Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ thiết kế lại động cơ phản lực F-35</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Hãng sản xuất Pratt & Whitney phải thiết kế lại một phần động cơ phản lực F135 trang bị trên tiêm kích F-35 sau hư hỏng xảy ra hồi tháng 12/2013.
[*]Tại sao lắm lỗi nhưng F-35 vẫn bán chạy ở Châu Á?
[*]Israel muốn tích hợp bom Spice cho F-35 Mỹ
[/list]

“Một phần động cơ phản lực Pratt & Whitney F135 của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35, đã bị hư hỏng trong quá trình thử nghiệm mặt đất trong tháng 12 và sẽ cần được thiết kế lại”, theo người đứng đầu của chương trình F-35 cho biết.
“Chúng tôi đã làm nhiều việc để hạn chế thiệt hại, song một động cơ đã bị hỏng khi thử nghiệm ở Florida”, Trung tướng Không quân Christopher Bogdan cho biết tại hội nghị Hàng không hàng tuần bên ngoài Washington DC.
Sự cố xảy ra khi động cơ đang được thử nghiệm rotor IBR (Integrally Bladed Rotor) trên mặt đất. Theo số liệu của công ty, động cơ này đã trải qua 2.200 giờ thử nghiệm, tương đương 9 năm hoạt động.
dongcof35_kienthuc_470_yali.jpg
Thử nghiệm động cơ phản lực F135 trên mặt đất.


Trong khi Pratt & Whitney đã chuẩn bị bắt đầu một cuộc điều tra vụ việc, các nhà sản xuất động cơ vẫn tự tin là vấn đề này “không đáng kể”.
Công ty đã bắt đầu thiết kế lại IBR để giảm chi phí tổng thể. Thiết kế mới thay thế các thiết kế lưỡi rỗng hiện tại bằng lưỡi đặc, cho phép sử dụng đơn giản hơn, và do đó rẻ hơn.
“Chúng tôi tiến hành thử nghiệm tăng tốc trên các công cụ kiểm tra mặt đất để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào và xử lí trước khi chúng xuất hiện trong những chuyến bay,” đại diện của hãng Pratt & Whitney đã viết trong một tuyên bố. “Cuộc điều tra của chúng tôi là liên tục, nhưng chúng tôi xác định sự cố này không gây ra rủi ro an toàn bay và sẽ không ngăn cản sự hoạt động của các máy bay chiến đấu”.
“Chúng tôi hy vọng rằng trong năm nay việc sửa lỗi sẽ được thực hiện, động cơ sẽ trở lại làm việc và thử nghiệm thêm”, Bogdan nói thêm.
Bogdan cũng đề cập đến các báo cáo về vết nứt ở vách ngăn trước đây của một mô hình thử nghiệm mặt đất F-35B, lưu ý rằng việc tìm kiếm các vết nứt là một phần của mục đích thực hiện những bài kiểm tra và hứa hẹn nhiều vết nứt sẽ được tìm thấy trong quá trình thử nghiệm vòng đời tương lai.
“Chúng tôi lên kế hoạch cho nó, chúng ta lập ngân sách cho nó, và chúng tôi có khoảng thời gian để giải quyết chúng, nhưng nó sẽ xảy ra”, ông nói về các vết nứt trong tương lai.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Vũ khí Mỹ sử dụng vật liệu Trung Quốc
<hr/>(NLĐO) – Sau máy bay chiến đấu F-35, Mỹ vừa phát hiện chiến đấu cơ F-16 và máy bay ném bom B-1B của nước này cũng sử dụng vật liệu của Trung Quốc.

Luật pháp Mỹ hiện nghiêm cấm các nhà sản xuất vũ khí sử dụng nguyên vật liệu từ Trung Quốc và một số quốc gia khác vì lo ngại lực lượng quân đội có thể bị ảnh hưởng nếu xảy ra xung đột trong tương lai.

Tuy nhiên, một cuộc điều tra mới của Lầu Năm Góc phát hiện một số vũ khí nước này, trong đó có chiến đấu cơ F-16 và máy bay ném bom B-1B có sử dụng vật liệu của Trung Quốc. Không những thế, cuộc điều tra còn tìm thấy kế hoạch sử dụng titan được khai thác ở Trung Quốc để chế tạo phiên bản tên lửa tiêu chuẩn mới SM-3 Block IIA do tập đoàn Raytheon (Mỹ) và Nhật Bản phát triển. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự quản lý lỏng lẻo của các nhà thầu Mỹ trong việc sản xuất vũ khí.


1-7a7e0.JPG

4 máy bay ném bom B-1B của Mỹ chuẩn bị cất cánh làm nhiệm vụ. Ảnh: Reuters​
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Maureen Schumann, trong hai năm 2012 và 2013, Lầu Năm Góc mở cuộc điều tra những vụ việc trên trước khi cho phép sử dụng vật liệu Trung Quốc vì cho rằng chúng không đe dọa đến an toàn của cá vũ khí.

Ông Frank Kendall – giám đốc bộ phận thu mua vũ khí của Lầu Năm Góc đã cho phép sử dụng vật liệu Trung Quốc sau khi luật pháp Mỹ đưa thêm bộ phận nam châm hiệu suất cao vào trong danh mục những vật liệu bị cấm. Sự thay đổi này đã ảnh hưởng đến một hệ thống radar được tập đoàn Northrop Grumman phát triển cho chiến đấu cơ F-35 vì nó sử dụng các loại nam châm tương tự.

