u quyết cho mua xe rồi nhưng u bảo là đợi đầu năm 2018 đi con, xem giảm hay không giảm cũng mua xe để chở u về thăm cụ, đường xa mà đi xe máy vất vả quá, toàn u70, u80 mà giờ vẫn phải chạy xe máy. Túm lại giờ thì chờ đợi là hạnh phúc, giá xuống đi nào. Mà nghĩ lại giảm giá chút thì bán được nhiều nông sản, giờ nông sản thu lời còn nhiều hơn dầu mỏ thì cần gì phải giữ giá cái xe.
Vậy lăn bánh SG là nhiu vậy bác?City tháng này giảm giá 32 triệu trực tiếp mà bác , có 3 option giảm giá bác cho chọn
Tháng rồi là loanh quanh 642 cho bản CVT, bác bảo tháng này giảm thêm 32 củ thì giá mới nhất của e nó là......
Mới hỏi hôm thứ 7 có 3 option cho các bạn chọn km1 32 triệu tiền mặt trực tiếp ,km2 tm + bhvc + phụ kiện. Km3 30 triệu tiền phụ kiện. Riêng bodykit mua thì 9,5 củ thôi.
Cuối cùng em chốt mua m3 cho bà xã luôn khỏi nâng cấp lằng nhằng 645 triệu + bhvc+ bhtns + 6 phụ kiện đi kèm+ phiếu mua xăng + nước hoa.
Cụ nào chịu lấy xe số win 2016 còn giảm 20 củ luôn bác seller nói thế nhưng em lấy win 2017 nên không quan tâm lắm.
Cuối cùng em chốt mua m3 cho bà xã luôn khỏi nâng cấp lằng nhằng 645 triệu + bhvc+ bhtns + 6 phụ kiện đi kèm+ phiếu mua xăng + nước hoa.
Cụ nào chịu lấy xe số win 2016 còn giảm 20 củ luôn bác seller nói thế nhưng em lấy win 2017 nên không quan tâm lắm.
Đi dạo một vòng thấy có người đào cái mộ này lên, em ngồi cười một mình. Hai thớt này sao giống nhau quá mặc dù là cách nhau hơn 10 năm https://www.otosaigon.com/threads/nam-2007-gia-oto-se-giam-manh.81603/
M3 giờ còn có nhiu hả bác? E hơi bất ngờ áh! Lâu lâu rùi k xem giá xe vì cứ đinh ninh là ngồi chờ mà hì hìMới hỏi hôm thứ 7 có 3 option cho các bạn chọn km1 32 triệu tiền mặt trực tiếp ,km2 tm + bhvc + phụ kiện. Km3 30 triệu tiền phụ kiện. Riêng bodykit mua thì 9,5 củ thôi.
Cuối cùng em chốt mua m3 cho bà xã luôn khỏi nâng cấp lằng nhằng 645 triệu + bhvc+ bhtns + 6 phụ kiện đi kèm+ phiếu mua xăng + nước hoa.
Cụ nào chịu lấy xe số win 2016 còn giảm 20 củ luôn bác seller nói thế nhưng em lấy win 2017 nên không quan tâm lắm.
nói như con nít mà tư vấn cái giề? Anh mới bảo người thân cho anh mượn con xe ghẻ chạy tạm anh chờ sang năm mua xe mới cho nó rẻ, rồi anh bảo anh đã bán được con xe, nó có phải của anh đâu mà bán.2 cái này tại hai 2 thời điểm khác nhau mà , ngày xưa thì k có rằng buộc gì thích làm sao thì làm thuế sao thì thuế . Cơ mà nhờ ông tư vấn cho tôi xe nào tốt mà k thấy ông nói gì
Rõ ràng anh biết quan niệm của tui là mua ngay khi có thể anh lại đòi tui tư vấn sang năm mua xe 7 chỗ nào trong khi có chiếc 7 chỗ nào dung tích dưới 1.5 không mà phải chờ đến năm sau. Lời khuyên của tui dành cho anh bây giờ là mua ngay lé xịch 570 mà đi cho phù hợp.
Đây không phải là chỗ cho bọn đi quây tào vào chém gió đâu!
Ôtô tại Việt Nam có thể chịu thuế mới vào 2018?
Để bảo hộ sản xuất trong nước, Việt Nam có thể sẽ có loại thuế TTĐB mới áp cho ôtô dựa trên yếu tố "hàm lượng nội địa".
Những tranh luận về tương lai của nền công nghiệp ôtô Việt Nam có thể sẽ ngã ngũ vào 2018, mà ở đó phần thắng nghiêng về hướng nhập khẩu nếu như để thị trường trôi theo những lý thuyết tự nhiên của kinh tế vi mô, khi thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0% và không có những thay đổi ở chính sách.
Đây là kết quả nhãn tiền mà hầu hết các chuyên gia trong ngành đều chung nhận định. Nhưng nền công nghiệp được chọn là chiến lược của một quốc gia thì không đơn giản như vậy. Nếu thả nổi nhập khẩu, đồng nghĩa với lắp ráp yếu thế, đẩy công nghiệp ôtô vào đường cùng. Để bảo hộ, chính phủ sẽ sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô, đặc biệt là thuế để hạn chế xe nhập, kích thích xe lắp.
