Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
hong_linh nói:
Sao ko thấy vn mua con A50 thần thánh nhỉ các thánh?


Tiền đâu mà mua ? sao Ấn ko mua E-2/3 cho nhanh mua A-50 làm gì ?!

irbaboon nói:
hong_linh nói:
Sao ko thấy vn mua con A50 thần thánh nhỉ các thánh?


thật cũng chỉ có 2 nước có ý định mua thôi, mà rốt cuộc cả ấn và trung quốc đều mang sang israel gắn đồ chơi hết.


Gắn lúc nào thế ? A-50 Ấn ấy ? còn TQ nó gắn 1 con tưởng ngon, hóa ra cùi bắp tháo ra hủy hợp đồng luôn. Cuối cùng cả 2 thằng phải đi mua A-50 về dùng =]] mà sao Ấn ko mua E-2/3 cho nhanh mua A-50 làm gì =]]
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Hết tiền Mỹ ngừng đóng tàu khu trục, chuyển sang đóng tàu tuần duyên:
Lý giải cuộc cách mạng tàu mặt nước của Hải quân Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Với việc trang bị các tàu tuần duyên LCS, tàu đổ bộ cao tốc, Hải quân Mỹ đang cho thấy sự thay đổi mang tính cách mạng.
  • Siêu đạn pháo 155mm cho tàu khu trục DDG-1000
  • “Kinh hãi” sức mạnh hải pháo trên siêu hạm DDG-1000


    Những năm gần đây, lượng lớn tàu tiếp vận và tàu chiến kiểu mới đã gia nhập hạm đội tàu mặt nước của Hải quân Mỹ, trong đó không ít tàu sẽ được trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ vào trước năm 2020 để hỗ trợ chiến lược “tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương”. Điều này cho thấy đội tàu mặt nước của Hải quân Mỹ đang có cuộc thay đổi mang tính cách mạng.
    Chuyên gia quân sự của Tạp chí Jane's Defense Weekly đã có những phân tích tầm ảnh hưởng của các tàu mới đối với đội tàu mặt nước của Hải quân Mỹ:
    cachmang_kienthuc_4701_ibdp.jpg
    Tàu tuần duyên bờ biển thế hệ mới LCS.


    Từ sau Chiến tranh Lạnh, tàu ngầm, tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu hộ vệ là những chủ thể của hạm đội tàu mặt nước Hải quân Mỹ. Nhưng để đáp ứng với những thách thức của thế kỷ 21, hạm đội tàu mặt nước đang có xu hướng đi theo hướng một lực lượng hỗn hợp do tàu truyền thống và tàu kiểu mới hình thành.
    Để đối phó với cuộc hải chiến quy mô lớn của đối phương, Hải quân Mỹ có kế hoạch duy trì lực lượng tác chiến hải quân gồm 11 tàu sân bay hạt nhân, 11 tàu tấn công đổ bộ, một số lượng nhất định tàu ngầm tấn công và tàu khu trục tên lửa. Để xử lý các vấn đề hàng ngày, thực hiện nhiệm vụ hợp tác an ninh toàn cầu, Hải quân Mỹ sẽ sử dụng các tàu tuần duyên bờ biển (LCS), tàu hậu cần cao tốc Spearhead (JHSV). Từ đó sẽ giúp các tàu có khả năng tác chiến mạnh tập trung đối phó với các nhiệm vụ và xung đột cường độ cao.
    Tàu khu trục Zumwalt (DDG-1000) của Hải quân Mỹ sử dụng nhiều công nghệ mới trong thiết kế, được Hải quân Mỹ kỳ vọng rất lớn và đã quyết định mua 32 tàu khu trục type Zumwalt. Nhưng sau khi đánh giá mới đối với mối đe dọa mà hải quân đối mặt, trong đó nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm như phòng không điểm, phòng thủ tên lửa đạn đạo và tác chiến chống ngầm, thì DDG 1000 lại không thích hợp cho những nhiệm vụ này. Ngoài ra, do giá thành quá cao, cho nên Hải quân Mỹ đã đưa ra quyết định cuối cùng là cắt giảm xuống còn 3 tàu. Trong đó tàu Zumwalt đầu tiên đã được hạ thủy vào tháng 11/2013 và có thể hình thành năng lực tác chiến ban đầu (IOC) vào năm 2016.
    cachmang_kienthuc_4702_dazz.jpg
    Tàu hậ cần cao tốc 2 thân JHSV.


    Theo kế hoạch ban đầu của Hải quân Mỹ là đóng 52 tàu chiến tuần dương (LCS), nhưng gần đây Bộ quốc phòng Mỹ đã chỉ thị cho hải quân cắt giảm số lượng tàu này xuống còn 32 tàu. LCS có thể lựa chọn triển khai một “gói nhiệm vụ”, như gói nhiệm vụ chống ngầm (ASW), gói nhiệm vụ tác chiến mặt nước (SuW) và gói nhiệm vụ tác chiến chống thủy lôi (MCM) tùy từng trường hợp.
    Tàu đổ bộ cơ động (MLP) cũng cung cấp một loại khái niệm hành động trên biển mới hoàn toàn. MLP được thiết kế cải tiến trên nền tảng tàu chở dầu thương mại, có thể đảm bảo dịch vụ vận chuyển hậu cần trên biển cho tác chiến đổ bộ. Tàu USNS Montford Point (MLP-1) dài 233m có thể được triển khai trong năm 2015, tàu MLP thứ 3 và 4 cũng đã được kinh phí đóng.
    cachmang_kienthuc_4703_gqro.jpg
    Tàu vận tải đổ bộ MLP-1.


    Về phương diện tác chiến đổ bộ, Hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận tàu tấn công đổ bộ America (USS America LHA-6), còn tàu Tripoli (LHA-7) thứ 2 dự kiến sẽ được bàn giao vào năm 2018. America là tàu tấn công đổ bộ lớn nhất thế giới với việc lấy tác chiến hàng không làm trong tâm, có thể chở đươc máy bay chiến đấu F-35B cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng và máy bay MV-22 Osprey.
    “Mặc dù các tàu này vẫn đang trong giai đoạn tranh cãi về ngân sách, nhưng có một điều rất rõ ràng là đội tàu mặt nước của Hải quân Mỹ trong thế kỷ 21 đã bắt đầu có sự thay đổi lớn và đang dần hình thành khái niệm tác chiến mới, quá trình này sẽ tiếp tục trong thập kỷ tới”, chuyên gia của Jane’s cho biết.

    Có F-5/16 nhưng Indonesia lại triển khai tiêm kích Su-27/30 tới Biển Đông?(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Indonesia dự định điều tiêm kích hạng nặng Su-27/30 tới các căn cứ không quân trên khu vực Biển Đông.
  • Xem chiến đấu cơ “cực độc” của Không quân Indonesia
  • Quốc gia nào dùng tiêm kích Su-30MK2 giống Việt Nam?


    Tạp chí Jane's Defence Weekly cho hay, Không quân Indonesia đang có kế hoạch thông qua việc nâng cấp căn cứ không quân tại Ranai trên đảo Riau để có thể triển khai máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 tại đây.
    Tướng Hải quân Indonesia Andri Gandy cho biết, công tác nâng cấp hiện đã hoàn thành, bao gồm việc lắp đặt đèn đường băng, đèn đường lăn và hệ thống radar. Không quân Indonesia còn có kế hoạch kéo dài đường băng, hiện nơi này này chỉ dài 2,5 km.
    Các trang bị mới tại căn cứ này còn bao gồm khu chứa máy bay triển khai tại phía Tây căn cứ không quân. Mục tiêu lâu dài của Indonesia là triển hai 1 trung đội máy bay chiến đấu Sukhoi lâu dài tại quần đảo Riau nằm trong khu vực Biển Đông.
    “Ngoài ra, Jakarta dự kiến cũng sẽ điều động khoảng 4 chiếc trực thăng chiến đấu AH-64E Apache tới quần đảo Natuna”, Janes’ dẫn lời tướng Budiman - tư lệnh Lục quân Indonesia.
    su27_kienthuc_470_nsrz.jpg
    Tiêm kích đa năng hạng nặng Su-27SK của Không quân Indonesia.


    Được biết, đảo Riau và quần đảo Natuna thuộc tỉnh đảo Riau (Indonesia), phía nam Biển Đông, giáp với các vùng biển thuộc Việt Nam, Brunei và Malaysia.
    Mặc dù, Indonesia không có tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại Biển Đông, nhưng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc chồng lấn một phần vùng biển của quần đảo Natuna.
    Tạp chí Jane’s nhận định việc Indonesia tăng cường hiện diện quân sự tại các đảo ở Biển Đông là một biện pháp nhằm đối phó với tình hình bất ổn tại vùng biển này.
    Indonesia đang chờ 8 chiếc AH-64E Apache mà đảo quốc này đặt mua của Mỹ vào năm 2013, với tổng trị giá 500 triệu USD.
    Theo tướng Budiman, mặc dù số trực thăng tấn công nói trên sẽ được giao vào năm 2017, nhưng quân đội Indonesia đã tiến hành huấn luyện phi công.
    “Ngoài 4 chiếc Apache được phái đến quần đảo Natuna, 4 chiếc còn lại sẽ đồn trú tại một địa điểm bí mật ở Jakarta”, Jane’s cho biết.

    Vì sao Mỹ phải mua trực thăng Nga?(Vũ khí) - Hãng tin ITAR-TASS cho biết, Nga đã bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cung cấp lô máy bay trực thăng Mi-17 cho Afghanistan bấp chấp sự phản đối từ Quốc hội Mỹ.
  • Mỹ muốn mua thêm trực thăng Mi-17
  • Mỹ phải mua số lượng lớn trực thăng Mi-17 NgaGiám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự ( FSMTC ) Alexandr Fomin thông báo với ITAR-TASS ngày 31/3. Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký một sắc lệnh thi hành, cung cấp khả năng áp đặt lệnh trừng phạt đối với những người và tổ chức đang làm việc trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga.Hồi cuối tháng 2/2014, Nga đã chuyển giao cho Afghanistan sáu máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-17V5 theo hợp đồng với Hoa Kỳ cung cấp 30 trực thăng loại này. Theo thỏa thuận, trong khuôn khổ nỗ lực chung để chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế, quân đội Afghanistan sẽ được chuyển giao tổng cộng 63 máy bay trực thăng Mi-17V5 tổng trị giá 1,3 tỷ dollar.
    nga-ban-truc-thang-mi-17-my-datviet.vn_3122131.jpg
    Trực thăng đa năng Mi-17​
    Lý giải về việc Mỹ quyết định trang bị cho lực lượng an ninh Afghanistan lô trực thăng này, phát ngôn viên Lầu Năm Góc James Gregory cho biết, nhiều binh lính Afghanistan đã được huấn luyện để vận hành trực thăng của Nga. Nên việc chuyển sang huấn luyện vận hành một loại trực thăng mới có thể làm chậm khả năng sẵn sàng chiến đấu của liên đội trực thăng của họ ít nhất 3 năm.Theo đánh giá của ông Simon Saradzhyan, một chuyên gia an ninh thuộc Trung tâm Khoa học và Quốc tế Belfer, Đại học Harvard cho biết, trực thăng của Nga nói chung không phức tạp hay hiện đại như những trực thăng được sản xuất tại Mỹ và chúng lại rẻ và dễ bảo dưỡng hơn, khiến chúng phù hợp hơn cho các lực lượng an ninh Afghanistan sử dụng.Trực thăng Mi-17 nặng khoảng 12 tấn, có thể chở được 4 tấn vật tư, khi tuần tra với tốc độ 250 km/giờ, hành trình là 590 km. Tổ lái của loại máy bay trực thăng này là 3 người, có thể vận chuyển rất nhiều hành khách (nhiều nhất có thể đạt 40 người, nhưng thường là 20-30 người). Nó còn có thể mang theo vật tư treo lên tới 4 tấn.Dù bản hợp đồng mua trực thăng Mi-17 giữa Nga và Mỹ đã được Moscow bắt đầu thực hiện từ cuối tháng 2/2014, tuy nhiên trước đó đã có thông tin bản hợp đồng này đã bị Mỹ hủy bỏ vì sự phản đối từ Quốc hội Mỹ.Theo RIA Novosti dẫn lời nghị sĩ Mỹ cho biết, Mỹ sẽ hủy bỏ kế hoạch mua thêm máy bay trực thăng từ Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí nhà nước Rosoboronexport do áp lực lớn từ các nhà lập pháp liên bang về việc Nga chuyển giao vũ khí cho Syria.Hồi giữa tháng 6/2013, Lầu Năm Góc đã thông qua quyết định chi khoản tiền 572 triệu USD để mua 30 trực thăng quân sự của Nga để trang bị cho lực lượng an ninh Afghanistan.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Vì sao các nước vùng Vịnh sử dụng vũ khí Mỹ lại “sợ hãi” tàu ngầm Iran?
(Kienthuc.net.vn) - Kiểu tàu ngầm mini của Iran tuy rất nhỏ bé nhưng chúng lại đang gây ra mối lo đối với hải quân ở khu vực vùng Vịnh Péc Xích.


Theo báo cáo “Cân bằng quân sự vùng Vịnh” của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Mỹ), Iran có thể được miêu tả là bá chủ của vùng Vịnh mặc dù có sức mạnh quân sự tương đối yếu và thiếu sự hiện địa hóa kể từ cuộc chiến Iran-Iraq.
Báo cáo này cho hay Iran phụ thuộc nặng nề vào các phương tiện vũ khí đều đã lỗi thời hoặc có chất lượng thấp. Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhấn mạnh Iran có khả năng tác chiến phi đối xứng hiệu quả.
taungamiran_kienthuc_4701_zifb.jpg
Chiếm phần lớn lực lượng Hải quân Iran là các tàu nhỏ và siêu nhỏ, dù được trang bị tên lửa.


“Iran đã xây dựng lực lượng quân sự thông thường và lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) để bảo vệ lãnh thổ và đe dọa việc vận chuyển dầu, hang hóa qua vùng Vịnh. Iran cũng xây dựng, đào tạo và trang bị cho các tổ chức vũ trang như Hezbollah, Hamas và Shiite – đây là các phương thức giúp Iran có lợi thế so với các nước khác”, bản báo cáo cho hay.
Chuyên gia quân sự Matthew Hedges tại Viện Phân tích Quân sự vùng Cận Đông và vùng Vịnh cho biết, sự hỗ trợ của Iran với các nhóm Hezbollah cũng như phiến quân Houthi ở Yemen là mối đe dọa hàng đầu trong khu vực này.
“IRGC đe dọa tất cả các nước trong khu vực”, ông Matthew Hedges cho hay. “Tàu ngầm mini của IRGC không chỉ đe dọa Hải quân các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) mà còn đe dọa mọi hoạt động thương mại hàng hải diễn ra qua eo Hormuz. Theo một số báo cáo chưa được kiểm chứng, các tàu ngầm mini của Iran xuất hiện ở hầu hết các cảng trong khu vực”.
Trong tháng 11/2013, hầu hết các chỉ huy hải quân trong khu vực đều cho rằng tàu ngầm mini của IRGC là mối đe dọa lớn đối với vùng Vịnh.
“Tác chiến chống ngầm là thử thách thực sự đối với các đơn vị trong vùng Vịnh Péc Xích do các tàu ngầm mini này được sử dụng ở vùng nước nông và khó có thể sử dụng hệ thống định vị dưới nước bằng sóng âm để phát hiện họ”, Chuẩn đô đốc Ibrahim Musharrakh của Hải quân UAE cho hay.
taungamiran_kienthuc_4702_obku.jpg
Tàu ngầm mini Ghadir.


“Ngoài ra, lưu lượng tàu đi qua vùng vịnh này cũng tạo ra nhiều tiếng ốn và giúp các tàu ngầm mini không bị phát hiện”, ông này cho hay.
Hải quân Iran và IRGC bắt đầu đóng 3 lớp tàu ngầm từ năm 2007 thì có tới 2 lớp là tàu ngầm mini. Chương trình này được giữ bí mật và có rất ít thông tin được tiết lộ.
Cũng theo tổ chức giám sát hạt nhân phi lợi nhuận Nuclear Threat Initiative (NTI), Iran đưa vào hoạt động 3 tàu ngầm lớp Kilo từ 1992-1996 dưới tên lớp Tareq.
Iran cho biết, mỗi chiếc Kilo có giá khoảng 600 triệu USD và đóng tại cảng Bandar Abbas ở vùng eo biển Hormuz. Luôn có 2 chiếc Kilo được triển khai tại mỗi thời điểm tại phía đông của eo biển này hoặc vịnh Oman và biển Ả Rập.
Tuy nhiên, sự đe dọa thật sự đến từ các tàu ngầm mini được triển khai vào năm 2007. Theo NTI, Iran sở hữu 2 lớp tàu ngầm mini bao gồm lớp Ghadir và Nahang để hoạt động trong vùng duyên hải.
taungamiran_kienthuc_4703_cczj.jpg
Tuy nhỏ nhưng tàu ngầm mini của Iran có độ ồn thấp, khó bị phát hiện.


NTI cũng cho biết, Iran đang vận hành khoảng 10-19 tàu ngầm lớp Ghadir. Đây là thiết kế dựa trên lớp tàu ngầm mini Yono của Triều Tiên. Các tàu ngầm này được Hải quân Iran và IRGC vận hành và có khả năng bắn ngư lôi 533m, đặt mìn cũng như vận chuyển lực lượng đặc biệt đổ bộ.
Iran cũng đang thử nghiệm tàu lặn 2 chỗ Sabehat-15 được trang bị GPS (SDV) - một sản phẩm của trung tâm nghiên cứu Esfahan.
Báo cáo của NTI cho biết, SDV có hạn chế trong số lượng hàng hóa và thời gian hoạt động nên sẽ được sử dụng chủ yếu cho việc đặt mìn, trinh sát hoặc hoạt động đặc biệt và sẽ chỉ hoạt động tại vùng duyên hải.
Đại tá Yousif al-Mannaei – phó chỉ huy Trung tâm Chiến dịch Hải quân Bahrain cho biết, các nước cần thu thập theo nhiều thông tin tình báo.
“Chúng ta đều biết vùng biển này rất quan trọng với các nước trong khu vực cũng như kinh tế thế giới. Chúng ta có thể kiểm soát bầu trời và bề mặt biển nhưng vẫn chưa kiểm soát được dưới mặt nước. Vì thế cần tăng cường trao đổi thông tin tình báo để kiểm soát tốt vùng dưới mặt nước”, ông Yousif al-Mannaei nói.
taungamiran_kienthuc_4704_hpbf.jpg
Ngoài ra, Iran hiện có trong biên chế 3 tàu ngầm Kilo Project 877EKM.


Theo ông Michael Connell - Giám đốc chương trình nghiên cứu Iran tại Trung tâm Phân tích Hàng hải, Iran có 2 lực lượng hải quân riêng biệt. Hải quân Iran hoạt động ở trong khu vực tại Vịnh Oman cũng như Biển Đỏ và Địa Trung Hải, sử dụng các tàu mặt nước lớn bao gồm khu trục nhỏ, tàu hộ tống và tàu ngầm.
Lực lượng hải quân của IRGC lại sử dụng các tàu loại mini tốc độ cao và được phát triển theo đường lối tác chiến phi đối xứng sử dụng chiến thuật “bắn rồi chạy”. Cả 2 lực lượng này đều sở hữu kho tên lửa chống tàu và mìn lớn để bảo vệ vùng duyên hải.

Chủ lực của Iran là 3 tàu ngầm Kilo Project 877EKM. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia sử dụng loại tàu ngầm này của Nga, sao Mỹ không có loại tàu tương đương mà bán cho đệ nhĩ ? có lẽ là do Mỹ không có trình độ thiết kế tàu diezel AIP, chỉ biết làm tàu hạt nhân chạy cho đỡ ồn

Bên sử dụng:
22px-Naval_Ensign_of_the_Soviet_Union.svg.png
Hải quân Liên Xô
22px-Flag_of_Russia.svg.png
Nga
22px-Flag_of_Vietnam.svg.png
Quân đội Nhân dân Việt Nam
22px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg.png
Trung Quốc
22px-Flag_of_Iran.svg.png
Iran
22px-Flag_of_Indonesia.svg.png
Indonesia
22px-Naval_Ensign_of_Poland.svg.png
Hải quân Ba Lan
22px-Flag_of_Romania.svg.png
România
22px-Flag_of_Algeria_%28bordered%29.svg.png
Algérie
22px-Naval_Ensign_of_India.svg.png
Ấn Độ
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Trung Quốc phóng chùm 24 vệ tinh giám sát tên lửa đạn đạo, công nghệ vượt trội so với vệ tinh Mỹ. Mỹ phóng lẻ tẻ vài chiếc TQ phóng 1 lúc 24 chiếc :D</h1>Thứ tư 02/04/2014 11:11

ANTĐ - Vào lúc 10 giờ 58 phút ngày 31-3, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh “Thực Tiễn 11-06” bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-2C từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền, vệ tinh đã bay vào quỹ đạo đã định một cách thuận lợi.
Được biết, đây là quả thứ 6 thuộc serie vệ tinh “Thực Tiễn-11”. Quả đầu tiên mang tên “Thực Tiễn 11-01” được phóng lên vũ trụ vào ngày 12-11-2009.
Trường Chinh-2C là loại tên lửa đẩy do Viện nghiên cứu công nghệ tên lửa đẩy Trung Quốc, trực thuộc Tập đoàn khoa học kỹ thuật không gian Trung Quốc nghiên cứu phát triển. Vụ phóng vệ tinh lần này là lần phóng thứ 189 của thế hệ tên lửa đẩy Trường Chinh.
Vệ tinh Thực Tiễn 11-06 do Công ty trách nhiệm hữu hạn vệ tinh Đông Phương Hồng thuộc Tập đoàn khoa học kỹ thuật không gian Trung Quốc nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu được dùng để triển khai các thực nghiệm khoa học và kỹ thuật trong không gian.

