Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Thất bại của quốc phòng Mỹ


Hàn Quốc: “Ngư lôi Triều Tiên bắn chìm tàu Cheonan”
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ha...8122754931.htm

Trận pháo kích rung chuyển đảo Yeonpyeong Hàn Quốc
http://soha.vn/quan-su/tran-phao-kic...7115758547.htm

Pháo Triều Tiên 'xé nát bầu trời' đảo Yeonpyeong Hàn Quốc (II)
http://soha.vn/quan-su/phao-trieu-ti...7221901148.htm

Su-30MKI thay đổi chiến lược tác chiến của Ấn Độ thế nào?
http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet-...ao-299598.html

MiG-21 giúp Ấn Độ giành thắng lợi trước Pakistan thế nào?
http://kienthuc.net.vn/vu-khi/mig21-...ao-295765.html

On May 4, 2013, the Syrian Navy sunk an Israeli Dolphin submarine
http://www.veteranstoday.com/2013/07...f-16-in-syria/

hong_linh nói:
Rafale nói:
hong_linh nói:
Sao ko thấy vn mua con A50 thần thánh nhỉ các thánh?


Tiền đâu mà mua ? sao Ấn ko mua E-2/3 cho nhanh mua A-50 làm gì ?!

irbaboon nói:
hong_linh nói:
Sao ko thấy vn mua con A50 thần thánh nhỉ các thánh?


thật cũng chỉ có 2 nước có ý định mua thôi, mà rốt cuộc cả ấn và trung quốc đều mang sang israel gắn đồ chơi hết.


Gắn lúc nào thế ? A-50 Ấn ấy ? còn TQ nó gắn 1 con tưởng ngon, hóa ra cùi bắp tháo ra hủy hợp đồng luôn. Cuối cùng cả 2 thằng phải đi mua A-50 về dùng =]] mà sao Ấn ko mua E-2/3 cho nhanh mua A-50 làm gì =]]
Em thấy báo đất Việt đăng A50 của Ấn và TQ chỉ là cái xác il76, còn rada là của israel.


Thế mình nói sai à =]]
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Công ty Pháp ký hợp đồng mua 7 tên lửa Soyuz của Nga
<hr/>Quote:
Thông tin này được công bố ngay sau khi có những thông tin không mấy tốt đẹp về sự hợp tác giữa cơ quan vũ trụ Nga và NASA của Mỹ. Báo Ria Novosti đưa tin cho biết công ty hàng không vũ trụ Arianespace của Pháp vừa ký một hợp đồng lớn trong đó mua thêm 7 tên lửa vũ trụ dòng Soyuz từ tập đoàn Roscosmos của Liên bang Nga.




Thỏa thuận này vừa được ký kết sau khi Pháp phóng thành công một vệ tinh quan sát Trái Đất trên khoang của tên lửa Soyuz từ bão phóng đặt ở French Guiana ở Nam Mỹ.

Trước đó, theo thỏa thuận giữa Nga và Pháp ký năm 2003, Pháp vẫn thường xuyên sử dụng tên lửa đẩy Soyuz của Nga để phóng các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo Trái Đất.

Tổng giá trị của thương vụ không được báo Nga tiết lộ nhưng đây chắc chắn là một thương vụ lớn, được sự hậu thuẫn của những nhà lãnh đạo cao nhất của hai quốc gia.

Tập đoàn Arianespace của Pháp thông báo rằng với thỏa thuận vừa ký với đối tác Nga, tập đoàn này đã có thể hoàn thành được các yêu cầu cá nhân cũng như của chính phủ Pháp đặt ra cho đến tận năm 2018.

Thông tin này được công bố ngay sau khi có những thông tin không mấy tốt đẹp về sự hợp tác giữa Cơ quan vũ trụ Nga và NASA của Mỹ.

NASA gần đây đã tuyên bố rằng họ sẽ đình chỉ các hợp đồng cụ thể với đối tác Nga liên quan đến tình hình căng thẳng tại Ucraine tuy nhiên vẫn khẳng định rằng việc hợp tác liên quan đến Trạm vũ trụ quốc tế vẫn được duy trì.

Hiện các nhà du hành của cả Nga và Mỹ đều đang làm việc và sống chung cùng nhau trên Trạm không gian quốc tế ISS.
Hợp đồng này trị giá 400 triệu $ với 7 tên lửa Soyuz-ST và bộ đẩy tăng lực Fregat , giá thành này được xem tương đương gần 60 tr$ / 1 chiếc
1a7c84e4ab13a7a2e83f5853d95f5240.gif

Có thể nói giá thành Soyuz-ST mềm và ngon lành hơn hẳn Antares ( sử dụng động cơ Nga NK-33 ) hay Falcon 9v1.1
wol_error.gif
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x330.
2014ee75180c-d520-4d97-8bc3-5622ff20c163.jpeg

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Hết tiền, Phần Lan bỏ Mỹ quay lại với tên lửa Nga?</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chính phủ Phần Lan có ý định quay trở lại sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật giá rẻ của Nga.
[*]Nga phát triển tên lửa mới dùng cho hệ thống Iskander
[*]Su-27/30 Nga ầm ầm xuất kích gần biên giới các nước EU
[/list]

Khả năng Quân đội Phần Lan quay trở lại sử dụng các hệ thống tên lửa đối đất do Nga chế tạo ngày càng lớn, sau khi Bộ Tài chính nước này đã đặt ra giới hạn cho chương trình mua sắm tên lửa chiến thuật mới của Quân đội Phần Lan trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại.
Sau khi chính phủ Phần Lan quyết định cắt giảm hơn 3 tỷ USD dành cho chi tiêu công nhằm chế ngự nguy cơ nợ công đang ngày càng tăng cao của quốc gia này. Theo các quan chức Phần Lan, họ đang tìm giải pháp chi tiêu có hiệu quả hơn cho chương trình mua sắm các hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS MGM-140 của Tập đoàn Lockheed Martin.
phanlan_kienthuc_2_cors.jpg
Hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS của Quân đội Mỹ.