Hồi tháng 1, hãng tin Reuters tiết lộ Lầu Năm Góc cho phép tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) được dùng nam châm Trung Quốc để giúp chương trình phát triển chiếc F-35 trị giá 392 tỉ USD này diễn ra đúng tiến độ bất chấp lo ngại từ phía các quan chức Mỹ về hoạt động gián điệp của Trung Quốc.

Bên cạnh F-35, một số loại vũ khí như máy bay ném bom B-1, chiến đấu cơ F-16 và tên lửa SM-3 IIA cũng nằm trong danh sách đươc phép sử dụng vật liệu Trung Quốc.

Vào tháng 4 sắp tới, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ sẽ báo cáo lên Quốc hội kết quả kiểm tra việc sử dụng vật liệu bị cấm trong hệ thống vũ khí của quân đội Mỹ.

P.Nghĩa (Theo Reuters)
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/vu...1142043207.htm
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Đồng minh thân cận Mỹ muốn mua S-300 Nga</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Chính phủ Ai Cập – đồng minh thân cận của Mỹ được cho là đang tìm cách mua hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300 của Nga cùng nhiều vũ khí tiên tiến khác.
[*]Để “hộ tống” S-300, Việt Nam sẽ mua vũ khí gì?
[*]Tình trạng tên lửa S-300 ở Khu tự trị Crimea, Ukraine
[/list]

Các báo cáo khác nhau cho biết, Ai Cập đã ký thỏa thuận mua 2 tỷ USD vũ khí và thiết bị quân sự từ Nga. Tuy chi tiết cuộc giao dịch chưa được xác nhận, nhưng báo chí Ai Cập cho rằng, máy bay trực thăng tấn công Mi-35 và trực thăng đa năng Mi-17 là một phần của gói thỏa thuận.
Theo Viện nghiên cứu Washington, Ai Cập được cho là đang tìm kiếm khả năng mua các hệ thống phòng không từ Moscow, có thể bao gồm cả tên lửa S-300.
Cũng theo chuyên gia Mỹ, nếu Ai Cập thực sự có ý định mua các hệ thống vũ khí tiên tiến như S-300 hay tên lửa chống tăng Kornet, Washington chắc chắn sẽ cảnh báo Cairo việc mua vũ khí đó sẽ gây tổn hại tới mối quan hệ 2 nước.
s300pmu2_kienthuc_470_vfoa.jpg
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU2.


Trong quá khứ, những năm 1960-1970, chính quyền Ai Cập khi đó từng mua sắm nhiều trang bị vũ khí Liên Xô. Tuy nhiên, những biến động chính trị khiến Ai Cập sau đó “quay lưng” lại với vũ khí Nga, và dần chuyển sang mua vũ khí Mỹ, phương Tây trong hàng chục năm cho tới tận hôm nay.
S-300 (NATO định danh là SA-10 Grumble) là series hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa được thiết kế và sản xuất bởi công ty Almaz-Antey (Nga).
Biến thể mới nhất, hệ thống phòng thủ tên lửa – phòng không đa kênh di động S-300PMU2 Favorit (NATO định danh là SA-20B Gargoyle B) được thiết kế để cung cập khả năng phòng vệ hiệu quả cao bảo vệ cơ sở chính trị, kinh tế, căn cứ quân sự quan trọng chống lại cuộc tấn công đường không, tên lửa bằng tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa đạn đạo…trong môi trường tác chiến khó khăn và trong tình trạng bị gây nhiễu điện tử mạnh.
Việc phát triển hệ thống S-300PMU2 được thực hiện vào đầu những năm 1990, đòi hỏi nhiều tính toán và thử nghiệm, trong đó tên lửa đã chứng minh khả năng của mình trong việc đánh chặn các mục tiêu ở cách xa 200km.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Vũ khí Mỹ ngày càng thất thế trước đồng minh
(Vũ khí) - Sau Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập là đồng minh tiếp theo quay lưng với vũ khí Mỹ và NATO khi đang cân nhắc mua tổ hợp phòng không S-300 của Nga.
[*]Lờ Mỹ và NATO, Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua HQ-9 Trung Quốc?[*]Mục đích thực sự trong thương vụ HQ-9 của Thổ Nhĩ Kỳ?[/list]Thông tin trên được Viện nghiên cứu Washington cho biết, theo đó Ai Cập không chỉ tìm cách mua S-300 mà nước này còn muốn mua nhiều vũ khí tiên tiến khác do Nga sản xuất.
Nguồn tin trên cho biết thêm, hiện Ai Cập đã ký thỏa thuận 2 tỷ USD để mua vũ khí và thiết bị quân sự từ Nga. Tuy chi tiết cuộc giao dịch chưa được xác nhận, nhưng báo chí Ai Cập cho rằng, máy bay trực thăng tấn công Mi-35 và trực thăng đa năng Mi-17 là một phần của gói thỏa thuận.
s-300-550x288_11104219.jpg
Tổ hợp tên lửa S-300P​
Dù Mỹ chưa chính thức đưa ra ý kiến về nguồn tin này tuy nhiên một chuyên gia của Viện nghiên cứu Washington đã lên tiếng cảnh báo, nếu Ai Cập thực sự có ý định mua các hệ thống vũ khí tiên tiến như S-300 hay tên lửa chống tăng Kornet, Washington chắc chắn sẽ cảnh báo Cairo việc mua vũ khí đó sẽ gây tổn hại tới mối quan hệ 2 nước.
Trong những năm 1960-1970, chính quyền Ai Cập khi đó từng mua sắm nhiều trang bị vũ khí Liên Xô. Tuy nhiên, những biến động chính trị khiến Ai Cập sau đó “quay lưng” lại với vũ khí Nga, và dần chuyển sang mua vũ khí Mỹ, phương Tây trong hàng chục năm cho tới tận hôm nay.
Biến thể mới nhất, hệ thống phòng không S-300PMU2 Favorit (NATO định danh là SA-20B Gargoyle B) được thiết kế để cung cập khả năng phòng vệ hiệu quả cao bảo vệ cơ sở chính trị, kinh tế, căn cứ quân sự quan trọng chống lại cuộc tấn công đường không, tên lửa bằng tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa đạn đạo…trong môi trường tác chiến khó khăn và trong tình trạng bị gây nhiễu điện tử mạnh.
Việc phát triển hệ thống S-300PMU2 được thực hiện vào đầu những năm 1990, đòi hỏi nhiều tính toán và thử nghiệm, trong đó tên lửa đã chứng minh khả năng của mình trong việc đánh chặn các mục tiêu ở cách xa 200km.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên đồng minh thân cận quay lưng với vũ khí Mỹ, hồi tháng 9/2013 Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố lựa chọn mua tổ hợp phòng không HQ-9 (phiên bản xuất khẩu FD-2000) do Trung Quốc sản xuất. HQ-9 được phát triển dựa trên cơ sở tổ hợp tên lửa S-300V do Nga sản xuất.
Việc liên tiếp 2 đồng minh thân cận quay lưng lại với vũ khí Mỹ được một số chuyên gia lý giải, theo đó do ngân sách quốc phòng bị thu hẹp, tuy nhiên việc tăng cường hệ thống vũ khí bảo vệ đất nước là yêu cầu cấp thiết đặt ra buộc các nước vẫn phải mua sắm.
Đặc biệt do phần lớn vũ khí Nga sản xuất đều có giá thành rẻ hơn vũ khí do Mỹ và các thành viên NATO sản xuất nhưng sức mạnh lại không hề thua kém, thậm chí còn nhỉnh hơn. Đây chính là lý do các đồng minh của Mỹ bất chấp rủi ro có thể đến từ lệnh trừng phạt của Mỹ để mua vũ khí các nguồn khác.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Thay động cơ mới có khiến F-35 hết tai tiếng?
(Vũ khí) - Sau khi tiêm kích F-35 gặp loạt sự cố trong quá trình thử nghiệm, Mỹ quyết định thiết kế lại động cơ F135. Quyết định này có khiến F-35 hết tai tiếng.