truongchinh3b.jpg

Một vụ phóng tên lửa đẩy Trường Chinh



Theo giới quan sát nước ngoài phân tích, hệ thống vệ tinh “thực tiễn 11” được Bắc Kinh phóng lên quỹ đạo nhằm giám sát các hoạt động phóng vệ tinh và tên lửa đạn đạo trên phạm vi toàn cầu, thông qua các thiết bị cảm biến hồng ngoại mà nó mang theo, tương tự như dòng vệ tinh giám sát hồng ngoại STSS của Mỹ.
Nếu như điều này là chính xác thì Bắc Kinh sẽ còn tiếp tục phóng thêm nhiều vệ tinh cùng loại, tạo thành một chòm 24 vệ tinh bao phủ toàn cầu.
Vệ tinh DSP hiện đang sử dụng của Mỹ ban đầu được thiết kế với mục đích phát hiện và đo đạc các loại tên lửa đạn đạo tầm xa và liên lục địa, không có khả năng quan trắc các tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Ngoài ra, DSP không có thể xuyên phá qua các tầng mây dày, đồng thời khả năng lọc nhiễu và bám bắt kém.
Năng lực tích hợp, xử lý và chia sẻ thông tin của toàn bộ hệ thống DSP, đặc biệt là các trạm mặt đất rất kém, còn xa mới đáp ứng được yêu cầu cảnh báo sớm và phòng thủ tên lửa đạn đạo trong chiến tranh hiện đại.

ve-tinh.JPG

Ảnh đồ họa chức năng phòng thủ tên lửa của vệ tinh STSS - Mỹ



Để hoàn thiện năng lực quan trắc, cảnh báo sớm, Bộ quốc phòng Mỹ đã khởi động chương trình “Hệ thống hồng ngoại không gian” (SBIRS) để thay thế chức năng cảnh báo sớm tên lửa của các hệ thống DSP. Sau đó, hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp thuộc SBIRS được chuyển giao về cho Cục phòng thủ tên lửa và được đổi tên thành STSS.
STSS là hệ thống vệ tinh giám sát hồng ngoại bao gồm 24 vệ tinh loại nhỏ, trọng lượng khoảng 1.000 kg, STSS có khả năng giám sát được tên lửa đạn đạo ở đoạn giữa, phân biệt được tên lửa có đầu đạn hay mồi nhử.
Do các đầu đạn, mồi nhử hoặc là cả khoang mẹ đều được STSS quan sát dưới dạng điểm, cho nên nó sẽ phân tích các thông tin, ví dụ như các đặc điểm quang phổ để nhận biết đối tượng, chỉ dẫn cho hệ thống tên lửa đánh chặn mục tiêu.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tàu Kilo Hà Nội (hàng xuất khẩu) êm hơn tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Mỹ
<h2>Ưu thế của tàu ngầm Kilo Đề án 636 là độ ồn rất thấp, khiến con tàu gần như trở nên “tàng hình” trước các khí tài trinh sát thủy âm (sonar) của đối phương.</h2>Đầu năm mới 2014, một tin vui đã đến với Hải quân Nhân dân Việt Nam: Chiếc tàu ngầm Kilo cải tiến Đề án 636 đầu tiên mang tên Hà Nội, số hiệu HQ-182 đã về đến cảng Cam Ranh. Lần đầu tiên, Hải quân Việt Nam có trong tay một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại bậc nhất trên thế giới, sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
ngam%201.jpg

<h2>Tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam mang số hiệu HQ-182.</h2>Ưu thế của tàu ngầm Kilo Đề án 636 là độ ồn rất thấp, khiến con tàu gần như trở nên “tàng hình” trước các khí tài trinh sát thủy âm (sonar) của đối phương. Chính vì vậy, tàu ngầm Kilo được các chuyên gia quân sự phương Tây đặt cho biệt danh "Hố đen trong lòng đại dương". Vậy nhờ đâu mà tàu ngầm Kilo có thể đạt được mức độ êm ái như vậy?
Khả năng này có được, trước hết là do thiết kế thân tàu tròn đều, được bọc lớp cao su rất dày, hấp thụ tốt các âm thanh kể cả hạ âm tần số thấp và xoáy nước, đồng thời giảm lực cản. Lớp cao su bọc tàu ngầm Kilo Đề án 636 của Việt Nam có cấu tạo mô phỏng da cá heo, gồm nhiều lớp đan răng lược vào nhau. Bên ngoài là các lớp cao su có tỉ khối nhẹ để giảm phản xạ tín hiệu sonar, bên trong là các lớp cao su tỉ khối lớn hơn để hấp thụ âm thanh.
ngam%202.jpeg

<h2>Tàu ngầm Kilo 636 được mệnh danh là "Hố đen trong đại dương".</h2>Thứ hai là do đặc điểm động cơ. Việc khử các hạ âm tần số thấp của tàu ngầm rất khó khăn, mà các hạ âm này lại truyền đi rất xa, dễ làm lộ vị trí tàu ngầm. Tàu ngầm Kilo Đề án 636 sử dụng động cơ diesel và máy phát điện, nên khi cần có thể tắt máy hoàn toàn, nằm im trong lòng biển mai phục đối phương, hạn chế tối đa việc phát ra hạ âm. Tàu ngầm Kilo cải tiến không sử dụng các cơ cấu truyền động bằng bánh răng gây ồn, mà thiết kế motor đồng tốc với trục chân vịt; máy tàu được áp dụng những kĩ thuật mới để giảm tối đa tiếng ồn.
Thứ ba, để hạn chế xoáy nước, tàu ngầm Kilo cải tiến sử dụng chân vịt 7 cánh đường kính lớn, khum lại hình nơm cá. Mặt chân vịt được xẻ các rãnh đồng tâm, hạn chế tối đa xoáy nước.
Nhờ ba đặc điểm kĩ thuật trên, tàu ngầm Kilo Đề án 636 có độ ồn rất thấp. Để so sánh, chúng ta có thể đưa ra đại diện là tàu ngầm tấn công Virginia hiện đại nhất của Mỹ.
ngam%203.jpg

<h2>Dù rất hiện đại, nhưng tàu ngầm Virginia của Mỹ "ồn ào" hơn tàu ngầm Kilo rất nhiều lần.</h2>Tàu ngầm Virginia có lượng giãn nước 7.800 tấn, gấp đôi so với lượng giãn nước của tàu ngầm Kilo là 3.950 tấn (khi lặn) nhưng tàu ngầm Virginia sử dụng lò phản ứng hạt nhân có công suất lên đến 30MW, gấp 7,5 lần công suất 4MW của tàu ngầm Kilo. Khi chạy cùng tốc độ 20 hải lí/h, tàu ngầm Virginia sử dụng công suất gấp 6 lần tàu ngầm Kilo cải tiến. Do đó, mức độ bộc lộ hạ âm, xoáy nước cũng cao gấp 6 lần, đe dọa nghiêm trọng đến sự bí mật của con tàu.
Ngoài ra, tàu ngầm Kilo cải tiến có thể lặn sâu đến 300m để giảm phản xạ hạ âm, trong khi tàu ngầm Virginia chỉ có thể lặn sâu 240m.
Khi tắt động cơ, tàu ngầm Kilo hoàn toàn tĩnh lặng, có thể nằm im trong lòng biển mai phục đối phương mà không bị phát hiện, trong khi đó, tàu ngầm Virginia trong bất kì thời điểm nào cũng phải chạy lò phản ứng hạt nhân, gây ồn lớn. Đổi lại, tàu ngầm Kilo cải tiến sẽ phải định kì nổi lên lấy không khí, dễ làm lộ vị trí con tàu. Tuy nhiên, điều này không quá quan trọng, bởi Việt Nam sử dụng tàu ngầm Đề án 636 cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, tàu ngầm hoạt động không quá xa bờ.
Có thể nói, trong tay Hải quân Nhân dân Việt Nam, tàu ngầm Kilo Đề án 636 là một vũ khí lợi hại, một “hố đen” trong lòng biển gây kinh hoàng cho kẻ thù. Tàu ngầm Kilo cùng với các tàu chiến mặt nước và tên lửa bờ sẽ là bộ ba chủ lực của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Theo Trí thức trẻ
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Vì sao Saudi Arabia và UAE “trả hộ” Ai Cập 2 tỷ USD mua vũ khí Nga?Thứ ba 11/02/2014 10:32
ANTĐ - Saudi Arabia và United Arab Emirates (UAE) hứa sẽ thanh toán hợp đồng mua vũ khí lên tới 2 tỷ USD đã ký kết giữa Nga và Ai Cập tuần trước.
Ngày 10-2, báo "Al-Masry Al-Yaum" dẫn nguồn tin từ Ai Cập cho biết "việc cung cấp và thanh toán hợp đồng mua vũ khí Nga sẽ được thực hiện trong hai giai đoạn, giai đoạn đầu tiên được thực hiện cho đến giữa năm 2014."
Trước đó, đã có tin về ý định của quân đội Ai Cập mua của Nga các hệ thống tên lửa phòng không, máy bay trực thăng chiến đấu, máy bay MiG- 29 và hệ thống chống tăng.
Moscow sẽ cung cấp cho Cairo một hợp đồng trị giá lên tới 2 tỷ USD, bao gồm các các trang bị quân sự mà mới đây Mỹ đã từ chối cung cấp cho Ai Cập. Cách đây không lâu, Nga cũng đã quyết định khôi phục hoạt động của Ủy ban thương mại và hợp tác kinh tế quốc gia với Ai Cập.

mig_29.jpg

Ai Cập đang có ý định mua máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga


Vào đầu tháng 10-2013, Mỹ đã công bố quyết định tạm dừng cung cấp một số hệ thống vũ khí và viện trợ tiền mặt cho chính phủ Ai Cập, bao gồm 10 chiếc trực thăng Apache với chi phí khoảng 500 triệu USD, 4 chiếc F-16, hủy bỏ tập trận hai năm một lần và 260 triệu USD tiền mặt hỗ trợ cho Ai Cập cho đến khi chính phủ này đạt được "những tiến bộ đáng tin cậy".
Nhật báo Vedomosti cho rằng Ai Cập đang đàm phán với Nga về kế hoạch bán máy bay chiến đấu MiG-29M/M2, các hệ thống phòng không tầm thấp và tên lửa chống tăng Kornet cho quốc gia bắc Phi này. Dẫn lời các nguồn tin quốc phòng Nga, nhật báo Vedomosti cho biết các thỏa thuận này có tổng trị giá hơn 2 tỷ USD.
Saudi Arabia và United Arab Emirates cam kết sẽ hỗ trợ hành động của quân đội Ai Cập, sau khi họ lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi vào ngày ngày 3-7. Đặc biệt, một số quốc gia khác ở vùng Vịnh đã phân bổ ngân sách viện trợ cho chính phủ mới của Ai Cập là 12 tỷ USD.

<h1>Nga bắt đầu chuyển giao lô vũ khí hạng nặng cho Iraq</h1>Phát biểu với kênh truyền hình “Russia Today” ngày 17/10, cố vấn của Thủ tướng Iraq, ông Ali al-Musawi, cho biết Nga đã bắt đầu giao vũ khí cho Iraq. Theo ông Musawi, hợp đồng này chủ yếu là vũ khí chống khủng bố, gồm máy bay lên thẳng và thiết bị đặc biệt dành cho cuộc chiến chống khủng bố.

Ông Musawi cũng lưu ý rằng Iraq không mua vũ khí tấn công và không có kế hoạch như vậy. Baghdad chỉ tìm cách đảm bảo chủ quyền, bảo vệ tài nguyên của mình và chống khủng bố.

Hợp đồng trên trị giá 4,2 tỷ USD, ký năm 2012. Đầu năm 2013, có tin nói hợp đồng đã bị hủy, tuy nhiên vào tháng 2, tại một cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Nga, Tổng Giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, ông Anatoly Isaikin cho biết hợp đồng không thay đổi mà chưa có hiệu lực.

Theo hợp đồng, Nga phải giao cho Iraq 40 máy bay lên thẳng tấn công Mi-35 và Mi-28 “Kẻ săn đêm”. Nhóm chuyên gia Iraq đầu tiên đã hoàn tất khóa học sử dụng Mi -35 tại Trung tâm ứng dụng chiến đấu bằng máy bay lên thẳng của Lục quân Nga ở Torzhok.

Trước đó Nga đã xóa nợ cho Iraq để đổi lấy hợp đồng mua bán vũ khí lớn. Iraq từng mua một lượng lớn khí tài của Liên Xô trước đây và Nga.

Cụ thể trong kỷ nguyên Xôviết, trong vòng 30 năm, Iraq đã chi khoảng 30,5 tỷ USD mua vũ khí Nga. Trong những thỏa thuận trước đây, Nga và Liên Xô đã bán được gần 1.000 máy bay, 350 máy bay lên thẳng và các hệ thống phòng không, các phương tiện vận tải bộ và tàu chiến.

Việc Baghdad nối lại hoạt động nhập khẩu vũ khí từ Nga là do quân đội Iraq từng quen với vũ khí Nga, cũng như mong muốn đa dạng hóa nguồn cung vũ khí - bởi hầu hết máy bay chiến đầu sau khi nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein bị phế truất, Baghdad mua của Mỹ./.

Nga chính thức chuyển giao "sát thủ diệt tăng" cho Iraq14:49 | 18/10/2013
(PetroTimes) - Một quan chức Chính phủ Iraq mới đây cho biết, Nga đã bắt đầu thực hiện bản hợp đồng cung cấp vũ khí trị giá hàng tỉ USD cho quốc gia Trung Đông này.

Theo đó, Nga sẽ chuyển giao cho phía Iraq 10 trực thăng tấn công Mi-28NE hay "thợ săn đêm" đã được vũ trang đầy đủ. Được biết, lô trực thăng nói trên là một phần của bản hợp đồng hợp tác công nghệ và quốc phòng đã được Nga và Iraq ký kết hồi năm 2012 với giá trị lên tới 4,3 tỉ USD.