Chính phủ ủng hộ xe lắp ráp
Khi tham dự lễ khởi công xây dựng nhà máy Thaco Mazda tại Chu Lai (Quảng Nam) hồi cuối tháng 3, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Nền công nghiệp ôtô của một nước mà phụ thuộc toàn bộ vào nhập khẩu là một sai lầm về chính trị và kinh tế". Đồng thời, người đứng đầu chính phủ cũng cho biết sẽ đề xuất với Quốc hội để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất ôtô trong nước.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Xe lắp ráp trong nước là ưu tiên của Chính phủ. Ảnh: OS.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi gặp mặt với Phó chủ tịch tập đoàn Hyundai Hàn Quốc mới đây cũng cho thấy ủng hộ hợp tác giữa tập đoàn ôtô lớn nhất Hàn Quốc với Hyundai Thành Công để phát triển lắp ráp ôtô. Động thái của những người đứng đầu đất nước cho thấy cơ hội sáng cho các hãng quyết "ngược dòng", đi theo hướng sản xuất lắp ráp như Trường Hải hay Thành Công.
Vậy các hãng cần gì để có thể sản xuất ôtô rẻ hơn xe nhập khẩu? Đó là những tác động để phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước, giảm thuế nhập khẩu linh kiện và hạn chế xe nhập khẩu thông qua thuế.
Giảm thuế linh kiện và phát triển công nghiệp phụ trợ để giúp chi phí sản xuất xe trong nước giảm từ đó giảm giá bán. Sử dụng công cụ thuế để hạn chế xe nhập khẩu là đánh trực tiếp lên giá bán dòng xe này để không thể giảm sâu, nhường thị trường nội địa cho xe lắp ráp, điều kiện tiên quyết để phát triển lắp ráp ôtô ở bất cứ đất nước nào.
Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, các biện pháp về thúc đẩy sản xuất như công nghiệp phụ trợ và ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện cần thời gian để chuyển hóa từ linh kiện tới mẫu xe hoàn chỉnh và xuất hiện trên thị trường. Trong khi đó, chính sách thuế tác động lên xe nhập khẩu sẽ hiệu quả ngay lập tức, và đây có thể là cách khả thi nhất mà chính phủ sử dụng trong tương lai.
Loại thuế mới cho ôtô tại Việt Nam
Câu hỏi đặt ra là loại thuế nào sẽ vào tầm ngắm? Xe nhập khẩu chịu tác động của 3 loại thuế là nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và giá trị gia tăng (VAT). Thuế nhập khẩu và VAT khó can thiệp, vì thuế nhập khẩu chịu ràng buộc cam kết trong WTO hay các Hiệp định thương mại quốc tế; VAT (10%) ảnh hưởng không chỉ ôtô mà còn tất cả các loại hàng hóa dịch vụ khác trong nền kinh tế. Thuế TTĐB là phương án hợp lý nhất để điều chỉnh linh hoạt tùy từng mặt hàng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Thuế TTĐB mới có thể sẽ đánh trên hàm lượng nội địa của mỗi mẫu xe.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Loại thuế TTĐB dựa trên hàm lượng nội địa LCR (Local Content Ratio), không phải tỷ lệ nội địa hóa, của mỗi mẫu xe nhiều khả năng sẽ là một cách đánh thuế mới được sử dụng để hạn chế xe nhập khẩu. Theo đó, những xe nào có hàm lượng nội địa cao sẽ nhận mức thuế ưu đãi, ngược lại những xe có hàm lượng nội địa thấp, xe nhập khẩu sẽ phải chịu thuế cao. Đây là cách mà Indonesia từng áp dụng để kích thích nền công nghiệp ôtô trong nước phát triển, đưa nước này trở thành trung tâm lớn sản xuất ôtô ở Đông Nam Á sau Thái Lan.
Indonesia sử dụng thuế xa xỉ (luxury tax) tương tự thuế TTĐB của Việt Nam, đánh trên các hàng hóa giá trị lớn cần hạn chế. Hàm lượng nội địa LCR là tỷ lệ giá trị được hình thành ở nội địa của mỗi sản phẩm. Ví dụ một chiếc sedan có 80% giá trị linh kiện sản xuất ở Việt Nam tức hàm lượng nội địa là 80%. Tỷ lệ này thường tính theo giá trị của các cụm chi tiết, chứ không theo số lượng.
Năm 1996, Indonesia đi một bước tiến lớn để khuyến khích các hãng xe trong nước phát triển theo chiến lược gọi là Chương trình ôtô quốc nội (Program Mobil National). Theo đó, các hãng sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế xa xỉ trong 3 năm nếu đáp ứng ba điều kiện, (1) là hãng 100% vốn trong nước, (2) phát triển một thương hiệu riêng và (3) có hàm lượng nội địa đạt 60% vào năm cuối cùng trong giai đoạn 3 năm.
