Tình hình căng quá làm mọi người dễ bị stress, thôi thì đọc bài này cho hạ hỏa vậy.
SAU 2 NĂM HỘI NHẬP ASEAN, VIỆT NAM SẼ XUẤT KHẨU 20 NGHÌN XE Ô TÔ?
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1168/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Với mục tiêu đến năm 2035, ngành công nghiệp ô tô trong nước đảm bảo hiệu quả tổng thể về kinh tế - Xã hội cũng như các yêu cầu về môi trường và xu hướng sự dụng năng lượng tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi sản xuất, chế tạo ô tô thế giới, có giá trị xuất khẩu lớn, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể về sản lượng cũng như tỷ lệ lắp ráp ô tô Việt Nam. Tiềm năng đến đâu? Trước hết, nhìn vào những con số năm 2020 với tổng sản lượng xe đạt 227.500 chiếc, trong đó sản xuất lắp ráp trong nước chiếm 67%, xuất khẩu đạt 20 nghìn chiếc....
Chúng tôi lưu ý rằng, theo lộ trình, năm 2018 là năm mà Việt Nam phải xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN. Trong đó có các quốc gia đã và đang không ngừng chạy đua vào lĩnh vực nhiều tiềm năng này. Kế hoạch 2020 được đề ra sau 2 năm chúng ta mở cửa thị trường ô tô đối với các quốc gia láng giềng. Theo một đánh giá được đưa ra bởi Ngân hàng Scotiabank (Canada) hồi đầu năm ngoái, Thái Lan đang có khả năng vượt Canada trong danh sách các quốc gia sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Tất nhiên, biến động chính trị xảy ra tại Thái Lan vừa qua đã tác động không nhỏ đến kinh tế Thái Lan, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Nhưng như vậy không có nghĩa là Thái Lan hết là "nguy cơ" đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Hãy hình dung, khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, liệu thị trường ô tô Việt Nam có tràn ngập xe ngoại nhập? Cũng nói thêm, 6 tháng đầu năm 2014, người Việt chi hơn 10 nghìn tỷ đồng để nhập khẩu ô tô, tăng 44% về số lượng và 53,9% về tổng giá trị so với cùng kỳ năm trước. Được biết, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN bắt đầu giảm còn 50% từ cuối năm 2013 vừa qua (trước đó là 60%). Tất nhiên, không thể nói sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng cũng như giá trị xe nhập khẩu là hoàn toàn do tác động từ việc giảm thuế nhập khẩu từ ASEAN. Nhưng có thể nhận thấy tác động của việc giảm 10% thuế, là không hề nhỏ. Vậy từ 50% hiện tại, xuống còn 0% vào 4 năm tới sẽ tác động như thế nào đến ngành sản xuất ô tô Việt Nam? Cuộc đua bắt đầu
Để đạt mục tiêu nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bộ Công thương xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, trình Thủ tướng phê duyệt, đồng thời chủ trì công bố và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược này. Bộ Khoa học và Công nghệ được yêu cầu chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật với ô tô trong nước và hàng rào kỹ thuật đối với ô tô nhập khẩu. Giải pháp được đưa ra ban đầu đáng chú ý là việc hợp tác chiến lược với các quốc gia có công nghiệp ô tô phát triển và lựa chọn một số bộ phận quan trọng trong chuỗi giá trị cấu thành ô tô đưa vào danh mục, sản phẩm cơ khí trọng điểm. Quan trọng hơn cả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần đảm bảo nhất quán,ổn định hệ thống chính sách trong thời gian tối thiểu 10 năm, tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất, làm tiền đề cho các hoạt động đầu tư. "Đầu xuôi đuôi lọt" - hi vọng những chỉ tiêu gần nhất vào năm 2020 sẽ sớm được thực hiện, hướng tới những thành quả rực rỡ hơn vào năm 2035 như đã đề ra.
Các chỉ tiêu đề ra: - Số lượng xe sản xuất trong nước:
+ Năm 2020, tổng sản lượng xe đạt ~ 227.500 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 114.000 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 14.200 chiếc, xe tải ~ 97.960 chiếc, xe chuyên dụng ~ 1.340 chiếc.