[*]Trung Quốc có gì để đối phó 'tia chớp' F-35 Nhật Bản?[*]'Tia chớp' F-35 tiếp tục sợ sét[/list]Thông tin trên được Defense News đăng tải ngày 11/3, hiện tại, các chuyên gia của Không quân Mỹ và Pratt & Whitney đang tiếp tục nghiên cứu xác định chính xác khu vực bị lỗi.
Theo thông tin ban đầu, lỗi gãy cánh quạt turbin rất hiếm gặp trên động cơ F135. Dự kiến, tới cuối năm 2014, tiêm kích F-35 sẽ được trang bị động cơ F135 với kết cấu cánh quạt turbin được thiết kế lại.
first_u.s._f-35_headed_to_eglin_afb_13026828.jpg
Tiêm kích F-35​
Nguồn tin trên cho biết thêm, nhờ tái thiết kế kết cấu của động cơ F135, cánh quạt turbin sẽ có độ tin cậy cao hơn, nhưng trọng lượng động cơ F135 tăng khoảng 2,7kg. Cùng với đó, việc thiết kế lại động cơ cũng làm đơn giản hóa kết cấu cánh turbin của F135 và giảm giá thành sản xuất.
Trong quá trình thử nghiệm máy bay F-35B, cánh quạt turbin trong động cơ F135 rất hay bị gãy.
Lỗi động cơ chỉ là một trong hàng loạt lỗi mà tiêm kích thế hệ thứ 5 này gặp phải. Hiện nay sau hàng loạt cuộc thử nghiệm, siêu tiêm kích F-35A vẫn bị cấm bay khi có bão và sấm sét.
Trong các cuộc thử nghiệm hồi tháng 2/2013, tiêm kích F-35A đã thực hiện hai chuyến bay đêm và trong thời tiết xấu, ngay lập tức, điểm yếu của siêu tiêm kích này lập tức lộ diện. Sau đó các tiêm kích này đã được cải tiến nhỏ.
Được biết, không chỉ 35A, mà các biến thể khác của tiêm kích F-35 là F-35B dành cho thủy quân lục chiến Mỹ và F-35C dành cho Hải quân Mỹ hiện vẫn “chống chỉ định” với bão và sấm sét với cùng lý do “chưa đáp ứng các yêu cầu bảo vệ cần thiết để bay trong các điều kiện đó”.
Trước đó theo bản báo cáo từ năm 2012 của Cục Thử nghiệm và kiểm tra thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (OT&E), nếu sét đánh vào chiếc F-35 Lightning II có thể gây cháy nổ bình xăng của chiếc tiêm kích này.
Theo OT&E, cả 3 phiên bản của F-35 đều có hàng loạt sai sót và các điểm thiết kế bị lỗi. Nhiều lỗi chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây nên chưa thể khắc phục ngay.
Vì vậy theo đánh giá của một số chuyên gia, ngay cả khi F-35 trang bị động cơ được thiết kế mới thì tiêm kích này cũng không mạnh như lời giới thiệu của nhà sản xuất, và chưa lấy gì làm chắc chắn rằng máy bay này sẽ không gặp sự cố trong quá trình thử nghiệm tiếp theo.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nguyên nhân chiến hạm LCS của Mỹ bị hắt hủi
(Vũ khí) - Từ chỗ được kỳ vọng khi mới ra đời, chiến hạm LCS giờ đang bị hắt hủi khi mới đây Hải quân Mỹ quyết định cắt giảm số lượng đặt hàng.
[*]Tầu tuần duyên LCS của Mỹ bốc cháy?[*]11 chiếm hạm tàng hình LCS của Mỹ bao vây Trung Quốc[/list]Hải quân Mỹ quyết định cắt giảm số lượng tàu tác chiến gần bờ LCS dự kiến từ 52 chiếc xuống còn 32 chiếc. Nguyên nhân chính được nêu ra là việc ngân sách quốc phòng bị cắt giảm mạnh. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự đánh giá việc cắt giảm này nằm ở chính bản thân các tàu LCS khi chúng không thực sự được như kỳ vọng.
LCS là loại chiến hạm được thiết kế mới hoàn toàn với kỳ vọng có thể trở thành lớp chiến hạm mặt nước đa nhiệm tương lai cho Hải quân Mỹ. Chính vì vậy, loại tàu này được thiết kế dạng modul và có tới 40% diện tích trên tàu trống rỗng nên có thể nhanh chóng lắp đặt, thay thế các modul tùy theo nhiệm vụ như săn ngầm hay rà quét ngư lôi…Giới quân sự Mỹ hy vọng LCS có thể tác chiến tốt ở cả môi trường đại dương, tới các vùng biển nông, ven bờ.
clip_image002_1404727.jpg
USS-Freedom, chiếc tàu LCS đầu tiên của Mỹ (LCS-1)​
Một trong những đặc điểm nổi bật của LCS là khả năng tàng hình với vũ khí chính là pháo hạm Mk 110 57mm và hệ thống phóng lôi Mark 54 MAKO. Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống phòng không tầm ngắn, săn ngầm cùng các trang thiết bị điện tử khác.
Cho tới nay, LCS có hai phiên bản, một do hãng Lockheed Martin chế tạo và một do Austal USA (đối tác chính của General Dynamics, đơn vị ký hợp đồng nghiên cứu chế tạo với quân đội Mỹ) chế tạo. LCS do Austal USA chế tạo sử dụng thép với các siêu kết cấu bằng nhôm và có hình dáng bề ngoài tương đối “lạ mắt” với kết cấu 3 thân. Tàu dài 115,3m, rộng 17,5m và có độ choán nước là 3.000 tấn.
Trong khi đó, phiên bản tàu chiến LCS của hãng Lockheed Martin có thiết kế thông thường, dài 127,8m và rộng 30m, có độ choán nước nhỏ hơn (2.600 tấn). Hai mẫu này chính là đối thủ cạnh tranh của nhau trong cuộc đua chế tạo LCS cho Hải quân Mỹ.
clip_image004_14048117.jpg
USS_Independence (LCS-2) với thiết kế 3 thân lạ mắt​
Để tác chiến ở vùng biển nông, độ mớn nước của LCS chỉ dưới 3,3 m. Trong khi đó, tốc độ tối đa của tàu là trên 80 km/h với tầm hoạt động 2.700 km.
Ngoài ra, LCS chỉ cần một thủy thủ đoàn gọn nhẹ là 75 người, so với con số thông thường của các chiến hạm cùng cỡ khác là 200 người. Trên thực tế, thủy thủ đoàn của LCS chỉ cần tối thiểu 55 người, trong đó 40 người vận hành tàu và 15 người thực hiện các nhiệm vụ khác.
Bất chấp vẫn còn nhiều tồn tại về kỹ thuật, giới chức Mỹ trong năm 2012 đã quyết định cho ra lò 52 chiếc LCS. Tuy nhiên, LCS đã liên tục bộc lộ những điểm yếu chết người và gặp trục trặc dù không phải trong chiến đấu.
Trong năm 2013, Hải quân Mỹ phát hiện ra rằng hệ thống máy tính của LCS rất dễ bị tấn công (đối với chiếc USS Freedom, chiếc tàu đầu tiên thuộc chương trình LCS). Điều gì sẽ xảy ra với một chiến hạm tối tân khi nó bị đối phương khống chế bộ não bằng cách xâm nhập hệ thống máy tính!
clip_image006_1404829.jpg
USS Freedom từ khi được triển khai tới Đông Nam Á đã liên tục gặp trục trặc​
Thời gian qua, LCS cũng liên tục “dở chứng”. Hồi cuối tháng 10/2013, USS Freedom được triển khai đến Singapore từ trước đó khoảng 6 tháng đã bị nước tràn vào ở tầng thấp nhất. Nước đã ngập tới gần 1 m. Theo giải trình của Hải quân Mỹ thì đường ống làm mát động cơ tuốc bin số 1 bị nứt, song không xác định được nguyên nhân.
Trước đó, hồi tháng 7/2013, USS Freedom cũng bị hỏng động cơ tạm thời khi đang hoạt động gần Singapore. Lỗi lần này là do rò rỉ khí từ máy phát điện diesel số 2, một trong 4 máy phát của tàu. Động cơ quá nóng và đã đột ngột ngừng chạy. Sau đó máy phát điện số 3 cũng phát sinh sự cố.
Hồi tháng 5/2013, tàu USS Freedom cũng gặp lỗi kỹ thuật chỉ sau vài giờ rời cảng Changi (Singapore) ra biển. Nguyên nhân xác định là có chất cặn trong hệ thống dầu bôi trơn của tàu.
Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá những trục trặc kiểu này nảy sinh từ quá trình thiết kế và chế tạo. Trong gần một thế kỷ qua, Hải quân Mỹ không cho ra lò bất kỳ mẫu thiết kế mới nào. Thiết kế mới xuất hiện gần đây nhất chính là tàu sân bay. Tuy nhiên, loại tàu mới này phải cần tới 2 thập kỷ để thử nghiệm và cần tới một cuộc chiến tranh thế giới với quy mô lớn để kiểm nghiệm xem nó thực sự hoạt động ra sao.
clip_image007_1404917.jpg
Chiến hạm LCS đang gây thất vọng lớn?​
Trong khi đó, thời gian thiết kế chế tạo và đưa vào sử dụng của LCS lại rất ngắn. Trên thực tế, chương trình LCS chỉ thực sự bắt đầu từ năm 2003 mà tới năm 2006, cả hai mẫu LCS đều đã được ra lò. Ngạc nhiên hơn là năm 2010, cả hai mẫu thiết kế LCS hoàn toàn khác nhau đều được lựa chọn để đặt hàng dù về lý thuyết chúng có thể sử dụng chung các thiết bị. Cho tới nay, LCS chưa hề tham chiến, song lại được Mỹ triển khai ra cả nước ngoài.
Ngoài vấn đề về kỹ thuật, LCS còn bị đánh giá là không xứng với chi phí bỏ ra khi giá thành của nó quá đắt đỏ so với dự kiến ban đầu. Trước đây, Hải quân Mỹ muốn đóng từ 50-60 chiếc LCS trong giai đoạn 2014-2018 với chi phí 460 triệu USD mỗi chiếc. Tuy nhiên, riêng chiếc tàu đầu tiên là USS Freedom đã có chi phí đội lên tới 600 triệu USD. Hải quân Mỹ cũng cố thuyết phục rằng con số này có thể giảm xuống còn 450 triệu khi LCS được sản xuất hàng loạt, song đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
"F-35 có thể gặp thảm kịch vì TQ ăn cắp dữ liệu"</h1>(Soha.vn) - "Nếu TQ có được dữ liệu quan trọng về hệ thống hồng ngoại tiên tiến của F-35, đây có thể là thảm kịch đối với khả năng tác chiến của máy bay này" - Fisher nhận định.</h2>
Các quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ một chiến dịch gián điệp mạng do Trung Quốc tiến hành 7 năm trước đã đem về cho Bắc Kinh những công nghệ nhạy cảm và nhiều bí mật về máy bay mà sau này đã được tích hợp vào biến thể mới nhất của tiêm kích tàng hình thế hệ năm J-20.
Hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc nhằm đánh cắp dữ liệu công nghệ chế tạo máy bay F-35 Lightning II diễn ra vào năm 2007. Cơ quan tình báo Mỹ đặt tên cho hoạt động này là Chiến dịch Byzantine Hades.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay dữ liệu bị đánh cắp được trao cho một đơn vị quân đội của Trung Quốc có tên Cục trinh sát kĩ thuật ở tỉnh Chengdu, sau đó được chuyển cho tập đoàn công nghiệp hàng không nhà nước Trung Quốc (AVIC). Theo các quan chức tình báo và quốc phòng của Mỹ, tập đoàn chế tạo máy bay Chengdu, một chi nhánh của AVIC, đã sử dụng dữ liệu lấy cắp được vào việc chế tạo J-20.

