Phản biện lại đây.
1) Về ý:
- Chỉ có lực lượng Công An Nhân Dân mới có chức năng xử lý vi phạm hành chánh về trât tự xã hội, cụ thể ở đây là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Việc sử dụng Luật GTĐB để khẳng định việc xử lý vi phạm hành chính của chủ xe phải từ lực lượng Công An Nhân Dân (cụ thể là đỗ xe không đúng quy định của Luật GTĐB), dù đúng nhưng HOÀN TOÀN KHÔNG LIÊN QUAN TỚI SỰ VIỆC.
Lý do: BQL Masteri không thực hiện xử lý vi phạm hành chính, không có bất kỳ một văn bản, hoặc chế tài nào theo đúng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Việc khóa bánh xe không phải là hành vi xử lý vi phạm hành chính.
Do vậy, có thể xem hành vi Khóa bánh xe là công cụ để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp giữa chủ xe và BQL. Việc khóa bánh xe đã được thông báo tới các chủ xe đậu xe không đúng quy định của BQL Masteri, thông qua băng rôn, bảng thông báo, tờ thông báo để CHỦ XE NHẬN THẤY việc này và PHỐI HỢP với BQL để giải quyết tranh chấp. Hiện tại không có quy định pháp luật cụ thể nào đề cập tới việc khóa bánh xe là hành vi trái pháp luật, trong khi mức độ xâm phạm quyền sở hữu tài sản của chủ phương tiện không được đánh giá cụ thể. Nếu anh cho rằng hành vi khóa bánh xe vi phạm quy định pháp luật tới mức phải xử lý hành chính hoặc hình sự, hãy dẫn chứng các điều luật cụ thể để tiếp tục tranh luận.
2) Về ý:
"Tóm lại chúng ta có thể kết luận rằng BQT Masteri đang hiểu sai và vận dụng sai khoản 2, điều 7, Thông Tư 02/2016/BXD về “quản lý” đường bộ nên tự đưa ra quy định nội bộ cho phép bảo vệ khóa bánh xe người tham gia giao thông. Đường bộ cho dù do nhà nước “quản lý” hay do người sở hữu sử dụng đường bộ “quản lý” thì cũng đều phải tuân thủ theo các nội dung của khoản 2, điều 48 Luật GTĐB... Và các quy định chi tiết về “quản lý” đường bộ được cụ thể hóa trong các điều 11,12,13,14….Thông tư 37/2018/BGTVT như đã dẫn."
Kết luận BQT Masteri hiểu sai và vận dụng sai khoản 2, điều 7 Thông tư 02/2016/BXD là kết luận chủ quan, vì không có một quy định pháp luật cụ thể nào về việc chủ đầu tư CHỈ ĐƯỢC QUẢN LÝ Chất lượng Tài sản (công) đối với công trình đường bộ phục vụ cho sinh hoạt của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư mà thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước quản lý, cho nên không có cơ sở pháp lý để đánh giá việc BQT Masteri, được sự ủy quyền của Chủ đầu tư, thực hiện việc QUẢN LÝ AN NINH VÀ AN TOÀN trong khu vực chung cư có công trình đường bộ chưa được bàn giao cho nhà nước, cụ thể là theo quy định của BQL Masteri. Dĩ nhiên, việc Quản lý an nình va an toàn cho hoạt động của cư dân sinh sống tại khu vực có công trình sẽ bàn giao cho nhà nước không bao gồm việc xử lý các vi phạm pháp luật. Thực tế, BQL Masteri cũng không thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính đối với chủ xe trong sự việc này, như đã đề cập ở trên.
3) Về ý:
" do chưa tìm thấy được quy định chi tiết nào trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đề cập đến việc “quản lý” đường nội khu của chủ đầu tư khi chưa bàn giao cho nhà nước cụ thể là gì cho nên chúng ta cần tìm hiểu sau khi đã bàn giao cho nhà nước thì
việc quản lý đường này do nhà nước quản lý sẽ như thế nào, và chắc chắn là chủ đầu tư cũng đã, sẽ phải thực hiện việc “quản lý” trước khi bàn giao như nhà nước quản lý thôi."
Như vậy chính anh cũng thấy rõ là
"chưa tìm thấy được quy định chi tiết nào trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đề cập đến việc “quản lý” đường nội khu của chủ đầu tư khi chưa bàn giao cho nhà nước". Như vậy, BQT Masteri, được sử ủy quyền của chủ đầu tư, có thể xây dựng các quy định quản lý phù hợp
tương ứng với các phương thức quản lý nhà nước CÓ THỂ thực hiện từ thực tế quản lý, ví dụ như:
- Cấm đậu xe (theo Luật GTĐB)
- Tổ chức đậu xe có quản lý mà không thu phí để phục vụ nhu cầu của cư dân địa phương, ở đây là cư dân cụm chung cư Masteri (theo thực tế quản lý tại địa phương mà không trái quy định pháp luật)
Dĩ nhiên, các quy định quản lý này phục vụ cho hoạt động của cư dân sinh sống tại khu vực có công trình sẽ bàn giao cho nhà nước không bao gồm việc xử lý các vi phạm pháp luật. Thực tế, BQL Masteri cũng không thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính đối với chủ xe trong sự việc này, như đã đề cập ở trên.
Tóm ý lại cho các gạch đầu dòng sau:
- Việc khóa bánh xe không phải là hành vi xử lý vi phạm hành chính, nó chỉ là công cụ để chủ xe phải phối hợp giải quyết tranh chấp, và chủ xe nhận thấy rõ việc khóa bánh xe. Nếu cho rằng hành vi khóa bánh xe vi phạm quy định pháp luật về quyền sở hữu tài sản, cần viện dẫn căn cứ pháp luật phù hợp.
- khoản 2, điều 7 Thông tư 02/2016/BXD không có quy định cụ thể về việc "quản lý' như thế nào, nên ngoài các quy định pháp luật cụ thể chủ đầu tư phải tuân theo, chủ đầu tư có thể có quy định riêng không trái luật để thực hiện quyền quản lý, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực có đường bộ sẽ bàn giao cho nhà nước. Việc xử lý vi phạm hành chính nếu có thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước.