỹ[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Theo Sputnik, Nga đang tìm mua thêm 5 con cá heo để huấn luyện theo chương trình và giáo cụ huấn luyện mới để phục vụ trong lực lượng hải quân.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Nga dùng giáo án mới
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Để thực hiện cho chương trình này, Nga quyết định chi tới 1,75 triệu rúp (24.000 USD). Đặc biệt, ngoài cá heo, Nga còn có kế hoạch mua các động vật biển có vú khác.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo kế hoạch mua sắm được tiết lộ, Hải quân Nga sẽ mua 3 đực và 2 cái, số cá heo này sẽ được đưa đến thành phố Sevastopol ở Crimea trước ngày 1/8/2016.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tất cả những động vật đủ tiêu chuẩn phải nằm trong độ tuổi từ 3 đến 5 năm, có răng hoàn thiện và đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Quyết định mua sắm động vật biển có vú lần này của Nga là nằm trong chương trình và giáo cụ huấn luyện mới nhằm nâng cao khả năng hoạt động và sự tinh nhạy cho những chiến binh cá khi chúng hoạt động ở dưới nước.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết, sau khi Liên Xô tan rã, chương trình huấn luyện cá heo chiến đấu của Hải quân Liên Xô được bàn giao lại cho Hải quân Ukraine giống như nhiều chương trình vũ khí khác.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ban đầu, Ukraine coi đó là chương trình có nhiều ứng dụng tốt cho cả lĩnh vực quân sự và dân sự, ví dụ như việc cho trẻ em tàn tật tiếp xúc với những chú cá heo đã qua huấn luyện.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Năm 2011 cơ sở huấn luyện cá heo của Hải quân Ukraine đã trải qua 1 quá trình cải tổ và đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là sau khi bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga tháng 3/2014.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hiện Sevastopol cùng với trung tâm tại San Diego, Mỹ là 1 trong 2 trung tâm huấn luyện “cá heo sát thủ” trên thế giới.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
nga-mua-them-ca-heo-sau-dong-thai-cua-my_101548557.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Cá heo được huấn luyện làm nhiệm vụ công binh hải quân.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Nga mua cá heo vì Mỹ?
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trước khi Nga công bó kế hoạch mua thêm cá heo phục vụ cho hải quân, Hải quân Mỹ đã đưa "đội quân" cá heo và sư tử biển của mình đến Biển Đen diễn tập cùng hải quân NATO.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Báo Nga Izvestia dẫn lời phát ngôn viên Chương trình Động vật biển của Hải Quân Mỹ Tom LaPuzza cho biết đây là một phần trong kế hoạch tập trận tại Biển Đen của NATO. Người phát ngôn cũng cho biết đây là lần đầu tiên cá heo và sư tử biển tham gia diễn tập quân sự.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ông LaPuzza cũng cho biết thêm trong đợt tập trận có sự tham gia của 20 con cá heo và 10 con sư tử biển này được diễn ra trong thời gian 2 tuần.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
LaPuzza nói rằng trong thời gian ở Biển Đen, cá heo Mỹ sẽ kiểm tra bài học chống radar, đánh lạc hướng hệ thống thông tin liên lạc dưới mặt nước kẻ thù trong khi sư tử biển sẽ làm công việc của thợ lặn hải quân và tìm kiếm thủy lôi.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết, trong những năm gần đây, quân đội Mỹ đã triển khai những chiến binh đặc biệt thuộc loài động vật có vú thông minh này tại vùng biển Monte Negro để giúp đỡ lực lượng hải quân của nước này trong các chiến dịch dọn mìn và thủy lôi.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ý tưởng nuôi, huấn luyện và sử dụng cá heo trong quân đội các nước đã được hình thành ngay từ đầu những năm 1960 khi hải quân Mỹ phát hiện ra ứng dụng tuyệt vời của hệ thống định vị mà mỗi con cái heo khi sinh ra đều có.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Người Mỹ khi đó muốn biết và kiểm chứng khả năng định vị thiên bẩm tuyệt vời này của cá heo và muốn vận dụng nó vào hoạt động chiến tranh trong tương lai và họ đã thành công.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Khi tiến hành các thí nghiệm với loài cá heo, người Mỹ cũng đã sử dụng cả sư tử biển, hải cẩu và cá voi sát thủ (Beluga) để tìm hiểu khả năng định vị và trí thông minh của những loài động vật đặc biệt này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Cá heo có thể dễ dàng được trang bị các camera chống thấm, mang vũ khí, thiết bị kỹ thuật, truy tìm – định vị các vật thể dưới nước và đặc biệt là trung thành và tuân lệnh huấn luyện viên. Loài này có thể hoạt động bất kỳ khi nào con người cần đến chúng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Khi tiến hành các thí nghiệm với loài cá heo, người Mỹ cũng đã sử dụng cả sư tử biển, hải cẩu và cá voi sát thủ (Beluga) để tìm hiểu khả năng định vị và trí thông minh của những loài động vật thủy sinh đặc biệt này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Cá heo được huấn luyện nhiều nhất trong lĩnh vực công binh hải quân – lĩnh vực này liên quan đến hoạt động dò mìn, thủy lôi của quân địch thả dưới biển. Không chỉ có vậy, cá heo có thể được huấn luyện để trở thành các sát thủ chuyên săn tìm và tiêu diệt người nhái địch.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tiến sỹ Justin Gregg– chuyên gia nghiên cứu của Dự án mang tên “Dolphin Communication Project” cho biết, cá heo hoàn toàn có thể được huấn luyện để trở thành các sát thủ dưới nước. Chúng có thể thực hiện mệnh lệnh giết người khi được trang bị vũ khí và các thiết bị chuyên dụng của đặc công hải quân.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Vũ khí siêu mạnh trên hạm đội tàu lớp Kirov[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Theo Daily Mail, Hải quân Nga có kế hoạch hồi sinh toàn bộ hạm đội tuần dương hạm lớn nhất thế giới lớp Kirov bằng dàn vũ khí siêu mạnh.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Tính đến thời điểm hiện tại, Hải quân Nga chỉ duy trì sử dụng một tàu duy nhất là Pyotr Velikiy trong tổng số 4 chiếc được chế tạo. Nhưng, Nga đang cho thấy sự thay đổi khi khi đã đưa vào đại tu 2 trong số 4 chiếc tàu lớp Kirov này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết, chiếc đầu tiên được trang bị các loại vũ khí, cảm biến và động cơ mới sẽ là Đô đốc Nakhimov. Sau khi hoàn thành nâng cấp vào năm 2019, chiếc tàu này sẽ được đưa vào hạm đội biển Bắc và đó cũng là thời điểm tàu Pyotr Velikiy bắt đầu đi vào quá trình hiện đại hoá tương tự.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi đó, chiếc tàu Đô đốc Lazarev, đang đặt tại cảng Fokino sẽ là chiếc thứ 3 được hồi sinh, tuy nhiên, lãnh đạo quân đội Nga chưa chính thức thông qua việc này và nó chắc chắn sẽ diễn ra sau năm 2020.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
vu-khi-sieu-manh-tren-ham-doi-tau-lop-kirov_1265098.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Đô đốc Nakhimov thuộc lớp Kirov.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Vậy Nga sẽ trang bị vũ khí nào cho lớp chiến hạm lớn nhất thế giới này? TASS dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga hồi đầu năm 2016 cho biết, sau khi hoàn thành nâng cấp toàn bộ 4 chiếc tuần dương hạm lớp Kirov sẽ được trang bị tổng cộng 300 quả tên lửa, trong đó có tên lửa siêu vượt âm Zircon.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Những chiếc tàu này sẽ được trang bị 10 ống phóng tên lửa 3S-14, có thể dùng cho các tên lửa Onyx, Kalibr và Zircon. Nguồn tin không nói rõ chiến hạm sẽ được cung cấp phiên bản nào - cho bốn hay tám tên lửa.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hiện có rất ít thông tin về tính năng của tên lửa Zircon, nhưng tên lửa này sẽ có tầm bắn khoảng 450 km và nhiều khả năng có tốc độ cao hơn 5M. Với tốc độ kinh hoàng đó, Zircon sẽ cực kỳ khó đánh chặn bằng công nghệ phòng thủ tên lửa hiện nay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Trong khi Zircon sẽ mang lại cho tuần dương hạm lớp Kirov hỏa lực chống tàu nổi được tăng cường mạnh mẽ, các tàu này cũng sẽ được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kalibr. Các tên lửa mà Nga mới đây đã sử dụng chống lực lượng khủng bố ở Syria sẽ cho phép các chiến hạm khổng lồ có được khả năng tấn công mặt đất và chống hạm tầm xa cực mạnh.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Cả 4 tàu này cũng sẽ được nâng cấp về sức mạnh phòng không được bổ sung biến thể trên hạm của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 và hệ thống tên lửa tầm trung Poliment-Redut. Thông tin trước đó cho rằng, các tàu này có thể được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-500 – loại tên lửa Nga đang hoàn thiện.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Thêm khinh hạm lắp tên lửa Kaliber-NK trực chiến[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Theo TASS, ngày 10/3, chiến hạm Admiral Grigorovich (745) trang bị tên lửa hành trình Kaliber-NK đã chính thức gia nhập biên chế Hải quân Nga.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Theo ông Gennady Dmitriev, chủ tịch ủy ban quốc gia chịu trách nhiệm việc nghiệm thu khinh hạm Admiral Grigorovich, chiếc tàu đã đạt đủ các tiêu chuẩn trong kì kiểm tra cuối cùng hồi cuối năm 2015.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Sau chiếc Admiral Grigorovich, Hải quân Nga được tiếp nhận chiến hạm thuộc Project 11356 thứ 2 mang tên Admiral Essen.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo kế hoạch ban đầu, Nga sẽ đóng 6 khinh hạm Project 11356. Và tất cả 6 khinh hạm này đều được lắp động cơ chế tạo tại nhà máy của Tập đoàn nhà nước Zorya-Mashproekt (Ukraine).
