Thảo Luận Chung Thế nào là chuyển hướng?

Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Vấn đề: Di chuyển trên đường cong mà không xi nhan có là hành vi vi phạm hành chính theo luật GTĐB VN hiện nay hay k?

Quy định pháp luật:
Điều 15.Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Các quan điểm:
A. Về góc độ pháp lý:
có 2 luồng quan điểm:
1. Không vi phạm. Vì "chuyển hướng" theo luật là hành vi "thay đổi quỹ đạo di chuyển". Chỉ khi phương tiện lưu thông không còn di chuyển trên con đường hay làn đường xuất phát ban đầu đó thì xem như chệch hướng --> xem là chuyển hướng di chuyển.
Do vậy khi di chuyển trên đường cong thì pt vẫn còn di chuyển trên con đường hay làn đường xuất phát ban đầu, do vậy k là chuyển hướng, và k phải xi nhan--> k vi phạm hành chính.

2. Đường cong được thể hiện trong các văn bản qppl và được QCVN cụ thể bởi các Biển báo 201, 202. Ngoài ra có hệ thống biển báo hiệu khác hỗ trợ như Biển báo phụ 507, hệ thống cọc tiêu, hộ lan, tường bảo vệ, gương cầu...để nhận biết.
Trong đó, biển 507 còn hướng dẫn chi tiết đường cong có hướng rẽ sang trái hay phải.
Việc di chuyển trên đường cong hay chu vi đường tròn có bán kính khác nhau sẽ tạo ra việc chuyển hướng. Việc chuyển hướng này còn thể hiện rõ bởi biển 507 đã hướng dẫn tại khúc ngoặt nguy hiểm trong đường cong, thì đường sẽ rẽ sang hướng trái hay phải, trong trường hợp người tggt khó nhận biết hướng rẽ. Các trường hợp dễ nhận biết hướng rẽ thì k cần cắm 507.
Đối chiếu với quy định pháp luật tại k1, điều 15, thì nếu ntggt có chuyển hướng và k xi nhan tại những đường cong tức là đã có chuyển hướng sang trái hoặc phải với hướng đang di chuyển, nhưng lại không có tín hiệu báo hướng rẽ, thì đã vi phạm hành chính, và bị xử phạt theo quy định hiện nay tại điều 5, NĐ 171.

B. Về tính phù hợp:
cũng có 2 luồng quan điểm:
1. đi trên đường cong thì không thay đổi quỹ đạo di chuyển, nên thực tế cũng k cần xi nhan.
2. Tuỳ trường hợp mà xử lý, ví dụ như các trường hợp đường cong gấp, trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, thì việc pt phía trước hay ngược chiều có tín hiệu sẽ giúp cho pt khác cùng lưu thông nhận ra họ đang vào đoạn ngoặt nguy hiểm, và giảm tốc độ, chuẩn bị xử lý tình huống, tránh va chạm, thì cũng "nên", thậm chí "phải" xi nhan.

C. Kết luận:
Cả 2 luồng quan điểm đều thống nhất sự khác biệt quan điểm là do luật chưa chi tiết định nghĩa thế nào là chuyển hướng, đường cong thế nào thì phải có tín hiệu, và việc yêu cầu phải có tín hiệu trên tất cả các đường cong là chưa phù hợp thực tế.
Việc đánh giá đúng sai của từng quan điểm cần có sự phán quyết hay hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền như Toà án hay Bộ GTVT.

Đề xuất: cần có quy định pháp luật hướng dẫn rõ ràng các trường hợp "chuyển hướng", hay "đường cong bắt buộc có tín hiệu hướng rẽ". Ví dụ: thêm quy định cho biển 201, 202: gặp biển này ntggt phải có tín hiệu báo chuyển hướng; gặp biển này +507 ntggt phải có tín hiệu báo chuyển hướng;...

D. Giải pháp trước mắt:
khi chưa có phán quyết hay hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền, việc đúng sai chưa rõ, nên chúng ta có thể chọn các phương án:
1. xi nhan tại những nơi hay có xxx để tránh phiền toái, mất thời gian.
2. lỡ bị tó, thì nhẹ nhàng nói chuyện với xxx về việc ta đi có tự giác tuân thủ pháp luật, có để ý đến tốc độ, hướng di chuyển, khoảng cách của các pt khác cùng lưu thông, thấy đã an toàn nên cũng k xi nhan. Nguyên tắc của Luật GTĐB là đảm bảo trật tự an toàn GT nên đây mới là nguyên tắc cao nhất để điều khiển gt, chứ k phải xử phạt, rồi vui vẻ tiếp tục hành trình. Nếu xxx vẫn k chấp thuận, cứ xin BB và ghi rõ tình huống để có căn cứ giải trình, đối thoại sau này.
3. chủ động và tự giác xi nhan tại những đoạn ngoặt gấp, đảm bảo an toàn cho chính bản thân.
 
