Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
9/3/06
6.465
3.807
113
Sì Gòn
sáng nay thấy 2 PB (promotion boy) mặc hình nộm PhinDeli đi vòng vòng ngoài SG
hình như bác Tuando quánh thị trường nội địa trước :D
 
Tập Lái
31/7/13
28
3
3
Dạo này thấy là trong nước cụ thể là HCM bắt đầu thấy Phindeli rục rịch rồi. bữa đi trên đường Nam Kì Khởi Nghĩa thấy hẳn 1 cái quán cà phê lề đường có cái dù, trên đó có logo Phindeli. Từ xa đã thấy. Chúc bác Nguyên và bác Tuấn thành công trước mắt tại VN nhé.

Cơ mà nhìn cái hình này cũng sang phết chứ.
cafe-phindeli-Buford-pham-dinh-nguyen68.JPG

 
Hạng D
26/10/10
1.678
14.090
113
Nestlé đang báo lỗ 30,8 triệu usd


http://kinhdoanh.vnexpres...-viet-nam-2863978.html



Nestlé - Tập đoàn thực phẩm của Thụy Sĩ có mặt tại Việt Nam từ năm 1912 thông qua đặt văn phòng kinh doanh tại TP HCM. Đến năm 1995, công ty được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp phép hoạt động tại Việt Nam với vốn đăng ký 25 triệu USD và 4 năm sau, nhà máy cà phê đầu tiên ra đời, đặt tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, Đồng Nai.

Năm 2011, Nestlé tuyên bố đầu tư thêm một nhà máy chế biến cà phê mới tại khu công nghiệp Amata, Đồng Nai vốn đầu tư 230 triệu franc Thụy Sĩ (tương đương gần 250 triệu USD). Nhà máy này đã được khánh thành vào tháng 7/2013.
 
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Chuyện kể chơi

Các nhân vật chính tổng hợp từ các nhân vật, hoặc chỉ là những nhân vật thật, hoặc chỉ là tưởng tượng,... Tùy các bạn.

Nhưng khía cạnh CÀ PHÊ thì thật :)

Có một nhà sư vốn trước kia chán đời nên đi tu thành sư. Tiểu sử thế này:

- học ra trường nghành kỹ sư công chánh trong lúc kinh tế lao đao nên học tiếp master.
- học master nghành công nghệ thông tin xong thì lận đận tình duyên nên chán theo thầy đi tu và đi làm tùm lum (không đúng nghành) để trả nợ.
- trong lúc đi tu thì có học bổng trường công giáo đi học master và qua Ấn Độ hoàn thành thesis về Phật Giáo (trường công giáo có nghành ... Phật Giáo).
- giờ cái tuổi cuối-U40, sư ta cũng xong bằng MBA với 70% lớp online.

Bởi thế người đời gán cho cái chữ: sư trí thức.

Các sư kiểu này không hiếm ở Mỹ. Có nhiều ý kiến, cái nhìn, tình cảm,... Nhưng nhìn về mặt Xã Hội thì các sư chẳng làm hại ai và thay đổi được gì. Miễn sao sống tốt là có ích cho Xã Hội.

Cách đây 5 năm, sư trên (gọi là sư T) mua một mảnh đất 10 ha có ngôi nhà khá lớn. Sư âm thầm đăng ký 1 org văn hóa Phật Giáo phi lợi nhuận và nơi đó là trung tâm. Đó không phải là chùa đúng nghĩa nhưng người đời vẫn nghĩ là chùa.

(Nói về chùa PG ở Mỹ là chuyện bi hài đầy nước mắt với nhiều lừa lọc và phản bội cả sư và tín đồ. Nhưng tôi không nói ra đây vì chẳng liên quan đến CÀ PHÊ).

Bước đi của sư T khá mới là tổ chức một org văn hóa phi lợi nhuận.

Suốt 2 năm, sư âm thầm tự làm hoặc mướn dân gốc Mễ Tây Cơ làm nhiều thứ mà dân Việt gần gần đó không hề hay biết. Do sư có việc làm và biết tự làm cũng như sư bán buôn thêm trên eBay và Amazon nên tiền bạc cũng khá khá. Cũng do sư chẳng cần có hàng hiệu, xe ngon, ăn đắt,... nên tiền dư sư đầu tư vào cái trung tâm văn hoá này.

Sau khi xong cái "chùa" thì sư mời dân quanh vùng tới ... uống CÀ PHÊ và nói chuyện văn hoá Việt.

Lúc đó dân quanh vùng mới vỡ lẽ ra có một ngôi chùa khang trang, xinh đẹp, và trầm lắng trong mảnh đất có nhiều cây bao quanh dày đặc.

Sư T không hề giảng đạo mà chỉ uống cà phê với mọi người ở khu vực ăn uống hay ngoài trời vào mùa ấm. Ai thích nghe giảng đạo thì tự gom tiền mua vé máy bay để "thỉnh" các sư khác tới.

Người đời cho rằng cái chùa "không sư" mà có sư. Thế là sư từ VN, từ Cali, từ Canada, từ Châu Âu, từ Florida,... thay phiên được mời tới để giảng đạo.

Sư T rất rành cà phê nên có một máy rang nho nhỏ và trong kho luôn có ít nhất 20 bao cà phê hạt tươi đã phơi khô. Trong chùa có ít nhất 1000 cái phin cà phê nhập từ VN. Có khi sư T rang bằng chão gang to nhập từ VN.

Không biết sư T có giảm bớt được sân si hay không nhưng cái tham vẫn còn đâu đó.

Sư T không bao giờ nhận tiền cho cái org văn hoá, cũng như không bao giờ đưa org văn hoá này lên web. Tất cả lặng lẽ và "dân tình" vốn có cái riêng.

Sư T chỉ nhận hiện vật. Nếu chùa cần gì thì tín hữu tự mua lấy và sổ sách kỹ càng để sớ thuế và FBI không có nghi vấn sâu xa. Nhờ thế sư T quản được đám tình nguyện viên trẻ và có tay nghề cao để tu bổ và bảo quản.

Sư T quản lý hiện vật khá kỹ và luôn đưa ra danh sách hiện vật cần và không cần vào cuối tuần. Ví dụ bao nhiêu gạo, nước tương, con vít, đinh ốc,.... Riêng bản thân sư thì sư tự nấu ăn và mua riêng và không đụng tới hiện vật đóng góp cho cái org đó.

Sự rạch ròi "trắng trợn" và "rõ ràng" khiến cho giới trí thức khâm phục cho nên cái org đó người ta gọi là "chùa trí thức" vì toàn là dân trí thức tới vui chơi.

Cái hay là từ pho tượng, bàn ghế, tranh, rèm, .... đều nhập từ Việt Nam. Sư T rất nặng lòng VN. 5/10 sư tới giảng thuyết đều từ VN.

Riêng về cà phê thì gia đình nào tới đi về đều mang cà phê rang để uống ở nhà. Lâu lâu họ hùn lại đặt hàng mua ít bao cà phê tươi phơi khô ở Seattle để kho cà phê luôn khoảng 10-20 bao.

Cho nên cái org đó người ta còn gọi "chùa cà phê". Cuối tuần dân tình (Mỹ và Việt) vào uống cà phê phin với sư T nhiều hơn là nghe giảng thuyết của các sư khác đến.


 
Hạng C
29/7/11
760
13
28
41
Chúc bác HT thành công
và xin cảm ơn các bài viết của bác SubaruLover
 
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
tamvo nói:
SubaruLover nói:
- bộ ngoại giao và các cơ quan khác đều có liên lạc với các trường. Dĩ nhiên trường đông đúc du học sinh dễ bị gạt cấp visa. Ví dụ trường A có 100 ghế cho du học sinh, đơn xin đến 1000, cho dù gạt thoải mái vẫn có đủ du học sinh cho trường A.

- mặt khác, tuy học phí không bù chi, nhưng nhân tài ở lại khá nhiều -> lời.
Không đúng như vậy, trường cấp I-20 cho học sinh là một chuyện của trường, còn việc cấp Visa là của tòa đại sứ, tòa đại sứ không nhìn vào con số I-20 của trường cấp mà ban phát Visa mà nhìn vào trường hợp học sinh và gia đình có đạt tiêu chuẩn để cấp visa hay không (hầu hết là tài chánh và họ tin là học sinh không ở lại Mỹ luôn)

Học phí học sinh du học rất cao và nhờ học phí này trường mới chi cho các thâm hụt khác cho nên nói "học phí không bù chi " là không đúng . Nếu học phí của du học sinh mà không bù chi thì không trường nào nhận du học sinh cả ngoại trừ 1 số trường hợp đặc biệt .


Ví dụ trường A có 100 ghế cho du học sinh. Hàng năm có 1000 du học sinh xin vào.

