Status
Không mở trả lời sau này.
Bò Hóng
22/1/13
1.550
33.179
113
manchestervn nói:
AlexAngeli nói:
Meo Quay nói:
Chiêu bài cho uống cafe miễn phí rồi bán "cơm tù" giống như mấy trạm dừng chân ở Bảo Lộc đây mà.
Nghe đồn là chỗ này mỗi ngày có rất nhiều người lái xe đi ngang qua thế nào cũng xuống uống nước, đi lái vậy là có thu rồi. Coi như là tạm ổn

Chưa biết cái hương vị cà phê này bọn Mẽo nó có thích hay không nhưng ngộ nhỡ nó uống không hạp lên xe nhảy cà tưng thì toi!

Đang thắc mắc là tại sao ông thị trưởng bán cafe bên Mẽo thì qua đó bưng bê, nhưng tổ chức lại ở VN thế nhể!


Cái này thì quên đi bác. Chẳng ai thèm ghé cái nơi hoang mạc này đâu vì chẳng có lý do gì để ghé ở đó cả. Bác thử nghĩ xem, giả sử từ Sài Gòn đi Bà Rịa mà giữa nó là cái sa mạc không bóng người thì bác sẽ chọn điểm dừng chân ở đâu khi thời gian chạy xe chỉ khoảng 1h?
Em nghe báo nói mỗi ngày có 2 ngàn lượt người ghé mà bác. Cái thị trấn này nó ở nơi hoang vu lắm chứ đâu phải ở giữa hai cái thành phố lớn như SG-BR đâu bác.
Em thấy lái xe lâu, có 1 chổ dừng lại nghỉ ngơi, nhấm nháp ly cafe cũng là cái thú mà bác. Bên nước ngoài các trạm dừng chân rất phát triển, sạch sẽ. Chắc bác ám ảnh với các trạm dừng chân bên mình rồi nên khi lái xe bác ít ghé.


Em cũng vừa gú gồ được cái vị trí! hình như nó chỉ cách cái thành phố có 25 dặm. Với tình hình này thì có vẻ chưa đủ xa lắm
 
Hạng D
26/11/10
1.171
6.118
113
Thị trường càphê nội địa có còn rộng chỗ cho các nhà kinh doanh mới?

Xem ra, các tên tuổi lớn như Trung Nguyên, Vinacafe, Nestlé, Highlands Coffee, Starbucks vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu thưởng thức càphê. Thị trường còn rộng chỗ cho các nhà kinh doanh mới.

Đến thời điểm này, ngoài các thương hiệu nội địa, thị trường càphê tại Việt Nam có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng thế giới. Tuy mỗi thương hiệu có cách tiếp cận thị trường khác nhau, nhưng điểm lại, đa số đều tập trung vào chiến lược tích hợp giữa sản xuất và xây dựng hệ thống quán để giới thiệu sản phẩm đến trực tiếp người sử dụng.

Ðược thành lập từ năm 1998 và chỉ tập trung vào mảng càphê đóng gói, đến năm 2002, quán càphê Highlands Coffee đầu tiên tại TP.HCM được khai trương tại toà nhà Metropolitan, đối diện nhà thờ Ðức Bà, quận 1. Đến nay, hệ thống Highlands Coffee có 40 quán hoạt động trên khắp Việt Nam. Trước khi Starbucks vào Việt Nam vào cuối năm ngoái, Trung Nguyên cũng đổ hàng chục tỉ đồng để đầu tư và nâng cấp chuỗi 55 cửa hàng cao cấp trong cả nước. Mặc dù không thông tin các số liệu về doanh số một cách chính xác, nhưng bà Phạm Thị Điệp Giang, phó giám đốc truyền thông Trung Nguyên, khẳng định: Doanh thu của chuỗi quán cao cấp này đã tăng gấp đôi so với năm ngoái, song song với sự tiến bộ ngày càng rõ rệt của đội ngũ quản lý, người pha càphê và nhân viên". Ngoài hệ thống quán, Trung Nguyên cũng đang không có đối thủ về thị phần càphê rang xay, trong khi phân khúc càphê hoà tan họ chiếm tới 38% thị phần, 35% thuộc về Vinacafe, Nestle chiếm 22 - 25%, còn lại thuộc về một số thương hiệu khác trong tổng số doanh số khoảng 6.000 tỉ đồng trong năm 2012. Sau quán đầu tiên ở New World Sài Gòn khai trương hồi cuối năm ngoái, Starbucks cũng dự kiến chuẩn bị khai trương quán thứ hai tại President Palace số 93 Nguyễn Du, quận 1 vào đầu tháng 8 tới đây.