j20d-0e4d5.jpg

F-35 (trái) và J-20 có nhiều nét tương đồng

Việc đánh cắp dữ liệu về F-35 đã được xác nhận sau khi những bức ảnh mới xuất hiện trên các trang mạng quân sự Trung Quốc cho thấy biến thế mới nhất của J-20 có một số nâng cấp trong thiết kế so với nguyên mẫu máy bay đầu tiên được tiết lộ từ năm 2011.
Theo các quan chức Mỹ, một trong số những nâng cấp vũ khí quan trọng nhất của J-20 là hệ thống dò tìm mục tiêu quang điện mới được gắn ở mũi máy bay.
Thêm vào đó, cửa xả động cơ vốn chìa ra bên ngoài trong biến thể trước đó đã được khắc phục, đây được coi là một nỗ lực nhằm giảm tín hiệu phản xạ radar của máy bay. Biến thể J-20 mới nhất cũng xuất hiện với màu sơn hấp thụ sóng radar khác biệt.
Newly-unveiled-J-20-Chinese-Internet-e1394666813982-87d61.png

Biến thể mới nhất của J-20 mang số hiệu 2011

Chi tiết về hoạt động đánh cắp này của Trung Quốc vẫn được giữ bí mật. Tuy nhiên, cũng có thể Trung Quốc đã lấy được những bí mật về F-35 từ hãng Lockheed Martin, các nhà thầu phụ của hãng hoặc những đồng minh của Mỹ tham gia vào chương trình phát triển F-35 như Anh, Úc, Israel, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
BÀI LIÊN QUAN
"J-20 có thể trở thành máy bay ném bom hoàn hảo": Tin được không?[*]Phiên bản mới của J-20 Trung Quốc có nhiều điểm đặc biệt[*]Mỹ lo Trung Quốc xuất khẩu tiêm kích J-20[/list]
Các quan chức của Mỹ cho biết chiếc J-20 mới đã trải qua các cuộc thử nghiệm trên bộ, tuy nhiên hoạt động thử nghiệm bay phải đến đầu tháng 3 mới được tiến hành.
Theo Richard Fisher, một chuyên gia về các hệ thống vũ khí của Trung Quốc tại Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế, biến thể J-20 mới được thử nghiệm ngày 1/3 và đã chứng tỏ được những tính năng vượt trội của một máy bay tiêm kích thế hệ 5.
Fisher tỏ ra rất “tò mò” về việc J-20 được trang bị hệ thống xác định mục tiêu điện tử mới ở mũi máy bay. Vị trí này cũng làm tăng tầm nhìn và có cấu tạo tương tự như chiếc F-35 của Mỹ.

"Hệ thống xác định mục tiêu này cùng với hàng loạt cảm biến hồng ngoại công suất cao đã mang lại cho F-35 khả năng nhận diện tình huống mà trước đó không đối thủ nào có thể cạnh tranh được, tuy nhiên hiện tại rõ ràng rằng J-20 sở hữu một hệ thống tương tự cùng với hàng loạt cảm biến của chính nó”, Fisher cho hay.
“Nếu qua chương trình gián điệp, Trung Quốc có được những dữ liệu kĩ thuật quan trọng về các hệ thống hồng ngoại tiên tiến của F-35, đây có thể là thảm kịch đối với tiềm năng tác chiến của máy bay này bởi một khi đã bị lộ, phía Mỹ buộc thiết kế lại và nâng cấp nhanh chóng các hệ thống này trước khi triển khai hoạt động đối với F-35”. Fisher nói.
Theo Fisher, nếu có được thông tin quan trọng về hệ thống hồng ngoại của F-35, Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm cách gây nhiễu hoặc theo cách khác suy giảm ưu thế trên không của loại máy bay này.
Hệ thống xác định mục tiêu của J-20 cho thấy rằng Trung Quốc có kế hoạch sử dụng tiêm kích này cho nhiệm vụ tấn công trên bộ và những nhiệm vụ giành ưu thế vượt trội trên không cũng tương tự như chiếc F-35. Fisher nói thêm rằng hiện J-20 đã có thể so sánh được được với F-22.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Lo Nga cấm vận, Mỹ hối hả tìm cách tự sản xuất động cơ rocket</h1>(Soha.vn) - Các quan chức Mỹ đang lo ngại nguồn cung cấp động cơ rocket DF-180 từ Nga có thể bị gián đoạn do những căng thẳng giữa 2 nước liên quan đến tình hình Ukraine.</h2>"Đánh Ukraine sẽ là cơn ác mộng đối với Putin"[*]Crimea gia nhập Nga, Ukraine có thể mất trắng lực lượng hải quân[*]Vì sao Mỹ ngừng hợp tác quân sự, Putin vẫn chẳng hề biến sắc?[/list]
Trong khi Tổng thống Barack Obama đang không ngừng tranh luận về các biện pháp trừng phạt Nga vì đưa quân tới Ukraine, chính phủ Mỹ đang phải cân nhắc xem làm thế nào họ có thể có được giấy phép để sản xuất trong nước loại động cơ rocket RD-180 vốn trước nay phải nhập khẩu từ Nga.
Mỹ phụ thuộc vào loại động cơ này để phóng các vệ tinh quân sự và do thám vào không gian. United Launch Alliance, công ty liên doanh giữa Tập đoàn Lockheed Martin và Boeing là nhà cung cấp duy nhất các loại rocket hạng nặng, cỡ trung, theo một chương trình có tên gọi là Expendable Launch Vehicle (EELV). Công ty này sử dụng RD-180 làm động cơ chính để phóng các tên lửa đẩy Atlas V.

