Bài viết trên website của tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Mỹ, nhà nghiên cứu Jack Douglas thuộc Học viện William và Mary đã cho biết, mục đích của chiến lược trên là chuyển đến một thông điệp: Tuy tàu sân bay có khả năng phòng vệ kém, nhưng nó thể hiện quyết tâm của Mỹ là sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc.
Tuy nhiên, bài viết chỉ ra, chiến lược này cũng thiếu tính khả thi. Mỗi lần Washington cao giọng, Bắc Kinh lại đưa ra các biện pháp còn mạnh mẽ hơn. Nếu Mỹ triển khai tàu sân bay ở biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ quyết tâm đánh chìm nó khiến Mỹ sẽ phải bố trí thêm nhiều chiếc nữa. Tuy nhiên, số tàu sân bay này cũng dễ bị đánh chìm như chiếc đầu tiên.
Đa số các nhà quan sát tin rằng khả năng chống tiếp cận/khu vực cấm A2/AD của Trung Quốc ưu thế hơn tàu sân bay Mỹ về kỹ thuật và kinh tế. Tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống hạm gấp đôi loại tên lửa chống hạm của máy bay trên tàu sân bay. Hơn nữa loại tên lửa này rất khó bị phát hiện mà lại rất dễ phân tán, cho nên trên vùng biển rộng lớn bao la, siêu tàu sân bay chỉ là một tấm bia khổng lồ.
Số lượng tên lửa của Trung Quốc tất nhiên sẽ nhiều hơn gấp bội số hàng không mẫu hạng của Mỹ. Máy bay không người lái (UAV) và những hệ thống phòng thủ tiên tiến có khả năng bảo vệ tàu sân bay, nhưng rõ ràng là sẽ rất nguy hiểm khi tàu sân bay Mỹ hoạt động ở vùng biển gần Trung Quốc. Do vậy có thể rút ra kết luận là: Không nên bố trí tàu sân bay ở khu vực này một cách khinh xuất.
Nhưng, ông Douglas cho biết, tuy hàng không mẫu hạm còn có những nhược điểm, nhưng Washington vẫn sẽ thử sử dụng nó như một công cụ uy hiếp. Mục đích của nó là chuyển đến thông điệp Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Cũng giống như hồi Hoa Kỳ đóng quân ở Tây Đức, tuy tàu sân bay có khả năng phòng vệ kém nhưng nó cũng phát huy được nhiều chức năng khác nhau, thể hiện quyết tâm của Mỹ là phát đi một tín hiệu cảnh cáo.
Mỹ sẽ thử sử dụng tàu sân bay như một công cụ uy hiếp Trung Quốc?
Nói một cách cụ thể, Douglas cho rằng, Mỹ đang dự định “5 ăn 5 thua” với Bắc Kinh: Làm cho sự việc biến thành một dự cảm không lành. Vấn đề không phải là hàng không mẫu hạm có thể làm gì khi xảy ra xung đột xảy ra, mà là khi hàng không mẫu hạm bị tấn công nó sẽ báo trước dấu hiệu gì: Một cuộc báo thù toàn diện hay là một cuộc chiến nhanh chóng mất kiểm soát?
Nhà phân tích Harry White thuộc Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia đã nói vào tháng trước “Ý tưởng là thế này: Bất kỳ đối tượng nào tấn công tàu sân bay Mỹ đều phải tính đến sự đáp trả tích cực của đối phương”. Nhìn từ góc độ quốc tế, nếu đòn đánh thành công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến “danh tiếng” của Mỹ, đặc biệt là khi Mỹ không có cơ hội đáp trả.
Nhìn từ góc độ trong nước, cái chết của 6.000 thủy thủ, sẽ dấy lên áp lực chính trị làm Mỹ không thể chấp nhận được, buộc phải sử dụng các biện pháp đáp trả nhằm làm giảm bớt hậu quả của một cuộc chiến tàn khốc. Việc Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu cũng là do “muốn giảm thiểu những thiệt hại về con người”.