Ngày 30.7, thêm một nhãn hiệu càphê nội địa mới toanh ra đời: PhinDeli của công ty cổ phần PhinDeli. Trong đợt tung hàng đầu tiên này, chủ yếu ở hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, tạp hoá, PhinDeli giới thiệu đến người tiêu dùng hai nhóm sản phẩm mà theo PhinDeli gồm siêu sạch và thượng hạng được chế biến từ hạt càphê nguyên chất, đúng chuẩn. Sau đó, PhinDeli dự định bước tiếp theo sẽ mở hệ thống quán tại những thành phố lớn giống như các thương hiệu khác đang làm. Sinh sau đẻ muộn, nhưng ông Đỗ Quốc Tuấn, tổng giám đốc công ty cổ phần PhinDeli cho rằng nhu cầu sử dụng càphê tại thị trường nội địa còn lớn và gia tăng nên PhinDeli không quá bận tâm đến việc phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh, sừng sỏ đã có mặt khá lâu trên thị trường. Theo ước tính của ông Tuấn, với mức tiêu thụ 1,15kg/người/năm, Việt Nam vẫn được coi là nước sử dụng càphê thấp nhất trong số năm quốc gia hàng đầu châu Á, gồm Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao nhất với 2,9kg bình quân đầu người/năm, Hàn Quốc đứng thứ hai với 2,42kg, Thái Lan với 1,95kg, Việt Nam và Malaysia cùng là 1,15kg.

Nhận định của ông Tuấn là có cơ sở khi mà thời gian gần đây, người tiêu dùng thành phố chứng kiến hàng loạt chuỗi cửa hàng càphê như "mang đi", "mang về" và hàng loạt các quán nhỏ càphê khác khắp các đường phố, ngõ hẻm. Đặc điểm chung của các quán này là chủ quán "đảm bảo càphê thật".

Thị trường hứa hẹn sẽ có thêm nhiều đối thủ mới nhảy vào...

Hoàng Bảy

Một cuộc khảo sát về thị thường càphê tại Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á được công ty nghiên cứu thị trường Mintel công bố hồi đầu năm 2013 cho thấy, Việt Nam là quốc gia hàng đầu về tiêu thụ càphê "đích thực", điển hình là càphê xay hay càphê nguyên hạt. Thói quen thưởng thức càphê của người tiêu dùng Việt Nam được các chuyên gia Mintel đánh giá là có sự khác biệt so với các quốc gia khác về đòi hỏi cao hơn về hương vị càphê. Mintel ước tính, thị trường càphê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012 và dự đoán sẽ tăng đến 573,75 triệu USD vào năm 2016. Ở thị trường Việt Nam, chuỗi càphê phong cách phương Tây cần phải đảm bảo tính nguyên chất trong càphê nhằm thuyết phục người tiêu dùng, song song đó là việc đáp ứng những yếu tố khác như chất lượng càphê và trang trí, cùng những trải nghiệm của khách tại quán.



Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/mod...d=671815#ixzz2ah6VmNeB
http://www.xaluan.com/
 
Tập Lái
1/8/13
8
3
3
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên đưa cà phê sạch đến Mỹ thế nào?</h2>Sau khi giành được quyền sở hữu thị trấn Buford, Mỹ vào tháng 4/2012, mới đây (ngày 30/7), ông Phạm Đình Nguyên, chính thức công bố việc đổi tên Burfod thành PhinDeli, đây cũng là tên thương hiệu cà phê 100% Việt Nam siêu sạch, an toàn mà ông sẽ kinh doanh tại thị trấn này.
Thương vụ thị trấn Buford: Từ cơ duyên đến may mắn của DN Phạm Đình Nguyên

Ông Phạm Đình Nguyên sinh ra và lớn lên tại TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chàng trai đầy nhiệt huyết này bắt đầu những tháng ngày làm thuê ở nhiều công ty khác nhau: Coca-Cola Việt Nam, Nokia Việt Nam, Công ty CP Hàng gia dụng quốc tế… Trước khi đứng ra thành lập và làm giám đốc Công ty Dịch vụ Phân phối tổng hợp quốc tế (IDS), ông đã giữ vị trí giám đốc toàn quốc kênh hiện đại cho Tập đoàn Kinh Đô.