Cũng trong năm này, không chỉ các hãng nội địa mà các hãng xe liên doanh, nếu có hàm lượng nội địa trên 60% cũng được ưu đãi với thuế xa xỉ 0%. Với những ưu đãi này, các hãng có thể cắt bỏ 40% giá xe, giả sử xe 10.000 USD sẽ chỉ còn giá 6.000 USD.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mức thuế mới sẽ tạo nên khác biệt cho giá xe lắp ráp và nhập khẩu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một chuyên gia nhận định, Việt Nam có thể sẽ không ưu đãi ở mức 0% nhưng đủ để tạo khác biệt lớn giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp. "Chỉ cần khác nhau vài chục % thuế TTĐB, mức giá có thể chênh nhau cả trăm triệu", vị này phân tích.
Kiểu đánh thuế TTĐB mới không dựa trên tỷ lệ nội địa hóa nội khối ASEAN vì khi đó xe của Toyota, Honda hay Ford lắp ráp tại Thái Lan, Indonesia sẽ có tỷ lệ nội địa hóa nội khối cao hơn xe của Trường Hải hay Hyundai Thành Công lắp tại Việt Nam, càng khiến xe nhập khẩu lợi thế hơn trong cuộc đua giá.
Đường dài sau thuế TTĐB mới
Trường Hải và Hyundai Thành Công sẽ hưởng lợi lớn nếu những dự đoán về chính sách thuế TTĐB mới trở thành hiện thực, nhưng hiệu quả của chính sách thuế này sẽ tác dụng chính trong ngắn hạn. Ở giai đoạn dài hơn, khi những xe lắp ráp ở Thái Lan hay Indonesia ngày càng giảm chi phí, thì dù thuế TTĐB đánh vào những dòng này cao, mức giá sẽ vẫn giảm.
Hai ông lớn lắp ráp sẽ tìm đủ cách để giảm chi phí sản xuất tối đa, hướng tới chiến lược xa hơn là xuất khẩu ngược. Tăng hàm lượng nội địa là con đường chính bên cạnh thuế nhập khẩu linh kiện giảm. Để làm được điều này, mỗi hãng sẽ mở rộng nhà máy, tăng số lượng các loại linh kiện có thể sản xuất trong nước. Đây cũng là cơ hội cho các hãng sản xuất phụ tùng muốn đầu tư vào Việt Nam.
Tương lai gần, sau khi hoàn thành nhà máy Mazda mới ở Chu Lai, Trường Hải sẽ sản xuất xe Mazda ở nhà máy này với công suất 50.000 xe mỗi năm, sau đó vài năm sẽ tiến tới cho nhà máy hoạt động hết công suất với 100.000 xe.
Tương tự, Hyundai Thành Công trong 2017 sẽ chuyển 70-80% sản phẩm từ nhập khẩu sang lắp ráp, đáng chú ý là mẫu xe bán chạy Grand i10. Đến 2018 số lượng mẫu xe lắp ráp của hãng sẽ là 90%, chỉ nhập một vài mẫu xe cao cấp dành cho số ít khách hàng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Khách hàng sẽ được lợi nếu xe lắp ráp thắng thế.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nguồn gốc của công nghiệp phụ trợ phải là thị trường, chỉ khi thị trường có nhu cầu đủ lớn, lúc đó các doanh nghiệp trong ngành mới nhìn thấy cơ sở và có động lực đầu tư. Ông Trần Bá Dương, chủ tịch Trường Hải từng cho biết, muốn có công nghiệp phụ trở phải chọn được sản phẩm chứ không thể làm tràn lan. Trường Hải sẽ tập trung vào các mẫu xe của Mazda đang có thế mạnh trên thị trường như Mazda3, CX-5, trong khi đó Grand i10 là cái tên "không thể khác" nếu Hyundai muốn sử dụng để tạo lợi thế.
Con đường phát triển của xe lắp ráp sẽ theo hướng giảm giá bán để tăng doanh số, kéo nhu cầu lắp ráp tăng, nhờ đó nhu cầu linh kiện cũng tăng, thu hút thêm nhiều công ty phát triển mạng lưới công nghiệp phụ trợ, nhờ vậy hàm lượng nội địa tăng, một lần nữa giảm chi phí nhờ quy mô, giảm giá xe thành phẩm. Vòng tròn lý tưởng tất nhiên sẽ khó đạt được nếu không có những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ để thu hút nguồn lực đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ.
Thái Lan tự nhận mình là Detroit của Đông Nam Á, Indonesia thì khẳng định sẽ sớm vượt Thái Lan để trở thành trung tâm sản xuất ôtô lớn nhất trong khu vực. Còn tại Việt Nam, nếu xe lắp ráp thắng trong cuộc đua bắt đầu từ 2018 thì nền công nghiệp bốn bánh mới manh nha thành hình, theo những kỳ vọng của Chính phủ nhiều năm qua.
(http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/oto-tai-viet-nam-co-the-chiu-thue-moi-vao-2018-3569028.html)
ỐI CÁC ANH ƠI
Để bảo hộ sản xuất trong nước, Việt Nam có thể sẽ có loại thuế TTĐB mới áp cho ôtô dựa trên yếu tố "hàm lượng nội địa".