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
lo-so-luongkhinh-ham-project-11356-nga-se-nhan_111430414.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Khinh hạm Admiral Grigorovich (745).{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Nhưng, do Kiev đóng băng hợp tác quốc phòng với Nga nên nhà máy Yantar chỉ nhận được 3/6 động cơ đặt mua. Vì lý do này, Nga đã phải rao bán 2 chiếc tàu còn đang đóng dang dở cho Ấn Độ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
"Chúng tôi đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng với hai khinh hạm Project 11356 thứ tư và thứ năm (trước đó được đặt tên là Đô đốc Butakov và Đô đốc Istomin)", ông Vladimir Tryapichnikov, người đứng đầu Cục đóng tàu của Hải quân Nga cho biết.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tuyên bố của ông Tryapichnikov cũng đồng nghĩa với việc Hải quân Nga chỉ được tiếp nhận tổng cộng 4 chiếc khinh hạm thuộc Project 11356.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo các nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua thêm một số khinh hạm thuộc Project 11356 để mở rộng khả năng tác chiến, các tàu khu trục này đã nhận được những lời khen ngợi là một tàu chiến thành công với những khả năng quân sự tốt.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Khinh hạm Project 11356 dành cho Hải quân Nga có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.850 tấn; chiều dài 124,8 m; rộng 15,2 m; mớn nước 4,2 m.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thủy thủ đoàn gồm khoảng 220 người, tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 hải lý (7.200 km) và mang theo được 1 trực thăng săn ngầm Ka-28 hoặc 1 trực thăng cảnh báo sớm Ka-31.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Project 11356 được trang bị hệ thống vũ khí vô cùng hiện đại. Vũ khí đối hạm của tàu là 8 tên lửa 3M55 Onyx hoặc 3M54 Klub-N và 8 tên lửa-ngư lôi chống ngầm 91RE1 (thuộc họ Kaliber-NK).
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Về vũ khí đối không, tàu được trang bị 1 tổ hợp tên lửa đối không tầm trung Shtil-1 với 36 quả tên lửa 9M317ME (phiên bản nâng cấp của đạn tên lửa dùng trong tổ hợp phòng không Buk) đặt trong các ống phóng thẳng đứng; 1 tổ hợp tên lửa phòng không Igla với 8 đạn tên lửa; 2 tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Kortik hoặc Palash.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, chiến hạm còn được trang bị 1 pháo hạm 100 mm A-190; 1 tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000 (RPK-8) với 48 đạn 90R hoặc RGB-60; 2 tổ hợp ngư lôi DTA-53-956 với 2 ống phóng/tổ hợp sử dụng ngư lôi SET-65 hoặc 53-65K.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Nga dội 16 tên lửa Bulava hủy diệt một mục tiêu[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Lực lượng vũ trang) - Theo Izvestia, Hải quân Nga sẽ thực hiện phóng 16 tên lửa RSM-56 Bulava vào một mục tiêu đã định trước trong cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Cuộc tập trận lịch sử
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Để thực hiện cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga đã huy động 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei nặng 24.000 tấn mang tên Yury Dolgoruky và Vladimir Monomakh.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo kế hoạch, một trong hai tàu này sẽ thực hiện phóng toàn bộ 16 tên lửa RSM-56 Bulava vào một mục tiêu đã định trước. Tuy nhiên chưa rõ tàu ngầm nào sẽ phóng các tên lửa chiến lược này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Được biết, Viện công nghệ nhiệt Moscow dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Yury Solomonov bắt đầu phát triển tên lửa Bulava từ cuối năm 1990 để hay thế cho các tên lửa đạn đạo tàu ngầm nhiên liệu rắn R-39.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Bulava là loại tên lửa liên lục địa hoạt động bằng nhiên liệu rắn, được thiết kế để trang bị cho tàu ngầm tên lửa lớp Borei. Hiện nay, Bulava cùng với 2 loại tên lửa liên lục địa đất liền RS-12M và RS-24 đang là xương sống cho lực lượng tên lửa chiến lược của Nga.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
nga-huy-diet-muc-tieu-bang-16-qua-ten-lua-bulava_111037694.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Tên lửa Bulava được thiết kế để bay trong 3 giai đoạn, 2 giai đoạn đầu dùng các khối nhiên liệu rắn trong khi giai đoạn cuối dùng nhiên liệu lỏng để tăng cường khả năng cơ động trong quá trình tách các đầu đạn hạt nhân phóng đến mục tiêu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Bulava có thể được bắn từ vị trí nghiêng và trong lúc tàu ngầm đang chuyển động. Do quỹ đạo bay không quá cao nên Bulava còn được gọi là tên lửa đạn đạo lưỡng tính.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tên lửa Bulava được thiết kế có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân có khả năng tái nhập khí quyển tấn công đa mục tiêu – MIRV, tuy nhiên sức chứa tối đa của nó lên tới 10 đầu đạn loại này với khả năng tấn công các mục tiêu độc lập.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tầm bắn tối đa của Bulava đạt 9.000km. Và theo các nhà thiết kế của Viên công nghệ nhiệt Moscow cũng đưa ra một phiên bản đặc biệt của Bulava chỉ mang 1 đầu đạn duy nhất nhưng sức công phá lên đến 500 kiloton, dùng để tấn công những mục tiêu trọng điểm, cần phá hủy triệt để.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Hiện nay, cả Nga và Mỹ đều đã không còn mặn mà với việc phát triển các đầu đạn đa mục tiêu MIRV, do đó có thể phiên bản đầu đạn đơn 500 kiloton của Bulava sẽ được ủng hộ trong tương lai. Cả 2 loại đầu đạn này đều có khả năng cơ động trong khi bay và tái định vị với các mục tiêu di động.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Nga khiến Mỹ lo ngại
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Tờ Financial Times cho rằng, kế hoạch tập trận lớn nhất thời kỳ hậu Xô viết của Nga đang khiến phương Tây lo ngại. Theo quan điểm Hải quân Hoa Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phát triển lực lượng Hải quân để cho thấy rằng Nga là một "cầu thủ lớn" trên vũ đài quốc tế.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo Tư lệnh không quân Mỹ Deborah Lee James, quân đội Nga hiện đang rất mạnh bởi cùng với Hải quân, lực lượng không quân tầm xa của Nga hiện đang giữ vai trò rất quan trọng trong bộ 3 răn đe hạt nhân nhưng khả năng tấn công bằng tên lửa thông thường của chúng cũng gây nên những nguy hiểm khôn lường cả trên đất liền lẫn trên biển.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Việc các máy bay ném bom Nga có khả năng di chuyển xa hàng chục nghìn km, phóng các tên lửa hành trình như Kh-555 (tầm phóng 3000km) hoặc loại tối tân hơn như Kh-101 (có tầm phóng gần 10.000km - theo số liệu của Nga), mới chỉ thể hiện một phần sức mạnh của chúng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các máy bay ném bom này đều có khả năng trang bị tác tên lửa chống hạm thế hệ mới tầm phóng rất xa, đầu đạn rất nặng, tốc độ rất nhanh, có thể đánh chìm tàu sân bay, tàu khu trục của Mỹ từ bất cứ địa điểm nào, trong khi sự hiểu biết của Mỹ về các loại tên lửa này của Nga là “rất mù mờ”.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các chuyên gia nhận định, sự kết hợp của lực lượng Không-Hải quân Nga có thể hủy diệt một biên đội tàu sân bay của Mỹ trong thời gian rất ngắn, trước khi các tàu hộ tống biên đội kịp đưa ra phản ứng. Đây là một sự uy hiếp thực tế mà Hải quân Mỹ không thể xem nhẹ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Do đó, Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ tuyên bố trên tờ The Wall Street Journal rằng, NATO phải thay đổi chiến lược biển, để đối phó với sự đe dọa đang ngày càng gia tăng của lực lượng Hải quân Nga, trong bối cảnh Moscow đã thay đổi học thuyết biển.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Sau nhiều năm bỏ lơ phòng không tầm thấp, Mỹ đang gấp rút phát triển hệ thống tương tự sát thủ phòng không điểm Pantsir-S1 của Nga.

Tướng John Rossi, tư lệnh Trung tâm hỏa lực quân đội Mỹ tại căn cứ Fort Sill, bang Oklahoma thừa nhận “Trong hơn 2 thập kỷ qua, quân đội Mỹ đã bỏ qua mối đe dọa từ phòng không tầm thấp mà chỉ tập trung phát triển các tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa”.
Hiện tại, quân đội Mỹ vẫn có một số hệ thống phòng không tầm thấp như AN/TWQ-1 Avenger để bảo vệ các cơ sở quân sự trước mối đe dọa từ tên lửa hành trình, máy bay không người lái, trực thăng và các mục tiêu bay thấp khác.
Tuy nhiên, năng lực tác chiến của Avenger tương đối yếu, hệ thống này đã có thời gian sử dụng khá dài nên không còn đáp ứng được với các mối đe dọa ở hiện tại cũng như tương lai.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh của các loại tên lửa hành trình, UAV và các mục tiêu bay thấp khác buộc Mỹ phải xem xét lại năng lực phòng không tầm thấp.
Trang mạng tiếng Nga Military-informant ngày 10/3 cho biết, quân đội Mỹ đang tiến hành phát triển hệ thống phòng không tầm thấp mới mang tên IFPC Inc. 2-I.
Hệ thống này tương tự hệ thống phòng không tích hợp Pantsir-S1 của Nga về phương thức hoạt động, điểm khác là nó không có pháo.
Moscow có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các hệ thống phòng không tầm thấp và đạt được nhiều tiến bộ hơn so với Mỹ.
he-thong-phong-khong-pansirs1-cua-my-co-gi-dac-biet.jpg