Chia sẻ về cuộc đấu giá thị trấn Buford vào tháng 4/2012, ông Phạm Đình Nguyên cho biết: Do tình cờ ông đọc được bản tin rao đấu giá thị trấn “nhỏ nhất nước Mỹ” Buford với giá khởi điểm là 100.000 USD, ông bắt đầu quan tâm, tìm lại tin bằng tiếng Anh, qua những bài báo khác.
42.jpg
Ông Phạm Đình Nguyên tại cây xăng ở thị trấn do mình làm thị trưởng.Thông tin về buổi bán đấu giá thị trấn này đã được đưa lên mạng từ nhiều tháng trước, thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, đến 12g ngày 5/4 (khoảng 1h sáng ngày 6/4 giờ Việt Nam), vị doanh nhân từ TP.HCM đã bay đến thị trấn Buford ngay trong ngày đầu tiên đấu giá và bất ngờ giành chiến thắng với giá đấu thầu 900.000 USD, vượt qua những người mua khác đến từ Hong Kong, New York, Florida, Kansas và Wyoming.
Thị trấn Buford rộng khoảng 40.000m2. Tại thời điểm đó, thị trấn chỉ có một cư dân với hạ tầng là một cửa hàng tiện lợi, một trạm xăng, một trạm điện thoại và khoảng 1.000-2.000 lượt người ghé qua mỗi ngày.
Sau khi giành được quyền sở hữu thị trấn Burfod, nhiều ý kiến cho rằng, ông Phạm Đình Nguyên đã trả giá quá cao để có được thị trấn này. Những người khác lại tỏ ra tiếc nuối khi một thị trấn đẹp như Buford lại được bán với mức giá "rẻ mạt". Và phần đông số người lại băn khoăn, không biết ông Nguyên sẽ làm gì ở một thị trấn nhỏ bé, lạnh lẽo như Buford.
Đáp trả tất cả những thắc mắc này, khi đó ông Nguyên tiết lộ, ông sẽ dùng Buford như là một bàn đạp tinh thần để giới thiệu các thương hiệu từ Việt Nam.
Vị doanh nhân này cũng cho biết: “Sở hữu một bất động sản tại Mỹ là mơ ước của tôi từ lâu. Khi tôi đọc được thông tin cuộc đấu giá thị trấn Buford này trên mạng, tôi rất hào hứng. Do đó tôi quyết định bay đến Wyoming để tham gia đấu thầu tại chỗ. Đây là một hành trình dài nhưng cuối cùng tôi cũng đến được. Đây là giấc mơ Mỹ”.

Triết lý kinh doanh "Không gì là không thể"
Theo thông tin mới nhất, doanh nhân Phạm Đinh Nguyên đang tận dụng cửa hàng tiện lợi rộng 200m2 có sẵn tại thị trấn Buford để mở quán cà phê.
Tại đây, ông sẽ pha chế và bán trực tiếp hai nhóm sản phẩm là cà phê siêu sạch và thượng hạng thương hiệu PhinDeli, có trọng lượng 250-500 gam/gói, đảm bảo nguồn nguyên liệu sử dụng hạt cà phê đúng chuẩn, tuyệt đối không sử dụng các hóa chất độc hại tạo mùi, màu...

Để quảng bá cho thương hiệu cà phê này, doanh nhân Phạm Đình Nguyên cho biết, ông không có nhiều tiền để thực hiện theo cách truyền thống bởi chi phí quảng cáo ở Mỹ rất đắt. Một trang quảng cáo trên báo The Wall Street Journal là gần 500.000 USD. Còn những spot quảng cáo trên tivi thì tính bằng trăm ngàn USD. Theo đó, ông đã tạo ra một câu chuyện hay, hấp dẫn báo chí, Internet, đặc biệt là các mạng xã hội.
Sau khi đăng ký với cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) các thông tin chi tiết về công ty và sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ. Rồi quá trình sản xuất, lưu kho, cho đến vận chuyển các sản phẩm đều phải được cung cấp cho FDA... Đến nay ông Nguyên đã hoàn tất việc đưa sản phẩm cà phê vào giới thiệu và kinh doanh tại thị trấn này đúng lịch trình.
Nói về thương hiệu cà phê PhinDeli, ông Nguyên tiết lộ: Chữ “Phin” là từ đầu tiên trong phin cà phê, một vật dụng pha chế quen thuộc cho thức uống gần như là “quốc hồn quốc túy” của người dân Việt Nam. Còn Deli là viết tắt của chữ “delicious” - thơm ngon.
Ngày 30/7, ông Phạm Đình Nguyên chính thức công bố việc kinh doanh thương hiệu cà phê 100% Việt Nam này và xem đây là bước đệm để đưa các thương hiệu cà phê an toàn, chất lượng của Việt Nam ra nước ngoài. Để quảng bá sâu rộng hơn, ông quyết định đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli.