Những tranh luận về tương lai của nền công nghiệp ôtô Việt Nam có thể sẽ ngã ngũ vào 2018, mà ở đó phần thắng nghiêng về hướng nhập khẩu nếu như để thị trường trôi theo những lý thuyết tự nhiên của kinh tế vi mô, khi thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0% và không có những thay đổi ở chính sách.
Đây là kết quả nhãn tiền mà hầu hết các chuyên gia trong ngành đều chung nhận định. Nhưng nền công nghiệp được chọn là chiến lược của một quốc gia thì không đơn giản như vậy. Nếu thả nổi nhập khẩu, đồng nghĩa với lắp ráp yếu thế, đẩy công nghiệp ôtô vào đường cùng. Để bảo hộ, chính phủ sẽ sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô, đặc biệt là thuế để hạn chế xe nhập, kích thích xe lắp.
Chính phủ ủng hộ xe lắp ráp
Khi tham dự lễ khởi công xây dựng nhà máy Thaco Mazda tại Chu Lai (Quảng Nam) hồi cuối tháng 3, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Nền công nghiệp ôtô của một nước mà phụ thuộc toàn bộ vào nhập khẩu là một sai lầm về chính trị và kinh tế". Đồng thời, người đứng đầu chính phủ cũng cho biết sẽ đề xuất với Quốc hội để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất ôtô trong nước.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Xe lắp ráp trong nước là ưu tiên của Chính phủ. Ảnh: OS.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi gặp mặt với Phó chủ tịch tập đoàn Hyundai Hàn Quốc mới đây cũng cho thấy ủng hộ hợp tác giữa tập đoàn ôtô lớn nhất Hàn Quốc với Hyundai Thành Công để phát triển lắp ráp ôtô. Động thái của những người đứng đầu đất nước cho thấy cơ hội sáng cho các hãng quyết "ngược dòng", đi theo hướng sản xuất lắp ráp như Trường Hải hay Thành Công.
Vậy các hãng cần gì để có thể sản xuất ôtô rẻ hơn xe nhập khẩu? Đó là những tác động để phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước, giảm thuế nhập khẩu linh kiện và hạn chế xe nhập khẩu thông qua thuế.
Giảm thuế linh kiện và phát triển công nghiệp phụ trợ để giúp chi phí sản xuất xe trong nước giảm từ đó giảm giá bán. Sử dụng công cụ thuế để hạn chế xe nhập khẩu là đánh trực tiếp lên giá bán dòng xe này để không thể giảm sâu, nhường thị trường nội địa cho xe lắp ráp, điều kiện tiên quyết để phát triển lắp ráp ôtô ở bất cứ đất nước nào.
Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, các biện pháp về thúc đẩy sản xuất như công nghiệp phụ trợ và ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện cần thời gian để chuyển hóa từ linh kiện tới mẫu xe hoàn chỉnh và xuất hiện trên thị trường. Trong khi đó, chính sách thuế tác động lên xe nhập khẩu sẽ hiệu quả ngay lập tức, và đây có thể là cách khả thi nhất mà chính phủ sử dụng trong tương lai.
Loại thuế mới cho ôtô tại Việt Nam
Câu hỏi đặt ra là loại thuế nào sẽ vào tầm ngắm? Xe nhập khẩu chịu tác động của 3 loại thuế là nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và giá trị gia tăng (VAT). Thuế nhập khẩu và VAT khó can thiệp, vì thuế nhập khẩu chịu ràng buộc cam kết trong WTO hay các Hiệp định thương mại quốc tế; VAT (10%) ảnh hưởng không chỉ ôtô mà còn tất cả các loại hàng hóa dịch vụ khác trong nền kinh tế. Thuế TTĐB là phương án hợp lý nhất để điều chỉnh linh hoạt tùy từng mặt hàng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Thuế TTĐB mới có thể sẽ đánh trên hàm lượng nội địa của mỗi mẫu xe.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Loại thuế TTĐB dựa trên hàm lượng nội địa LCR (Local Content Ratio), không phải tỷ lệ nội địa hóa, của mỗi mẫu xe nhiều khả năng sẽ là một cách đánh thuế mới được sử dụng để hạn chế xe nhập khẩu. Theo đó, những xe nào có hàm lượng nội địa cao sẽ nhận mức thuế ưu đãi, ngược lại những xe có hàm lượng nội địa thấp, xe nhập khẩu sẽ phải chịu thuế cao. Đây là cách mà Indonesia từng áp dụng để kích thích nền công nghiệp ôtô trong nước phát triển, đưa nước này trở thành trung tâm lớn sản xuất ôtô ở Đông Nam Á sau Thái Lan.
Indonesia sử dụng thuế xa xỉ (luxury tax) tương tự thuế TTĐB của Việt Nam, đánh trên các hàng hóa giá trị lớn cần hạn chế. Hàm lượng nội địa LCR là tỷ lệ giá trị được hình thành ở nội địa của mỗi sản phẩm. Ví dụ một chiếc sedan có 80% giá trị linh kiện sản xuất ở Việt Nam tức hàm lượng nội địa là 80%. Tỷ lệ này thường tính theo giá trị của các cụm chi tiết, chứ không theo số lượng.