Thợ săn đêm Mi-28NE
Trả lời đài truyền hình RT, ông Ali Musawi - trợ lý của Thủ tướng Iraq cho rằng, có một số nghi vấn trong bản hợp đồng này nhưng việc thực hiện nó đã chính thức bắt đầu.
Trước đó, vào tháng 6/2013, Phó Giám đốc tập đoàn Rosoboronexport Alexander Mikheyev nói với báo giới rằng, hợp đồng cung cấp vũ khi cho Iraq cũng sẽ bao gồm chương trình đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật cũng như trang bị vũ khí cho các trực thăng.
Mi-28NE là mẫu trực thăng được phát triển với vai trò tìm và diệt các mục tiêu như xe tăng, thiết giáp, mục tiêu kiên cố, rải mìn, tìm và tiêu diệt các loại tàu xuồng... Mẫu trực thăng này được thiết kế theo lối truyền thống với một cánh quạt nằm tại đuôi máy bay (loại cánh quạt này có thể chịu được các loại đạn pháo cỡ nòng 30 mm) và được trang bị hệ thống kiểm soát điện tử. Nhờ việc được trang bị hệ thống điện tử hàng không tích hợp, trực thăng tấn công Mi-28NE có thể thực hiện nhiệm vụ ngày cũng như đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, Mi-28NE còn là khắc tinh của các loại xe tăng-thiết giáp, bởi vậy nó còn được biết đến với tên gọi "sát thủ diệt tăng".
Buồng lái của trực thăng Mi-28 được bọc thép và sử dụng loại kính chắn gió đặc biệt có thể chịu được các loại đạn cỡ 7,62 mm; 12,7 mm hay mảnh đạn pháo 20 mm. Ngoài ra Mi-28 còn được trang bị hệ thống bảo vệ buồng lái tiên tiến, giúp tăng khả năng sốt sót khi gặp trục trặc trong quá trình hạ cánh hoặc bị đối phương bắn hạ ở tầm thấp.
Phiên bản Mi-28 thế hệ thứ 5 còn sở hữu khả năng tàng hình, khả năng tấn công vượt trội. Mi-28NE có thể đạt vận tốc tối đa 500-600 km/giờ và tiêu diệt được mục tiêu ở khoảng cách 6km
Một điểm đặc biệt nữa trong những thiết kế của Mi-28NE là kết cấu hình cánh quạt giảm tín hiệu radar cho phép nó có thể bay ở độ cao dưới 20m mà vẫn không bị các hệ thống radar của đối phương phát hiện.

Nga bán tên lửa phòng không, trực thăng tấn công “siêu xịn” cho IraqThứ hai 06/01/2014 10:00ANTĐ - Lô 13 chiếc trực thăng Mi-28NE “Thợ săn đêm”, do tập đoàn trực thăng Nga chế tạo, đã được bàn giao cho chính quyền Iraq, tại hải cảng miền nam Umm Qasr.

Ngày 4-1, Đài truyền hình Alsumaria của Iraq đưa tin, Nga đã bàn giao lô 13 chiếc máy bay trực thăng Mi-28NE "Thợ săn đêm" thứ 2 cho quân đội nước này. Đây là đợt bàn giao thứ hai cho Iraq trong vài tháng gần đây. Đợt đầu tiên gồm 15 chiếc máy bay trực thăng loại này đã được bàn giao từ tháng 10 vừa qua.
Theo đài truyền hình này, những máy bay trực thăng này sẽ được sử dụng trong các hoạt động chống khủng bố trên địa bàn tỉnh Anbar thuộc miền Tây Iraq.
Mùa thu năm 2013, nhóm phi công và kỹ thuật viên Iraq đầu tiên đã hoàn thành khóa huấn luyện tại Trung tâm sử dụng kỹ thuật hàng không quân đội tại Torzhoka ở Nga.
Pantsyr-S1_Mi-28.jpg

Nga sẽ cung cấp cho Iraq hệ thống phòng không hiện đại Pantsir-S1 cùng với trực thăng tấn công Mi-35 Hind và Mi-28 Night Hunter

Năm 2012, chính phủ Iraq và Nga đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quốc phòng trị giá 4,2 tỷ USD. Theo hợp đồng này, Nga sẽ bàn giao cho Iraq tổng số khoảng 40 chiếc máy bay trực thăng tấn công Mi-35 Hind và Mi-28NE Night Hunter, để tăng cường an ninh biên giới và sử dụng trong các hoạt động chống khủng bố.
Ngoài số trực thăng trên, Nga cũng sẽ cung cấp 48 hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 cho Iraq.
Trực thăng Mi-28NE Night Hunter là loại trực thăng đa năng có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và cả ban ngày lẫn ban đêm. Máy bay này có thể sánh ngang với trực thăng tấn công chủ lực AH-64 Apache của không quân Mỹ.


Lô vũ khí thứ hai của Nga sẽ đến Iraq đầu năm 2014Ngày 15/12, Mohamed Al- Akili, một nhà lãnh đạo trong liên minh cầm quyền (đứng đầu là Thủ tướng Nouri al-Maliki) trong Quốc hội Iraq cho biết Baghdad đang chờ đợi lô vũ khí thứ hai của Nga theo hợp đồng 4,3 tỷ USD sẽ được bàn giao vào đầu năm 2014.



mi35a.jpg
Trực thăng Mi-35 của Nga.

Thỏa thuận gói về hợp tác quân sự-kỹ thuật 4,3 tỷ USD được Nga và Iraq ký kết vào năm 2012 theo đó, Nga sẽ cung cấp 40 trực thăng (Mi-35 và Mi-28N - "Night Stalker") cho phía Iraq.

Trong đầu tháng 10 vừa qua, lô hàng máy bay trực thăng Mi-35 đầu tiên đã đến đến Iraq.


Xuất khẩu vũ khí Nga năm 2013 chốt mức 15,7 tỷ USD
QĐND - Thứ hai, 10/02/2014 | 18:23 GMT+7
QĐND Online - Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời lãnh đạo Cơ quan Hợp tác công nghệ quốc phòng Liên bang Nga Vyacheslav Dzirkaln ngày 10-2 đăng tải, kim ngạch xuất khẩu vũ khí, trang bị của Nga năm 2013 được chốt ở mức 15,7 tỷ USD, trong đó Ấn Độ là khách hàng chính với các hợp đồng trị giá tới 4,78 tỷ USD. Trong khi đó, tổng giá trị các đơn hàng xuất khẩu vũ khí dự kiến của Nga tính tới tháng 2-2014 chạm mốc 40 tỷ USD.

Ảnh minh họa.
Cuối tháng 1-2014, giám đốc điều hành công ty Rosoboronexport, Anatoly Isaykin, trả lời phòng vấn tờ Kommersant cho biết, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga chỉ tính riêng qua công ty này năm 2013 đạt 13,4 tỷ USD và đã vượt chỉ tiêu (13 tỷ USD) đề ra từ đầu năm.
Nga hiện là quốc gia xuất khẩu vũ khí tới 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 6 quốc gia là khách hàng chính, chiếm tới 75 giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga. Trong vài năm gần đây, giá trị xuất khẩu của Rosoboronexport thường xuyên đạt mức 13 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này có thể tăng lên 15 tỷ USD trong tương lai gần khi các mặt hàng vũ khí công nghệ cao như: S-400, Armta, T-50…cung cấp đủ nhu cầu của quân đội Nga và bắt đầu được xuất khẩu.
Một lợi thế của vũ khí Nga là tương đối rẻ. Mặc dù giá thành sẽ ngày một tăng, nhưng Nga vẫn có thể chào hàng với giá không cao như các đối tác cạnh tranh từ Phương Tây. 38% hợp đồng ký trong năm qua là các đơn đặt hàng mua thiết bị phục vụ không quân. Tiếp đó là các tổ hợp vũ khí phòng không - chiếm 26% đơn đặt hàng. Sau những sự kiện như chiến tranh Nam Tư, Iraq, Libya, đã làm tăng vọt mối quan tâm đến các tổ hợp vũ khí phòng không của Nga như: Buk-M2E, Tor- M2E, Pansryr-S1…
TUẤN SƠN (theo Rian)

Năm ngoái Mỹ còn phải mua trực thăng của Nga. Mỹ bán ít hơn Nga vì chủ yếu ép chư hầu không được mua đồ mới của Nga và bán đồ cũ của Mỹ cho chúng, đồ Mỹ bán mắc hơn Nga chứ không phải Mỹ bán được nhiều hơn Nga.

