Trích đoạn: Lolem
Trích đoạn: Inno
Em thấy Mục 3 của bác Lolem hơi lạ. "Không thể bỏ đi ngành công nghiệp ô tô trong nước" là thế nào? Việc giảm thuế đâu hẳn đã là bỏ đi ngành công nghiệp này. Cái ta yếu mà ta cứ đòi làm có phải là 1 sự lựa chọn không hiệu quả không. Sao ta không nghĩ, để nước ngoài vào sản xuất ô tô ở Việt Nam rồi xuất sang các nước khác bán? giống như Intel xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Chúng ta nên làm những gì ta có thế mạnh, chứ không phải đa dạng hoá ngành nghề sản xuất. Có nhiều ngành ta có thế mạnh mà.
Em thì hiểu thế này Bác Inno ạ :
Một xã hội hiện đại không thể thiếu một nền công nghiệp ôtô, một cuộc sống thật sự hiện đại, đủ chất, không thể cứ ì ạch mãi với những chiếc xe 2 bánh thô sơ.
Nhưng giải quyết bằng cách nào, đó là vấn đề cực kỳ nan giải đối với các bộ, ban ngành chủ quan Việt Nam. Khi mà VN vẫn được xét là 1 trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, và đang phát triển. Với 80 triệu dân, một thị trường thật sự hấp dẫn, nhưng cái nghèo không thể giúp nó tự lớn mạnh, mà phải hấp thụ từ các tác nhân bên ngoài sao cho vẫn phù hợp với quá trình vận động của đất nước.
Vì vậy, chính sách thuế giảm, giá giảm, sức tiêu thụ tăng, ngân sách tăng, ngành công nghiệp ôtô sẽ lớn mạnh, lợi cho người tiêu dùng, cho ngân sách ... nhưng nó lại làm ảnh hưởng quá lớn đến quá trình phát triển đô thị, hạ tầng cơ sở, quản lý tài chính ... Chỉ tính từ đầu năm 2007 đến nay, lượng tiền dành cho xe nhập khẩu đã lên đến con số gần 1tỷ USD, nếu giảm thuế nhập khẩu cho xe nguyên chiếc thì lượng tiền chảy ra nước ngoài để mua ôtô, so với lượng tiền đầu tư FDI đem vào Việt Nam sẽ như thế nào?
Có thể suy nghĩ của em lệch lạc, mong Bác góp ý giúp ...