Tuy các nhà hoạch định quốc phòng thường thiên về xu hướng tránh sử dụng vũ lực nhưng Douglas cho rằng, nếu mục đích của Mỹ là duy trì sự bá chủ trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền thì đây là điều không thể.
Chiến tranh hiện đại đòi hỏi lực lượng tác chiến trên không của tàu sân bay phải có khả năng xuyên thủng khu vực châu Á đại lục, ngăn chặn được tàu sân bay sẽ tước đoạt phần lớn sức chiến đấu của quân đội Mỹ.
Các căn cứ cố định phải đối mặt với sự đe dọa không hề nhỏ, một phần là do các căn cứ của Mỹ tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Guam trong nhiều năm qua không hề có sự thay đổi.
Ngăn chặn được tàu sân bay, Mỹ chỉ còn dựa vào máy bay ném bom tàng hình như B-2
Cách đây vài tháng, Phó Giáo sư Andrew Erikson thuộc Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ đã chỉ ra rằng, Mỹ đang nắm những ưu thế quan trọng về phương diện tác chiến chống ngầm so với Trung Quốc. Nhưng liệu lợi thế về kỹ thuật của Mỹ có đủ để đối phó với những điều kiện bất lợi ngày càng gia tăng ở vùng duyên hải Trung Quốc hay không?
Mỹ có thể điều động máy bay chiến đấu và máy bay ném bom từ các căn cứ không quân đóng tại châu Á, nhưng Trung Quốc cũng có đủ khả năng để đánh đòn phủ đầu hoặc trả đũa vào những căn cứ này.
Một khi loại trừ những thủ đoạn về sức chiến đấu của hàng không mẫu hạm, Washington chỉ có thể dựa vào máy bay ném bom tàng hình tầm xa và khả năng tấn công chính xác phi hạt nhân. Nhưng Mỹ lại không phát hiện và khống chế được hàng ngàn, hàng vạn bệ phóng tên lửa, trạm ra đa, trung tâm chỉ huy và điều khiển của Đại lục.
Nói một cách đơn giản, khả năng trả đũa của Bắc Kinh vượt xa so với mức độ trừng phạt của Washington. Trong khái niệm về tác chiến không - hải nhất thể, không tồn tại cái gọi là “ưu thế tăng dần”, chí ít là đối với những khả năng tiềm ẩn mà Trung Quốc còn đang che giấu.
"Sát thủ hàng không mẫu hạm" DF-21 của Trung Quốc
Nếu Nhà trắng tiếp tục sử dụng tàu sân bay để chuyển tải ý đồ ngoại giao, thì nên cẩn trọng rằng, mọi thông điệp của Mỹ rất có thể bị hiểu sai. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ hủy bỏ chính sách trả đũa hạt nhân tại Đức. Cũng như hiện nay, rất nhiều người hoài nghi, liệu Mỹ có đồng ý dùng New York để đổi Bonn hay lấy Los Angeles để đổi lấy Đài Bắc?
Nếu sự uy hiếp có hiệu quả, đó là vì quân đồn trú tại Berlin (Thủ đô Đức) chỉ là một bộ phận nằm trong chính sách kiềm chế toàn diện của Mỹ. Nhưng tình hình hiện nay không giống với ngày xưa. Quân đội Mỹ có thể điều hải quân đánh bộ đến đóng quân tại đảo trên Thái Bình Dương, bao vây Đài Loan. Nhưng trên thực tế, hiện nay Mỹ đang cắt giảm ngân sách, đầu tư kỹ thuật lỗi thời và quân đồn trú tại Okinawa cũng đang bị tinh giảm.
Do thiếu độ tin cậy, nên dùng tàu sân bay để thực hiện “chiến lược Berlin” của Mỹ đã rơi vào vòng nguy hiểm, hoặc nói cách khác là phí công vô ích. Nếu hàng không mẫu hạm bị đánh chìm, như vậy có thể xảy ra hai tình huống:
Một là, Mỹ sẽ phát động một cuộc chiến tranh mà ban đầu chính họ muốn ngăn cản. Tuy nhiên, nhiều phần là Mỹ sẽ không lựa chọn cuộc chiến tranh này.