+ Năm 2025, tổng sản lượng xe đạt ~ 466.400 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 237.900 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 29.100 chiếc, xe tải - 197.000 chiếc, xe chuyên dụng ~ 2.400 chiếc.
+ Năm 2035, tổng sản lượng xe đạt ~ 1.531.400 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 84.400 chiếc, xe tải - 587.900 chiếc, xe chuyên dụng - 6.500 chiếc. - Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp so với nhu cầu nội địa:
+ Năm 2020, xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm ~ 67%, trong đó: xe đến 9 chỗ đạt ~ 60%, từ 10 chỗ trở lên đạt ~ 90%, xe tải đạt - 78%, xe chuyên dụng đạt ~ 15%.
+ Năm 2025, xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm ~ 70%, trong đó: xe đến 9 chỗ đạt ~ 65%, từ 10 chỗ trở lên đạt ~ 92%, xe tải đạt ~ 78%, xe chuyên dụng đạt ~ 18%.
+ Năm 2035, xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm ~ 78%, trong đó: xe đến 9 chỗ đạt ~ 75%, từ 10 chỗ trở lên đạt ~ 94%, xe tải đạt ~ 82%, xe chuyên dụng đạt ~ 23%.
- Về xuất khẩu:
+ Năm 2020, tổng lượng xe xuất khẩu đạt ~ 20.000 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 5.000 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 5.000 chiếc, xe tải ~ 10.000 chiếc. Giá trị xuất khẩu linh kiện và phụ tùng đạt ~4 tỷ USD.
+ Năm 2025, tổng lượng xe xuất khẩu đạt ~ 37.000 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 15.000 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 7.000 chiếc, xe tải ~ 15.000 chiếc. Giá trị xuất khẩu linh kiện và phụ tùng đạt ~ 5 tỷ USD.
+ Năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt ~ 90.000 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 50.000 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 15.000 chiếc, xe tải ~ 25.000 chiếc. Giá trị xuất khẩu linh kiện và phụ tùng đạt ~ 10 tỷ USD. >>
(Source: Cafef)
SAU 2 NĂM HỘI NHẬP ASEAN, VIỆT NAM SẼ XUẤT KHẨU 20 NGHÌN XE Ô TÔ?
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1168/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Với mục tiêu đến năm 2035, ngành công nghiệp ô tô trong nước đảm bảo hiệu quả tổng thể về kinh tế - Xã hội cũng như các yêu cầu về môi trường và xu hướng sự dụng năng lượng tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi sản xuất, chế tạo ô tô thế giới, có giá trị xuất khẩu lớn, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể về sản lượng cũng như tỷ lệ lắp ráp ô tô Việt Nam. Tiềm năng đến đâu? Trước hết, nhìn vào những con số năm 2020 với tổng sản lượng xe đạt 227.500 chiếc, trong đó sản xuất lắp ráp trong nước chiếm 67%, xuất khẩu đạt 20 nghìn chiếc....