Thành phần của hệ thống phòng không tầm thấp IFPC.
IFPC là một hệ thống phòng không tầm thấp di động, vũ khí chính là tên lửa không đối không AIM-9X block II. Đây là loại tên lửa dẫn đường hồng ngoại với cảm biến tinh vi nhất hiện nay.
Cấu hình hệ thống bao gồm: Xe mang phóng chứa 15 ống phóng kiêm container bảo quản, xe radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/MPQ-64 Sentinel, xe chỉ huy và kiểm soát bắn.
Trong đó, AN/MPQ-64 là một radar 3D băng tần X, nó có khả năng bao quát mục tiêu 360 độ, phạm vi phát hiện mục tiêu khoảng 75 km.
he-thong-phong-khong-pansirs1-cua-my-co-gi-dac-biet.jpg

Xe mang phóng chứa 15 đạn tên lửa AIM-9X của hệ thống IFPC.​
Tên lửa AIM-9X sử dụng trên máy bay có tầm bắn tối đa khoảng 35 km, tuy nhiên, tầm bắn và độ cao khi sử dụng cho nhiệm vụ phòng không chưa được tiết lộ.
Trong tháng 1/2015, tập đoàn Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng trị giá 46,5 triệu USD để phát triển hệ thống phòng không IFPC, dự kiến, hệ thống đầu tiên sẽ được bàn giao cho quân đội Mỹ vào năm 2019.
So với Pantsir S1 của Nga, IFPC được thiết kế dạng rời với xe mang phóng, radar và điều khiển riêng chứ không tích hợp vào cùng một xe như của Pantsir. Xét về khả năng cơ động và tác chiến độc lập, hệ thống của Nga vượt trội so với của Mỹ.
Hệ thống của Mỹ mang nhiều tên lửa hơn nhưng không có 2 pháo bắn nhanh 30 mm. Sự kết hợp giữa pháo và tên lửa trên Pantsir cho phép nâng cao hiệu suất tác chiến, đặc biệt là với các mục tiêu bay nhanh như tên lửa hành trình.
 
23/8/12
1.162
3
38
“Phượng hoàng Iran” hay chiến lợi phẩm từ nước Mỹ

Bình Nguyễn | 12/03/2016 21:00
0

2-thumb-660-c0f07a21-8d15-4600-ac7e-88569c672ff3-1457744872423-1-0-246-480-crop-1457744994417.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Phượng hoàng sẽ là cái tên của máy bay không người lái mới của Iran được sản xuất dựa trên chiếc RQ-170 Sentinel là thông tin được Tư lệnh Không quân thuộc Vệ Binh Cách mạng Hồi giáo Chuẩn tướng Ali Hajizadeh tiết lộ.

Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước Chuẩn tướng Ali Hajizadeh cho biết việc sản xuất loại máy bay không người lái dựa trên mẫu RQ-170 của Mỹ vốn bị Iran "bắt sống" vào năm 2011 thông qua kỹ thuật đảo ngược.
phuong-hoang-iran-hay-chien-loi-pham-tu-nuoc-my.jpg

Phượng hoàng hay RQ-170 made in Iran​
Trước đó trong một buổi lễ được tổ chức hôm 11-5-2014, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã chính thức giới thiệu một máy bay không người lái tàng hình, được chế tạo dựa trên việc đảo ngược kỹ thuật từ chiếc UAV RQ-170 Sentinel thu được của Mỹ hồi tháng 12/2011, sau khi chiếc máy bay này gặp tai nạn và phải hạ cánh xuống vùng Đông Bắc Iran.
phuong-hoang-iran-hay-chien-loi-pham-tu-nuoc-my.jpg

Phượng hoàng trong lễ ra mắt.​
Có tin rằng RQ-170 Sentinel sở dĩ sa lưới bởi bởi Iran đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza do Nga chế tạo để can thiệp và chiếm quyền kiểm soát khí tài bay siêu hiện đại này của Mỹ
Việc bắt giữ được RQ-170 Sentinel là một thành tựu lớn với Iran. Vào tháng 10-2013, ông Hajizadeh từng nói rằng với chiếc RQ-170 thu được trình độ chế tạo động cơ cho máy bay không người lái của Iran sẽ tiến bộ khoảng 35 năm.
3-thumb-660-cc9433d9-0881-4dc2-8761-c7c38d86c72a-1457744870779.gif

phuong-hoang-iran-hay-chien-loi-pham-tu-nuoc-my.jpg

Chiếc RQ-170 của Mỹ bị bắt sống năm 2011.​
Động cơ trên chiếc RQ-170 của Mỹ là loại thế hệ 5 trong khi đó động cơ cao cấp nhất của Iran thời điểm đó chỉ ở thế hệ 3, ông Hajizadeh
RQ-170 Sentinel hay còn gọi là Quái thú Kandahar là một máy bay không người lái có thiết kế kế khí động học tàng hình và là một trong các UAV bí mật nhất của Mỹ. Nếu được xác thực đây có thể là một cú sốc với Chính phủ và quân đội Mỹ.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lầu Năm Góc “sốc” với tốc độ hiện đại hóa Không quân Nga

Cập nhật lúc: 16:00 13/03/2016
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN


Tàu săn ngầm không người lái của Mỹ thành hiện thực
Lầu Năm Góc quyết bỏ động cơ Nga trên tên lửa Mỹ

(Kiến Thức) - Với ngân sách mỗi năm lên tới hàng trăm tỷ USD nhưng Không quân Mỹ vẫn đang cảm thấy hụt hơi trước sức ép từ Không quân Nga.
Theo hãng tin thông tấn Sputnik, tốc độ hiện đại hóa của Không quân Nga hiện tại đang gây sức ép rất lớn đối với Lầu Năm Góc. Chính vì vậy các tướng lĩnh của Washington đang tìm cách khôi phục lại chương trình phát triển máy bay tiêm kích chiến thuật tiên tiến (ATF) của Không quân Mỹ nhằm tạo ra thêm nhiều hơn nữa những dòng tiêm kích hiện đại như F-22 Raptor.​
Trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Phó tư lệnh Không quân Mỹ - Trung tướng James Holmes đã đề xuất một kế hoạch phát triển mới dành cho ATF. Ông này cũng cho rằng Lầu Năm Góc hiện tại vẫn đang quá lạc quan khi chưa đánh giá đúng về các mối đe dọa từ các quốc gia thù địch trong tương lai gần và một kế hoạch mới dành cho ATF là cần thiết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Không quân Mỹ đang muốn tái khởi động lại chương trình ATF vì lo ngại mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cũng theo trung tướng James Holmes phát biểu trong phiên điều trần, Không quân Mỹ đang nhìn thấy sự phát triển vượt quá nhiều so với dự đoán từ Nga và Trung Quốc trong chương trình phát triển các dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới.​
Được biết hiện tại Không quân Mỹ chỉ sở hữu khoảng 187 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1996 đến 2011. Và từ đó cho đến nay Lầu Năm Góc chưa hề đặt mua lại bất cứ chiếc F-22 nào nhưng cơ quan này hiện nay chỉ đang xem xét tới khả năng nâng cấp những chiếc F-22 hiện có.​
Trái ngược hoàn toàn so với Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh cho tới nay, Không quân Nga đã giới thiệu và đưa vào trang bị hàng loạt mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới kể cả các dòng máy bay huấn luyện như Yakovlev Yak-130, tiêm kích bom Su-34, tiêm kích đa năng Su-35S.​
Bên cạnh đó hiện nay Nga cũng đang hoàn tất chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50. Dự kiến, Không quân Nga đưa vào trang bị những chiếc T-50 đầu tiên vào cuối năm nay hoặc chậm nhất là vào đầu năm 2017. Sukhoi T-50 sẽ là dòng máy bay chiến đấu thay thế cho các dòng tiêm kích lỗi thời của Nga hiện tại như MiG-29 hay Su-27.​
Hiện tại Tổng công ty chế tạo máy bay MiG của Nga cũng đang phát triển một dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ 5 nhằm lấp đầy chỗ trống giữa các dòng máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng của Không quân Nga.​
Thất kinh: Sau 11 năm, F-22 mới dùng được tên lửa AIM-9X