Bộ Quốc phòng Phần Lan đã dành khá nhiều sự quan tâm cho chương trình mua sắm hệ thống ATACMS trong thời gian gần đây, vào đầu tháng 1 năm nay, bộ này đã dành riêng số tiền 140 triệu USD cho chương trình. Hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS có tầm bắn hơn 300km và là một trong những mẫu tên lửa chiến thuật khá thành công của Quân đội Mỹ.
Ông Arto Koski cố vấn thương mại thuộc Bộ Quốc phòng Phần Lan cho hay: “Hiện nay dự án mua sắm tên lửa ATACMS có thể sẽ bị ngừng triển khai vì lý do ngân sách và giá thành của ATACMS khá cao không còn phù hợp với tình hình hiện tại”. Không những thế các hệ thống ATACMS mà Quân đội Phần Lan sẽ mua đều rất đắt tiền và đã qua sử dụng.
Koski cho biết, hiện tại chính phủ Phần Lan có thể sẽ tìm một giải pháp khác hiệu quả hơn cho chương trình mua sắm các tên lửa chiến thuật nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong sử dụng và giá thành hợp lý. Nước này còn để ngỏ khả năng quay trở lại sử dụng các hệ thống vũ khí của Nga một phần là do có giá thành thấp cũng như sử dụng công nghệ tương tự so với tên lửa của Mỹ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu đề ra.
phanlan_kienthuc_3_xizk.jpg
Phiên bản xuất khẩu Iskander-E của tên lửa nổi danh Iskander là một sự lựa chọn tốt cho Phần Lan hiện nay.

Sự quan tâm của Bộ Quốc phòng Phần Lan dành cho ATACMS đạt đỉnh điểm vào giữa năm 2012, khi Quốc hội Mỹ cho phép nước này mua tối đa 70 hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS. Trước đó Phần Lan cũng đã mua một số lượng lớn tên lửa không đối đất của Mỹ để trang bị cho các máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của Không quân nước này.
Để chuẩn bị cho việc trang bị các hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS, trong năm 2006, Phần Lan đã mua lại các hệ thống pháo phản lực phóng loạt đã qua sử dụng M270 (MLRS) của Hà Lan với giá 62 triệu USD. Và cũng chi hơn 50 triệu USD để nâng cấp MLRS để có thể tương thích với hệ thống tên lửa ATACMS. Vì cả hai hệ thống tên lửa này đều sử dụng cùng chung một công nghệ.
Khả năng một quốc gia trung lập như Phần Lan sở hữu các loại vũ khí do Nga chế tạo hoàn toàn có thể thành hiện thực, sau khi một thỏa thuận được ký kết giữa hai nước vào tháng 6 năm ngoái trong khuôn khổ hợp tác mua bán vũ khí giữa hai bên. Ngoài ra Phần Lan còn dành được một số hợp đồng phụ cho chương trình hiện đại hóa quân đội của Nga.
Thỏa thuận trên đã đạt được sau các cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến thăm vào tháng 5 năm ngoái. Trong những tháng tiếp theo sau đó hai bên đều thành lập các nhóm nhóm làm việc riêng biệt ở mỗi nước để khảo sát và đánh giá tiềm năng hợp tác thương mại trong ngành công nghiệp quốc phòng giữa Nga và Phần Lan trong các lĩnh vực thế mạnh của mỗi nước.
phanlan_kienthuc_4_nnbh.jpg
Một hệ thống phòng không BUK của Quân đội Phần Lan

Theo đó phiên bản xuất khẩu của tên lửa chiến thuật Iskander-E của Nga cũng nằm trong danh mục các hệ thống vũ khí mà nước này muốn bán cho Phần Lan và Iskander-E có đủ khả năng cạnh với tên lửa ATACMS của Mỹ.Vvới chi phí và giá thành thấp hơn nhiều so với ATACMS đây là một lựa chọn tốt cho Chính phủ Phần Lan trong bối cảnh hiện tại.
Quân đội Phần Lan trước đây đã có truyền thống sử dụng các hệ thống vũ khí do Liên Xô chế tạo nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ. Nước này đã mua lại một số lượng không nhỏ các máy bay chiến đấu MiG-21, trực thăng Mi-8 và hệ thống phòng không tầm trung BUK.
Hiện tại các hệ thống phòng không BUK gần như đã lỗi thời và được thay thế bằng các hệ thống tên lửa phòng không NASAMS II do Na Uy phát triển được đưa vào sử dụng vào năm 2015. Sau năm 1991, Phần Lan đã bắt đầu chuyển sang sử dụng các hệ thống vũ khí do Phương Tây chế tạo điển hình trong đó là hợp đồng mua 64 chiếc F/A-18C Hornet D của Hãng McDonnell trong năm 1992.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Lộ lý do Nga điều “đôi cánh ma thuật” Tu-22M3 tới Crimea?</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Việc Nga đưa Tu-22M3 tới Crimea được cho là có thể biến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đặt ở châu Âu “vô dụng hoàn toàn”.
[*]Nga sẽ biến Crimea thành "tàu sân bay không thể đánh chìm"
[*]Điểm vũ khí “khủng” Nga triển khai ở Crimea
[/list]