Trong khi Mỹ vẫn có đủ số lượng động cơ để thực hiện các vụ phóng trong vài năm tới nhưng các quan chức Mỹ lo ngại rằng nguồn cung cấp trong tương lai có thể bị gián đoạn do những căng thẳng đang ngày càng tăng giữa Nga và Mỹ, liên quan tới việc Nga triển khai binh sĩ và thiết bị quân sự tới Crimea, trong bối cảnh bất ổn chính trị và xã hội ở miền nam Ukraine đang leo thang.
"Mối quan hệ hợp tác mà chúng tôi đã gây dựng với Nga liên quan tới loại động cơ này rất quan trọng. Tôi nghĩ là với cả 2 phía đều như vậy, tuy nhiên, có một số lo ngại từ phía Không quân Mỹ và những cơ quan khác rằng chúng tôi đang phụ thuộc một thiết bị quan trọng như vậy vào nguồn cung cấp bên ngoài nước Mỹ" - Eric Fanning, một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ cho biết.
Trong khi Nga vẫn chưa chính thức đe dọa sẽ cắt nguồn cung cấp động cơ RD-180 cho Mỹ nhưng viễn cảnh này vẫn thường xuyên được đưa ra bởi các nhà quan sát ủng hộ việc cần có nhiều hơn các nhà cung cấp trong chương trình này của Mỹ.
Fanning cho biết Không quân Mỹ "muốn có một nguồn cung cấp động cơ đa dạng hơn. Chúng tôi đang tìm hiểu quy trình chế tạo, chi phí sản xuất và xem chúng tôi có thể có được giấy phép để bắt đầu sản xuất loại động cơ đó ở Mỹ hay không".
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Lo Nga cấm vận, Mỹ hối hả tìm cách tự sản xuất động cơ rocket</h1>(Soha.vn) - Các quan chức Mỹ đang lo ngại nguồn cung cấp động cơ rocket DF-180 từ Nga có thể bị gián đoạn do những căng thẳng giữa 2 nước liên quan đến tình hình Ukraine.</h2>"Đánh Ukraine sẽ là cơn ác mộng đối với Putin"[*]Crimea gia nhập Nga, Ukraine có thể mất trắng lực lượng hải quân[*]Vì sao Mỹ ngừng hợp tác quân sự, Putin vẫn chẳng hề biến sắc?[/list]
Trong khi Tổng thống Barack Obama đang không ngừng tranh luận về các biện pháp trừng phạt Nga vì đưa quân tới Ukraine, chính phủ Mỹ đang phải cân nhắc xem làm thế nào họ có thể có được giấy phép để sản xuất trong nước loại động cơ rocket RD-180 vốn trước nay phải nhập khẩu từ Nga.
Mỹ phụ thuộc vào loại động cơ này để phóng các vệ tinh quân sự và do thám vào không gian. United Launch Alliance, công ty liên doanh giữa Tập đoàn Lockheed Martin và Boeing là nhà cung cấp duy nhất các loại rocket hạng nặng, cỡ trung, theo một chương trình có tên gọi là Expendable Launch Vehicle (EELV). Công ty này sử dụng RD-180 làm động cơ chính để phóng các tên lửa đẩy Atlas V.

