Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
25/2/11
1.764
1.421
113
47
sgb345 nói:
Một nguyên tắc đơn giản "Đi trên đường chỉ phải tuân thủ theo biển báo"
Nguyên tắc đó không chưa đủ bác ạ.
Có những điều luật của Luật Giao Thông đường bộ không hề có biển báo, nói như vậy là bác không cần tuân thủ à?
VD:
- Sử dụng GPLX tẩy xóa...
- Chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế...
- Chở quá số người quy định...
- Không cài dây an toàn...
- Rẽ không có tín hiệu báo trước....

Bác có những biển báo đó không vậy??
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
minhkhue nói:
sgb345 nói:
Một nguyên tắc đơn giản "Đi trên đường chỉ phải tuân thủ theo biển báo"
Nguyên tắc đó không chưa đủ bác ạ.
Có những điều luật của Luật Giao Thông đường bộ không hề có biển báo, nói như vậy là bác không cần tuân thủ à?
VD:
- Sử dụng GPLX tẩy xóa...
- Chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế...
- Chở quá số người quy định...
- Không cài dây an toàn...
- Rẽ không có tín hiệu báo trước....

Bác có những biển báo đó không vậy??

Các thí dụ của bác hoàn toàn ko tương đương với trường hợp cụ thể này vì các điểm qui định bác nêu có hiệu lực chung, mọi nơi mọi lúc và ko cần biển báo, ko giới hạn thời gian và không gian. Qui định cấm dừng đỗ có giới hạn về ko gian nên phải có biến báo. Khi đã có biển báo thì phải tuân thủ các qui định chung về biển báo, trong đó có việc phải đặt biển nhắc lại sau mỗi giao lộ !
Nếu có qui định: Cấm dừng đỗ xe tại tất cả các tuyến đường thì ko cần biển cấm dừng đỗ nữa vì nó đã có hiệu lực tổng quát ko riêng tuyến nào, đoạn đường nào !
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Duong_cao nói:
sans nói:
Hôm bữa em có thấy bác nào giới thiệu thông tin về chỉ thị của CATPHN rồi, em cũng thấy thông tin hay. Nhưng mà nghĩ lại một lần nữa cái này cũng khó dùng để tranh tụng tại toà, vì đây là quy định (?) nội bộ đơn vị, cho nên (1) nếu nhân viên làm sai quy định dẫn đến thiệt hại cho đơn vị thì đơn vị sẽ phạt hoặc kiện nhân viên đó nếu muốn, (2) nếu nhân viên làm sai quy định cũng không có nghĩa họ làm sai luật.

Muốn kiện đòi huỷ cái quyết định xử phạt bác Đông thì phải (1) chứng minh quyết định đó sai, hoặc (2) chứng minh căn cứ để ra quyết định sai. Em thấy các ý kiến phản bác toà án đều tập trung vào ý (2), chủ yếu với lý lẽ "không có biển thì không cấm/cấm thì phải có biển cấm," nghĩa là ràng buộc việc "đường XT cấm để xe" với việc "trên đường XT phải có biển cấm."

Như em thảo luận với bác findingNEMO ở trên, thì thứ nhất là Sở GTVT HN có muốn cũng kiếm không ra biển "cấm để xe" để cắm, cho nên có khi họ lại lý luận là cái biển đỏ đầy chữ ("tuyến phố văn minh") là đủ hiệu lực rồi; thứ hai là về logic hai câu "không có biển thì không cấm" và "không cấm thì không có biển" không tương đương với nhau. Tương tự, "có biển thì cấm" không tương đương với "cấm thì có biển."

