Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
25/2/11
1.764
1.421
113
47
Quangia nói:
Theo tui, cái văn bản đó có ý nghĩa xác nhận quy định về hành xử mà CSGT CG phải áp dụng trong các trường hợp mà công văn nêu ra vì quy định này do CACG ban hành và mang tính mệnh lệnh trong phạm vi áp dụng của văn bản chỉ đạo ( nếu có ) hoặc kết luận họp giao ban hoặc tương tự.
Tất nhiên, không thể nói đây là văn bản CACG chỉ đạo cho các ban ngành khác vì nếu vậy sẽ vô hiệu do vượt thẩm quyền. Nhưng chắc chắn là có hiệu lực trong CSGT CG.
Vì vậy, VB này là một trong những căn cứ quan trọng cho bác Đông trong phiên xử tới.
Sai.
Khi lãnh đạo trả lời với CQBC là chuyện trả lời báo chí.
Muốn thực hiện chỉ đạo ấy, ông ta phải ban hành 1 công văn gởi cho tất cả các cơ quan trực thuộc, như vậy thì mới có giá trị.
Văn bản trả lời cho báo chí là văn bản thông thường, chứ không phải văn bản chỉ đạo.
 
Hạng B2
24/5/11
147
0
16
Thế theo bác minhkhue thì ông ấy trả lời bố láo à, trả lời cho phải phép à, theo E chắc chắn phải có văn bản chỉ đạo cấp dưới rồi thì mới dám đưa công văn trả lời báo chí chứ.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Bác minhkhue, bác sans và bác Nguyễn... đang giúp bác chủ tiến hành mock trial trên đây để bác chủ chuẩn bị tốt hơn cho phiên phúc thẩm trong thực tế đấy các bác ạ. Em thấy ý kiến của các bác ấy rất đáng để ngâm cứu ! Việc AE mình 100% đồng thuận ở đây ko giúp đc gì cho bác chủ đâu ngoài chút động viên tinh thần, các ý kiến trái chiều (tất nhiên nếu xuất phát từ thiện ý) mới thực sự help !
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
14/7/11
214
79
28
Không sai đâu bác.
Văn bản trả lời báo chí phải được hiểu theo quy chế phát ngôn của đơn vị. Vì vậy, các nội dung trong văn bản này phải có căn cứ. Khi bác Đông viện dẫn nội dung của văn bản này để lập luận về vấn đề : Có vi phạm hay không vi phạm khi đậu xe ở vị trí chưa có biển cấm, thì bác Đông cũng đã có cách hiểu và hành xử giống như CACG ( theo trích dẫn từ nội dung văn bản này ). Tức là nếu chưa có biển cấm --> chưa thể xử phạt.
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
minhkhue nói:
Quangia nói:
Theo tui, cái văn bản đó có ý nghĩa xác nhận quy định về hành xử mà CSGT CG phải áp dụng trong các trường hợp mà công văn nêu ra vì quy định này do CACG ban hành và mang tính mệnh lệnh trong phạm vi áp dụng của văn bản chỉ đạo ( nếu có ) hoặc kết luận họp giao ban hoặc tương tự.
Tất nhiên, không thể nói đây là văn bản CACG chỉ đạo cho các ban ngành khác vì nếu vậy sẽ vô hiệu do vượt thẩm quyền. Nhưng chắc chắn là có hiệu lực trong CSGT CG.
Vì vậy, VB này là một trong những căn cứ quan trọng cho bác Đông trong phiên xử tới.
Sai.
Khi lãnh đạo trả lời với CQBC là chuyện trả lời báo chí.
Muốn thực hiện chỉ đạo ấy, ông ta phải ban hành 1 công văn gởi cho tất cả các cơ quan trực thuộc, như vậy thì mới có giá trị.
Văn bản trả lời cho báo chí là văn bản thông thường, chứ không phải văn bản chỉ đạo.
Xử lý như gợi ý dưới đây có ổn không, bác Minhkhue nhỉ?
...(post lại)