Cập nhật lúc: 09:00 14/03/2016
facebook0.png
twitter0.png
plusone.png
zingm.png
resizem.png
resizep.png
print.png

TIN LIÊN QUAN


Tiêm kích F-22 sẽ thường trú lâu dài ở Nhật Bản?
Tàng hình kém nhưng Su T-50 thừa sức đánh bại F-22

(Kiến Thức) - Khó ai ngờ rằng, mãi sau 11 năm đi vào hoạt động tiêm kích tàng hình F-22 mới sử dụng được phiên bản hiện đại nhất của tên lửa AIM-9.
Ngày 1/3, phi đội tiêm kích FS 90, thuộc phi đoàn số 3 đóng quân tại Alaska đã trở thành đơn vị tiêm kích tàng hình F-22 Raptor đầu tiên của Không quân Mỹ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X. Trung tá David Skalicky, chỉ huy phi đội FS 90 cho biết, việc cập nhật tên lửa AIM-9X cho phép nâng cao hiệu suất tác chiến của F-22.​
Ông nói: “F-22 là một thế hệ máy bay xa hơn các máy bay chiến đấu trước đó, trong khi đó, AIM-9X là một thế hệ xa hơn nữa so với các phiên bản trước của AIM-9. Chúng tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn để đến với phiên bản AIM-9X”.​
Tại sao việc tích hợp tên lửa AIM-9X lại trở nên quan trọng với F-22, trong khi đó tên lửa này đã được sử dụng rộng rãi trên các máy bay chiến đấu khác gần 13 năm? Vì sao Raptor-chiến đấu cơ thế hệ mới lại khó khăn trong việc cập nhật vũ khí mới, trong khi các máy bay thế hệ 4 làm điều này rất dễ dàng?​
Raptor cỗ máy tối tân thụt lùi