Theo truyền thông Nga, dự kiến tới năm 2016, Không quân Nga sẽ đưa trung đoàn máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 tới căn cứ không quân Gvardeiskiy tới Crimea. Ngoài ra, Nga còn sẽ đưa các máy bay tiêm kích Su-27, máy bay săn ngầm Tu-142, Il-38, trực thăng săn ngầm Ka-27/29 tới đây.
Trong đó, việc Nga điều Tu-22M3 tới Crimea thu hút rất nhiều sự chú ý. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc này, trang mạng Regnum (trụ sở ở Nga) đã có bài phân tích cán cân quân sự trong khu vực và toàn châu Âu sẽ thay đổi thế nào sau khi bố trí Tu-22 ở Gvardeiskiy.
tu22m3_kienthuc_4701_wide.jpg
Máy bay ném bom chiến lược cánh cụp cánh xòe Tu-22M3.


Dưới đây là nội dung bài phân tích:
Tu-22M3 mạnh cỡ nào?
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, (NATO định danh là Backfire) là biến thể nâng cấp của mẫu Tu-22M đưa vào sử dụng năm 1983.
Tu-22M3 được chế tạo theo nguyên lý máy bay đa chế độ bay và có cánh thay đổi được hình dáng - khi cất cánh thì cánh máy bay thực chất nằm ngang, còn ở tốc độ vượt âm cánh máy bay khép lại tạo góc 65 độ. Điều này cho phép sử dụng máy bay trong một dải tốc độ và độ cao rất rộng.
Tu-22M3 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kuznetsov NK-25 (lực đẩy 245,2kN/chiếc) cho tốc độ bay vượt âm Mach 1,88 (tức 2.000km/h), bán kính chiến đấu 2.410km, trần bay 13.300m.
Máy bay ném bom được trang bị hệ thống vô tuyến điện tử và dẫn đường rất mạnh. Hệ thống tự động trên máy bay tích cực tham gia vào việc điều khiển nó, khiến cho công việc của phi công được nhẹ nhàng đi nhiều.
tu22m3_kienthuc_4702_zgih.jpg
Tên lửa hành trình siêu thanh Kh-22 trên giá treo ngoài cánh Tu-22M3.

Vũ khí cơ bản của Tu-22M3 là tên lửa hành trình có cánh Kh-22 có tầm bắn đến 500km và tốc độ đến 4.000km/h (được thiết kế để tấn công hủy diệt tàu sân bay Mỹ) và tên lửa Kh-15 có tầm bắn đến 250 Km và tốc độ đến 5.000 Km/h. Cả 2 loại tên lửa đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Ngoài ra, tên lửa Kh-32 đang được nghiên cứu chế tạo cho Tu-22M3, dự kiến sẽ có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự li đến 1.000km với độ chính xác rất cao. Đến năm 2020, có 30 chiếc Tu-22M3 sẽ được hiện đại hóa nâng cấp đến cấu hình Tu-22M3M và được trang bị chính những tên lửa này. Bài viết cho biết rằng, có thể ở Crimea sẽ triển khai những chiếc máy bay mới này.
“Công phá” hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu
Regnum cho rằng, với bán kính chiến đấu xa của Tu-22M3, cộng thêm tầm bắn của tên lửa có cánh đủ để bao trùm toàn bộ lãnh thổ vùng Tây Âu, kể cả nước Anh. Tu-22M3 sẽ có thể bay đến các nước Đông Âu với tốc độ vượt âm liên tục. Tất cả những điều này là thêm một đòn mạnh có thể có đánh vào hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Trước đó, đáp trả việc triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở châu Âu, Nga đã triển khai tổ hợp tên lửa Iskander-M có tầm bắn từ 500-2.000km tùy thuộc cấu hình tên lửa được sử dụng. Tên lửa được tổ hợp này phóng đi có thể sử dụng các biện pháp cơ động khác nhau, vì vậy thực chất không bị hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa đe dọa.
Sự phối hợp Tu-22M3 với Iskander-M hoàn toàn làm mất giá trị các thành tố của hệ thống phòng thủ chống tên lửa mà Mỹ sẽ bắt đầu triển khai ở Ba Lan và Romania trong các năm 2018-2020.
tu22m3_kienthuc_4703_bsas.jpg
Việc Nga điều Tu-22M3 tới Crimea đem lại nhiều lợi thế trong việc đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa, can thiệp dễ dàng vào khu vực khác.