Cũng về logic thì câu hỏi 6 của bác là câu hỏi suy diễn, và câu trả lời "có" ở đây là không phù hợp, nếu trên thực tế CAHN không chỉ thị CSGT "chỉ nhắc nhở mà không phạt" đối với các trường hợp "không có biển hoặc biển bị tháo mất."
Phần bôi đậm của bác là phần mà chúng ta loay hoay nhất, số đông các bác tham gia tranh luận đều mãnh liệt đòi quyền lưu thông và dừng, đậu, đỗ, để xe hợp lệ tại chỗ mà bác Chủ đã bị phạt, với lý do không có biển cấm thì cứ đậu, đỗ, dừng, để xe...
Cái vấn đề là Xuân Thủy thì có biển cấm ở 02 đầu đường, bên kia đường, ngay chỗ giao nhau giữa PVT và chiều ngược lại của Xuân Thủy (Rẽ phải) thì cũng có biển nhắc... Chính đây là mấu chốt tranh luận...
Tranh luận vì một số bác cho rằng, nếu bên này giao lộ có cắm biển nhắc thì tại sao bên kia không cắm?? (Ý rằng phải cắm nhắc lại cho mấy người đi từ PVT ra và rẽ trái vào đường Xuân Thủy chứ :D:D) nhưng không ai nói đến tính hiệu lực của biển cấm toàn tuyến đầu và cuối của đường Xuân Thủy khi lưu thông ở chiều ngược lại.
Từ đó suy ra muốn chứng minh CSGT chưa hợp lý, thì phải có bằng chứng lưu thông hợp lý từ đường PVT ra và dừng, đậu, đỗ, để xe tại nơi mà bị phạt, tuy nhiên bác Chủ đã không chứng minh được điều này..
Và một lần nữa, vi phạm luật giao thông được coi là quả tang, nên được ra quyết định xử phạt thông qua biên bản vi phạm... nên khái niệm lưu thông từ đâu ra và ngã ba hay ngã tam thì không được tính đến trong biên bản vi phạm..

Vậy nên chăng chúng ta tập trung tranh luận rằng:
Tại chỗ mà xe bác chủ đang dừng, đậu, đỗ, để mà bị phạt thì còn hiệu lực hay hết hiệu lực của bảng cấm???
Nếu hết thì căn cứ ở đâu? Chứng minh bằng căn cứ nhé... cái này là phải cực lực chứng minh với Tòa rằng bảng cấm đầu đường đến đây hết hiệu lực?? Lưu ý Tòa có thể sẽ không tranh luận về hướng lưu thông từ PVT ra đâu...
Còn nếu không chứng minh được thì chứng tỏ bảng cấm còn hiệu lực, vậy thì Tòa không thể tuyên bác quyết định xử phạt của CSGT được...

Mời mời... :D:D
Có 2 luận điểm để tự bảo vệ.

Luận điểm 1: Luật quy định "phải đặt biển ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy". Những biển nào người sử dụng đường không nhìn thấy đều không có hiệu lực thi hành đối với người đó.
(nêu tại khoản a, b, c Điều 21 và khoản f Điều 31). Chiểu theo các khoản trên, biển cấm đặt tại đầu đường là vô hiệu với nguyên đơn.
Nguyên đơn chỉ cần yêu cầu tòa đi cùng trên xe từ 2 hướng 1- XT hướng Cầu Giấy – Mai dịch, thực hiện quay đầu tại ngã 3 PVT-XT (quay đầu hợp pháp), 2- PVT ra XT, rẽ trái về CG.
Hỏi quý tòa 1- Đi 2 tuyến đó có phạm luật không? 2- Có nhìn thấy biển báo cấm dừng cấm đỗ đặt hợp lệ trên 2 tuyến này để thông báo với lái xe phải thi hành không?

Luận điểm 2: liên quan đến phán quyết “ngã tam” của tòa trước đây là 1 phán quyết phản ánh chưa đầy đủ yêu cầu của luật. Tòa đã bỏ qua 1 yếu tố quan trọng và vô tình đánh tráo khái niệm.
Theo khoản f Điều 31 của điều lệ này, phải đặt nhắc lại biển cấm “…tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại…” ta thấy có 2 yếu tố 1- ngã 3, ngã 4 và 2-có xe đi vào. Trong đó yếu tố “có xe đi vào” là quan trọng nhất, yếu tố “ngã 3, ngã 4” chỉ là yếu tố mô tả.
Yêu cầu của luật là ngã mấy thì ngã, cứ có xe đi vảo hợp pháp là phải cắm biển cấm nhắc lại. Nếu không thì ngã 5, ngã 6, ngã 7 có xe đi vào thì luật cũng không yêu cầu cắm lại biển cấm à?


Theo Điều lệ báo hiệu đường bộ:
Điều 21 Vị trí đặt biển báo theo chiều ngang đường
a) Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng để …
Người sử dụng đường phải nhìn thấy biển báo hiệu từ cự ly … 50m trên những đường trong phạm vi khu đông dân cư
b) Biển phải đặt về phía tay phải theo chiều đi ….
c) Những biển viết bằng chữ chỉ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ….