1- Bác Đông nên tìm để có trong tay bản sao các Chỉ đạo (trong nội bộ csgt Hn) "chỉ nhắc nhở mà không phạt khi không có biển báo ..." như bác Ngọc đã nêu trong công văn gửi báo GĐ&XH, và có luôn bản sao của cái công văn xxx gửi báo này.
2- Khi tòa đang xét xử, bên nguyên có thể yêu cầu tòa đề nghị bên bị trưng cái "Chỉ đạo" đó ra trước tòa như một chứng cứ chứng minh xxx cấp dưới làm sai quy định của cấp trên. Nếu bên bị từ chối hoặc không trưng ra được cái quy định đó trước tòa thì tòa có thể coi đó là một điểm trừ về độ tin cậy trong lời khai của bên bị, và yêu cầu tòa dùng cái "công văn gửi báo, trong đó có nêu ..." đó làm bằng chứng trước tòa.
 
Hạng B2
24/7/11
149
1
16
49
đâu đó
sans nói:
Beebob nói:
1. Căn cứ theo Luật GTĐB thì bác Đông hoàn toàn không vi phạm theo điều 18, 19.
Như vậy ta phải phủ định QĐ2053, em không nghĩ có thể lập luận theo hướng này.
<span style=""color: #ff0000;"">Quy định nếu các văn bản pháp luật có sai khác, bắt buộc dùng văn bản có tính pháp lý cao hơn bác ạ, ở đây Luật cao hơn QĐ của TP, ở đây em không có ý phủ định QĐ 2053 mà em chỉ phân tích theo Luật GTĐB, bên cạnh đó QĐ 2053 đâu phải là văn bản quy phạm pháp luật về giao thông, nó chỉ là văn bản quy định các tuyến phố văn minh, để thực hiện thì Sở GTVT phải thống nhất lộ trình, phân chia giai đoạn thực hiện với các cơ quan có liên quan mà.</span>
Beebob nói:
2. BB vi phạm ghi lỗi "Đỗ xe trái quy định" theo Luật GTĐB và QĐ xử phạt theo Nghị định 34, nếu xét theo điều 18, 19 thì CACG đã sai khi lập BB vi phạm, vì lý do biển báo cấm đỗ đầu Xuân Thủy (Mai Dịch) đã hết hiệu lực pháp luật khi qua giao cắt PVT-XT.
Ta có thể chứng minh "chiến sĩ CSGT tuần tra" nhận định sai lỗi của người tham gia giao thông, nhưng biên bản cũng thể hiện sự thực khách quan là vào thời điểm đó bác Đông đỗ xe trên đường XT. Như ở trên em có trao đổi với bác sgb345, quyết định xử phạt được ra sau khi thanh kiểm tra.
<span style=""color: #ff0000;"">Quyết định xử phạt căn cứ trên BB vi phạm bác ạ, ở đây BB vi phạm đã lập bác Đông đỗ xe trái quy định là do xxxCG hiểu là biển báo cấm đỗ tại đầu Xuân Thủy (Mai Dịch) còn hiệu lực, ở đây bác Đông chỉ cần chứng minh biển cấm đỗ đó hết hiệu lực thì đã chứng minh được xxxCG sai từ việc lập BB vi phạm, dẫn đến QĐ sai.</span>
Beebob nói:
3. Khi bị khiếu nại và bị kiện, CACG đưa ra QĐ 2053/2008/UBND nhằm chứng minh cho việc mình lập BB vi phạm là chính xác nhưng việc nêu QĐ này ra là hoàn toàn NGỤY BIỆN. Minh chứng cho việc ngụy biện này là:
a) Tại sao khi lập BB vi phạm và QĐ xử phạt không căn cứ vào QĐ 2053 này?
b) Khi có văn bản chấp thuận 56 tuyến phố văn minh, bên GTCC đã tổ chức cắm biển báo cấm đỗ toàn bộ 56 tuyến phố trong đó có tuyến phố Xuân Thủy (trong đó có cả biển cấm đỗ nhắc lại tại giao cắt PVT-XT rẽ phải), hoàn toàn không có chuyện bắt buộc người tham gia giao thông phải biết đến QĐ này.
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, dù có biết luật hay không. Em nghĩ ta không dùng luận điểm này được.
<span style=""color: #ff0000;"">Tất cả vẫn bình đẳng đấy chứ bác, QĐ 2053 đã được Luật hóa bằng hệ thống báo hiệu GTĐB rồi và QĐ2053 vẫn có hiệu lực, tất cả mọi cá nhân và tổ chức vẫn bình đẳng mà.</span>
Beebob nói:
4. Trong vụ việc này thiếu sót đầu tiên phải là ngành GTCC, vì đã không cắm biển cấm đỗ nhắc lại tại giao cắt PVT-XT rẽ trái, trong khi có cắm biển cấm đỗ nhắc lại tại đúng giao cắt này rẽ phải (từ Phan Văn Trường đi ra). Thiếu sót tiếp theo thuộc về CACG, họ đã lập BB vi phạm khi biển cấm đỗ đầu XT (phía Mai Dịch) đã hết hiệu lực, trong thiếu sót này có thể hiểu CACG vô tình hoặc cố tình không hiểu.
Tại sao cả CA và GTCC đều sai mà chỉ kiện CACG, là vì ngành GTCC có thiếu sót nhưng họ chỉ chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý của họ là UBND TP, họ không gây thiệt hại cho đương sự nên họ không thể bị kiện và không thể thắng được khi kiện GTCC. Còn CACG là người trực tiếp lập BB vi phạm và ra QĐ xử phạt sai pháp luật thì họ là người bị kiện là đúng.
Như vậy nếu toà phúc thẩm tuyên huỷ quyết định xử phạt bác Đông nhưng (phỉ phui) CACG lại ban hành quyết định phạt lỗi "để xe" và (lại phỉ phui) ta không cãi được thì ta mới kiện được GTCC hả bác?

Em nghĩ cách giải quyết tận gốc là chứng minh cán bộ CSGT nhận định sai (cái này làm được tốt căn cứ vào câu chữ biên bản, Luật GTĐB và điều lệ biển báo), từ đó yêu cầu bác bỏ hoàn toàn biên bản. Khi biên bản đã bị bác bỏ hoàn toàn rồi thì tất nhiên quyết định xử phạt phải bị huỷ bỏ và không thể ra quyết định xử phạt khác.
<span style=""color: #ff0000;"">Vâng, ở điểm này thì em đồng ý với bác, việc em phân tích thiếu sót của GTCC chỉ để làm rõ hơn thôi mà.</span>
Em trả lời bác bằng những dòng bôi đỏ, đậm nhé.
@ bác Sans: bác chơi bên Tathy hả, em thấy bên ấy có 1 nick như bác, với lại cách viết của bác giống dân Tathy.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
25/2/11
1.764
1.421
113
47
sgb345 nói:
minhkhue nói:
Quangia nói:
Theo tui, cái văn bản đó có ý nghĩa xác nhận quy định về hành xử mà CSGT CG phải áp dụng trong các trường hợp mà công văn nêu ra vì quy định này do CACG ban hành và mang tính mệnh lệnh trong phạm vi áp dụng của văn bản chỉ đạo ( nếu có ) hoặc kết luận họp giao ban hoặc tương tự.
Tất nhiên, không thể nói đây là văn bản CACG chỉ đạo cho các ban ngành khác vì nếu vậy sẽ vô hiệu do vượt thẩm quyền. Nhưng chắc chắn là có hiệu lực trong CSGT CG.
Vì vậy, VB này là một trong những căn cứ quan trọng cho bác Đông trong phiên xử tới.
Sai.
Khi lãnh đạo trả lời với CQBC là chuyện trả lời báo chí.
Muốn thực hiện chỉ đạo ấy, ông ta phải ban hành 1 công văn gởi cho tất cả các cơ quan trực thuộc, như vậy thì mới có giá trị.
Văn bản trả lời cho báo chí là văn bản thông thường, chứ không phải văn bản chỉ đạo.
Xử lý như gợi ý dưới đây có ổn không, bác Minhkhue nhỉ?
...(post lại)