Các hướng khác mà ở đó khả năng của Quân đội Nga được tăng cường nhờ Tu-22M3 là khu vực Biển Đen, bán đảo Banlkan và Cận Đông. Biển Đen, vốn đã nằm trong tầm bắn của một lượng lớn tên lửa phòng thủ bờ biển, bây giờ sẽ còn bị các máy bay ném bom Tu-22M3 mang tên lửa có cánh của kiểm soát. Tất cả những điều này giúp việc tiêu diệt hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ, hay một hạm đội khác nào đó hoạt động tích cực trên Biển Đen thành nhiệm vụ không có gì phức tạp.
Ngoài ra, trong trường hợp thật sự cần thiết, tiềm năng của Crimea có thể được sử dụng trong các “điểm nóng” tiềm tàng của Cận Đông - trong đó có Syria và Iran.
Có thể nói, việc Nga quyết định triển khai Tu-22M3 ở Crimea tăng đáng kể khả năng của các Lực lượng vũ trang Nga tại các khu vực quan trọng vào thời điểm hiện tại. Với ý nghĩa này việc Nga có được “tàu sân bay không thể bị đánh chìm” ruột thịt của mình là vô giá.
Bước đi này của Tổng thống Vladimir Putin, hiện vẫn chưa được các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây đánh giá đầy đủ, là sự trừng phạt nghiêm trọng hơn nhiều so với việc phong tỏa tài khoản của một số doanh nhân hoặc chính khách Nga.

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Hãng xe Ford (bản thân mình đang chạy :D) đã đóng góp cho nền quân sự Hoa Kì từ khi còn là một nước phát triển tới khi thành cường quốc thế nào :

Jeep-Willys-MB-Ford-GPW-Salvage-Yard-Okinawa-1949.jpg

Whitehalftrack_01_1500.jpg

LA20090508LS051-VEICULO-MILITAR-MILITARY-VEHICLE.jpg

%D0%B0%D1%80%D0%BC%D0%B5%D0%B9%D1%81%D0%BA%D0%B8%D0%B9-%D0%BF%D0%B8%D0%BA%D0%B0%D0%BF-2.jpg

2012072209191570.jpg


 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h2>PAK FA T-50 nhìn xa, đánh hiểm</h2>7:35 AM, 07/04/2014, Views: 2287 | By Nam Xương

VietnamDefence - Máy bay tiêm kích tàng hình Nga bay nhanh hơn và vượt trội các đối thủ Mỹ về tầm bắn. Т-50 có tốc độ cao, tầm bay xa và vũ khí đáng sợ.
pakfa3.jpg
Т-50 có tốc độ cao, tầm bay xa và vũ khí đáng sợ
Kể từ lần giới thiệu công khai đầu tiên 4 năm trước, tiêm kích tàng hình Nga đều tiên đã lặng lẽ vượt qua những thử nghiệm cần thiết; từng bước mở rộng chế độ bay và khắc phục tuần tự những nhược điểm kỹ thuật. Nhưng bất chấp toàn bộ công việc căng thẳng này, cho đến gần đây, đã có rất ít thông tin về số lượng Т-50 mà Moskva dự định sản xuất nhiều ít ra sao và chúng sẽ được sử dụng như thế nào.

Một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực không quân Bill Sweetman tiết lộ những chi tiết thú vị về các ý định của Moskva liên quan đến tiêm kích hạng nặng hai động cơ Т-50 – sự đáp trả của Nga đối với tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.

Nếu Sweetman đúng (mà ông thường không sai), thì máy bay chiến đấu góc cạnh này với sải cánh 50 ft sẽ được mua sắm với số lượng nhỏ và được sử dụng như một thứ xạ thủ bắn tỉa trên không, lặng lẽ tiêu diệt từ độ cao lớn các radar và máy bay bảo đảm của địch bằng radar tầm xa.

Dường như, cấu trúc của Т-50 và lựa chọn các vũ khí dự kiến cho nó rất phù hợp với các nhiệm vụ đó khi khai thác những điểm yếu của quân đội Mỹ và đồng minh. Đặc biệt là khi xét đến việc người Trung Quốc chắc chắn cũng có cách tiếp cận đó khi nghiên cứu chế tạo các máy bay tiêm kích tành hình của họ.


Vũ khí

Tại triển lãm hàng không MAKS tổ chức không xa Moskva, đã xuất hiện vài chiếc trong 5 mẫu chế thử Т-50. Các nhà sản xuất cũng đã giới thiệu các tên lửa có thể bố trí trong các khoang vũ khí rộng của Т-50, cũng như dưới cánh hay thân máy bay.

Theo ý kiến của Sweetman, một người đã thăm triển lãm MAKS, tiêm kích này sẽ còn chưa được đưa vào trang bị trong mấy năm nữa, có lẽ là trừ một phi đội thử nghiệm nhỏ. Và trên thực tế, mới đây, Moskva đã lùi thời hạn nhận T-50 vào trang bị từ năm 2015 sang năm 2016.


kh58.jpeg
Tên lửa chống radar Kh-58Nhưng sự xuất hiện của Т-50, dù là ở số lượng nhỏ, sẽ không thể không bị nhận thấy đối với các lực lượng đối phương. Sweetman đã đi đến kết luận là Т-50 có thể sẽ được trang bị 2 loại vũ khí cực mạnh: một biến thể của tên lửa chống radar Kh-58UShE và tên lửa không đối không RVV-BD.

Cả 2 tên lửa này đều có chiều dài khoảng 15 ft, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 120 dặm hoặc xa hơn. Kh-58UShE dùng để tiêu diệt radar đối phương; còn RVV-BD dùng để tiêu diệt máy bay chiến đấu.