- A nhận 100 đơn -> 100 người xin visa
- Bộ Ngoại Giao & các ban nghành (đại sứ quán chỉ 1 phần nhỏ) bác 90 người
- A lại nhận thêm 90 đơn
- Bộ Ngoại Giao & các ban nghành (đại sứ quán chỉ 1 phần nhỏ) bác 80 người

Cứ thế xoay vòng mãi cho đến khi hết hạn hoặc hết chỗ ngồi

Đó là lý do tại sao tôi lúc nào cũng tư vấn (tôi có thời gian làm tư vấn tá lả cho cộng đồng) là bà con bên VN xin du học thì cứ kiếm mấy trường hóc bà tó.

Ví dụ như tôi tư vấn cho 1 đứa cháu của 1 người ở đây bên VN học 1 trường ở hóc bà tó tại tiểu bang Indiana. Thằng này sợ cô đơn trong hóc bà tó đó nên rủ thêm 5 thằng xin. Cả 6 thằng đều được cấp visa. Tụi nó học 2 năm chán qua nên cả bầy sang thành phố khác học.

Tôi nhắc lại là full tuition & fees (học phí) không đủ bù chi cho việc đào tạo du học sinh => lỗ nhưng Mỹ nó có mục đích DÀI HẠN khác:

- lấy nhân tài.
- mở rộng quan hệ quốc tế (về lâu dài)
- đa dạng hoá sinh viên (cũng là tiểu xã hội). Diversity rất quan trọng đối với Mỹ (nhờ vậy nó mới xóa dần (chưa xóa hết) phân biệt chủng tộc).
- hiểu biết thế giới và xuất khẩu "giáo dục và văn hoá Mỹ"
- và nhiều mục tiêu khác.

Họ không có cái nhìn gần là lời lỗ trong ít sinh viên du học đâu mà họ nhìn xa hơn tổng thể hơn.

Ví dụ:

- Đa phần công nghệ trong chiếc xe hơi trung bình cần 15-20 năm nghiên cứu và thử nghiệm (thử nghiệm là quan trọng nhất). Họ cần 20 năm dài hạn để nghiên cứu và thử nghiệm để rồi khi ra mắt có thể lạc hậu hay tiên phong ??? Họ cần 20 năm chứ không phải "ăn xổi ở thì". Tức là họ phải bỏ tiền ra trước mà chưa biết chắc thắng hay thua nhưng họ cần phải làm như thế.

Sau đây là ví dụ cho thấy tiền tuition & fees nó không trả nhiều thứ: ví dụ xây dựng.

slide3.gif



 
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Câu chuyện K-cup

Máy pha cà phê (loại loãng) không thể phát triển thêm vì nó chỉ gồm 3 phần chính:

- bình nước
- nơi để lọc và cà phê
- bình chứa cà phê

spin_prod_177334701


Nhược điểm của máy pha cà phê này là cho dù máy xịn hay rẻ tiền đều phải làm 2 công việc chính:

- Bỏ cà phê vào
- Bỏ nước vào
và CHỜ ... Người ta cảm thấy hơi bị phiền

Nếu pha cà phê phin thì cũng như vậy.

Nếu ai uống cà phê đặc kẹo thì có máy espresso giá khá cao.

Thế rồi gần đây có máy K-cup (Keurig)

Đây là một system mở. Keurig bán máy, các hãng khác có thể theo bán K-cup.

how-k-cups-work.jpg
09-accessories-black-kcup-tree-lg.jpg




Nó như là iOS & iTunes và nhiều programmers khác viết app mà bán.

Lúc đầu không có ai theo sytem này, dần dần có nhiều hãng khác theo.

Lợi điểm của system này là:

- nhà giàu thích vì nó khác biệt
- hẹn giờ được
- K-cup kín nên không lo gì mất mùi, chỉ việc hẹn giờ
- Có nhiều lựa chọn mùi vị theo ngày (không cần mua hộp chờ uống hết rồi mua hộp khác theo mùi vị khác).
- Cũng có thể mời khách bất cứ lúc nào mà ít tốn công đọan nhất.
- Có thể chọn riêng cà phê (ví dụ mua hộp to thay vì cup) với cái lọc riêng:

images


Máy Keurig không rẻ, giá từ $80-$500.

Keurig-K-Cup-Home-Brewer-882755_b.jpg
images


Đây là một "system", cho nên có nhiều thứ ăn theo như kệ, khay, giá,...

k-cup-basket4.jpg
keurig-k-cup-storage-drawer.jpg



Và các siêu thị hoặc coffee shop có thể có gian hàng riêng cho K-system này:

images
images



 
Hạng D
25/2/09
1.230
69.874
113
Ko thấy khuyến mãi áo thun, nón bảo hiểm cho bà con xài quảng cáo luôn
36.gif

 
Status
Không mở trả lời sau này.