Thứ 2 là, Mỹ đưa ra các đe dọa rỗng tuếch, hư trương thanh thế và mất đi địa vị bá chủ.
Khi bản thân mình đang rất dễ bị vấp ngã, khi tiến hành một chiến lược mất phương hướng như vậy, không dễ để Mỹ có quyết sách, hướng đi chuẩn xác.
Chuyên gia Mỹ: F-22 không cứu giúp được Ukraine(Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia Mỹ cho rằng dù cho có dùng tới máy bay tiêm kích tàng hình F-22 cũng không thể giúp Ukraine có lợi thế trước Nga.
- Nga “chất vấn” NATO về sự hiện diện ở Đông Âu
- Mỹ để Ukraine tự quyết định tương lai của mình?
Dưới đây là nội dung bài viết của ông Robert Farley – trợ lý giáo sư tại phân viện Ngoại giao Patterson, Đại học Kentucky:
F-22 thực sự giúp Ukraine chống lại Nga?
Đại tá Robert Spalding III của Không quân Mỹ phát biểu trên tờ National Interest cho biết, việc triển khai máy bay tàng hình F-22 với mục đích phòng thủ có thể là biện pháp cho khủng hoảng Ukraine.
Tuy nhiên, Đại tá Spalding có thể đã sai, F-22 không phải là câu trả lời cho khủng hoảng Ukraine. Tuyên bố của ông Spalding là một ví dụ về sự ngạo mạn của Không quân Mỹ. “Không cần bắn một phát, việc triển khai F-22 sẽ ngay lập tức thay đổi toan tính xâm lược của ông Putin”, ông Spalding nhấn mạnh.
Ông Spalding lý giải máy bay Nga sẽ không thể chống được máy bay tàng hình của Mỹ và không thể hỗ trợ cho lực lượng mặt đất. Điều này sẽ giúp Ukraine tự tin hơn trong việc tự bảo vệ vì lực lượng mặt đất của Nga sẽ trở thành mục tiêu của Không quân Ukraine cũng như F-22 của Mỹ.
"Bảo bối" tiêm kích tàng hình F-22.
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ tập trung vào việc F-22 sẽ giúp cân bằng cán cân quân sự giúp quân đội Ukraine mà không tính đến việc liệu Mỹ có động lực nào để triển khai F-22 giúp Ukraine hay không.
Nhưng kể cả khi được triển khai, F-22 liệu có làm cán cân nghiêng về phía Ukraine?
Đầu tiên, F-22 chỉ có thể tiêu diệt Không quân Nga nếu có không chiến nhưng liệu người Nga có để F-22 không chiến với máy bay chiến đấu của họ? Kremlin sẽ chỉ vận hành lực lượng không quân của nước này để đối đầu với F-22 khi họ có ưu thế áp đảo. Trong trường hợp tốt nhất, F-22 chỉ có thể hạn chế việc Nga sử dụng không quân để hỗ trợ lục quân.
Tuy vậy, việc Ukraine sử dụng không quân để tấn công lục quân và hải quân Nga vẫn là điều không thể. Moscow có thể triển khai S-400 để bảo vệ quân đội Nga từ phía Đông cho đến vùng trung tâm Ukraine. Hệ thống phòng không S-400 có thể xác định, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu từ khoảng cách hơn 400km.
Kể cả khi chúng ta giả sử rằng F-22 có thể áp đảo được hệ thống S-400 – một điều mà chưa từng được kiểm chứng trước kia thì việc Ukraine sử dụng Su-25 cũng là không thể.
Tên lửa phòng không tầm xa nhất thế giới S-400.
S-400 là một hệ thống di động có thể giúp Nga bảo vệ các binh sĩ của họ trước Su-25 một cách hiệu quả và khiến các cuộc không kích của Ukraine đều trở thành tự sát.
Như vậy, kể cả F-22 có tham gia thì lực lượng mặt đất Ukraine vẫn có một cuộc chiến không cân sức với một Quân đội Nga hùng mạnh.