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng B2
10/5/13
349
166
43
có trường hợp nào k muốn chuyển làn vẫn chuyển làn k bác?
Thứ nhất bác trả lời có hay không vì em vừa nghĩ ra vấn đề ở chữ "muốn". Em trả lời câu của em là trường hợp đường cong hay chỗ ngoặt nguy hiểm. Nếu câu trả lời em đúng thì các vế sau có phải tuân theo không? Nếu em sai thì cho em biết tại sao nhe?
Còn câu hỏi của bác: chuyển là phải xi nhan rồi, khỏi bàn.
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Thứ nhất bác trả lời có hay không vì em vừa nghĩ ra vấn đề ở chữ "muốn". Em trả lời câu của em là trường hợp đường cong hay chỗ ngoặt nguy hiểm. Nếu câu trả lời em đúng thì các vế sau có phải tuân theo không? Nếu em sai thì cho em biết tại sao nhe?
Còn câu hỏi của bác: chuyển là phải xi nhan rồi, khỏi bàn.
Có nhiều trường hợp chuyển cưỡng bức, dù bác muốn hay k.
Ví dụ bác đang đi trên 1 làn đường, đến vòng xoay có kẻ làn vòng tròn, bác đi thẳng vẫn chuyển làn, và bác vẫn phải xi nhan dù đi thẳng.
tương tự như vậy, khi đường cong có hướng rẽ trái phải, ta đi trên đường dù k muốn chuyển hướng thì cũng đã chuyển hướng.

chắc đã đủ ý cho cả câu hỏi trước và vừa rồi của bác. Bác là cứ hay cắt nhỏ vấn đề xong rồi xâu chuỗi lại mà chừa vài câu ở giữa, em cứ làm 1 loạt vậy cho hết ý, hehe.
 
  • Like
Reactions: SANPHAMMOI
Hạng C
8/10/14
579
343
63
33
VN
taxisanbay.pasgo.vn
Có nhiều trường hợp chuyển cưỡng bức, dù bác muốn hay k.
Ví dụ bác đang đi trên 1 làn đường, đến vòng xoay có kẻ làn vòng tròn, bác đi thẳng vẫn chuyển làn, và bác vẫn phải xi nhan dù đi thẳng.
tương tự như vậy, khi đường cong có hướng rẽ trái phải, ta đi trên đường dù k muốn chuyển hướng thì cũng đã chuyển hướng.

chắc đã đủ ý cho cả câu hỏi trước và vừa rồi của bác. Bác là cứ hay cắt nhỏ vấn đề xong rồi xâu chuỗi lại mà chừa vài câu ở giữa, em cứ làm 1 loạt vậy cho hết ý, hehe.
Em cũng cho là vậy, đánh volang theo đường nghĩa là thay đổi hướng rồi, chắc là phải sinhan thôi./
Không cãi được mấy anh GT được huấn luyện nhà nghề rồi đâu
 
Hạng C
31/8/10
842
291
63
Em cũng cho là vậy, đánh volang theo đường nghĩa là thay đổi hướng rồi, chắc là phải sinhan thôi./
Không cãi được mấy anh GT được huấn luyện nhà nghề rồi đâu
Có rất nhiều tình huống phải xi nhan trái trong khi vô lăng đang đánh sang phải hoặc ngược lại đấy, bác lý giải sao?
 
  • Like
Reactions: SANPHAMMOI
Hạng B2
10/5/13
349
166
43
Em cũng cho là vậy, đánh volang theo đường nghĩa là thay đổi hướng rồi, chắc là phải sinhan thôi./
Không cãi được mấy anh GT được huấn luyện nhà nghề rồi đâu
bác lí giải giúp tại sao phải phân biệt lỗi chuyển làn và chuyển hướng mà không ghép chung lại? và mức phạt cũng khác
 
Hạng B2
10/5/13
349
166
43
Có nhiều trường hợp chuyển cưỡng bức, dù bác muốn hay k.
Ví dụ bác đang đi trên 1 làn đường, đến vòng xoay có kẻ làn vòng tròn, bác đi thẳng vẫn chuyển làn, và bác vẫn phải xi nhan dù đi thẳng.
tương tự như vậy, khi đường cong có hướng rẽ trái phải, ta đi trên đường dù k muốn chuyển hướng thì cũng đã chuyển hướng.

chắc đã đủ ý cho cả câu hỏi trước và vừa rồi của bác. Bác là cứ hay cắt nhỏ vấn đề xong rồi xâu chuỗi lại mà chừa vài câu ở giữa, em cứ làm 1 loạt vậy cho hết ý, hehe.
- Bác xi nhan vì hành động chuyển làn quy định rất rõ trong luật, nên bắt buộc xi nhan, không phải trường hợp em nêu.
- Không tương tự như bác nói ở trên vì chuyển làn và chuyển hướng là 2 hành vi khác nhau quy định ở những điểm khác nhau trong luật và mức phạt cũng khác nhau cho 2 hành vi này.
- Ý em chữ "muốn": khi đến giao lộ, không muốn chuyển hướng thì đi thắng, muốn chuyển hướng thì xi nhan rồi chuyển. Ngược lại khi đến đoạn đường cong, không có lựa chọn nào khác nên không thể nói muốn được.
- Em không cắt nhỏ mà là phân tích những điều bác nói nghĩ đều không có căn cứ luật. Ngay cả trong kết luận của bác đều không có căn cứ luật. Trường hợp A bác nói về pháp lý mà bác đã nhìn nhận không vi phạm hành chính và không tìm thấy quy định trong luật và bác đã công nhận em luôn lấy luật ra để biện luận bác thì đã kết được rồi, không cần xem đến các trường hợp còn lại vì bác quy định các trường hợp còn lại không phải pháp lý nên không phải tuân theo. Mọi người đều phải hiểu luật giống nhau không thể người này nghĩ thế này người kia nghĩ thế kia và sống và làm việc theo pháp luật, đừng nói luật không phù hợp tôi không làm.