Các tên lửa tương đương của Mỹ là tên lửa chống radar AGM-88 và tên lửa không đối không AIM-120. Ngắn hơn vài bộ (ft) và nhẹ hơn hàng trăm bảng so với loại tương đương của Nga, chúng phản ánh cách tiếp cận đặc trưng của Mỹ đối với việc tiến hành không chiến. Các máy bay tàng hình Mỹ, trong đó có máy bay ném bom B-2, tiêm kích F-22 và F-35 đang trong giai đoạn phát triển F-35, đều được trang bị các loại vũ khí nhỏ nhẹ, tầm bắn gần.

Vũ khí chủ yếu của B-2 là bom 2.000 bảng có điều khiển. Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, F-22 và F-35 được trang bị các quả bom có cánh có điều khiển 500 bảng, có thể bay xa đến 60 dặm trong các điều kiện tối ưu.

Tầm bắn của các tên lửa không đối không AIM-120 trang bị cho F-22 và F-35 lại chỉ có 50 dặm hoặc gần gần như vậy, mặc dù con số chính xác được bảo mật. Đáng chú ý là không tiêm kích tàng hình Mỹ nào có thể mang tên lửa chống radar, khác với những thông tin dự đoán về Т-50.


mig29-t50.jpg
MiG-29 và Т-50

Hai cách tiếp cận khác nhau đối với không chiến

Sự khác biệt về vũ khí trang bị phản ánh sự trái ngược trong các cách tiếp cận của Mỹ và Nga đối với sử dụng máy bay tàng hình. Ngoại trừ F-22, các máy bay tàng hình đối với radar của Mỹ có tốc độ không thật cao và phải luôn ở gần (mục tiêu) để có khả năng sử dụng các tên lửa nhẹ tầm ngắn. Do đó, chúng cần có khả năng tàng hình tối đa có thể để gây khó khăn cho việc phát hiện chúng ở bất kỳ góc độ nào.

Về phần mình, tiêm kích Т-50 rõ ràng là đang được phát triển để có khả năng đột phá qua phòng tuyến khá thẳng. Để làm việc đó, tiêm kích thường có độ cao bay lớn và tầm bay xa, độ bộc lộ radar từ phía trước nhỏ, tốc độ duy trì thời gian dài cao, vũ khí tầm bắn xa, nên cho phép tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu ở sâu hậu phương địch mà không cần sử dụng máy bay tiếp dầu mà Nga không có nhiều. Đó là chưa nói đến chuyện Т-50 không thể có sức cơ động cao khi cần điều đó.

Các mục tiêu hàng đầu của tiêm kích Nga là máy bay trinh sát, máy bay chỉ huy/báo động sớm, máy bay tiếp dầu và radar mặt đất. Nói một cách khác, đó là các hệ thống bảo đảm có thiết bị công nghệ cao, đắt tiền được sử dụng trong bất kỳ chiến dịch không quân nào do Mỹ cầm đầu. Chỉ cần tiêu tiệt được các hệ thống bảo đảm và nhân viên phục vụ là ta có thể phá vỡ chiến dịch đường không của đối phương.

Không chỉ Moskva áp dụng cách tiếp cận này. Trung Quốc cũng có tiêm kích tàng hình mới J-20. Đây là máy bay lớn, nặng và có thể cũng có tốc độ cao như Т-50, có độ bộc lộ radar nhỏ từ phía trước, được trang bị vũ khí hiện đại.

Đây là một chiến lược thông minh. Trong thời gian tập trận năm 2008 được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Mỹ với sự tài trợ của Không quân Mỹ, các máy bay F-22 đã chiến đấu chống các tiêm kích cũ hơn của Trung Quốc là Su-27 trong một trận không chiến giả định trên bầu trời Đài Loan.

Sau cuộc không kích của Trung Quốc nhằm vào các sân bay Mỹ, trong vòng chiến chỉ còn lại vẻn vẹn có 6 tiêm kích F-22 so với 72 tiêm kích Trung Quốc. Được các máy bay bảo đảm yểm trợ, các tiêm kích F-22 phòng ngự đã lao vào cận chiến và bắn hạ 48 chiếc Su-27. Nhưng các máy bay Trung Quốc còn lại đã đột phá được và tiêu diệt 6 máy bay tiếp dầu, 2 máy bay chỉ huy/báo động sớm, 4 máy bay tuần biển P-3 và 2 máy bay không người lái trinh sát Global Hawk và trên thực tế đã làm tê liệt các lực lượng Mỹ. Không còn khả năng được tiếp dầu, F-22 bại trận khi hết nhiên liệu mặc dù cho đến lúc đó chúng vẫn chống chọi được các cuộc đấu tên lửa.