Trong khi Mỹ vẫn có đủ số lượng động cơ để thực hiện các vụ phóng trong vài năm tới nhưng các quan chức Mỹ lo ngại rằng nguồn cung cấp trong tương lai có thể bị gián đoạn do những căng thẳng đang ngày càng tăng giữa Nga và Mỹ, liên quan tới việc Nga triển khai binh sĩ và thiết bị quân sự tới Crimea, trong bối cảnh bất ổn chính trị và xã hội ở miền nam Ukraine đang leo thang.
"Mối quan hệ hợp tác mà chúng tôi đã gây dựng với Nga liên quan tới loại động cơ này rất quan trọng. Tôi nghĩ là với cả 2 phía đều như vậy, tuy nhiên, có một số lo ngại từ phía Không quân Mỹ và những cơ quan khác rằng chúng tôi đang phụ thuộc một thiết bị quan trọng như vậy vào nguồn cung cấp bên ngoài nước Mỹ" - Eric Fanning, một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ cho biết.
Trong khi Nga vẫn chưa chính thức đe dọa sẽ cắt nguồn cung cấp động cơ RD-180 cho Mỹ nhưng viễn cảnh này vẫn thường xuyên được đưa ra bởi các nhà quan sát ủng hộ việc cần có nhiều hơn các nhà cung cấp trong chương trình này của Mỹ.
Fanning cho biết Không quân Mỹ "muốn có một nguồn cung cấp động cơ đa dạng hơn. Chúng tôi đang tìm hiểu quy trình chế tạo, chi phí sản xuất và xem chúng tôi có thể có được giấy phép để bắt đầu sản xuất loại động cơ đó ở Mỹ hay không".
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
AWACS A-50 Nga: Khắc tinh của chiến đấu cơ Mỹ và NATO
(Vũ khí) - Để đáp trả sự tăng cường chiến đấu cơ của Mỹ và NATO, Nga đã điều động thêm máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS A-50 đến Belarus.
[*]Liên minh Nga – Belarus đổ tiền tăng sức mạnh[*]Vì sao Nga điều chiến đấu cơ đến Belarus?[/list]Hiện nay, Mỹ đã điều 10 chiếc tiêm kích F-15C, 2 chiếc máy bay tiếp dầu KC-135 và 210 quân đến căn cứ không quân Zokniai của Lithuania. Bên cạnh đó, họ cũng điều động 12 chiếc F-16 cùng 300 quân đến căn cứ không quân "Lask" của Ba Lan. Đồng thời, NATO cũng góp 2 chiếc máy bay cảnh báo sớm E-3 “Sentry”, có thể bay qua Ba Lan và Romania để theo dõi sự di chuyển của quân đội trên lãnh thổ Nga.
Ngay lập tức, Nga đã điều thêm máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50 sang Belarus. Sự có mặt của A-50 đã tăng cường rất mạnh khả năng cảnh báo sớm trên không, tác chiến điện tử, chỉ huy tác chiến phi đội máy bay chiến đấu, đồng thời chỉ huy, điều phối các lực lượng trực chiến phòng không của cụm tác chiến phòng không-không quân hỗn hợp Nga-Belarus, nhằm đối phó với các máy bay chiến đấu của Mỹ và NATO mới điều động đến khu vực này.
awacs_a-50%281%29_17635663.jpg
Máy bay AWACS A-50 của Nga​
Beriev A-50 (Định danh NATO: “Mainstay”) là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (Airbone Warning and Control System - AWACS), do Tổ hợp khoa học hàng không Beriev tại Taganrog chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải Il-76 của Liên Xô, để thay thế cho chiếc Tupolev Tu-126 “Moss”. A-50 bay thử chuyến đầu tiên năm 1978 và được biên chế trong lực lượng không quân Liên Xô từ năm 1984.
Hiện nay không quân Nga đang sử dụng tới 26 chiếc A-50, thuộc phiên bản nâng cấp A-50U với phạm vi phát hiện các mục tiêu trên không như trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay ném bom và máy bay chiến đấu siêu âm đã được nâng lên một tầm cao mới so với máy bay A-50M trước đây. A-50U chính thức nhận nhiệm vụ trong hàng ngũ không quân Nga vào tháng 2 năm 2012.
A-50 có trọng lượng không tải 75 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 170 tấn, sải cánh 50,5m, chiều dài 49,59m, chiều cao 14,76m. Máy bay sử dụng 4 động cơ phản lực cánh quạt Aviadvigatel PS-90A, lực đẩy 157kN cho phép nó đạt vận tốc tối đa lên đến 900 km/h, tốc độ tuần hành 466 km/h, trần bay cao 12 - 13km, phạm vi hoạt động 7.500 km, thời gian lưu không liên tục tối đa là 9h.
Một chiếc A-50 với phi hành đoàn 15 người (gồm 5 phi công và 10 trắc thủ tổ hợp kỹ thuật vô tuyến), có thể quần thảo liên tục 4 giờ ở khu vực hoạt động xa căn cứ 1.000 km. Ra đa Phalcon Active lắp trên máy bay có khả năng quét phương vị 360 độ; theo dõi, kiểm soát toàn bộ các mục tiêu bay cao hàng chục km và bay thấp vài trăm mét; trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm.
Máy bay A-50 có thể phát hiện máy bay ném bom ở khoảng cách 650 km, chiến đấu cơ cách xa 300 km và mục tiêu dưới mặt đất/mặt biển là 300 km, tên lửa hành trình ở khoảng cách 215 km và có thể theo dõi đồng thời tới 300 mục tiêu khác nhau. Tính năng của A-50 được các chuyên gia quân sự đánh giá là không hề thua kém máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-3 “Sentry” của không quân Mỹ.
Trong nhiệm vụ chỉ huy trên không, A-50 có thể chỉ huy tác chiến tới 10 máy bay chiến đấu gồm nhiều loại khác nhau. Nó được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Thiết bị vô tuyến điện và thiết bị tác chiến điện tử của máy bay có khả năng trinh sát, phát hiện và chế áp điện tử rất mạnh, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trong trường hợp địch gây nhiễu điện từ mạnh.
Trong thực tế, A-50 đã thực hiện những phi vụ bí mật rất xuất sắc. Ví dụ như trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất, tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Chechnya là Dzhokhar Dudaev tuy đã thoát được rất nhiều cuộc vây ráp của cơ quan an ninh Liên bang Nga, nhưng cũng phải chết vì tên lửa chống bức xạ tấn công sóng điện thoại di động do AWACS A-50 dò tìm và cung cấp tần số liên lạc.
Ngày 21/4/1996, người Nga đã sử dụng 1 chiếc A-50, lắp đặt thiết bị dò tìm và định vị sóng điện thoại vệ tinh tối tân (trị giá 1,2 triệu USD), quần thảo trên bầu trời Chechnya ở độ cao 12 km. Đến rạng sáng ngày 22/4, chiếc A-50 bắt được sóng điện thoại di động của Dudaev. Chiếc A-50 lập tức sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để xác định vị trí và phương hướng di chuyển của ông ta.
Sau đó, nó dùng đường truyền dữ liệu thông báo về trung tâm chỉ huy và tiếp tục theo dõi mục tiêu. Ngay lập tức, 2 chiếc máy bay Su-25 nhận lệnh tiêu diệt Dudaev đã cất cánh từ sân bay Mozdok. Sau vài phút, chúng đã bay đến gần làng Gekhi-Chu (phía tây Chechnya), nơi Dudaev đang dừng chân và phóng ra 2 quả tên lửa chống bức xạ từ khoảng cách 40km.
Tên lửa tự động dò tìm tần số bức xạ sóng điện thoại đã được máy bay dự cảnh A-50 cung cấp rồi phóng vào chiếc xe hơi Dudaev đang dừng lại trên một cánh đồng để gọi điện. Một quả không nổ nhưng chỉ một quả còn lại cũng đủ khiến cho Dudaev - người đang trực tiếp gọi điện và cả 4 cận vệ chết ngay tại chỗ. Khi đó là vào khoảng 4h sáng ngày 22/04/1996.
Một số hình ảnh về máy bay AWACS A-50:
 
Status
Không mở trả lời sau này.