Vd:
Iraq mua F-16 làm từ vàng?(Quốc phòng) - Ông Al-Maliki cho biết một phái đoàn có thành phần gồm các sĩ quân không quân Iraq cùng các cố vấn đã được cử đi với nhiệm vụ khôi phục lại hợp đồng mua 18 máy bay F-16 đã bị hủy trước đó. Không những thế, Iraq còn quyết định sẽ mua 36 chiếc máy bay thay vì con số 18 chiếc như hợp đồng cũ.Theo một nguồn tin nội bộ, đây là một quyết định của chính phủ Maliki nhằm ngăn chặn việc sau này Hoa Kỳ lấy lý do đóng quân tiếp tục tại nước này sau hạn rút quân cuối cùng. Việc cho phép Quân đội Mỹ ở lại Iraq vào thời điểm nhạy cảm này là rất bất lợi trong việc đảm bảo quyền lực của chính quyền lâm thời.
1023955_qpcn-fig01.jpg
Máy bay F-16D Block 52.Tháng 9/2011, Iraq đã quyết định mua 18 máy bay F-16IQ ( phiên bản F-16 Mỹ sản xuất riêng cho Iraq) cùng một số phụ tùng vũ khí trị giá đến 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, bản hợp đồng này sau đó đã bị hủy sau khi Iraq đầu tư 900 triệu USD cho chương trình lương thực trong nước.Máy bay F-16IQ được Mỹ thiết kế theo phiên bản F-16C/D Block 52, hiện vẫn thua kém phiên bản F-16 IN Super Viper (phát triển từ phiên bản F-16E/F Block 60) vốn được Mỹ chào hàng cho Ấn Độ trong chương trình MMRCA với giá 63 triệu USD một chiếc (đã bao gồm cả chi phí huấn luyện và phụ tùng thay thế). Không tính số vũ khí, giá thành một chiếc F-16 quân đội Iraq phải mua lên đến 200 triệu USD/chiếc. Đơn giá này là quá đắt và Iraq có thể mua các loại máy bay “hạng sang” như máy bay thế hệ 4.5 Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale hay Su-35BM với giá rẻ hơn nhiều. Không chỉ vậy, theo các ý kiến trên diễn đàn quân sự iraqmilitary.org, F-16IQ không giải quyết được nhu cầu thực sự của Iraq, thậm chí trong số các vũ khí trong hợp đồng được mua không có những loại hiện đại như tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AMRAAM, các loại bom dẫn đường GPS, tên lửa chống radar hay các thiết bị làm nhiễu tên lửa. Trước đó, tháng 1/2011, Iraq đã ký một hợp đồng hiện đại hóa quân đội trị giá tới 13 tỷ USD với các nhà cung cấp Mỹ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Vãi iraq đã nghèo còn bị ép mua giá cắt đầu =]]

260 triệu USD/ con F-16 Iraq khác dek gì mua máy bay tàng hình F-22. Với 260 triệu USD không quân Mỹ mua đc 5-6 con F-16 tính năng cao cấp hơn Iraq giàu quá, Mỹ tha hồ vơ vét. Trong khi đó bớt đi 1 khoang lái cho WSO phía sau và thiếu 1 động cơ so với F-15K Slam Eagle (Mỹ bán và nâng cấp 100 triệu USD/1 chiếc) của Hàn Quốc nhưng giá tăng 260% và chào hàng F-16 Super Viper cho Ấn độ cũng chỉ có 63 triệu......
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Patriot quá đắt, tính năng lại thua kém HQ-9 nên Thổ chọn HQ-9
Nếu Không bán được HQ-9, Trung Quốc vẫn thắng Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Dù không thể xuất khẩu được HQ-9, nhưng Trung Quốc vẫn được xem là giành phần thắng trước vũ khí phòng tối tân của Mỹ hay Tây Âu.
  • HQ-9: “con lai” của cặp “rồng lửa” S-300 và Patriot
  • Không được mua HQ-9, Thổ Nhĩ Kỳ mua tàu chiến Trung Quốc


    Hồi tháng 9 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ công bố kết quả thắng thầu mua hệ thống phòng không tầm xa với “người thắng cuộc” là hệ thống HQ-9 của Trung Quốc. Điều này đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của giới phân tích quân sự thế giới. Các chuyên gia quân sự đánh giá cao tốc độ phát triển như vũ bão của nền quốc phòng Trung Quốc.
    Theo Tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly cho biết, tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh năm 2013 diễn ra tại Bangkok, HQ-9 lại một lần nữa gây nên “cơn sốt” trên thị trường vũ khí quốc tế. Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã bày tỏ mong muốn việc mua hệ thống phòng không HQ-9 Trung Quốc. Không những vậy, Thái Lan còn mong muốn được chuyển giao công nghệ sản xuất HQ-9.
    hq9_kienthuc_4701_yaik.jpg
    Hệ thống phòng không HQ-9 được Trung Quốc thiết kế dựa trên hệ thống S-300 và Patriot.


    HQ-9 là hệ thống phòng không tầm xa thế hệ mới do Trung Quốc tự nghiên cứu, sản xuất. Thiết kế này đã đưa Trung Quốc trở thành một trong số ít quốc gia tự sản xuất hệ thống tên lửa phòng không tầm xa.
    Việc nghiên cứu, chế tạo ra hệ thống tên lửa này là một trong những kỹ thuật khó khăn nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển tên lửa. Năng lực nghiên cứu và sản xuất hệ thống gắn liền với trình độ phát triển công nghiệp quốc phòng của quốc gia đó.
    Hiện trên thế giới rất ít quốc gia có thể nghiên cứu, phát triển một cách độc lập hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, những cường quốc trong lĩnh vực này phải kể đến Mỹ và Nga, có thể nói 2 quốc gia đó gần như độc quyền trên thị trường quốc tế.  
    Bước vào thế kỷ 21, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu đã “đầu quân” vào thị trường hệ thống phòng không tầm xa. Vốn từ thị trường cạnh tranh giữa hai cường quốc đã nhanh chóng hình thành thế phát triển cạnh tranh giữa 4 quốc gia. Chính vì vậy, hệ thống HQ-9 của Trung Quốc muốn có chỗ đứng vững trên thị trường quốc tế thì cần phải có tính năng ưu việt so với các hệ thống Patriot của Mỹ, Aster 30 SAMP/T của châu Âu.
    hq9_kienthuc_4702_hlth.jpg
    Biến thể xuất khẩu của HQ-9 được định danh là FD-2000.


    Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (phiên bản xuất khẩu định danh là FD-2000) do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (China Aerospace Science & Industry Corporation, CASIC) sản xuất, lần đầu tiên trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải vào năm 2012.
    Hệ thống này có tầm diệt mục tiêu đạt 125 km, có thể tác chiến phòng không trong mọi điều kiện thời tiết, đánh chặn nhiều loại máy bay, vũ khí dẫn đường chính xác. Một đơn vị hỏa lực có thể đồng thời điều khiển 16 quả tên lửa đánh chặn 8 mục tiêu.
    Đạn tên lửa của hệ thống HQ-9 có tốc độ nhanh, tầm bắn xa, đã áp dụng công nghệ phóng thẳng đứng, có thể tiến hành đổi hướng tùy ý trong phạm vi 360 độ.
    hq9_kienthuc_4703_cpvh.jpg
    Hệ thống phòng không FD-2000 có khả năng diệt mục tiêu trong phạm vi 125km.