Với chiến thuật đó, sẽ không cần nhiều máy bay Nga và Trung Quốc để ảnh hưởng đến kết cục các trận không chiến tương lai. Vì thế, dự báo của Sweetman rằng, trong tương lai gần, tiêm kích Т-50 sẽ không được sản xuất số lượng lớn chỉ là sự an ủi yếu ớt. Những tính năng ấn tượng của máy bay này và vũ khí của nó có thể phá vỡ cán cân sức mạnh trên không.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tiết kiệm tiền, Mỹ dừng sản xuất siêu “ngựa thồ” C-17</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Trước tình hình khan hiếm đơn đặt hàng mới cũng như gánh nặng chi phí vận hành, hãng Boeing đã quyết định dừng hoạt động dây chuyền sản xuất của C-17.
[*]Hé mở hình dạng máy bay vận tải tàng hình Mỹ
[*]10 vận tải cơ “to con” nhất thế giới (1): vô địch An-124 Nga
[/list]

Hôm 7/4, đại diện của Hãng hàng không Boeing cho biết, hãng này đã quyết định dừng hoạt động dây chuyền sản xuất máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster III của mình trong thời gian sắp tới.
Hiện tại dây chuyền sản xuất trên đang được đặt tại Long Beach, bang California, Mỹ. Dự kiến nhà máy này sẽ dừng hoạt động vào giữa năm 2015, trước đó có thông tin cho rằng thời gian đóng cửa của nhà máy trên sẽ vào cuối năm 2015. Theo Boeing, hãng này sẽ tiết kiệm được 50 triệu USD từ việc đóng cửa dây chuyền trên vào quý đầu tiên của năm 2015.
c17_kienthuc_2_sdtn.jpg
Một chiếc C-17 đang trong quá trình hoàn thiện trong nhà máy tại Long Beach.

Boeing từng công bố ý định đóng cửa dây chuyền sản xuất C-17 vào 9/2013, sau khi các đơn hàng sản xuất của dòng máy bay này từ Không Quân Mỹ giảm sút nghiêm trọng do chính phủ nước này cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Theo giới chuyên môn đây là bước đi sáng suốt của Boeing trong tình hình hiện tại.
Cho tới nay đã có 258 chiếc C-17 đã được sản xuất trong đó Mỹ là nước mua dòng máy bay này nhiều nhất là 221 chiếc, tiếp theo sau đó là các nước đồng minh khác của Mỹ như Australia, Canada, Ấn Độ, Kuwait...
Hãng Boeing cho biết, hiện nay vẫn còn 15 chiếc C-17 vẫn chưa được hoàn thiện trong nhà máy sản xuất, trong đó số vẫn còn một chiếc xuất khẩu cho Kuwait. Ngoài ra, Không quân Ấn Độ hiện cũng đang có ý định mua thêm 6 chiếc C-17 trong tương lai.
Liên quan đến số phận của máy bay C-17 hiện tại, trả lời phỏng vấn của Tạp chí quân sự Jane’s, một quan chức của Boeing cho biết họ đang làm việc với một số khách hàng tiềm năng và cơ hội bán được số máy bay trên vẫn khá cao.
"Ngựa thồ hàng không" C-17 Globemaster III được xem là một trong những vận tải cơ lớn nhất thế giới hiện nay, lớn thứ 2 trong Không quân Mỹ (sau C-5 Galaxy).
C-17 dài tới 53m, cao 16,8m, sải cánh tới 51,75m, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 265,35 tấn, tải trọng tối đa 77,5 tấn (tương đương với việc chở tối đa 102 lính dù hoặc 134 lính thường hoặc 36 cáng cứu thương cùng nhân viên y tết hoặc một xe tăng M1 Abrams hoặc 3 xe bọc thép Strykers hoặc 6 xe bọc thép hạng nhẹ M1117).
C-17 được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F117 cho tốc độ bay tối đa 830km/h, tầm bay tới gần 5.000km.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ cắt giảm 86 hệ thống phóng hạt nhân chiến lược</h1>Thứ tư 09/04/2014 14:01

ANTĐ - Ngày 8-4, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, quân đội Mỹ sẽ cắt giảm quy mô lớn lực lượng máy bay ném bom hạt nhân, bệ phóng trên tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo theo Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START II) ký với Nga năm 2011.


[*] Mỹ lo ngại 9 tàu ngầm hạt nhân và 53 tàu ngầm thông thường Trung Quốc[*] Không vũ khí hạt nhân, các cường quốc chỉ là “ông lớn nửa vời”[*] Mỹ có thể đưa vũ khí hạt nhân vào Nhật trong trường hợp khẩn cấp[*] Mỹ chi 1.000 tỷ USD cho bộ ba vũ khí răn đe hạt nhân[*] Mỹ chi 355 tỷ USD phát triển kho vũ khí hạt nhân[/list]

Theo hiệp ước mới này, quân đội Mỹ sẽ vô hiệu hóa 4 ống phóng tên lửa trên mỗi tàu ngầm trong tổng số 14 tàu ngầm hạt nhân của nước này, chuyển đổi 30 máy bay ném bom hạt nhân B-52 thành loại máy bay ném bom thông thường và hủy bỏ 50 hầm phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III.
Hiệp ước START mới, được Tổng thống Barack Obama ký hồi năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 5-2-2011, kêu gọi cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược đã triển khai của mỗi nước xuống con số 1.550 đầu đạn vào trước năm 2018, từ mức trần 2.200 đầu đạn trước đó.
START mới cũng quy định mỗi bên giảm tổng số hệ thống phóng vũ khí hạt nhân xuống còn không quá 800 đơn vị, trong đó chỉ 700 hệ thống được triển khai.
Tenlua_Minuteman-III.jpg

Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman III

Theo các quan chức quân sự Mỹ, nước này hiện có 886 hệ thống phóng vũ khí hạt nhân cả được triển khai và không triển khai, trong đó có 454 tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đất liền Minuteman III, 336 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II và 96 máy bay ném bom B-2 và B-52. Do vậy, Lầu Năm Góc phải loại bỏ hoặc vô hiệu hóa 86 hệ thống phóng dư thừa để đạt điều kiện 800 hệ thống phóng vũ khí hạt nhân cả được triển khai và không được triển khai.
Để đảm bảo con số bệ phóng được triển khai không vượt quá 700, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ phải thường xuyên đưa 2 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa, phóng từ tàu ngầm Trident II D5 vào bảo dưỡng, đồng nghĩa với việc 40 tên lửa của chúng không còn được triển khai.
Tenlua_Trident_II.jpg

Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident II D5

Lầu Năm Góc cũng phải đưa 6 chiếc máy bay ném bom chiến lược vào dự trữ, bao gồm cả 3 chiếc máy bay thử nghiệm. Khi đó, không quân Mỹ sẽ còn 60 chiếc máy bay ném bom chiến lược được triển khai, bao gồm 19 chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 và 41 chiếc máy bay ném bom hạng nặng B-52H Stratofortress.
Không quân Mỹ có 4 hầm phóng tên lửa để thử nghiệm được coi là không triển khai. Ngoài ra, họ sẽ phải loại bỏ tên lửa từ 50 hầm phóng tại 3 căn cứ hạt nhân Mỹ: F.E. Warren ở đông nam bang Wyoming, Minot ở bang Bắc Dakota và Malmstrom ở bang Montana. Sau khi được cắt giảm, số tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ hầm chứa trên đất liền Minuteman III sẽ chỉ còn 400 đơn vị, mức thấp nhất kể từ năm 1962.
Năm 1962, Mỹ sở hữu 203 tên lửa đạn đạo liên lục địa được triển khai, một năm sau đó, lực lượng này đã được tăng lên thành 597 tên lửa và đạt đỉnh điểm vào năm 1966 với 1.000 tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III. Sau khi Liên Xô sụp đổ đến nay, số lượng tên lửa này của Mỹ giao động từ 550 xuống còn 450 đơn vị như hiện nay.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ sẽ dùng tiêm kích F/A-18E/F vào mục đích gì?
(Vũ khí) - Ngày 8/4, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công phiên bản nâng cấp của tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet. Thành công này sẽ quyết định đến tương lai của F/A-18E/F.
[*]Mỹ nâng cấp radar cho F/A-18 Super Hornet[*]Tiêm kích F/A-18 C Hornet có còn an toàn?[/list]Theo hãng Boeing, phần hiện đại hóa quan trọng nhất trên F/A-18E/F Advanced Super Hornet (mệnh danh là “Siêu ong Bắp cày”) là việc lắp đặt bình xăng hòa nhập khí động trên thân và khoang vũ khí tích hợp cứng treo ngoài máy bay. Nhờ trang bị trên, phiên bản nâng cấp F/A-18E/F sẽ có hiệu năng tác chiến cao hơn và tầm hoạt động rộng hơn.
F/A-18E/F cũng được trang bị động cơ, thiết bị điện tử trên khoang nâng cấp mạnh mẽ hơn và radar mảng định pha chủ động hàng không. Ngoài ra, việc lắp đặt thiết bị sục sạo hồng ngoại giúp “Siêu ong Bắp cày” có thể phát hiện và phân loại mục tiêu theo tín hiệu nhiệt của đối phương.
tiem-kich-fa-18e-f-hai-quan-my-datviet.vn_101026257.jpg
Tiêm kích F/A-18 Hornet​
Việc thử nghiệm F/A-18E/F thành công đã hứa hen tương lai tươi sáng cho loại tiêm kích này. Hiện nay, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch dùng F/A-18E/F để thay thế cho các máy bay “Tia chớp” F-35C trong giai đoạn cắt giảm chi tiêu quân sự, Phó chủ tịch chương trình F/A-18E/F của Boeing Mike Gibbons cho biết hồi tháng 4/2013 tại Hội nghị ba ngày về hàng hải, hàng không và vũ trụ được Hải quân Mỹ tổ chức tại Maryland.
“Chúng tôi không cố gắng để thay thế F-35C”, ông này nói với các phóng viên sau hội nghị. "Chúng tôi chỉ cố gắng để cung cấp các giải pháp cho Hải quân để họ thấy rằng những máy bay như thế nào là phù hợp hơn."
F-35 là dự án quân sự đắt đỏ nhất thế giới của Hoa Kỳ, ước tính khoảng gần 400 tỷ đôla để mua tổng cộng 2.443 chiếc máy bay loại này. Hải quân Mỹ có kế hoạch mua khoảng 260 máy bay F-35C trang bị cho lực lượng mặt đất và lực lượng hàng không hải quân.
F/A-18 E/F Super Hornet là tiêm kích đa năng 2 động cơ được phát triển trên cơ sở F/A-18 Hornet. F/A-18 Hornet được nghiên cứu chế tạo từ những năm 1970 và đưa vào trang bị từ đầu những năm 1980. F/A-18 Hornet có các phiên bản chính là F/A-18A/B/C và D.
