tôi làm nghề máy đã hơn 30 năm. Xin có ý kiến khách quan thế này (đây là ý kiến của riêng tôi mời các bác tham khảo):
- Tay biên động cơ được làm từ kim loại có độ bền cao.
- Chế tạo có độ chính xác cao.
- Trong quá trình làm việc tay biên chủ yếu chịu lực nén cao từ áp suất buồng đốt động cơ.
- Tay biên được liên kết với trục khuỷu qua bu lông biên (bu lông biên được chế tạo từ thép cường lực cao, và lực xiết theo quy định).
Trong hơn 30 năm làm nghề máy tôi gặp các trường hợp sau:
- Gãy trục khuỷu động cơ.
- Đứt bu lông tay biên, dẫn đến hậu quả tay biên đâm thủng lốc máy.
- Khi động cơ hút nước vào xi lanh, do nước không nén được như không khí nên sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
+ Tay biên bị biến dạng (cong, xoắn) nhiều: động cơ không hoạt động được.
+ Tay biên bị biến dạng (cong, xoắn) ít: động cơ vẫn làm việc, nhưng công suất bị giảm do ma sát giữa piston, bạc với xi lanh tăng, áp suất nén giảm...
Việc tay biên bị gãy, theo tôi có hai trường hợp:
- Do tay biên có khiếm khuyết (nứt rất nhỏ, chế tạo không chính xác, kim loại không đồng đều...) và khâu kiểm tra đã không phát hiện ra nên vẫn cho lắp ráp. Trường hợp này rất hiếm gặp.
- Do tay biên bị cong ít nhưng động vẫn hoạt động được. Tuy nhiên sau một thời gian dài kim loại bị mỏi do cong sẽ dẫn đến gãy.
Việc xác định nguyên nhân do lỗi chế tạo là rất khó khăn vì xe đã hoạt động hơn 20.000 km.
Xác định lỗi do ngập nước phải dựa trên kết quả kiểm tra các vết nước, độ mòn không đều (lệch) của piston và xi lanh và sự trung thực của khách hàng.
Theo tôi hai bên nên cùng có thiện chí để khắc phục nhằm đảm bảo lợi ích cho cả hai là tốt nhất.
Em đồng ý với bác.
Hai bên phải có thiện chí. Vì lỗi thủy kích (như TH đã xác định) thì rất dễ cõn, gãy tay biên, vỡ pitton, vỡ lốc máy, thủng nắp máy.
Mà ko có lỗi thủy kích, tay biên bij lỗi do sản xuất là rất hiếm. Chủ yếu lỗi là do thủy kích rất nhiều. Ví dụ là đến mùa mưa ngập, cả Việt Nam có đến cả hàng trăm oto bị thủy kích do bác gài thấy đường ngập nước mà cứ chạy ẩu. Có ng thì bục lốc máy ngay lúc đó, có người thì một thời gian sau bị.
Còn như chủ xe bảo chưa bao giờ bị ngập cái này cũng khó xác định. Hiện nay công nghệ cũng đã phát triển, nên có thể yêu cầu giám định từ bên thứ 3, từ các dấu hiệu vặn, cong, đứt gãy là cũng có thể tìm đc nguyên nhân.
Mà nguyên nhân gì thì xe cũng có bảo hành + bảo hiểm, vậy thì cứ làm đi. Xe mà trùm mền, đợi đến khi sửa đc thì nhớt cũng đóng cặn, thung xăng mục rã ra, thân xe cũng toe loe ra rồi, vậy thay tay dên, nắp máy, ... thì cũng ngon j nổi ?