    Hoàn Cầu cho rằng, trên thị trường quốc tế, hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC- 2/3 của là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của HQ-9.
    Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng thế hệ 3, tầm bắn xa nhất lên đến 160km, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật trong khoảng cách từ 10-20 km, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24 km.
    Patriot được thiết kế để chống lại mọi loại máy bay tiên tiến cũng như các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình với tốc độ lúc tấn công mục tiêu của tên lửa lên đến Mach 5.
    Xét về tính năng thì hệ thống Patriot có khả năng ưu việt hơn chút so với HQ-9 nhưng giá thành thì đắt hơn rất nhiều lần. Còn hệ thống Aster 30 SAMP/T của châu Âu là do Pháp và Ý hợp tác nghiên cứu sản xuất, tầm bắn tối đa lên tới 120 km.
    “Hệ thống HQ-9 có vị trí đứng trên thị trường vũ khí thế giới là do tính năng không thua kém so với các hệ thống khác, ngoài ra giá thành của nó chính là sách lược xúc tiến thương mại của HQ-9”, Hoàn Cầu đánh giá.
    hq9_kienthuc_4704_urno.jpg
    Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ phải chọn mua hệ thống phòng không Patriot PAC-2/3.


    Tuy nhiên, thị trường vũ khí quốc tế không chỉ chịu ảnh hưởng của tính năng vũ khí, giá thành mà còn chịu ảnh hưởng của nhân tố chính trị. Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ mua hệ thống HQ-9, Mỹ và các nước đồng minh trong khối NATO đã tạo sức ép bắt buộc Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ hợp đồng trên.
    Mặc dù mới đây Quân đội Thái Lan cho rằng, giá thành của hệ thống HQ-9 quá đắt, chi phí bảo dưỡng cao, hơn nữa kích cỡ cũng tương đối lớn nên phía này vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về việc liệu có mua hệ thống này của Trung Quốc hay không. Nhưng sự việc này một lần nữa cho thấy sự hấp dẫn của hệ thống HQ-9 của Trung Quốc.
    Nói một cách khác, tuy vẫn chưa thể xuất khẩu được HQ-9, nhưng HQ-9 Trung Quốc vẫn là “kẻ thắng cuộc” khi khiến nhiều quốc gia đồng minh Mỹ - phương Tây muốn mua, thay vì chọn hệ thống Patriot hay SAM P/T.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h1>Hy Lạp lần đầu bắn tên lửa S-300 PMU1</h1>
TPO - 14 năm sau khi mua hệ thống tên lửa S-300 PMU1 từ Nga, quân đội Hy Lạp mới thực hiện việc bắn thử nghiệm lần đầu tiên vào hôm qua.

3495fa4ad932a581ed0407cfc9443a9f.jpg
Hệ thống S-300 PMU1. Ảnh: RIA Novosti
Hãng tin RIA Novosti ngày 14/12 dẫn nguồn tin từ quốc phòng Nga cho biết, tên lửa S-300 PMU1 của Hy Lạp đã được bắn thử trong khi tiến hành cuộc tập trận mang tên Đại Bàng trắng 2013. Vụ bắn thử được quân đội Hy Lạp mô tả là đã được thực hiện thành công.Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Dimitris Avramopoulos cho biết: “Cuộc diễn tập đã thành công và điều này nghe như một nghịch lý nhưng thực tế nó như một thông điệp hoà bình ở khu vực Đông Nam châu Âu cũng như phía Đông Địa Trung Hải”.
Đáng nói là, Hy Lạp là quốc gia thành viên duy nhất của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) biên chế hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU1 của Nga cho quân đội của mình.
Thực ra, hệ thống S- 300 PMU1 được Síp mua vào năm 1999, nhưng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, hệ thống này đã phải di dời sang đảo Crete của Hy Lạp. Trong các năm 2006-2007, hệ thống được chuyển từ Đảo Síp về Hy Lạp.
Tên lửa phòng không S-300 PM1 hiện nay vẫn được xem là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại nhất của quân đội Hy Lạp.
Tùng Dương theo RIA Novosti

Hy Lạp là thành viên NATO sao không mua Patriot nhĩ
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga, UAE đàm phán về hiện đại hóa xe bọc thép BMP-3</h1>VIT - Nga và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất đang tổ chức các cuộc đàm phán về việc hiện đại hóa số lượng lớn xe chiến đấu bộ binh BMP-3, một quan chức thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga hôm 02/6 cho hay.</h2>
LAND_BMP-3_UAE_Offloading_Kuwait_lg.jpg

Ông Vyacheslav Dzirkaln, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga, đang dẫn đầu đoàn đại biểu Nga tại một cuộc họp ủy ban liên chính phủ Nga-UAE về hợp tác quân sự và kỹ thuật.
Các cuộc đàm phán tại Abu Dhabi tập trung vào “việc hiện đại hóa toàn bộ số lượng lớn xe BMP-3 nhằm tăng khả năng chiến đấu của chúng. Chúng tôi đã thành công theo hướng này," quan chức Nga cho biết.
Trước đó, số xe chiến đấu bộ binh này đã được Kurganmashzavod, một công ty chế tạo máy của Nga có trụ sở tại Kurgan thuộc miền tây Siberia, cung cấp cho các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất.
Ông Dzirkaln tiết lộ, các quan chức quân sự các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất có "thái độ tốt trong việc hợp tác với Nga. Do đó, tôi kết luận rằng sự hợp tác của chúng tôi sẽ có kết quả"
Ông Dzirkaln cũng khẳng định, Nga sẽ hoàn tất việc cung cấp hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 cho các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất vào cuối năm 2010.
"Năm nay việc bàn giao sẽ được hoàn thành. Thêm 2 lô hệ thống này nữa sẽ được cung cấp và hợp đồng cung cấp này sẽ được hoàn thành," ông nói.
Các phương tiện truyền thông Nga cho biết Moscow đã ký một hợp đồng trị giá 734 triệu với các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất vào năm 2000 mua 50 hệ thống phòng không Pantsir-S1.
Pantsir-S1 là một hệ thống tên lửa đất đối không hỗn hợp tầm ngắn đến tầm trung và hệ thống pháo binh phòng không này được Cục Thiết kế Sản xuất Công cụ (KPB) có trụ sở tại Tula chế tạo.
Chúng được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu điểm và khu vực và mang được đến 12 tên lửa đất đối không nhiên liệu rắn 2 tầng trong các hộp chứa sẵn sàng phóng được niêm phong.
Hệ thống này cũng có hai khẩu pháo tự động 2 nòng 30mm có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 4 km.
Theo lời ông Dzirkaln, hiện còn quá sớm để nói về khả năng cung cấp thêm những tổ hợp pháo – tên lửa phòng không nói trên cho quốc gia này.
“Tương lai phát triển tiếp tục sẽ nằm ở việc tổ chức dịch vụ bảo dưỡng, tiếp tục đào tạo các chuyên gia của UAE về kỹ năng vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng,” ông nói.

UAE là đệ Mỹ, có M2 xịn lắm sao ko bán cho UAE ?
 
Status
Không mở trả lời sau này.