Điều 31 Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
gentledog nói:
minhkhue nói:
sgb345 nói:
Một nguyên tắc đơn giản "Đi trên đường chỉ phải tuân thủ theo biển báo"
Nguyên tắc đó không chưa đủ bác ạ.
Có những điều luật của Luật Giao Thông đường bộ không hề có biển báo, nói như vậy là bác không cần tuân thủ à?
VD:
- Sử dụng GPLX tẩy xóa...
- Chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế...
- Chở quá số người quy định...
- Không cài dây an toàn...
- Rẽ không có tín hiệu báo trước....

Bác có những biển báo đó không vậy??

Các thí dụ của bác hoàn toàn ko tương đương với trường hợp cụ thể này vì các điểm qui định bác nêu có hiệu lực chung, mọi nơi mọi lúc và ko cần biển báo, ko giới hạn thời gian và không gian. Qui định cấm dừng đỗ có giới hạn về ko gian nên phải có biến báo. Khi đã có biển báo thì phải tuân thủ các qui định chung về biển báo, trong đó có việc phải đặt biển nhắc lại sau mỗi giao lộ !
Nếu có qui định: Cấm dừng đỗ xe tại tất cả các tuyến đường thì ko cần biển cấm dừng đỗ nữa vì nó đã có hiệu lực tổng quát ko riêng tuyến nào, đoạn đường nào !
Cảm ơn bác Gentle. Ý kiến của bác cũng là ý kiến của tôi trả lời cùng bác Minhkhue.
Bình thường, một đội bóng dân dã không chuyên đá với đội nhà giàu đã khó thắng rồi, nói chi đến chuyện trọng tài thiên vị trắng trợn cho đội nhà giàu kia. Phải cố gấp 10 lần bình thường thôi.


Bỗng nhớ tới một bộ phim hồi Thế chiến thứ 2, trong trại tập trung của Đức quốc xã có tổ chức trận đá bóng giao hữu giữa đội tù nhân (Ba lan?) và đội cai ngục Đức. Phần thưởng đưa ra cho đội tù nhân lực chọn là đá thua sẽ được sống, đá thắng sẽ bị tử hình cả đội.
Đội tù nhân đã đá vì danh dự và đã hi sinh. Thật cảm phục những người trọng danh dự, không màng tới cái chết.
 
Hạng D
13/2/11
2.097
802
113
Duong_cao nói:
tieulinhtinh nói:
Trong phạm vi đường XT thì có rất nhiều điểm cho phép quay đầu xe. Ở những chổ đó đều có biển nhắc lại cấm dừng, đổ xe.
Nếu em đi từ đầu đường XT vào và quay đầu xe thì em không thể dừng đổ sau khi quay đầu vì có biển cấm. Nhưng nếu em quay đầu ở chổ giao cắt giữa PVT với XT để đi theo hướng như bác Đông thì em có thể dừng, đổ hay không? Nếu không thì tại sao? Mời các bác giải thích dùm em.
Nếu bác nào viện dẫn cái quy định của TP HN thì giải thích dùm em tại sao những chổ khác lại có biển cấm dừng, đổ??

@Bác Duong_cao: từ thực tế đường XT như em mô tả ở trên nên em thấy bác Đông đổ là bình thường.

Thưa bác, khốn thay cái nhận định này nó thuộc về Tòa, chứ không thuộc về chúng ta... :D:D
Tòa nói rằng cái quyết định xử phạt là đúng... giờ chúng ta chỉ tranh luận rằng cái quyết định ấy nó không đúng, để góp ý cho bác chú yêu cầu Tòa tuyên phải rút quyết định lại..
Tòa đâu có căn cứ các giải thích của bác chủ là lưu thông từ Phan văn Trường vào Xuân Thủy để tranh luận, tòa chỉ xét các căn cứ mà CSGT lập tại địa điểm chiếc xe dừng, đậu, để, đỗ ngay chỗ ngân hàng gì đó trên đường Xuân Thủy... Tóm lại, vì bác chủ kiện CA Quận Cầu Giấy để rút lại Quyết định, nên Tòa phải xử rằng quyết định đó đúng hay sai, nếu sai thì hủy, còn không sai thì thi hành..
Một lần nữa, thông tin lưu thông của bác chủ từ Phan Văn Trường ra Xuân Thủy chỉ là thông tin được bác ấy đưa ra làm căn cứ tranh luận, nó không ảnh hưởng đến tính pháp lý của quyết định xử phạt của CSGT tại chỗ cái xe bị lập biên bản..