Năm 1996, Indonesia đi một bước tiến lớn để khuyến khích các hãng xe trong nước phát triển theo chiến lược gọi là Chương trình ôtô quốc nội (Program Mobil National). Theo đó, các hãng sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế xa xỉ trong 3 năm nếu đáp ứng ba điều kiện, (1) là hãng 100% vốn trong nước, (2) phát triển một thương hiệu riêng và (3) có hàm lượng nội địa đạt 60% vào năm cuối cùng trong giai đoạn 3 năm.
Cũng trong năm này, không chỉ các hãng nội địa mà các hãng xe liên doanh, nếu có hàm lượng nội địa trên 60% cũng được ưu đãi với thuế xa xỉ 0%. Với những ưu đãi này, các hãng có thể cắt bỏ 40% giá xe, giả sử xe 10.000 USD sẽ chỉ còn giá 6.000 USD.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mức thuế mới sẽ tạo nên khác biệt cho giá xe lắp ráp và nhập khẩu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một chuyên gia nhận định, Việt Nam có thể sẽ không ưu đãi ở mức 0% nhưng đủ để tạo khác biệt lớn giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp. "Chỉ cần khác nhau vài chục % thuế TTĐB, mức giá có thể chênh nhau cả trăm triệu", vị này phân tích.
Kiểu đánh thuế TTĐB mới không dựa trên tỷ lệ nội địa hóa nội khối ASEAN vì khi đó xe của Toyota, Honda hay Ford lắp ráp tại Thái Lan, Indonesia sẽ có tỷ lệ nội địa hóa nội khối cao hơn xe của Trường Hải hay Hyundai Thành Công lắp tại Việt Nam, càng khiến xe nhập khẩu lợi thế hơn trong cuộc đua giá.
Đường dài sau thuế TTĐB mới
Trường Hải và Hyundai Thành Công sẽ hưởng lợi lớn nếu những dự đoán về chính sách thuế TTĐB mới trở thành hiện thực, nhưng hiệu quả của chính sách thuế này sẽ tác dụng chính trong ngắn hạn. Ở giai đoạn dài hơn, khi những xe lắp ráp ở Thái Lan hay Indonesia ngày càng giảm chi phí, thì dù thuế TTĐB đánh vào những dòng này cao, mức giá sẽ vẫn giảm.
Hai ông lớn lắp ráp sẽ tìm đủ cách để giảm chi phí sản xuất tối đa, hướng tới chiến lược xa hơn là xuất khẩu ngược. Tăng hàm lượng nội địa là con đường chính bên cạnh thuế nhập khẩu linh kiện giảm. Để làm được điều này, mỗi hãng sẽ mở rộng nhà máy, tăng số lượng các loại linh kiện có thể sản xuất trong nước. Đây cũng là cơ hội cho các hãng sản xuất phụ tùng muốn đầu tư vào Việt Nam.
Tương lai gần, sau khi hoàn thành nhà máy Mazda mới ở Chu Lai, Trường Hải sẽ sản xuất xe Mazda ở nhà máy này với công suất 50.000 xe mỗi năm, sau đó vài năm sẽ tiến tới cho nhà máy hoạt động hết công suất với 100.000 xe.
Tương tự, Hyundai Thành Công trong 2017 sẽ chuyển 70-80% sản phẩm từ nhập khẩu sang lắp ráp, đáng chú ý là mẫu xe bán chạy Grand i10. Đến 2018 số lượng mẫu xe lắp ráp của hãng sẽ là 90%, chỉ nhập một vài mẫu xe cao cấp dành cho số ít khách hàng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Khách hàng sẽ được lợi nếu xe lắp ráp thắng thế.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nguồn gốc của công nghiệp phụ trợ phải là thị trường, chỉ khi thị trường có nhu cầu đủ lớn, lúc đó các doanh nghiệp trong ngành mới nhìn thấy cơ sở và có động lực đầu tư. Ông Trần Bá Dương, chủ tịch Trường Hải từng cho biết, muốn có công nghiệp phụ trở phải chọn được sản phẩm chứ không thể làm tràn lan. Trường Hải sẽ tập trung vào các mẫu xe của Mazda đang có thế mạnh trên thị trường như Mazda3, CX-5, trong khi đó Grand i10 là cái tên "không thể khác" nếu Hyundai muốn sử dụng để tạo lợi thế.
Con đường phát triển của xe lắp ráp sẽ theo hướng giảm giá bán để tăng doanh số, kéo nhu cầu lắp ráp tăng, nhờ đó nhu cầu linh kiện cũng tăng, thu hút thêm nhiều công ty phát triển mạng lưới công nghiệp phụ trợ, nhờ vậy hàm lượng nội địa tăng, một lần nữa giảm chi phí nhờ quy mô, giảm giá xe thành phẩm. Vòng tròn lý tưởng tất nhiên sẽ khó đạt được nếu không có những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ để thu hút nguồn lực đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ.