Từ khi được đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2005, Không quân Mỹ luôn vỗ ngực tự hào F-22 Raptor là tiêm kích tàng hình tối tân nhất thế giới và không có đối thủ xứng tầm. Tuy nhiên, việc quảng cáo F-22 mạnh nhất thế giới có lẽ chỉ đúng phần nào ở khía cạnh tàng hình, radar.​
Trong khi đó, xét về hỏa lực, Raptor còn kém xa các chiến đấu cơ thế hệ 4. Mặc dù là một chiến đấu cơ hiện đại, nhưng F-22 được chế tạo dựa trên công nghệ của thập niên 80-90. Một chi tiết rất quan trọng là mã nguồn phần mềm của Raptor không phải dạng mã nguồn mở nên rất khó nâng cấp.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}AIM-9M là tên lửa không đối không tầm ngắn chủ lực của Raptor trong 11 năm qua. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Kết quả là F-22 không thể sử dụng các loại vũ khí tiên tiến. Khi được đưa vào biên chế, F-22 chỉ có thể sử dụng phiên bản cũ của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C và tên lửa tầm ngắn AIM-9M được sản xuất từ những năm 1980.​
Trong khi đó, hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ đều có thể sử dụng phiên bản tiên tiến nhất của tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X vào năm 2003 và phiên bản AIM-120D tầm bắn gấp đôi AIM-120C vào năm 2008.​
Bên cạnh đó, F-22 không được trang bị hệ thống nhắm mục tiêu tích hợp trên mũ bay và liên kết dữ liệu link-16 tiêu chuẩn của các máy bay chiến đấu khác. Ngay khi đưa vào sử dụng, nhược điểm của F-22 nhanh chóng bộc lộ và Không quân Mỹ phải gấp rút tiến hành nâng cấp.​
Tuy nhiên, việc cập nhật vũ khí cho F-22 thực sự không dễ dàng. Increment 2 là gói nâng cấp đầu tiên tiến hành vào năm 2005 cho phép Raptor sử dụng bom thông minh JDAM. Gói nâng cấp tiếp theo Increment 3.1 được thực hiện vào năm 2009, gói nâng cấp này cải thiện radar với chế độ mở khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ mặt đất, tích hợp thêm bom hàng không đường kính nhỏ SDB.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} F-22 thả bom hàng không đường kính nhỏ SBD. Quá trình nâng cấp vũ khí cho Raptor diễn ra một cách chậm chạp và nhỏ giọt.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Gói nâng cấp tiếp theo là Increment 3.2, gói này lại chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 được gọi là Increment 3.2a tập trung vào nâng cấp chiến tranh điện tử, truyền thông và nhận dạng; giai đoạn 2 được gọi Increment 3.2b nâng cấp mã nguồn phần mềm để sử dụng tên lửa AIM-9X.​
Gói nâng cấp Increment 3.3 bao gồm mở rộng hệ thống điện tử, trang bị liên kết dữ liệu link 16, tích hợp tên lửa AIM-120D. Dự kiến gói nâng cấp này sẽ hoàn thành vào năm 2018. Như vậy, sau 3 gói nâng cấp F-22 mới có thể sử dụng tên lửa AIM-9X.​
Mặc dù đã có thể sử dụng tên lửa AIM-9X nhưng F-22 vẫn phải sử dụng block I, trong khi các máy bay khác đang thử nghiệm block II với tính năng “lock on” (khóa mục tiêu sau khi bắn). Ngoài ra, Raptor không có hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay (HMD) nên không thể phát huy tối đa lợi thế về góc nhìn của cảm biến trên tên lửa. Với HMD, phi công có thể tấn công mục tiêu bằng cách nhìn vào nó.​
Chương trình phát triển hệ thống mũ bay tích hợp HMCS Scorpion cho tiêm kích F-22 đã bị hủy bỏ vào năm 2013. F-22 chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ luôn phải chơi trò “đuổi bắt” trong việc tích hợp vũ khí hiện đại so với chiến đấu cơ khác.​
Raptor luôn là “kẻ đi sau” trong việc cập nhật vũ khí, trong khi các mối đe dọa trên chiến trường luôn thay đổi một cách chóng mặt.​
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Thợ săn đêm Mi-28NM lắp mắt thần, đánh chặn được tên lửa[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Bình luận quân sự) - Nga không ngừng hoàn thiện máy bay trực thăng tấn công Mi-28 "Thợ săn đêm". Phiên bản Mi-28NM được trang bị “mắt thần” mới sẽ ngày càng thêm mạnh mẽ.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Mi-28NM được trang bị các thiết bị quan sát, dẫn bắn siêu hiện đại
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các chyên gia kỹ thuật Nga không ngừng hoàn thiện tính năng để tăng thêm sức mạnh cho “thợ săn đêm” Mi-28N. Hiện nay, phiên bản mới nhất là Mi-28NM sẽ được trang bị hệ thống định vị mới, tổ hợp trinh sát mới, hệ thống điều khiển mới và nâng cấp thiết bị quang học.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ông Pavel Budagov, Giám đốc Nhà máy khí cụ quốc gia Ryazan - xí nghiệp chế tạo loại radar mới cho Mi-28NM tuyên bố với RIA Novosti rằng, vấn đề quan trọng nhất là trên trực thăng cải tiến sẽ có radar mới với máy tính hoạt động nhanh và hiệu quả gấp 10 lần thiết bị tiền nhiệm.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
"Nhà máy khí cụ quốc gia Ryazan", nằm trong Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử (KRET), chuyên sản xuất các thiết bị điện tử phức tạp, hệ thống radar cho các máy bay quân sự, cha đẻ của các hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay như Khibiny, Richag-AV...
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với những hệ thống thiết bị mới hiện đại, như radar mới, hệ thống định vị mới, tổ hợp trinh sát mới, hệ thống điều khiển mới, "Thợ săn đêm" Mi-28NM đã trở thành một cỗ máy chiến đấu thực sự không có đối thủ trong bất kỳ thời gian nào và trong mọi điều kiện thời tiết.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
tho-san-dem-mi28nm-cua-nga-se-tro-thanh-vo-doi_13047500.JPG
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Trực thăng Mi-28NM là phiên bản hiện đại nhất thế hệ Mi-28
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
So với mô hình radar trang bị trên Mi-28N trước đó, radar mới cho Mi-28NM được hoàn thiện đến mức độ hoàn hảo. Đặc biệt, tầm nhìn bao quát và hoạt động trên nhiều dải tần cho phép xác định chính xác tọa độ mục tiêu, các thông số vật cản và khả năng bám bắt, dẫn bắn số lượng lớn các mục tiêu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vị trí phần thu phát của radar vẫn được giữ nguyên ở phía trên cánh quạt chính của trực thăng. Nhờ cách bố trí này, tổ lái nhận được hình ảnh định vị khu vực trong khi đối phương không nhìn thấy trực thăng đang ẩn trong điều kiện địa hình.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo tiết lộ của ông Pavel Budagov, radar nâng cấp của MI-28NM thuộc thế hệ mới hoàn toàn. Sản phẩm có tính năng vượt trội các thiết bị radar nước ngoài hiện đang lắp trên trục cánh quạt chính, về đặc tính kỹ thuật, xứng đáng với vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Giữ nguyên Richag-AV, tăng khả năng tương tác với UAV của Mi-28NM
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài hệ thống đối kháng điện tử mới kể trên, Nga cũng giữ nguyên hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV trên trực thăng Mi-28NM. Hiện các trực thăng Nga ở Syria đều được bảo vệ bởi hệ thống này.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
tho-san-dem-mi28nm-cua-nga-se-tro-thanh-vo-doi_13047296.JPG
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Trực thăng Mi-28NM có khả năng yểm trợ lục quân rất tốt
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Richag-AV được thiết kế để tránh radar, sonar hoặc các hệ thống phát hiện khác nhằm bảo vệ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, lực lượng bộ binh cũng như tàu chiến khỏi các tên lửa không đối không hoặc hệ thống phòng không trong phạm vi vài trăm km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Richag-AV trang bị trên trực thăng Mi-28NM sử dụng anten mảng pha đa chùm với công nghệ DRFM, được thiết kế để chủ động gây nhiễu và làm mù các hệ thống radar, nhằm bảo vệ vật chủ khỏi các hệ thống vũ khí dẫn đường bằng sóng vô tuyến-điện tử.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Khi tác chiến, Richag-AV có khả năng vô hiệu hoá radar của mọi hệ thống vũ khí phòng không của đối phương. Ngoài công năng như một hệ thống phá sóng radar, Richag-AV có khả năng thu thập cả những dữ liệu tình báo, bao gồm việc tìm ra nguồn bức xạ điện từ bên ngoài.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với cơ sở dữ liệu về nhiều loại thiết bị trinh sát và radar của kẻ địch được cài đặt sẵn, Richag-AV có thể nhanh chóng xác nhận loại mục tiêu và tìm cách vô hiệu hoá thiết bị dò tìm của nó một cách có hiệu quả.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài ra, trực thăng Mi-28NM đã thể hiện khả năng kết nối rất ấn tượng, sau khi được lắp đặt một hệ thống thiết bị điện tử mới, cho phép phi công trực thăng tấn công Mi-28NM có thể tương tác trực tiếp với các phương tiện bay không người lái để nhận thông tin trinh sát mục tiêu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
TASS dẫn lời ông Daniil Brenerman, Tổng giám đốc Cục thiết kế Ramenskoye cho biết, công ty ông và công ty công nghệ vô tuyến điện tử KRET đã cùng phát triển một hệ thống thông tin mới biến trực thăng Mi-28NM thành sát thủ siêu hạng, không có đối thủ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Các nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên đã được chuyển giao cho khách hàng trước khi kết thúc năm 2015. Hệ thống thiết bị điện tử mới này khác hoàn toàn so với các hệ thống trước đó, với trọng lượng nhẹ hơn, nhỏ hơn và phù hợp với không gian bên trong buồng lái của Mi-28NM.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
_1304862.JPG
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}
Trực thăng Mi-28NM được trang bị khả năng đánh chặn tên lửa
