Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Nguyễn nói:
Em vinh dự được Bác nghiathang Pm cái đơn kháng cáo, ko biết Bác chủ thớt có cho post nguyên cái đơn lên đây hay không nên tạm thời em không post.

Cho xôm tụ, tạm thời em đóng vai VKS "trả lời một vài điểm trong đơn của Bác ấy, các Bác cùng ném đá:

Thứ hai, hành vi đỗ xe của tôi không trái với quy định tại Quyết định 2053/QĐ-UBND: Quan điểm của Công an quận Cầu Giấy, cho rằng: Tôi đã có hành vi: “Đỗ xe ở lòng đường trái quy định, (tuyến phố văn minh đô thị, cấm dừng, đỗ xe ô tô) (Biên bản vi phạm hành chính số 406010, do Công an quận Cầu Giấy lập ngày 15/11/2010); “Việc ông Nguyễn Đức Đông đỗ xe ôtô dưới lòng đường Xuân Thủy trước cửa số nhà 63 và bị đ/c Đại úy Nguyễn Hồng Sơn - Cán bộ Đội CSGT – TT – PƯN Công an quận Cầu Giấy lập biên bản vi phạm hành chính số 406010 với lỗi "để xe ở lòng đường trái quy định” là đúng, được quy định tại Quyết định 2053/QĐ-UBND ngày 27/5/2008…” (Văn bản trả lời của Công an quận Cầu Giấy, về việc: “Xác minh và đề nghị thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính”, ngày 16/11/2010”).

Nghị định số: 128/2008/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 có quy định: “… Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt”. Như vậy, tôi cho rằng, pháp luật hành chính chưa từng có quy định về hành vi (vi phạm hành chính): “Đỗ xe ở lòng đường trái quy định, (do tuyến phố văn minh đô thị, cấm dừng, đỗ xe ô tô)”.

Quyết định 2053/QĐ-UBND cũng không có qui định nào cấm đỗ xe do đường Xuân Thủy là "tuyến phố văn minh đô thị". Đồng thời, Quyết định số 2053-QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội không (được) có quy định về “hành vi vi phạm hành chính”, thì hành vi (đỗ xe tại khu vực 61-63 Xuận Thủy) của tôi làm sao có thể coi là “trái với Quyết định 2053/QĐ-UBND” này, như quan điểm của Công an quận Cầu Giấy?

<span style=""color: #ff0000;"">- 2053/QĐ-UBND không "quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt” mà là văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết phù hợp với quy định tại điều 37 luật GTDB về trách nhiệm tổ chức giao thông. </span>

Hành vi vi phạm ở đây là "để xe ở lòng đường trái quy định" - đã được định nghĩa trước đó trong VB luật của QH và Nhà nước. QĐ 2053 hướng dẫn cụ thể tại địa bàn Hà nội, bổ sung thêm hành vi nào sẽ là hành vi "để xe ở lòng đường trái quy định" như nói trên.

- 2053/QĐ-UBND:
+ "Phê duyệt 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên địa bàn Thành phố" - trong đó có Xuân Thủy.
+ Yêu cầu "lực lượng Thanh tra giao thông vận tải, Công an, chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, nhắc nhở và xử lý theo Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố"