Không những vậy, F-22 tham gia còn là cớ khiến Nga có thể leo thang. Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K720 Iskander của Nga có thể tấn công chính xác mục tiêu trong khoảng cách 400km với độ lệch chỉ 5m. Điều này giúp quân đội Nga không chỉ tự vệ trước F-22 mà còn giúp tấn công vào các căn cứ Không quân Ukraine. Vì vậy, Mỹ sẽ phải rất vất vả tìm căn cứ an toàn cho F-22.
Hệ thống phòng không Patriot có thể giúp Mỹ bảo vệ F-22 nhưng Không quân Mỹ sẽ khó có thể để phi đội máy bay tàng hình nhiều tỷ USD của mình trước nguy cơ bị Nga tiêu diệt trong thời gian dài. Thực tế, Nga sẽ tìm ra cách tiêu diệt phi đội F-22 của Mỹ kể cả nếu căn cứ của F-22 ở Ba Lan.
Nga sẽ dùng pháo binh tầm xa để phá hủy lưới phòng ngự của Ukraine mà không cần không kích. Nga vẫn vượt trội Ukraine cả về số lượng và chất lượng của những hệ thống pháo binh.
Cuối cùng, Moscow có thể dùng sức mạnh không quân để có ưu thế tuyệt đối trên chiến trường. Giả sử rằng, biện pháp triển khai với mục đích phòng thủ của F-22 không cho phép F-22 bắn hạ máy bay Nga trong không phận của Nga. Điều này giúp máy bay chiến đấu và ném bom của Moscow có thể thực hiện các cuộc không kích chớp nhoáng và chạy về lại biên giới trước khi F-22 kịp phản ứng. Không những thế, Nga còn có những hệ thống tên lửa hành trình có thể vươn tới bất cứ mục tiêu nào ở Ukraine mà không cần Không quân Nga phải vượt qua biên giới.
Với tầm bắn của tên lửa, pháo binh Nga, F-22 chỉ có thể đóng quân ở phía cực tây của Ukraine, Ba Lan hoặc thậm chí ở Georgia. F-22 sẽ phải bay gần 1.000km trước khi tham chiến hoặc đi tuần ở phía đông Ukraine. F-22 có thể vận hành ở khoảng cách này nhưng khó có thể trong thời gian dài. Điều này giúp Không quân Nga có khoảng trống để trợ giúp lực lượng mặt đất khi F-22 vắng mặt.
Tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật Iskander.
Không quân Mỹ nên thôi ngạo mạn
Vì những lý do kể trên, nếu Nga quyết định tấn công Ukraine, Mỹ sẽ cần phải đóng góp nhiều hơn chứ không dừng lại ở vài phi đội F-22.
Tuyên bố của ông Robert Spalding III sẽ không làm người ta ngạc nhiên nếu nó đến từ một nhà lập pháp dân sự nhưng sẽ làm nhiều người ngạc nhiên nếu nó đến từ một quan chức quân sự cấp cao: một Đại tá Không quân Mỹ. Các quan chức Không quân Mỹ nên thôi đưa ra các tuyên bố vô lý và quá đề cao sức mạnh của không quân. Các tuyên bố này có thể làm ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao.
Điều này nên được xem xét từ phía các học viện đào tạo quân sự chuyên nghiệp của Không quân Mỹ. Các học viện này nên chú ý để từ bỏ việc đào tạo ra các sĩ quan không quân với sự hiểu biết nông cạn mà chỉ biết đề cao sức mạnh của Không quân Mỹ.
Nếu Mỹ muốn ngăn chặn Nga, Mỹ cần phải cho thấy rõ ràng quyết tâm chính trị để bảo vệ Ukraine. Nếu Mỹ muốn chiến đấu thực sự với Nga, Mỹ cần chuẩn bị cho một cuộc chiến thật sự chứ không chỉ những cuộc xung đột rẻ tiền và không có thương vong.
- Su-35S “vượt trội” siêu tiêm kích F-22</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Tờ Rossiyskaya Gazeta cho rằng, một số đặc điểm kỹ thuật trên tiêm kích thế hệ 4++ Su-35S hơn hẳn siêu tiêm kích Mỹ F-22 Raptor.
- Su-35S “độc cô cầu bại“?
- Việt Nam sẽ mua tiêm kích Sukhoi Su-35?
Hiện tại, công việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50 của Nga đang dần hoàn tất giai đoạn thử nghiệm. Chương trình phát triển này cũng đang phải chịu sức ép rất lớn từ Bộ Quốc phòng Nga trước yêu cầu phải đưa T-50 vào sản xuất và có trong biên chế từ năm 2017.
Trong khi đó các đơn vị Không quân Nga hiện tại đã được trang bị một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu đa năng Su-35S như là giải pháp tạm thời gánh vác nhiệm vụ chiếm lĩnh trên không trước khi Su T-50 đưa vào phục vụ.
Tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35S được ứng dụng một số công nghệ trong thiết kế máy bay thế hệ thứ 5.
Vấn đề của Không quân Nga là những chiếc Su-35S không thuộc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mà chỉ là thuộc thế hệ 4++. Mặc dù vậy, nó được thiết kế với các yếu tố kỹ thuật là dành cho một máy bay chiến đấu của tương lai, Su-35S có các thông số kỹ thuật đều ngang tầm so với một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, ngoại trừ sự khiếm khuyết về công nghệ tàng hình. Cho đến thời điểm này thì Su-35S đã được Nga cho sản xuất hàng loạt với mục tiêu thay thế lực lượng không quân già cỗi của nước này .
Theo nhận định của
Rossiyskaya Gazeta, một số đặc điểm kỹ thuật của Su-35S hơn hẳn các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên được đưa vào hoạt động trên thế giới F-22 Raptor (Mỹ).
Ví dụ, Su-35S được trang bị hệ thống radar mạng pha bị động Irbis có thể phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách kỷ lục lên tới 400 km và theo dõi tới 30 mục tiêu và giao chiến với 8 mục tiêu cùng một lúc. Trong khi hệ thống radar trên F-22 lại yếu hơn với phạm vi phát hiện tối đa chỉ là 300 km.
Radar Irbis trên Su-35S.
Ngoài ra hệ thống Irbis còn có khả năng chủ động phát hiện và theo dõi lên đến 4 mục tiêu trên mặt đất cùng một lúc.
Su-35S còn tích hợp hệ thống định vị có khả năng xác định chính xác vị trí của máy bay và các thông số chuyển động của nó mà không cần đến định vị vệ tinh hoặc liên lạc với trạm mặt đất. Với hệ thống này dù cho các vệ tinh dẫn đường GPS hoặc GLONASS bị tấn công hay xảy ra sự cố thì Su-35S vẫn có thể tiếp tục bay mà không cần dẫn đường .
Không quân Nga sẽ lần lượt tiếp nhận 48 máy bay Su-35S đến cuối năm 2015. Trên thực tế, thiết kế buồng lái của Su-35S và Sukhoi T-50 có nét tương đồng từ trang thiết bị điện tử đến các hệ thống điều khiển vũ khí. Do đó, khi các phi công của Nga tiến hành chuyển loại từ Su-35S sang các máy bay thế hệ thứ 5 Su T-50 sẽ không gặp phải bất kì trở ngại nào. Bất kỳ phi công đã từng điều khiển Su-35S đều có thể dễ dàng điều khiển những chiếc T-50.
Cho tới khi Su T-50 được đưa vào phục vụ, đối thủ của F-22 sẽ là Su-35S.
Điều này chứng tỏ, việc Không quân Nga thông báo sẽ trang bị máy bay thế hệ thứ 5 từ năm 2017 là không đúng, mà việc chuyển đổi này đang được thực hiện dần dần trong lực lượng không quân trong hiện tại .
Hiện nay ngành công nghiệp hàng không của Nga đang có một khởi đầu tốt trong việc phát triển nghiên cứu các máy bay chiến đấu thế hệ mới. Với việc trang bị Su-35S vào các đơn vị không quân, cũng như trang bị các máy bay Su T-50 sẽ là nền tảng tốt để Nga có thể đẩy nhanh quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.
[/list]