Vậy câu hỏi ở đây:
Tại chỗ dừng, đậu, đỗ, để xe của bác chủ, bị CSGT phạt, đúng hay sai??
1. Tại sao bị phạt là đúng. (Lưu ý là CSGT không biết lưu thông từ hướng nào vào nhé).
2. Tại sao bị phạt là sai? (Lưu ý là CSGT không biết lưu thông từ hướng nào vào nhé).

Mời mời... :D:D
Hiệu lực của biển báo cấm dừng và cấm đổ có hiệu lực từ sau biển đến điểm giao cắt gần nhất.
Những chổ quay đầu xe có phải là điểm giao cắt? Giao lộ ngữa PVT và XT có phải là điểm giao cắt?
Nếu xxx chỉ tuân theo qui đinh của TP HN về tuyến phố văn minh mà chẳng quan tâm đến biển báo thì GTCC cần gì phải cắm những biển báo cấm dừng, đổ trên đường Xuân Thuỷ cũng như các tuyến đường khác ở HN cho tốn tiền của dân.
Bác có thể giải thích cho em tại sao tuyên bố bác Đông thua mà toà CG vẫn nói là nên cắm biển báo ở giao cắt XT và PVT(em gọi là giao cắt vì cái đó chả phải là ngã ba theo một số bác ở trên này)? Nếu phạt đúng thì cần gì phải đề nghị cắm biển? Nếu cần cắm biển thì phải chăng là phạt sai?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
22/12/06
1.132
1.014
113
Bác Minhkhue là xxx nên Bác ấy lý luận theo kiểu xxx là phải thôi
 
Hạng B2
6/5/11
375
30
28
sgb345 nói:
gentledog nói:
minhkhue nói:
sgb345 nói:
Một nguyên tắc đơn giản "Đi trên đường chỉ phải tuân thủ theo biển báo"
Nguyên tắc đó không chưa đủ bác ạ.
Có những điều luật của Luật Giao Thông đường bộ không hề có biển báo, nói như vậy là bác không cần tuân thủ à?
VD:
- Sử dụng GPLX tẩy xóa...
- Chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế...
- Chở quá số người quy định...
- Không cài dây an toàn...
- Rẽ không có tín hiệu báo trước....

Bác có những biển báo đó không vậy??

Các thí dụ của bác hoàn toàn ko tương đương với trường hợp cụ thể này vì các điểm qui định bác nêu có hiệu lực chung, mọi nơi mọi lúc và ko cần biển báo, ko giới hạn thời gian và không gian. Qui định cấm dừng đỗ có giới hạn về ko gian nên phải có biến báo. Khi đã có biển báo thì phải tuân thủ các qui định chung về biển báo, trong đó có việc phải đặt biển nhắc lại sau mỗi giao lộ !
Nếu có qui định: Cấm dừng đỗ xe tại tất cả các tuyến đường thì ko cần biển cấm dừng đỗ nữa vì nó đã có hiệu lực tổng quát ko riêng tuyến nào, đoạn đường nào !
Cảm ơn bác Gentle. Ý kiến của bác cũng là ý kiến của tôi trả lời cùng bác Minhkhue.
Bình thường, một đội bóng dân dã không chuyên đá với đội nhà giàu đã khó thắng rồi, nói chi đến chuyện trọng tài thiên vị trắng trợn cho đội nhà giàu kia. Phải cố gấp 10 lần bình thường thôi.


Bỗng nhớ tới một bộ phim hồi Thế chiến thứ 2, trong trại tập trung của Đức quốc xã có tổ chức trận đá bóng giao hữu giữa đội tù nhân (Ba lan?) và đội cai ngục Đức. Phần thưởng đưa ra cho đội tù nhân lực chọn là đá thua sẽ được sống, đá thắng sẽ bị tử hình cả đội.
Đội tù nhân đã đá vì danh dự và đã hi sinh. Thật cảm phục những người trọng danh dự, không màng tới cái chết.
Lâu nay em vẫn theo dõi ko bỏ sót bất cứ một comment nào xung quanh topic chỉ có điều dạo sau này ko tham gia comment vì chưa nghĩ thêm được gì mới. Em nhất trí với bác gentle khi cho rằng vd bác MK đưa ra là ko tương thích vì thế so sánh nếu có trở nên khập khiễng.
Quay lại chủ đề chính, theo em đến giờ này có 3 quan điểm chính ủng hộ lẫn phản đối hành xử của bác Đông:
1. Bác Đông sai ==> CACG đúng khi phạt bác theo QĐ2053 & điều 19 luật GTĐB bất kể thực tế ko có biển cấm nhắc lại tại giao lộ (cũng ko quan tâm có là ngã 3 hay 4). Đại diện cho quan điểm này là thiểu số.
2. Bác Đông đúng ==> CACG sai vì ko biển cấm ==> ko cấm có nghĩa là BB & QĐ xử phạt thiếu căn cứ pháp lý. Đại diện cho quan điểm này là đa số trong đó có em. Em luôn cho rằng người tham gia GT nói chung, người cầm vô lăng nói riêng có nghĩa vụ tuân thủ hệ thống BHGT tức là những công cụ trực quan chứ ko là VB, QĐ nào khác chừng nào chúng chưa được thể chế hóa bằng hệ thống BHGT (Các bác ko đưa ví dụ giống bác MK nữa nhé vì đã giải thích). Với số bác theo QĐ1 chắc chắn ko cần thiết có biển cấm hai đầu đường XT, rộng ra là cả 55 tuyết phố còn lại vì chỉ cần có QĐ2053 & điều 19 nói trên là đủ. Mong sao chỉ có một số ít, rất ít người "cầm cân nảy mực" theo quan điểm này bằng ko thì đại họa.
3. Bác Đông đúng về lý, sai về đạo đức vì bác ấy biết QĐ2053, biết cấm vẫn đỗ cho dù chính bác ấy đã nói là bác ấy ko hề biết. Dù sao thì pháp luật (lý) và đạo đức là hai phạm trù khác nhau và chẳng có QĐ xử phạt vi phạm HC nào lại dựa vào đạo đức của người vi phạm bao giờ. Mặt khác Osers chúng ta ko có quyền gì phán xét đạo đức người khác. Hơn nữa cũng chẳng có lái xe nào kể cả ai đó bảo vệ quan điểm này chấp nhận BB hoặc QĐ xử phạt của xxx vì lỗi đạo đức của họ.
Sau cùng, phiên phúc thẩm sắp được mở chúng ta hãy chờ xem phán quyết của HĐXX ra sao. Riêng em luôn tin bác Đông sẽ chống án thành công dù biết việc ấy khó ngang "lấy gậy chống trời". Thì đã sao? ko phải chúng ta ai cũng ít nhiều sống bằng niềm tin đó thôi.
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Lâu nay,các bác bàn quá nhiều rồi,và quá sâu về mọi khía cạnh.Tuy nhiên,nếu thử kết luận tạm thời theo mấy tình huống thế này,các bác xem,xu hướng sẽ phát triển theo chiều nào nhé:
Giả thiết là trên đoạn đường có giao cắt và xe ô tô đi qua các đoạn đường đó được.Các dấu sao màu đỏ là điểm giả thiết đỗ xe.
1- Trường hợp thứ nhất: Nếu khẳng định bác Đông vi phạm quyết định 2053 vì nó là QĐ phải chấp hành nên không cần biển báo(như bác minhkhue đã nói),điều đó có nghĩa là,trên toàn tuyến đường XT,không cần cắm biển 131(2 biển 2 đầu đường cũng sẽ không cần thiết nữa),vì mọi công dân(của Thủ đô và không thủ đô) trước khi đến HN phải nắm rõ QĐ này.Và lúc đó đường XT sẽ nhưng hình dưới đây.Và trên cả 2 tuyến C,D,E,F cũng như X,A,B,Y đều cấm đỗ(theo QĐ 2053).
Nếu trường hợp này xảy,thì theo các bác,GT có bị LOẠN hay không?Giả sử,nếu cái QĐ 2053 đó không phải là cấm đỗ mà là cấm xe ô tô đi vào con đường đó,nhưng vì nó là văn bản pháp quy,mọi người phải tự biết và chấp hành,nên không cắm biển báo,thì sẽ thế nào?
37339036.jpg


2- Trường hợp thứ 2: Biển 131 được cắm theo đúng điều lệ về hiệu lực của biển,sau mỗi giao cắt có xe ô tô lưu thông đều cắm nhắc lại.(Mấy hôm nay em đang ở Moscow,đi đường để ý thấy họ cắm biển tai các ngã 3 như hình dưới,và thiết nghĩ họ Quản lý giao thông không thể kém hơn VN mình được,nghĩa là họ đang làm đúng).Và tất cả mọi công dân VN hay ngoại quốc khi lái xe đến đây dều biết phải tuân thủ các quy định của luật như thế nào.
88777379.jpg


3-Trường hợp thứ 3: Hai đầu đường và các điểm A,D cắm biển 131 .
84041677.jpg

Ta sẽ phân tích cụ thể trường hợp này nhé.Nếu 1 người đi từ điểm C đến điểm F,thì như vậy trên 2 đoạn CD và DE,do có cắm biển 131 nên người đó không được phép đỗ xe.Tuy nhiên,sau khi đi qua điểm E,trên đoạn EF,người đó có được phép đỗ xe hay không?
- Theo em là có,vì Biển 131 ở điểm D chỉ có hiệu lực đến trước điểm E mà thôi.Sau điểm E,người tham gia giao thông không bị chế tài bởi biển 131 ở điểm D nữa,vì thế người đó có quyền đỗ xe trên đoạn E-F.
- Nếu goi đây là đường XT,thi bản chất vấn đề có khác nhau không?Lý luận của xxxx cho rằng,không có biển 131 tại điểm E,nhưng lại có QĐ2053 chế tài nên đoạn EF cũng cấm đỗ.
- Lúc này phải đặt tiếp câu hỏi: Nếu đoạn E-F bị chế tai bởi QĐ 2053 (theo lý luận trên) nên không cần biển 131 thì suy ra, cả tuyến đường XT cũng phải bị chế tài bởi QĐ2053.Điều đó có nghĩa là trên đường XT sẽ không cần cắm biển 131 ở hai đầu đường.
Câu hỏi tiếp theo là: Nếu lý luận như trên,thì tại sao lại phải cắm biển 131 ở 2 đầu đường?
.............. Tra lời.........
Và nếu đã cắm biển ở 2 đầu đường rồi,thì tại sao lại không cắm biển ở điểm E.
Đến đây sẽ rơi vào cái lý luận rằng tai điểm E có phải là ngã ba hay không?
Theo em,lý lẽ quy định là ngã ba hay không không có tính thuyết phuc.Chỉ cần hiểu đó là điểm giao cắt giữa các con đường là đủ.Hơn nữa,tranh cãi diều đó không đi đến đâu,vì nhưa nhiều bác đã nói.Luật không định nghĩa tất cả các khái niệm.Lúc đó cứ lấy từ điển tiếng Việt ra làm đối chứng.
 
Hạng B2
26/3/10
146
2
0
NGUYEN T nói:
Câu hỏi tiếp theo là: Nếu lý luận như trên,thì tại sao lại phải cắm biển 131 ở 2 đầu đường?
Liệu có khả năng biển báo cấm được cắm trước ngày 27/5/2008 (ngày ban hành QĐ2053) không bác? Ví dụ bác Chánh đang cắm biển thì có QĐ2053 nên cho rằng không cần cắm tiếp?

Nếu thực tế diễn ra như vậy thì có thể giải thích việc cắm biển của bác Chánh (em không bình luận đúng sai).
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/4/10
3.116
37.614
113
HCM city
minhkhue nói:
Liembk nói:
Nguyễn nói:
Theo em hiểu <span style=""color: #ff0000;"">chỉ là công văn trả lời báo chí thôi, không phải là chỉ thị (hoặc quy định) buộc cấp dưới thi hành </span>đâu!!!
Đúng là bọn hại dân, hại nước.
Chứ theo bác thì sao??
VB của UBND Hà Nội ra đúng trình tự thủ tục thì các bác bảo không tuân theo.
Còn chỉ có câu trả lời cho báo thôi mà bắt toàn ngành và các cơ quan có liên quan tuân theo là sao hả bác??
Bác hiểu hại dân, hại nước là gì ạ?
Em không nói UBND Tp.HN ra văn bản sai. Em đã từng nói: Trong trường hợp bác Đông, nếu xxx nhắc nhở bác Đông thì sẽ hay hơn, và người dân sẽ tâm phục, khẩu phục.
 
Status
Không mở trả lời sau này.