- Theo đó, Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ghi: "
+ cá nhân khi sử dụng lòng đường phải tuân thủ nội dung quy định này (khoản 3 điều 1 - lược trích)
+ Những hành vi vi phạm về sử dụng lòng đường bị xử phạt theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (khoản 2 điều 2 - lược trích)
+ Lộ trình: từ 1/5/2008 - 31/5/2008: tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn rộng rãi nội dung + chế tài kèm theo của quy định; từ 1/6/2008 đến 30/6/2008: kiểm tra và nhắc nhở các trường hợp vi phạm; từ 1/7/2008: kiểm tra & xử phạt
Phần bôi đỏ!
Văn bản chỉ đạo hay các quy định của UBND các cấp theo điều 37 của luật GTĐB,phải được các cơ quan ban ngành liên quan thực hiện bằng cách LUẬT HÓA thì mới có giá trị áp dụng để thực thi.
Ví dụ:Một ngày đẹp trời nào đó, UBND Tp HCM ra quyết định số xyz/abc gì đó, trong đó có quy định,"Chuyển đường Nguyễn Huệ thành tuyến phố Văn Minh,chỉ dành cho người đi bộ".
Cái quyết định đó sẽ không bao giờ đi vào thực tiễn được nếu nó chỉ nằm lại bàn giấy của các lãnh đạo các cơ quan ban ngành mà nó được gửi đến. Nó chỉ có giá trị khi nó được cơ quan ban ngành có liên quan cụ thể hóa nó theo các bộ luật liên quan nếu có,hoặc bàng các thông báo cụ thể để thực thi nó tai đường Nguyễn Huệ hay phía bên ngoài nó.Trong các cơ quan đoàn thể liên quan đó có GHCC và CSGT.
Lúc đó,GTCC sẽ làm gì?
Chẳng lẽ họ lên TV để thông báo cho toàn dân VN biết là Nguyễn Huệ sẽ là tuyến phố đi bộ?
Xin thưa là không phải như vậy!
Mà họ sẽ hoặc là cắm biển "cấm các loại xe lưu thông"vào đường Nguyễn Huệ,hoặc là cắm biển "đường chỉ dành cho người đi bộ"vào đó.
Các cơ quan ban ngành khác,tùy nhiệm vụ của mình mà thực thi cái quyết định đó như thế nào.
Còn người dân,chỉ biết đến đó và thực hiện đũng những quy định hiện hữu tại đó.
Tất nhiên,K9 có nói đến chuyện có người đến để tè bậy!Nhưng nếu ai đến đó tè bậy thì xxx không thể áp dụng luật GTĐB để chế tài việc đó cả.
Em xin trả lời KSV đại diện cho VKS ảo như vậy ạ!
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
4/12/06
577
15
18
Đây có thêm một người đồng cảm ở Hà nội .
Luật lê giao thông
Đọc những lời bình luận của các Bác xong em cũng thấy ngứa ngáy hết chân tay, thôi thì em cũng có một vài lời tâm sự vậy. Công việc của em thì ngày nào cũng phải lái xe khoảng trên dưới 50km và cũng chứng kiến rất nhiều những cảnh rất rất nghịch lý. Có hôm đường thì tắc, giao thông thì lộn xộn, xe cộ dẽ ngang dọc nhưng các chú Cảnh Sát giao thông đâu có quan tâm, mà chỉ hăm hăm xem có xe nào dè vạch hoặc quên xi nhan là bắt liền. Chính những hành động đó càng làm cho tuyến đường càng tắc hơn.
Mà đường đông như thế, có đè vạch chút thì cũng có sao đâu, vậy mà cứ..... Trước đây hồi mới lái tôi cũng thi thoảng bị bắt nhưng 1 năm nay thì không. Tôi rút kinh nghiệm là thà chậm một chút chứ nhất định không vi phạm những lỗi linh tinh kia. Tôi cũng chứng kiến rất nhiều các xe biển ngoại tỉnh bị bắt rất vô cớ, có lần xe ngoại tỉnh đi trước còn tôi thì đi sau, chẳng đè vạch mà cũng chẳng vượt đèn, tự dưng chú Công an phi ra như một con thiêu thân tuýt, cứ tưởng cả 2 đều bị bắt nhưng không phải, tôi vẫn đi bình thường. Vậy đấy, CSGT là thế đấy.
Nhiều hôm về nhà ngồi nghỉ ngơi một chút mà cứ nghĩ đến CSGT là tôi lại toát hết cả mồ hôi, sao ngành Công an mà lại đào tạo ra những con người như thế cơ chứ (Tôi không vơ đũa cả nắm nhưng cũng phải khẳng định đến 90% CSGT là không thể chấp nhận được). Hà Nội của chúng ta nếu so với các nước thì chẵng nước nào có thể đuổi được với lịch sử hơn 1000 năm tuổi, ấy vậy mà một số các bộ phận con người thì không thể chấp nhận được.
THôi, em chào các bác nhé, có nói nữa cũng chẳng thay đổi được gì đâu, hàng năm những chương trình gặp nhau cuối năm, rồi hàng tuần thì có hỏi xoáy đáp xoay nói như thế mà còn chẳng thay đổi được gì, vậy nên chúng ta cứ cố mà chịu đựng vậy thôi. Em cũng khuyên các Bác ở ngoại tỉnh là nếu có về HN thì nên đi taxi là chắc chắn nhất, đi ô tô chẳng may và quệt rồi công an tuýt thì chẳng bõ.
Phan Văn Nghĩa
http://vnexpress.net/comment/2011/07/3bb10d9f/?p=2
 
Hạng D
6/3/08
4.056
8.237
113
Sàigòn
KST ảo: cám ơn bác NGUYEN T đã chân thành "góp ý" cho xxx, và qua phiên tòa này, xxx sẽ sâu sắc rút kinh nghiệm và đề đạt các cơ quan liên quan chấn chỉnh...