Thái Lan tự nhận mình là Detroit của Đông Nam Á, Indonesia thì khẳng định sẽ sớm vượt Thái Lan để trở thành trung tâm sản xuất ôtô lớn nhất trong khu vực. Còn tại Việt Nam, nếu xe lắp ráp thắng trong cuộc đua bắt đầu từ 2018 thì nền công nghiệp bốn bánh mới manh nha thành hình, theo những kỳ vọng của Chính phủ nhiều năm qua.
(http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/oto-tai-viet-nam-co-the-chiu-thue-moi-vao-2018-3569028.html)
ỐI CÁC ANH ƠI
Không có gì ngạc nhiên đâu bác, chắc chắn là sẽ tăng thuế, vì đây là cách làm ưa thích. Tuy nhiên là phải xem sau khi áp dụng thuế thì các nước khác sẽ trả đũa thế nào nữa, chứ có mỗi một mình thì làm gì mà chẳng được.
Chỉnh sửa cuối:
lúc đó thì tự chơi 1 mình ,khỏi xuất khẩu , tụi tư bản nó thừa khôn ngoan để làm điều nàyKhông có gì ngạc nhiên đâu bác, chắc chắn là sẽ tăng thuế, vì đây là cách làm ưu thích. Tuy nhiên là phải xem sau khi áp dụng thuế thì các nước khác sẽ trả đũa thế nào nữa, chứ có mỗi một mình thì làm gì mà chẳng được.
Tiếp tục đại hạ giá?
Trường Hải vừa công bố giảm giá cho các mẫu xe Kia. Theo bảng giá mới vừa được công bố, 6 mẫu xe Kia lại tiếp tục giảm giá so với mức giá công bố hồi đầu tháng này. Cụ thể, mẫu xe cỡ nhỏ Kia Morning được giảm thêm 3 triệu đồng; mẫu Cerato, Rondo và Sorento được giảm thêm 5 triệu đồng, trong khi Sedona và Optima có mức giảm giá thêm 10 triệu đồng. Đi kèm theo là những khuyến mại khác như tặng bộ phụ kiện hoặc bảo hiểm thân vỏ.
Nhiều hình thức giảm giá, khuyến mãi, tặng tiền để cạnh tranh giành khách. Honda Việt Nam cũng có chương trình dành cho khách hàng mua xe CR-V và Accord, trong khoảng thời gian từ ngày 15/04/2017 đến hết ngày 7/6/2017 sẽ được nhận 50 triệu đồng tiền hỗ trợ lệ phí trước bạ. Bên cạnh đó, khách mua CR-V còn được tặng thêm cánh lướt gió và tiền công sơn, lắp đặt trị giá gần 6 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng còn nhận được những hỗ trợ khác, khi đến mua xe tại các đại lý ô tô Honda trên toàn quốc.
Hãng xe Pháp, Renault vừa công bố giảm giá mẫu SUV Duster 50 triệu đồng, kéo giá bán mẫu xe này từ 849 triệu đồng xuống còn 799 triệu đồng.
Suzuki Việt Nam quyết định tặng tiền mặt cho khách mua xe Vitara tới 90 triệu đồng, cùng nhiều quà tặng chính hãng khác, tính ra mức giảm khoảng 100 triệu đồng, kéo giá xe này xuống dưới 680 triệu đồng.
Một số DN ô tô khác cho biết, chuẩn bị công bố chương trình khuyến mãi nhân kỷ niệm 30/4, đó là tiếp tục giảm giá, tặng quà cho khách hàng. Nhiều gia đình đang có nhu cầu mua ô tô trước ngày 30/4 và lái xe đi nghỉ. Vì vậy, đây chính là cơ hội để các DN đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh số, giám đốc 1 đại lý ô tô Toyota tại Hà Nội cho biết. Tính ra từ đầu tháng 4 tới nay đã có hàng chục mẫu xe tiếp tục hạ giá, trong đó có không ít mẫu xe ăn khách đã mạnh tay giảm giá từ 50- 100 triệu đồng, tính cả quà tặng, để kích cầu người tiêu dùng.
Giá xe giảm mạnh, khiến nhiều đại lý ô tô than phiền. Một đại lý bán xe Toyota tại Hà Nội cho biết, đến nay hầu hết các mẫu xe đều phải đại hạ giá mới bán được. Nhiều mẫu xe ngoài giá công ty giảm, các đại lý cũng tiếp tục hỗ trợ khuyến mãi thêm. Trừ 1 vài mẫu ăn khách thiếu xe, bán vẫn có lợi nhuận cao, còn lại tất cả đều giảm về mức hòa vốn, để giữ khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ.
