- Bảo hiểm thì mình đã nói rồi, chả ông bảo hiểm nào khờ mà đền liền, họ phải xem xét chán chê nhất là vụ việc đang tóe loe như hiện nay. Mà có đền đi nữa họ cũng đền 70%, vậy 30% còn lại ai chịu? Ngay cả đền 70% họ cũng tìm cách lấy lại trong tương lai chứ không lẽ chịu lỗ. Mà bảo hiểm có đền nguyên cái máy mới như bác chủ xe yêu cầu hay không là chuyện khác nữa. Nói thế để biết con đường bảo hiểm nó chông gai thế nào.
- Gara nào có đủ pháp nhân để giám định, muốn thành lập trung tâm giám định đâu phải dễ? Bác biết toàn miền nam có được bao nhiêu trung tâm giám định không?
Cái này là em đang nói đến chuyện tranh chấp giữa TH va khách hàng.
Đã ra tòa thì chuyện giám định ở đâu? Bao nhiêu nơi ko còn quan trọng nữa. Vì bên TH chấp nhận bên khách hàng đưa ra giám định. Còn nếu khách hàng không đủ điều kiện thì có thể ủy quyền cho 1 đơn vị luật pháp, hoặc luật sư thuê riêng, ngta sẽ lo hết. Hiện nay công ty luật tư nhân rất nhiều, hiểu pháp luật cũng hơn chúng ta.
- Và ai là người đền cũng thế, bảo hiểm hay TH đều là sửa xe.
- Bác nói bảo hiểm đền 70% là sai rồi, chính xác là từ 70-100%. Tất cả những điều này đều có trong hợp đồng bảo hiểm. Em rất hay đi bảo hiểm, thằng bảo hiểm thấy em gọi là nó sợ luôn
và em xác nhận là nó có cả hai: 70 và 100%, đa số được 100%, một số hạng mục mới 70%, khách hàng chịu 30% như là trách nhiệm bảo quản xe vậy đó, tránh những thằng chạy ẩu như em
em kinh qua cả rồi, hehe
Em đã nói từ đầu, chuyện này chỉ cần 2 bên TH và khách hàng mỗi bên một chút là xong. Chủ yếu khách hàng làm căng vụ này đưa ra tòa rồi rút lui nửa vời.
- Đã đưa ra tòa thì phải làm rõ trách nhiệm thuộc về ai.
- Chuyện rút đơn thì trên bài phỏng vấn đã nói rõ.
- Riêng vấn đề sửa hay thay, chỉ là cách nói. Vì xe bị thủy kích thì theo em biêt ko ai sửa cả, muốn cũng ko đc vì chả sửa được mà là thay thế hoàn toàn tay dên, hoặc pitton, hoặc nắp quylap máy. Các chi tiết này nếu bị thủy kích thì hoặc bị vỡ, hoặc bị thủng, hoặc bị cong, gãy, ....
* Em nói chỉ là trao đổi, nếu có gì sai mấy bác chỉ bảo, đừng ném đá em.
Bản thân em cũng hay đi bảo hiểm, một năm trên chục lần, chủ yếu là tội chủ quan, ẩu, nên phải biết lỗi của mình, ko đổ lỗi cho ng khác. Có những lúc em thanh toán 30% sửa bảo hiểm, rất đau lòng, vì 30% đó em có thể mua nguyên cái mới chả cần bảo hiểm. Nhưng em chấp nhận, bởi vì đó là lỗi của em. Xem như bài học để rút kinh nghiệm vừa bảo quản xe, còn là an toàn cho chính mình và ng khác.
- Thêm chút ngoài lề, ngày xưa, khi mới mua xe, một ngày đẹp trời, tự nhiên mưa lớn, các con đường trong thành phố bị ngập. May em làm về muộn, các gara xe em quen gọi em và bảo: mày đang ở đâu? Các đường đều ngập. Ko đc chạy vào đường ngập. Nếu lỡ vào đường ngập, xe tắt máy, ko đc khởi động lại xe. Chiều đó, những gara gọi cho em, mỗi gara có từ chục đên 2-3 chục chiếc xe bị thủy kích. Đây chỉ là chia sẻ nhỏ về đi oto khi mưa lớn đường ngập thôi.
* Trên kia có 1 bác đã nói, có thể khi đi vào đường ngập, một số xe chạy gắng vẫn ok, nhưng nước đã vào máy, xe có thể cong, xoắn tay dên nhẹ, xe vẫn chạy bình thường, đến 1 ngày nào đó, dưới áp lực lớn, em đó đổ bệnh gãy tay dên, thì lại bảo là em ko chạy đường ngập
???