Tuy nhiên, đó là để "rút kinh nghiệm". Riêng QD 2053 đã được ban hành, tuyên truyền và thực hiện theo đúng quy định, có cả một quy trình để nhân dân nắm bắt (xem lộ trình), việc Ông Đông không biết là thiếu sót của cá nhân Ông Đông, đề nghị ông sau phiên tòa này cần chú ý nhiều hơn... etc... khà khà khà...
 
Hạng D
6/3/08
4.056
8.237
113
Sàigòn
Đùa với NGUYEN T chút thôi.

Những yêu cầu của NGUYEN T là hợp lý. Nhưng những gì UBNH HN đã làm (đối với QD 2305) cũng ko sai, do nó không sai nên đây không thể là lý luận "BÁC BỎ".
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Bác Nguyễn được ưu ái quá.Em phải mò qua OF để đọc cái đơn kháng cáo của bác Đông.
Nhận xét của me là thế này:
1/ Không biết bac Đông tự viết đơn kháng cáo hay có LS tư vấn.Nhưng theo quan điểm của em,nó giống một cái đơn giải trinh hơn là đơn kháng cáo.
Những lý "sự" bác Đ trình bày,theo em,nên ""để dành" cho việc tranh tụng ở tòa(nếu bác ý chơi chiêu Giương Đông kích Tây để tung hỏa mù thì trình em thấp,đánh giá sai).Nói hết lý ra như vậy,đối phương họ bắt bài hết,ra tòa bác còn gì để cãi?
Theo em,Đơn kháng cáo,chỉ đơn giản là:Tôi phản đối kết quả xử Sơ thảm của Tòa CG,tôi yêu cầu xét xử ở tòa cấp cao hơn.
Còn lý do ư?Nếu yêu cầu thì tôi sẽ có văn bản riêng!
2/ Như các bác trên đã nói,hơi bị miên man.
3/ Nên giấu bài càng nhiều càng tốt.
4/ Lời khuyên này hơi xốc,nếu LS đã bào chữa cho bác ở phiên sơ thẩm vẫn tiếp tục bào chữa các phiên sau thì đó là một sai lầm.LS ở phiên sơ thẩm làm cho em có cảm giác,đó là LS ăn lương nhà nước.
 
Hạng B2
24/5/11
147
0
16
Chắc các biết vị trí của luật sư trong các phiên toà tranh tụng kiểu thế này rồi.
Từ phiên xử tiếp theo sẽ có sự tham gia của bác havu (thành viên OF) nữa nên chắc là nó sẽ khác
63.gif
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.657
113
nghiathang nói:
Chắc các biết vị trí của luật sư trong các phiên toà tranh tụng kiểu thế này rồi.
Từ phiên xử tiếp theo sẽ có sự tham gia của bác havu (thành viên OF) nữa nên chắc là nó sẽ khác
63.gif
Cứ tưởng bác havu đi theo anh Cù rồi.:D Trong phiên tòa như thế này thì LS các bên bình đẵng nhau mà, ko có VKS. Tòa HS thì LS chỉ dưới màu thẩm phán (tất nhiên) và VKS (chỉ ở ta mới có chuyện này).
 
Hạng F
5/3/10
6.014
36.265
113
cpkhanhhung nói:
nghiathang nói:
Chắc các biết vị trí của luật sư trong các phiên toà tranh tụng kiểu thế này rồi.
Từ phiên xử tiếp theo sẽ có sự tham gia của bác havu (thành viên OF) nữa nên chắc là nó sẽ khác
63.gif
Cứ tưởng bác havu đi theo anh Cù rồi.:D Trong phiên tòa như thế này thì LS các bên bình đẵng nhau mà, ko có VKS. Tòa HS thì LS chỉ dưới màu thẩm phán (tất nhiên) và VKS (chỉ ở ta mới có chuyện này).
hehe em có đứa bạn làm bên ngành luật, nó nói toà mình không theo anh nào cãi hay lập luận giỏi, mà luật sư chỉ là bình phong của toà (trong việc nhận ***) thế nên mới có nhiều việc ls nhận tiền của khách hàng bào chữa không xong thì bị khách hàng tố ngược

trường hợp này (kiện đơn vị hành chính nhà nước) thì có siêu luật sư cũng chả làm được gì
 
N2D confirmed
Hạng C
28/3/11
867
2.086
93
thớt đã bớt nóng được 1h :p nhưng đôi dép của em vẫn còn ấm :D
 
Hạng D
12/3/11
1.908
1
0
minhkhue nói:
Nguyễn nói:
Em vinh dự được Bác nghiathang Pm cái đơn kháng cáo, ko biết Bác chủ thớt có cho post nguyên cái đơn lên đây hay không nên tạm thời em không post.