Chúng tôi lưu ý rằng, theo lộ trình, năm 2018 là năm mà Việt Nam phải xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN. Trong đó có các quốc gia đã và đang không ngừng chạy đua vào lĩnh vực nhiều tiềm năng này. Kế hoạch 2020 được đề ra sau 2 năm chúng ta mở cửa thị trường ô tô đối với các quốc gia láng giềng. Theo một đánh giá được đưa ra bởi Ngân hàng Scotiabank (Canada) hồi đầu năm ngoái, Thái Lan đang có khả năng vượt Canada trong danh sách các quốc gia sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Tất nhiên, biến động chính trị xảy ra tại Thái Lan vừa qua đã tác động không nhỏ đến kinh tế Thái Lan, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Nhưng như vậy không có nghĩa là Thái Lan hết là "nguy cơ" đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Hãy hình dung, khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, liệu thị trường ô tô Việt Nam có tràn ngập xe ngoại nhập? Cũng nói thêm, 6 tháng đầu năm 2014, người Việt chi hơn 10 nghìn tỷ đồng để nhập khẩu ô tô, tăng 44% về số lượng và 53,9% về tổng giá trị so với cùng kỳ năm trước. Được biết, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN bắt đầu giảm còn 50% từ cuối năm 2013 vừa qua (trước đó là 60%). Tất nhiên, không thể nói sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng cũng như giá trị xe nhập khẩu là hoàn toàn do tác động từ việc giảm thuế nhập khẩu từ ASEAN. Nhưng có thể nhận thấy tác động của việc giảm 10% thuế, là không hề nhỏ. Vậy từ 50% hiện tại, xuống còn 0% vào 4 năm tới sẽ tác động như thế nào đến ngành sản xuất ô tô Việt Nam? Cuộc đua bắt đầu
Để đạt mục tiêu nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bộ Công thương xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, trình Thủ tướng phê duyệt, đồng thời chủ trì công bố và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược này. Bộ Khoa học và Công nghệ được yêu cầu chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật với ô tô trong nước và hàng rào kỹ thuật đối với ô tô nhập khẩu. Giải pháp được đưa ra ban đầu đáng chú ý là việc hợp tác chiến lược với các quốc gia có công nghiệp ô tô phát triển và lựa chọn một số bộ phận quan trọng trong chuỗi giá trị cấu thành ô tô đưa vào danh mục, sản phẩm cơ khí trọng điểm. Quan trọng hơn cả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần đảm bảo nhất quán,ổn định hệ thống chính sách trong thời gian tối thiểu 10 năm, tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất, làm tiền đề cho các hoạt động đầu tư. "Đầu xuôi đuôi lọt" - hi vọng những chỉ tiêu gần nhất vào năm 2020 sẽ sớm được thực hiện, hướng tới những thành quả rực rỡ hơn vào năm 2035 như đã đề ra.
Các chỉ tiêu đề ra: - Số lượng xe sản xuất trong nước:
+ Năm 2020, tổng sản lượng xe đạt ~ 227.500 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 114.000 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 14.200 chiếc, xe tải ~ 97.960 chiếc, xe chuyên dụng ~ 1.340 chiếc.
+ Năm 2025, tổng sản lượng xe đạt ~ 466.400 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 237.900 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 29.100 chiếc, xe tải - 197.000 chiếc, xe chuyên dụng ~ 2.400 chiếc.
+ Năm 2035, tổng sản lượng xe đạt ~ 1.531.400 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 84.400 chiếc, xe tải - 587.900 chiếc, xe chuyên dụng - 6.500 chiếc. - Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp so với nhu cầu nội địa:
+ Năm 2020, xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm ~ 67%, trong đó: xe đến 9 chỗ đạt ~ 60%, từ 10 chỗ trở lên đạt ~ 90%, xe tải đạt - 78%, xe chuyên dụng đạt ~ 15%.
+ Năm 2025, xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm ~ 70%, trong đó: xe đến 9 chỗ đạt ~ 65%, từ 10 chỗ trở lên đạt ~ 92%, xe tải đạt ~ 78%, xe chuyên dụng đạt ~ 18%.
+ Năm 2035, xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm ~ 78%, trong đó: xe đến 9 chỗ đạt ~ 75%, từ 10 chỗ trở lên đạt ~ 94%, xe tải đạt ~ 82%, xe chuyên dụng đạt ~ 23%.
- Về xuất khẩu:
+ Năm 2020, tổng lượng xe xuất khẩu đạt ~ 20.000 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 5.000 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 5.000 chiếc, xe tải ~ 10.000 chiếc. Giá trị xuất khẩu linh kiện và phụ tùng đạt ~4 tỷ USD.
+ Năm 2025, tổng lượng xe xuất khẩu đạt ~ 37.000 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 15.000 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 7.000 chiếc, xe tải ~ 15.000 chiếc. Giá trị xuất khẩu linh kiện và phụ tùng đạt ~ 5 tỷ USD.
+ Năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt ~ 90.000 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 50.000 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 15.000 chiếc, xe tải ~ 25.000 chiếc. Giá trị xuất khẩu linh kiện và phụ tùng đạt ~ 10 tỷ USD. >>
(Source: Cafef)