1- Bác Đông nên tìm để có trong tay bản sao các Chỉ đạo (trong nội bộ csgt Hn) "chỉ nhắc nhở mà không phạt khi không có biển báo ..." như bác Ngọc đã nêu trong công văn gửi báo GĐ&XH, và có luôn bản sao của cái công văn xxx gửi báo này.
2- Khi tòa đang xét xử, bên nguyên có thể yêu cầu tòa đề nghị bên bị trưng cái "Chỉ đạo" đó ra trước tòa như một chứng cứ chứng minh xxx cấp dưới làm sai quy định của cấp trên. Nếu bên bị từ chối hoặc không trưng ra được cái quy định đó trước tòa thì tòa có thể coi đó là một điểm trừ về độ tin cậy trong lời khai của bên bị, và yêu cầu tòa dùng cái "công văn gửi báo, trong đó có nêu ..." đó làm bằng chứng trước tòa.
Theo luật, các bên phải tự chứng minh mình đúng (khác với hình sự)
Do đó, bên bị (CACG) không có nghĩa vụ chứng minh bác Đúng.
Vì vậy, bác phải tự bơi theo hướng 1.
Hướng 2 không thể thực hiện trong phiên tòa.
 
Hạng B1
23/3/11
75
0
0
minhkhue nói:
Theo luật, các bên phải tự chứng minh mình đúng (khác với hình sự)
Do đó, bên bị (CACG) không có nghĩa vụ chứng minh bác Đúng.
Vì vậy, bác phải tự bơi theo hướng 1.
Hướng 2 không thể thực hiện trong phiên tòa.
Khi nghị án, Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng... Như vậy, việc hỏi, tranh luận bên nào đưa ra được nhiều chứng cứ để bảo vệ cho mình, nếu tòa công tâm thì sẽ biết phải ra bản án thế nào Bác nhỉ? "Án bỏ túi" thì Tòa cũng biết hỏi câu nào, không hỏi câu nào luôn.
 
Hạng C
30/1/07
898
34
28
Văn bản trả lời báo chí này + cái tiền lệ ở Cần Thơ hi vọng có chút tương lai sáng sủa.

Đành rằng quyền phán xét nằm ở phía mấy vị có thẩm quyền, nhưng nếu đi ngược với lòng dân em nghĩ không có lợi lâu dài cho sự nghiệp chính trị của các vị đó.

Vẫn tiếp tục hi vọng ở 1 tương lai sáng sủa.
 
Hạng C
31/8/10
842
291
63
Em thấy các bác đang đi xa khỏi cái cần tranh tụng, làm vấn đề trở nên phức tạp và có vẻ như đang bị lái vào con đường cụt.
Tại sao lại phải lấy cái VĂN trả lời báo chí của 1 ông CSGT ra làm luận chứng trước tòa nhể? Trong khi chúng ta có đầy đủ các cơ sở Pháp lý cao hơn để chứng minh rằng QĐ 2053 không có hiệu lực pháp luật tại vị trí bác Đông đỗ xe vì nó chưa đáp ứng yêu cầu của Luật GTĐB đó là chưa đặt biển báo cấm. Không thể sử dụng 1 văn bản quản lý hành chính chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Luật làm cơ sở xử phạt theo Luật được.
PS: Các bác đừng lấy ví dụ về các văn bản quản lý lĩnh vực khác nhé, các lĩnh vực khác chỉ cần văn bản là đủ, riêng lĩnh vực giao thông là phải cụ thể hóa bằng hệ thống báo hiệu vì đối tượng bị điều chỉnh bởi luật GTĐB phải tuân theo hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.