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter|350x@]
{tbody}
{tr}
{td=justify}
Mi-28NM có khả năng đánh chặn tên lửa?
Tháng 12-2015, ông V. Mikheev, đại diện của KRET còn cho cho biết, ngoài khả năng điều khiển UAV, trực thăng Mi-28NM còn được tích hợp khả năng đánh chặn cực ấn tượng tên lửa. Để làm được điều này, trực thăng Mi-28NM sẽ được trang bị thiết bị đánh chặn sử dụng tia laser,
Theo ông, thiết bị phát laser thể rắn trên Mi-28NM có thể tiêu diệt tên lửa đối phương bằng chùm tia năng lượng cao. Nguyên mẫu của thiết bị đã được thử nghiệm trên một số mẫu trực thăng loại này và hoàn thành tốt giai đoạn đánh giá nghiệm thu để đưa vào sản xuất hàng loạt”.
Tuy nhiên, thông tin cụ thể về hệ thống đối kháng điện tử trang bị trên trực thăng mới chưa được công bố chi tiết. Tuy nhiên, rất có thể chúng sẽ được công khai khi phiên bản trực thăng này được giới thiệu vào cuối năm 2016, hoặc chậm nhất là 2017
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Những sự cố tàu con thoi được Mỹ xấu hổ giấu kín[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Từ lâu, Mỹ là một trong số những cường quốc dẫn đầu về nghiên cứu, chinh phục không gian.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Ngoài những thành tựu đạt được, quảng bá rùm beng thì không ít "góc khuất" đã được ém nhẹm, nay chính báo Mỹ lại khui ra để cho dư luận biết.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
title_1399153.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
1. Tàu con thoi STS-4
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
STS-4 là chuyến bay thứ 4 trong Chương trình tàu con thoi không gian của NASA, và cũng là chuyến bay thứ 4 của Tàu con thoi Columbia. Chuyến bay được bắt đầu vào ngày 27/6/1982 và hạ cánh một tuần sau đó. STS-4 là chuyến bay thử nghiệm cuối cùng, thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học quan trọng, đặc biệt là hệ thống phát hiện tên lửa quân sự.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
STS-4 mang theo hai cảm biến để phát hiện tên lửa phóng từ quỹ đạo. Hệ thống CIRIS (Cryonic InfraRed Radiance Instrumentation for Shuttle) và máy quét tia cực tím siêu âm UHS (Ultraviolet Horizon Scanner).
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
title_1399596.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Phi hành đoàn 2 người của tàu STS-4{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Cả hai hệ thống trên đáng ra quét được khí quyển để tạo hình ảnh ban đầu về thực trạng bầu khí quyển. Sau đó, các cảm biến sẽ xác định các vụ phóng tên lửa do ánh sáng hồng ngoại và tia cực tím thay đổi.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đáng tiếc, nắp bảo vệ các bộ cảm biến không mở nên các thiết bị này không làm việc dẫn đến tàu bất lực "có mắt cũng như mù".
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
2. Tàu con thoi STS-51C
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
STS-51-C là chuyến bay thứ 15 trong Chương trình tàu con thoi của NASA, và là chuyến bay thứ ba của Tàu con thoi Discovery. Được phóng đi ngày 24/1/1985, và là chuyến bay tàu con thoi thứ tư hạ cánh suống Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida vào ngày 27/1. STS-51-C thực hiện sứ mệnh của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD), có tải trọng bí mật, nhiều thoogn tin về chuyến bay vẫn chưa được công bố.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Phi hành đoàn STS-51C đã thực hiện tất cả các bước để giữ bí mật, chuyến bay được xếp vào diện tuyệt mật. Trong chuyến đi đến Sunnyvale để thảo luận về tải trọng của STS-51-C, phi hành đoàn đã nói dối về kế hoạch bay của họ, thậm chí người thân trong gia đình cũng không ai hay họ đi đâu, làm gì.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Xe của họ đi vòng quanh khách sạn, và cuối cùng chỉ để đến một địa điểm lại có băng rôn "Chào mừng các nhà du hành STS-51-C ", thậm chí còn ghi tên cụ thể cả bốn phi hành gia.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
title_1398346.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tàu STS-51-C{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Liên quan đến sự kiện này Tạp chí Hàng không và Vũ trụ Smithsonian đã phỏng vấn quan chức có trách nhiệm về nhiệm vụ của STS-51C, nhưng lại được trả lời úp mở rằng STS-51-C mang tải trọng bí mật, phóng đi hồi tháng Giêng năm 1985, và hiện vẫn đang hoạt động.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Gần đúng một năm sau khi STS-51C được phóng đi, thảm họa tàu con thoi Challenger đã xảy ra làm cho các phi hành đoàn bị thiệt mạng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Là một phần của cuộc điều tra về thảm họa nói trên, Ủy ban Rogers đã nhận được báo cáo cho hay trong khi phóng STS-51C, thiết bị hay tên lửa đẩy nhiên liệu rắn (SRB) đã gặp sự cố trước khi STS-51-L rời bệ phóng, về sau mới biết là do vòng chữ O-Viton không đủ sức để bịt kín khí nóng bên trong buồng đốt SRB khi bắn đi, vòng chữ O-Viton ở cả bên phải và bên trái SRB đã bị cháy thành tro.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thông tin này là có ý nghĩa rất lớn liên quan đến sự cố gây ra cho Challenger nhưng nó không được công khai, thậm chí còn bị làm sai lệch trong báo cáo, đặc biệt là nhiệt độ lúc khởi động STS-51-C và Challenger đều ở mức lạnh, chỉ có 53 độ F (12 độ C) nên nó đã gây ra sự cố nhưng hiện tại người ta vẫn giữ kín như bưng.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
3. Tàu con thoi STS-51J
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
STS-51-J là chuyến bay thứ 21 của của Chương trình tàu con thoi của NASA, và là chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi Atlantis. Nó được phóng đi từ Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida, ngày 3/10/1985, mang theo một tải trọng cho Bộ Quốc phòng Mỹ, và hạ cánh tại Căn cứu không quân Edwards, California vào ngày 7/10/1985.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Là chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi Atlantis, STS-51-J thực hiện nhiệm vụ triển khai hai hệ thống truyền thông vệ tinh quốc phòng (DSCS) phục vụ chuyển tiếp thông tin liên lạc quân sự, cung cấp liên kết giữa người chỉ huy trên chiến trường với Lầu Năm Góc.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
title_1398546.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Phi hành đoàn tàu STS-51J{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo tạp chí Tuần Hàng không (Aviation Week) nhiệm vụ của STS-51-J đa bị "thiết kế' sẵn để đánh lừa dư luận. Aviation Week đã công bố các chi tiết về tải trọng trong khi STS-51-J vẫn còn đang bay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Đặc biệt, Không quân Mỹ còn công bố cả những hình ảnh của STS-51-J chụp được. Người ta nghi ngờ về tính trung thực liên quan đến các hoạt động của con tàu. Nhân sự kiện nói trên, dư luận lại nhớ đến một vụ tương tự xảy ra đối với tàu con thoi này hồi năm 1990.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
4. Tàu con thoi STS-27
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
STS-27 là chuyến bay thứ 27 của của Chương trình tàu con thoi của NASA, và là chuyến bay thứ 3 của tàu con thoi Atlantis, phóng đi ngày 2/12/1988 trong chuyến bay dài bốn ngày. Đây là chuyến bay tàu con thoi thứ hai sau thảm họa Challenger diễn ra hồi tháng Giêng 1986.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thảm hoạ STS-27 gần như kề cạnh "bờ vực thẳm" khi ngói của Hệ thống bảo vệ nhiệt (TPS) bị sự cố, vỡ khi khởi động. Sau khi trở về trái đất, 707 viên ngói đã được tìm thấy trong trạng thái hư hại, phi hành đoàn đã gặp phải một phen hú vía.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Thực chất, ngói bảo vệ hệ thống TPS là vật liệu bảo ôn, ngói nắp che phía đầu bên phải tên lửa đẩy nhiên liệu rắn (SRB) và vào tàu trong khoảng 85 giây. Các phi hành đoàn STS-27 cho hay họ cũng nhìn thấy chất liệu màu trắng qua kính chắn gió vào những thời điểm khác nhau trong khi tàu đang bay.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
title_1397279.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tàu con thoi STS-27 bắ đầu đi vào bầu khí quyển{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Ngay lập tức công việc kiểm tra được tiến hành bằng cánh tay robot Canadarm, và phát hiện thấy mạn phải bị ảnh hưởng, nhưng độ phân giải của các máy ảnh có giới hạn nên không thể xác định được ngói bị thiệt hại nhiều hay ít.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Vấn đề trở nên phức tạp do phi hành đoàn bị cấm sử dụng phương pháp tiêu chuẩn để gửi hình ảnh cho trung tâm kiểm soát dưới mặt đất. Thay vào đó, phi hành đoàn buộc phải sử dụng một phương pháp truyền mã hóa nhưng tốc độ chậm, và do chất lượng những hình ảnh kém nên các kỹ sư NASA khẳng định không đáng kể và khuyên phi hành đoàn cứ yên tâm công tác.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Phản hồi trên làm cho phi hành đoàn "lộn tiết". Chỉ huy tàu Commander Gibson không tin tàu sẽ sống sót trở về trái đất nên ngay lập tức lên kế hoạch dạy cho "trung tâm điều khiển bài học về phân tích" trước khi họ qua đời.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Rất may, tàu thoát nạn. Sau khi hạ cánh, NASA phát hiện thấy hơn 700 viên ngói bị hư hỏng. Đây cũng là sự cố từng diễn ra với tàu con thoi Columbia năm 2003 do ngói tấm che ăng ten L-band bị hỏng.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Nga sản xuất hàng loạt xe tăng hủy diệt Armata T-14

CEO của Rostec cho biết xe tăng chủ lực T-14 thế hệ 3 đã đi vào sản xuất đại trà bất chấp ngân sách thu hẹp.
“Dây chuyền đã vận hành sản xuất. Có một số phần nhỏ đang được phát triển thêm”, CEO Sergei Chemezov trả lời. Hiện nay, ngân sách quốc phòng đang thu hẹp khiến việc sản xuất gặp ít nhiều khó khăn.
“Tổng thống Nga quyết định những gì đã bắt đầu thì phải hoàn thành. Không thể dừng lại khi đi được nửa đường. Tiền đã được đầu tư và nếu ngừng lại, đó sẽ là những khoản đầu tư vô nghĩa”, ông Sergei giải thích. Chemezov nói rằng ngân sách quốc phòng sẽ giảm 10% trong năm 2016 này.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} T-14 Armata được trang bị các cảm biến và tạo xung từ trường, có khả năng đánh bật các loại đạn chống tăng tấn công xe.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Phần mềm điểu khiển và bảo vệ có thể tự động xác định và đeo bám theo dõi các mục tiêu trong khi kíp xe đang ở ngoài hoặc tập trung vào các mục tiêu khác.
Dù CEO Rostec khẳng định xe tăng chủ lực T-14 được sản xuất đại trà nhưng nhiều nguồn tin phương Tây chưa kiểm chứng được điều này. Họ cho rằng có thể ý của ông Sergei là nói tới số lượng T-14 sản xuất từ năm 2015 và được cải tiến chút ít. Vyacheslav Khalitov, phó giám đốc nhà máy Uralvagonzavod (UVZ), nhà sản xuất xe tăng lớn nhất toàn cầu từng trả lời hồi tháng 2.2016 rằng công ty của ông đang thử nghiệm một lô 20 chiếc T-14 MBT.​
“Lô thử nghiệm này có hơn 20 chiếc. Việc chạy thử sẽ giúp loại bỏ những nhược điểm”, RT dẫn lời ông Khalitov. “Xe tăng được thử nghiệm ở nhiều điều kiện tác chiến khác nhau để xem khả năng thích ứng với môi trường”.​
Tổng tư lệnh Bộ binh Nga, Thiếu tướng Oleg Salyukov trả lời hồi tháng 8/2015 rằng ông hy vọng việc sản xuất thử nghiệm T-14MBT sẽ hoàn thành toàn bộ trong năm 2016. Xe tăng sẽ đi vào dây chuyền đại trà năm 2017 hoặc 2018. Sau đó, Bộ binh Nga sẽ nhận được 500 chiếc T-14MBT mỗi năm. Tổng cộng, nhà máy UVZ dự kiến xuất xưởng 2.300 xe tăng Armata đến năm 2020.​
Xe tăng Armata được cho là sản xuất với chi phí khoảng 8 triệu USD/ chiếc, một giá khá đắt đỏ với tiềm lực kinh tế Nga thời điểm hiện tại. Trong cuộc diễu binh mừng Ngày Chiến thắng năm 2015 tại Quảng trường Đỏ, người dân đứng xem đã nói đùa: “Xe tăng Armata quả là có sức công phá khủng khiếp. Một tiểu đoàn xe tăng này có thể phá nát ngân sách quốc phòng Nga một năm”.​
Tuy nhiên nhiều chuyên gia dự đoán T-14 sẽ chỉ có giá xuất xưởng 3,1 triệu USD khi đi vào sản xuất đại trà. So sánh với xe tăng Leopard 2A6MBT của Đức giá 6,7 triệu USD, xe tăng Abram M1 MBT của Mỹ 6 triệu USD, con số hơn 3 triệu USD của Armata vẫn là chấp nhận được.​
T-14 Armata là chiếc xe tăng “bất khả xâm phạm” và có uy lực mạnh nhất, có thể chống lại tất cả các vũ khí của NATO như súng phóng lựu đạn hoặc tên lửa chống tăng có cỡ nòng 150mm.​
Đây được coi là mẫu xe tăng phá vỡ mọi chuẩn mực thiết kế truyền thống của xe tăng Nga, trong đó không chú trọng tới lính lái xe tăng mà chỉ tập trung vào hỏa lực.​
 
Status
Không mở trả lời sau này.