Tuy nhiên, các đại lý ở địa phương đang rơi vào tình cảnh khó khăn, doanh số bán thấp lại bị cạnh tranh tứ bề. Ông chủ 1 đại lý ô tô ở Vinh (Nghệ An) cho biết, giờ đây không chỉ cạnh tranh với các đối thủ đến từ những thương hiệu khác, mà còn phải cạnh tranh với chính các đại lý cùng hãng xe của mình. Tôi ở Vinh, bán 1 chiếc xe, giảm giá cho khách hàng 20 triệu đồng, vậy nhưng 1 đại lý ở Hà Nội lại giảm tới 30 triệu đồng và chở xe vào giao tận tay khách hàng, thì làm sao cạnh tranh được. Các đại lý ở thành phố lớn có lợi thế hơn, nhờ doanh số bán cao, nên rất mạnh tay giảm giá xe, không những thế còn về các địa phương "vợt" khách. làm chúng tôi thêm khốn đốn. Giờ đây, cứ nghe thấy thông tin giảm giá xe là tôi lại thót tim. Nếu mình không hạ giá sẽ khó bán, mà hạ giá thì lợi nhuận không còn. Không biết từ nay đến cuối năm, còn bao nhiêu lần phải hạ giá bán xe nữa, ông chủ đại lý này than thở.
Giá xe có giảm nữa?
Tháng 3/2017, doanh số bán xe ô tô con có mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng, nhưng cũng không làm các DN ô tô hết bi quan. Mới đây, Công ty Trường Hải đã đưa ra dự báo, doanh số bán ô tô con toàn thị trường năm 2017 chỉ ước đạt 200.000 xe, giảm so với năm 2016 từ 7% đến 10%. Theo DN này, càng gần về cuối năm, nhu cầu về ô tô càng giảm, do người tiêu dùng tạm dừng mua xe, đợi 2018 thuế giảm, giá xe sẽ giảm.
Trường Hải cũng cho biết, dự kiến doanh số bán xe con của công ty, bao gồm cả 3 thương hiệu Kia, Mazda và Peugeot năm nay chỉ đạt khoảng 58.000 xe, thấp hơn mức 62.000 xe của năm 2016.
Một số DN khác cũng có những lo lắng tương tự. Với mức thuế nhập khẩu giảm từ 30% về 0% vào đầu 2018, tính ra giá xe nhập sẽ giảm đáng kể. Chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng chờ đợi, vì vậy càng gần đến thời điểm 2018, nhu cầu về ô tô sẽ càng thấp. Hầu hết các DN đều lên kế hoạch với doanh số bán thấp hơn so với 2016.
Tuy nhiên, điều lo lắng nhất là tồn kho ô tô sẽ tăng do nhu cầu giảm. Xe tồn kho để sang 2018 sẽ càng khó bán, vì vậy cố gắng đẩy mạnh bán ra trong năm nay và chấp nhận tiếp tục hạ giá để kích cầu tiêu thụ hết hàng. Một DN ô tô cho biết, năm 2016 do liên tục giảm giá xe, đã phải cắt giảm lợi nhuận bình quân từ 15% xuống còn 11% với mỗi chiếc xe bán ra.
Năm 2017, để có thể giảm giá bán hơn nữa thì lợi nhuận sẽ bị cắt giảm xuống mức dưới 10% là khó tránh khỏi. Mặc dù vậy, các DN vẫn hy vọng vào chính sách của Chính phủ với ô tô sắp được ban hành. Nếu các chính sách này ban hành ra, mà người tiêu dùng nhận thấy, chi phí mua xe năm 2018 không giảm so với hiện nay, thì mới có hy vọng giữ được doanh số bán không giảm, đại diện DN này nói.
(internet)
Trường Hải vừa công bố giảm giá cho các mẫu xe Kia. Theo bảng giá mới vừa được công bố, 6 mẫu xe Kia lại tiếp tục giảm giá so với mức giá công bố hồi đầu tháng này. Cụ thể, mẫu xe cỡ nhỏ Kia Morning được giảm thêm 3 triệu đồng; mẫu Cerato, Rondo và Sorento được giảm thêm 5 triệu đồng, trong khi Sedona và Optima có mức giảm giá thêm 10 triệu đồng. Đi kèm theo là những khuyến mại khác như tặng bộ phụ kiện hoặc bảo hiểm thân vỏ.
Nhiều hình thức giảm giá, khuyến mãi, tặng tiền để cạnh tranh giành khách. Honda Việt Nam cũng có chương trình dành cho khách hàng mua xe CR-V và Accord, trong khoảng thời gian từ ngày 15/04/2017 đến hết ngày 7/6/2017 sẽ được nhận 50 triệu đồng tiền hỗ trợ lệ phí trước bạ. Bên cạnh đó, khách mua CR-V còn được tặng thêm cánh lướt gió và tiền công sơn, lắp đặt trị giá gần 6 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng còn nhận được những hỗ trợ khác, khi đến mua xe tại các đại lý ô tô Honda trên toàn quốc.
Hãng xe Pháp, Renault vừa công bố giảm giá mẫu SUV Duster 50 triệu đồng, kéo giá bán mẫu xe này từ 849 triệu đồng xuống còn 799 triệu đồng.
Suzuki Việt Nam quyết định tặng tiền mặt cho khách mua xe Vitara tới 90 triệu đồng, cùng nhiều quà tặng chính hãng khác, tính ra mức giảm khoảng 100 triệu đồng, kéo giá xe này xuống dưới 680 triệu đồng.
