Hạng C
13/11/07
850
17.757
93
54
@bidanh44: cái định luật bác phát biểu không phải định luật Hooke
ĐL Hooke phát biểu như sau: quan hệ giữa các thành phần biến dạng và các thành phần ứng suất tại 1 điểm là quan hệ tuyến tính.
Ở đây định luật Hooke không đề cập đến vấn đề lực như bác bidanh nói mà đề cập đến sự biến dạng và ứng suất, và các quan hệ này liên quan với nhau dưới dạng tuyến tính ( bác biết sự tuyến tính và phi tuyến khác nhau chứ ?) Công thức của bác bidanh lại đề cập ở dạng phi tuyến và đưa ra những đại lượng mà đl hooke không nhắc đến. 1 vấn đề nữa là ngay cả tên định luật cũng viết sai thì đừng viết người ta cười (nước ngoài chứ em là người VN thì em có thể hiểu cho bác). Nếu bác vẫn còn thắc mắc về vấn đề vỏ xe thì bác có thể pm cho em, em có thể giới thiệu cho bác 2 người thầy của em, đó là TS Phạm Quang Ngọc và PGS TS Lê Thị Minh Nghĩa, cả 2 đều là uỷ viên thường trực hội cơ học Việt Nạm, theo em là đủ trình độ để giải thích cho bác. Chúc bác vui vẻ
 
O.S.P.D
29/8/08
1.398
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
@xelam: Bác ấy nói đúng tên định luật chứ không sai đâu bác ơi ...! đang nói về chuyện xe húc nhau thì dẫn định luật húc là quá đúng roài ...:D. Bác hay bắt bẻ quá ...
bash.gif
bash.gif
bash.gif
:D
 
Hạng B2
27/2/09
105
0
0
À Các bác cho em xin lỗi, đặc biệt là bác "xelam" chắc có lẽ công thức này học hồi cấp 3 nên bây giờ em quên. Nếu đúng như bác nói thì bác có thể lí giải thêm về vỏ xe không.
Còn Định Luật Húc là em phiên âm tiếng Việt từ Tiếng Anh (Robert Hooke) Chứ không phải viết sai như bác nói!
Không biết bác có tham khảo ĐL này không chứ thằng con em đang học lớp 10 thì em có xem sách VL của nó thì có Công thức đó bác ạ!
 
Hạng C
13/11/07
850
17.757
93
54
à, thế thì em xin lỗi bác bidanh nhé, sách em tham khảo là: Cơ học ứng dụng ( PGS TS Ngô Kiều Nhi - TS Trương Tích Thiện) và Mechanisms and Dynamics of Machinery Second Edition, Wiley 1963. Em vừa kiếm cuốn sách lớp 10 đọc thử, thấy định nghĩa về ứng suất trong sách đó khác sách của em. Sách của em phát biểu định luật hooke rằng với 1 lực tác dụng lên vật liệu thì sẽ có 6 thành phần biến dạng và 6 thành phần ứng suất đi kèm theo là 1 bộ 36 hệ số. Trong thực tế thì người ta thường không xét đến 36 hệ số đó mà quan niệm như sau về vât liệu khi xét: tính liên tục, tính đồng nhất,tính đẳng hướng, và không xét năng lượng nghỉ
Chắc chả cần bàn cãi nữa đâu bác bidanh ạ, tài vì cái cần viết thì em cũng ráng tìm tòi để viết rồi, còn lại em nghĩ phụ thuộc ở lòng tin của bác vào Toyota thôi :D
 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
29/8/08
1.398
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
Anh em ta tám thêm về cái vỏ xe các bác nhé !

Em là dân Cơ Khí nhưng ra trường không sống nổi với nghề nên chuyển qua làm XD mười mấy năm nay rồi các bác ạ . Chữ nghĩa chắc cũng đã trả lại hết cho trường BK 90% rồi ... Thôi thì cứ dùng minh hoạ của nghề nghiệp em bây giờ mà luận kiếm với các bác cho dễ hiểu vậy .

Như ta xây cái nhà thì cái kết cấu chịu lực chính của nó là cái khung bê tông ( Móng+cột+dầm+sàn...)các bác ạ , Tường và các vách ngăn chỉ có tác dũng bao che thôi .
Thế nên nói về độ cứng của khoang cabin bảo về người lái của TOY trong những trường hợp đâm trực diện thì theo em cái chuyện vỏ tole của xe dày hay mỏng không cần phải băn khoăn làm gì .

Tuy nhiên ta cũng nên lưu ý 1 chút đến những bất lợi trong vài trường hợp vỏ tole quá mỏng ví dụ như khi ta bị đâm bởi những vật tương đối nhọn chẳng hạn bị ba gác chở sắt chơi ngang hông ... nếu mà vỏ mỏng quá thì em e là nó thủng luôn -> nguy hiểm cho người ngồi trong !
cũng như những dạng VA QUỆT khác thường gặp ( Đâm kiểu trực diện tốc độ cao thì nói làm gì nhưng may là ta ít gặp !) thì vỏ tole dày và cứng sẽ hạn chế được những hư hại đến máy móc và các bộ phận bên trong .-> nhẹ tiền khắc phục hậu quả !

Về mặt vật liệu thì em ví dụ rất thực tế nhé : Nếu các bác từng mua Tole lợp nhà của các hãng như BHP , Phương Nam ...v.v... thì sẽ thấy tuy cùng độ dày 0.45mm như nhau nhưng Tole của các hãng em vừa nhắc rất cứng , dùng tay bẻ gập mép không được ! trong lúc Tole của Đài Loan hoặc Hoa Sen ...v.v.... lại rất mềm , các bác bẻ ,vặn vẹo thoải mái ... Nguyên nhân là do lớp thép nền . Thép nền (Basic layer) của các hãng cao cấp thường dùng loại G550 Trong lúc các hãng chạy theo giá thành rẻ chỉ sử dụng G300 thậm chí dưới nữa . Về giới hạn phá huỷ vật liệu thì 2 loại này khác hẳn nhau và đương nhiên giá tiền cũng khác hẳn . đấy là em chưa nói đến những lớp phủ lên trên lớp nền cũng rất khác nhau . Ví dụ Tole hợp kim nhôm kẽm của các hãng theo tiêu chuẩn Mỹ hoặc EU thì lớp nhôm kẽm phủ tr6n lớp nền thường là rất dày ->tăng khả năng chịu lực và chống ăn mòn Thường được ký hiệu AZ 220 - AZ 250 (Tức độ phủ tương đương 250gram Alluminum/1m2 ). Trong khi ở thị trường VN thì BLUE SCOPE của ÚC chỉ đưa ra loại AZ150 là đã thấy ...vô đối và khó bán do giá thành cao rồi các bác ạ ! Điều này dễ để các bác nhận thấy rằng các dòng xe EU luôn có tuổi thọ dàn đồng cao gấp mấy lần xe Nhật ( Và đương nhiên giá thành cũng cao ngất ). Như Peugeot em đang đi hoặc Audi thậm chí còn làm luôn vỏ xe bằng Alluminum cho nhẹ , bền và ....khó sửa !!!
bash.gif
:D

Em không thể biết trong ruột quy trình SX của INN nhưng nhìn theo những gì được chứng kiến thì em đoán là TOY cũng như các hãng xe Nhật khác thường sử dụng thép nền loại rẻ tiền G300 và thậm chí không có lớp phủ Nhôm . ( AZ0 :D ) tuy nhiên theo em điều này phù hợp với triết lý làm xe của người Nhật . Họ không cần xe quá bền mà hướng người tiêu dùng theo cách xài đổi model liên tục ...! Có thế mới bán được nhiều chứ các bác hè :D .

Cái điều em muốn nói ở đây là TOY VN giấu hết những thủ thuật hạ giá thành này , nhưng lại luôn quảng cáo Over 1 chút về "chất lượng hàng đầu" của mình ...(Xấu che tốt khoe mà các bác nhỉ !). Và qua mặt CP và người dân VN bán xe quá đắt so với giá thành để trục lợi ! Tuy nhiên đắt hay rẻ mà các bác cứ mua ầm ầm thì việc gì phải hạ giá cơ chứ ... Em mà làm TGD của TOY VN chắc em còn nâng giá thêm lên ấy chứ ...
bash.gif
:D

Em lạm bàn thế đã nhé . Anh em ta cứ tám lai rai ...
 
Hạng C
14/2/09
789
6
18
49
Bác dongtahdsu nói đúng nè, ví dụ rất dễ hiệu
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
còn bác xelam_xelu quá thành kiến với Toy, thật ra nếu có đúng như xelam_xelu nói là vỏ của In mỏng hơn vỏ của các xe khác thì cái mỏng hơn đó cũng rất ít và nó cũng không ảnh hưởng gì đến độ an tòan của xe cả, khi xe bị đâm ở tốc độ cao thì dầy hay mỏng của cái vỏ cũng tan tành. Theo mình biết khi đâm xe có 2 lực làm chết người 1 là lực tác động từ bên ngòai (lực này các bác bàn nhiều nè) nhưng còn 1 lực nữa mà ko thấy ai nói đến chính là lực quán tính của hành khách, lực này mới là thủ phạm chính làm chết người nè các bác. Cho dù các bác cài dây an tòan và có bóng khí bảo vệ nhưng nếu lực quán tính lớn vẫn gây chết người do nội tạng của các bạn sẽ bị lực quán tính ép vào thành cơ thể mà vỡ nát ra. Vì vậy an tòan nhất là hãy chạy chậm thôi, cẩn thận và cẩn thận tối đa các bác nhé.
 
O.S.P.D
29/8/08
1.398
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
Nói thêm với các bác tí về mấy cái Định luật nhé ! Theo em thì nếu nói đến đụng xe là nói đến lực quán tính , thế thì các bác cứ yên tâm để dành định luật Hook để làm Lò Xo nhé , chỉ cần cái F=ma của bác Newton là đủ xài rồi các bác ạ ...:D . 2 xe tương nhau thì F như nhau , anh nào khối lượng lớn (to xác, nặng xác ) thì chịu gia tốc quán tính (a) nhỏ -> đỡ khổ hơn . Thế nên xe tank hay xe Ben mà đụng xe hơi của các bác với em thì nó cứ vô tư ... còn mình thì ...[&:] . Còn trong trường hợp "so găng cùng hạng " thì an toàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố công nghệ khi SX các bác ạ ! đầu tiên là giới hạn của vật liệu cùng với chất lượng của các liên kết ( tất cả các mối hàn, mối nối Boulon , Rivet ...) tiếp đến là các đồ chơi an toàn như Airbag - Seatbelt , Ghế ngồi ...v.v... Như em thấy có mấy chú quảng cáo là công nghệ vỏ xe dập liền khối ... tức là loại bớt đi 1 đống những liên kết rất không an toàn do lỗi của con người khi SX !

Các bác cũng dễ liên tưởng tới thực tế ở mấy anh xe Tàu . Đụng mấy anh này nhiều khi thấy xe tan ra từng mảnh ... Là vì chúng được liên kết với nhau quá tệ ...
bash.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
13/11/07
850
17.757
93
54
@4bvn: thực ra là tại vì em không có Toy nên em như thế thôi, nếu em mà có con Land của Toy thì em chả bao giờ chê Toy đâu.
bác dongtahds bác ấy khách quan là vì bác ý có Mer CL rồi, còn em ứ có gì nên em ghen tị :D
 
Hạng C
3/3/09
666
19
18
50
Bác dùng hình ảnh về xây cái nhà nghe rất dễ hiểu. Em không chuyên về kỹ thuật cũng không chuyên về xây dựng, nhưng cũng xin có một số ý kiến. Khi đã bàn kết cấu chịu lực chính của cái nhà là cái khung bê tông (móng + cột + dầm + sàn ....), còn tường chỉ là bao che, thì theo em là một căn nhà có bền vững, đủ chịu lực hay không tùy thuộc vào phẩm chất của khung bê tông (móng + cột + dầm + sàn ....). Bao gồm: sử dụng thép phi có đúng (thay vì cần dùng 16 mà chỉ dùng 14, thay vì dùng thép chính phẩm thì lại dùng thép tổ hợp chất lượng không bảo đảm), cấp phối bê tông có đạt không (ví dụ người ta vẫn có thể làm gian bằng việc trộn cát đá nhiều hơn xi măng dẫn đến Mác bê tông không đạt).

Như trường hợp năm ngoái có động đất ở Tứ Xuyên, TQ, rất nhiều ngôi nhà, trường bị sập khi người ta kiểm tra thì chất lượng XD rất tồi, đương nhiên phải hiểu là khung bê tông chất lượng tồi chứ không phải là tường bao che tồi, nên bản thân chỉ cần một trận động đất nhẹ đã có thể sập. Thiệt hại trận động đất đó là vô cùng nặng nề một phần là do lỗi của cả con người.

Trước nay mọi người hay kêu ca rằng dàn đồng Toy mỏng, khi va chạm với xe khác hay bị móp méo nặng hơn. Vậy liên tưởng đến khung bê tông của một ngôi nhà thì phải chăng là khung xườn, gầm bệ của Toy yếu ? chứ không phải chỉ là vỏ, vì vỏ đâu có chịu lực ??

Đây chỉ là ý kiến của riêng em, một người không rành lắm về XD và kỹ thuật nên có thể các thuật ngữ cũng như cách hiểu không chính xác, các bác chỉ giáo giùm em nhé.