Phiên bản Super Hornet gồm 2 phiên bản nhỏ hơn là F/A-18E một chỗ ngồi và F/A-18F hai chỗ ngồi. Super Hornet có chuyến bay đầu tiên vào năm 1995 và đưa vào trang bị cho Hải quân Mỹ từ năm 1999 để thay thế cho loại máy bay Grumman F-14 Tomcat.
Phiên bản F/A-18 Hornet được xuất khẩu sang rất nhiều nước như Australia, Canada, Phần Lan, Kuwait, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và cả Malaysia. Tuy nhiên, phiên bản Super Hornet cho đến nay chỉ được xuất khẩu cho Australia.
Chỉ số chung của phiên bản Super Hornet là dài 18,31 m, sải cánh 13,62 m và cao 4,88 m. Trọng lượng rỗng của máy bay là trên 14 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa là gần 30 tấn. Máy bay loại này được trang bị 2 động cơ General Electric F414-GE-400 và có thể đạt tốc độ tối đa 1,8M.
Về vũ khí, Super Hornet có 1 pháo 20 mm M61 Vulcan ở đầu. Máy bay có thể mang theo nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất và diệt hạm cùng nhiều loại bom khác nhau.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
"Nga, Trung đang vượt mặt Mỹ về tàu ngầm hạt nhân"</h1>(Soha.vn)-"Hiện có 2 quốc gia với SSBN mới đang hoạt động song hành cùng quá trình thử nghiệm tên lửa mới. Tuy nhiên, Mỹ lại không nằm trong số đó"- Chuẩn Đô đốc Joseph Tofalo nói.</h2>
Các quan chức Hải quân Mỹ cho hay Mỹ không thể cứ tiếp tục trì hoãn chương trình thay thế tàu ngầm lớp Ohio vì cả Trung Quốc và Nga hiện đều đang tiếp tục phát triển những tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) mới.
“Hiện có 2 quốc gia với SSBN mới đang hoạt động song hành cùng với quá trình thử nghiệm các tên lửa mới. Tuy nhiên Mỹ lại không nằm trong số hai quốc gia này, họ là Nga và Trung Quốc” - Chuẩn Đô đốc Joseph Tofalo, Giám đốc chương trình tác chiến ngầm của quân đội Mỹ phát biểu tại triển lãm hải quân, không quân và vũ trụ cho biết.
Joseph Tofalo hỏi các đại biểu tham dự triển lãm rằng: “5 năm trước đây có ai từng nghĩ rằng Nga sẽ không tham gia Hội nghị thượng đỉnh G8?”.
Chương trình thay thế tàu ngầm lớp Ohio hiện đang trong giai đoạn chế tạo ban đầu và hình thành các nguyên mẫu với vai trò là một phần của giai đoạn phát triển công nghệ. Hãng General Dynamics Electric Boat hiện đang xúc tiến hợp đồng nghiên cứu và phát triển thời hạn 5 năm với chi phí 1,85 tỷ USD. Hợp đồng này bao gồm những sáng kiến cụ thể phục vụ việc cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.
BÀI LIÊN QUAN
Tử huyệt khiến hạm đội Ấn Độ thành mồi ngon cho tàu ngầm TQ[*]Liệu Nga có bán tàu ngầm thế hệ 5 cho Trung Quốc?[*]Trung Quốc sắp có tàu ngầm trang bị tên lửa tầm bắn 7.500km[/list]
Hải quân Mỹ đã yêu cầu khoản ngân sách 1,2 tỷ USD, là một phần của đề xuất ngân sách trong năm tài khóa 2015, nhằm sử dụng cho quỹ nghiên cứu và phát triển chương trình này. Được thiết kế với chiều dài 170m và có khả năng mang 16 tên lửa đạn đạo Trident II D5 được phóng từ các ống phóng dài 13m, chương trình thay thế tàu ngầm Ohio sẽ được thiết kế như là một nhân tố răn đe hạt nhân tàng hình công nghệ cao có khả năng tuần tra yên tĩnh trên các vùng biển toàn cầu.
Đề cập đến ảnh hưởng của Iran ở Syria, hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông và việc Nga sáp nhập Crimea, Tofalo cho hay các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang tiếp tục tác động đến bối cảnh địa chính trị chiến lược toàn cầu. “Liệu Ukraine có phản kháng với hành động sáp nhập Crimea của Nga nếu như Nga không sở hữu vũ khí hạt nhân? Điều này rõ ràng tác động đến suy nghĩ của họ”, ông giải thích.

Tafalo đã giải thích cách thức những tàu ngầm hạt nhân giúp ngăn chặn cái mà ông gọi là những cuộc chiến tranh giữa các cường quốc trong vòng 7 thập kỉ qua, bằng cách mang lại một khả năng tấn công thứ hai đối với Mỹ và Nga khi mà một trong hai bên phóng các tên lửa nhắm vào bên còn lại.
“Hiện tại, các SSBN đang được Hải quân Mỹ triển khai sở hữu hơn một nửa số đầu đạn hạt nhân của quốc gia. Chúng ta đặt rất nhiều nguồn lực vào đó, do vậy chúng ta phải cân nhắc điều này”. Tofalo giải thích.
Ông nói thêm rằng với hiệp ước START mới với Nga yêu cầu cắt giảm các đầu đạn hạt nhân sẽ dẫn tới một tình huống mà trong đó các SSBN sẽ đảm nhiệm 70% số đầu đạn hạt nhân đã được triển khai của Mỹ.

 
Status
Không mở trả lời sau này.