Cho xôm tụ, tạm thời em đóng vai VKS "trả lời một vài điểm trong đơn của Bác ấy, các Bác cùng ném đá:

Thứ hai, <span style=""color: #0000ff;"">hành vi đỗ xe của tôi </span>không trái với quy định tại Quyết định 2053/QĐ-UBND: <span style=""color: #ff0000;""> Quan điểm của Công an quận Cầu Giấy, cho rằng: Tôi đã có hành vi: “Đỗ xe ở lòng đường trái quy định</span>, (tuyến phố văn minh đô thị, cấm dừng, đỗ xe ô tô) (Biên bản vi phạm hành chính số 406010, do Công an quận Cầu Giấy lập ngày 15/11/2010); “Việc ông Nguyễn Đức Đông đỗ xe ôtô dưới lòng đường Xuân Thủy trước cửa số nhà 63 và <span style=""color: #ff0000;"">bị đ/c Đại úy Nguyễn Hồng Sơn - Cán bộ Đội CSGT – TT – PƯN Công an quận Cầu Giấy lập biên bản vi phạm hành chính số 406010 với lỗi "để xe ở lòng đường trái quy định”</span> là đúng, được quy định tại Quyết định 2053/QĐ-UBND ngày 27/5/2008…” (Văn bản trả lời của Công an quận Cầu Giấy, về việc: “Xác minh và đề nghị thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính”, ngày 16/11/2010”).

Nghị định số: 128/2008/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 có quy định: “… Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt”. Như vậy, tôi cho rằng, pháp luật hành chính chưa từng có quy định về hành vi (vi phạm hành chính): “Đỗ xe ở lòng đường trái quy định, (do tuyến phố văn minh đô thị, cấm dừng, đỗ xe ô tô)”.

Quyết định 2053/QĐ-UBND cũng không có qui định nào cấm đỗ xe do đường Xuân Thủy là "tuyến phố văn minh đô thị". Đồng thời, Quyết định số 2053-QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội không (được) có quy định về “hành vi vi phạm hành chính”, thì hành vi (đỗ xe tại khu vực 61-63 Xuận Thủy) của tôi làm sao có thể coi là “trái với Quyết định 2053/QĐ-UBND” này, như quan điểm của Công an quận Cầu Giấy?

- 2053/QĐ-UBND không "quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt” mà là văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết phù hợp với quy định tại điều 37 luật GTDB về trách nhiệm tổ chức giao thông.

<span style=""color: #ff0000;"">Hành vi vi phạm ở đây là "để xe ở lòng đường trái quy định" </span>- đã được định nghĩa trước đó trong VB luật của QH và Nhà nước. QĐ 2053 hướng dẫn cụ thể tại địa bàn Hà nội, bổ sung thêm hành vi nào sẽ là hành vi "để xe ở lòng đường trái quy định" như nói trên.

- 2053/QĐ-UBND:
+ "Phê duyệt 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên địa bàn Thành phố" - trong đó có Xuân Thủy.
+ Yêu cầu "lực lượng Thanh tra giao thông vận tải, Công an, chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, nhắc nhở và xử lý theo Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố"

- Theo đó, Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ghi: "
+ cá nhân khi sử dụng lòng đường phải tuân thủ nội dung quy định này (khoản 3 điều 1 - lược trích)
+ Những hành vi vi phạm về sử dụng lòng đường bị xử phạt theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (khoản 2 điều 2 - lược trích)
+ Lộ trình: từ 1/5/2008 - 31/5/2008: tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn rộng rãi nội dung + chế tài kèm theo của quy định; từ 1/6/2008 đến 30/6/2008: kiểm tra và nhắc nhở các trường hợp vi phạm; từ 1/7/2008: kiểm tra & xử phạt
Hoàn toàn đồng ý với lập luận của Bác Nguyễn.
Bác giải thích giúp luôn cái dòng màu đỏ và dòng màu xanh em bôi ở trên ạ.

Thậm chí xử phạt theo chiếm dụng lòng lề đường trái quy định, không cần CSGT mà thanh tra xây dựng cũng ra quyết định xử phạt được nữa.
 
Status
Không mở trả lời sau này.