Một số DN ô tô khác cho biết, chuẩn bị công bố chương trình khuyến mãi nhân kỷ niệm 30/4, đó là tiếp tục giảm giá, tặng quà cho khách hàng. Nhiều gia đình đang có nhu cầu mua ô tô trước ngày 30/4 và lái xe đi nghỉ. Vì vậy, đây chính là cơ hội để các DN đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh số, giám đốc 1 đại lý ô tô Toyota tại Hà Nội cho biết. Tính ra từ đầu tháng 4 tới nay đã có hàng chục mẫu xe tiếp tục hạ giá, trong đó có không ít mẫu xe ăn khách đã mạnh tay giảm giá từ 50- 100 triệu đồng, tính cả quà tặng, để kích cầu người tiêu dùng.
Giá xe giảm mạnh, khiến nhiều đại lý ô tô than phiền. Một đại lý bán xe Toyota tại Hà Nội cho biết, đến nay hầu hết các mẫu xe đều phải đại hạ giá mới bán được. Nhiều mẫu xe ngoài giá công ty giảm, các đại lý cũng tiếp tục hỗ trợ khuyến mãi thêm. Trừ 1 vài mẫu ăn khách thiếu xe, bán vẫn có lợi nhuận cao, còn lại tất cả đều giảm về mức hòa vốn, để giữ khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ.
Tuy nhiên, các đại lý ở địa phương đang rơi vào tình cảnh khó khăn, doanh số bán thấp lại bị cạnh tranh tứ bề. Ông chủ 1 đại lý ô tô ở Vinh (Nghệ An) cho biết, giờ đây không chỉ cạnh tranh với các đối thủ đến từ những thương hiệu khác, mà còn phải cạnh tranh với chính các đại lý cùng hãng xe của mình. Tôi ở Vinh, bán 1 chiếc xe, giảm giá cho khách hàng 20 triệu đồng, vậy nhưng 1 đại lý ở Hà Nội lại giảm tới 30 triệu đồng và chở xe vào giao tận tay khách hàng, thì làm sao cạnh tranh được. Các đại lý ở thành phố lớn có lợi thế hơn, nhờ doanh số bán cao, nên rất mạnh tay giảm giá xe, không những thế còn về các địa phương "vợt" khách. làm chúng tôi thêm khốn đốn. Giờ đây, cứ nghe thấy thông tin giảm giá xe là tôi lại thót tim. Nếu mình không hạ giá sẽ khó bán, mà hạ giá thì lợi nhuận không còn. Không biết từ nay đến cuối năm, còn bao nhiêu lần phải hạ giá bán xe nữa, ông chủ đại lý này than thở.
Giá xe có giảm nữa?
Tháng 3/2017, doanh số bán xe ô tô con có mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng, nhưng cũng không làm các DN ô tô hết bi quan. Mới đây, Công ty Trường Hải đã đưa ra dự báo, doanh số bán ô tô con toàn thị trường năm 2017 chỉ ước đạt 200.000 xe, giảm so với năm 2016 từ 7% đến 10%. Theo DN này, càng gần về cuối năm, nhu cầu về ô tô càng giảm, do người tiêu dùng tạm dừng mua xe, đợi 2018 thuế giảm, giá xe sẽ giảm.
Trường Hải cũng cho biết, dự kiến doanh số bán xe con của công ty, bao gồm cả 3 thương hiệu Kia, Mazda và Peugeot năm nay chỉ đạt khoảng 58.000 xe, thấp hơn mức 62.000 xe của năm 2016.
Một số DN khác cũng có những lo lắng tương tự. Với mức thuế nhập khẩu giảm từ 30% về 0% vào đầu 2018, tính ra giá xe nhập sẽ giảm đáng kể. Chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng chờ đợi, vì vậy càng gần đến thời điểm 2018, nhu cầu về ô tô sẽ càng thấp. Hầu hết các DN đều lên kế hoạch với doanh số bán thấp hơn so với 2016.
Tuy nhiên, điều lo lắng nhất là tồn kho ô tô sẽ tăng do nhu cầu giảm. Xe tồn kho để sang 2018 sẽ càng khó bán, vì vậy cố gắng đẩy mạnh bán ra trong năm nay và chấp nhận tiếp tục hạ giá để kích cầu tiêu thụ hết hàng. Một DN ô tô cho biết, năm 2016 do liên tục giảm giá xe, đã phải cắt giảm lợi nhuận bình quân từ 15% xuống còn 11% với mỗi chiếc xe bán ra.
Năm 2017, để có thể giảm giá bán hơn nữa thì lợi nhuận sẽ bị cắt giảm xuống mức dưới 10% là khó tránh khỏi. Mặc dù vậy, các DN vẫn hy vọng vào chính sách của Chính phủ với ô tô sắp được ban hành. Nếu các chính sách này ban hành ra, mà người tiêu dùng nhận thấy, chi phí mua xe năm 2018 không giảm so với hiện nay, thì mới có hy vọng giữ được doanh số bán không giảm, đại diện DN này nói.
(internet)