43.jpg
Lãnh đạo Công ty CP PhinDeli giới thiệu sản phẩm cà phê với khách hàng.Theo thông tin đăng tải trên Người lao động khi nói về ý tưởng kinh doanh cà phê tại thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ, ông Phạm Đình Nguyên cho rằng: "Sẽ rất buồn cười nếu ai đó biết tôi là người không biết thưởng thức cà phê cũng như không rành về cà phê mà lại làm nên thương hiệu PhinDeli và đưa nó sang đất Mỹ.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, ý tưởng về việc đưa một sản phẩm có thế mạnh, đậm nét văn hóa Việt để gắn với Buford luôn ở trong đầu tôi. Tại sao không là cà phê với phong cách pha phin đặc trưng của người Việt. Nó đáng để quảng bá, để giới thiệu với thế giới quá đi chứ!”
Cùng với đồng nghiệp là ông Đỗ Quốc Tuấn (người từng làm giám đốc marketing tại Việt Nam cho Tập đoàn Kraft Foods, tập đoàn hàng đầu thế giới về cà phê), ông Nguyên đã bắt tay vào gầy dựng PhinDeli trong sự nghi ngờ của nhiều người bởi sự cạnh tranh của một thị trường cà phê khá khốc liệt.
Tuy vậy, từ ý tưởng “không gì là không thể!” như khi tham gia đấu giá mua thị trấn Buford, ông Nguyên cho biết chính sự khác biệt của PhinDeli về chất lượng, an toàn và với bước đi riêng bởi sự hợp tác của một đơn vị có kinh nghiệm về ngành cà phê hơn 50 năm qua, ông đã tự tin rất nhiều về sự thành công của PhinDeli. Điều gây chú ý là thị trấn Buford sẽ đổi tên thành PhinDeli trong thời gian tới cùng với việc mở kinh doanh sản phẩm PhinDeli trên trang mạng amazon...

Ông Phạm Đình Nguyên cho biết tất cả sản phẩm xuất sang Mỹ hay bán tại Việt Nam của PhinDeli đều có tiêu chuẩn và chất lượng như nhau. Chỉ khác là những dòng sản phẩm cao cấp hơn sẽ được chú trọng xuất sang Mỹ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cũng theo ông Đỗ Quốc Tuấn, hiện sản phẩm PhinDeli đã có mặt tại một vài siêu thị, dự kiến sẽ mở rộng tại tất cả các siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa trên cả nước trong thời gian sớm nhất. Đối với thị trường Mỹ, PhinDeli sẽ được giới thiệu cho khách dùng miễn phí tại hệ thống cửa hàng rộng khoảng 200m2 được thiết kế ấn tượng với bức tranh dài 10 m.

Đợt hàng đầu tiên của PhinDeli sẽ có 2 nhóm sản phẩm là siêu sạch (có 3 loại: Ngày mới, giọt đắng, moka) và thượng hạng (Gold, Supreme, Espresso). Giá bán trung bình từ 140.000- 360.000 đồng/kg.
Theo GDVN
Bonus vài tấm hình về sản phẩm cà phê.


Ca.phe_.PhinDeli.-Ngay.Moi_-1024x768.jpg


Ca.phe_.PhinDeli.Espresso-1024x768.jpg

 
Hạng B1
26/7/12
67
0
6
38
Bài mới về ông phạm đình nguyên nè
Ngoài việc đổi tên thị trấn Buford thành Thị trấn PhinDeli nhằm quảng bá cho thương hiệu cà phê PhinDeli, ông có chiến lược gì cho sự phát triển thương hiệu cà phê mới này?
Nói thật, chi phí quảng cáo ở Mỹ đắt không thể tả. Một trang quảng cáo trên The Wall Street Journal là nửa triệu đô rồi. Chúng tôi chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện quảng cáo ở Mỹ đâu.
Thay vì vậy, chúng tôi tạo ra một câu chuyện hay về thương hiệu để hấp dẫn báo giới để họ viết bài, đưa tin. Thực tế là như vậy.
IMG_9448.JPG

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên trong lễ ra mắt PhinDeli
Năm rồi, báo chí Mỹ đã lên cơn sốt trước sự kiện “Người Việt mua thị trấn Mỹ”. Tôi đã phải trốn chạy vì chưa có câu trả lời “làm gì với Buford”. Cho đến giờ vẫn còn rất nhiều các phóng viên báo lớn và đài truyền hình vẫn luôn giữ liên lạc với tôi. Họ đã đăng ký đề tài liên quan đến Buford và mong muốn là sẽ ghi hình, phỏng vấn khi tôi đến Buford. Ngày 3/9 tôi sẽ gặp họ ở Buford, trong buổi Lễ đổi tên thị trấn Buford và ra mắt PhinDeli.
Năm nay, chúng tôi lại có một quyết định quan trọng đó là đổi tên Buford thành thị trấn cà phê PhinDeli. Tôi hy vọng, đây sẽ là một cú hích truyền thông nữa.
Ngoài ra, chúng tôi vẫn phải đặt những pa-nô quảng cáo dọc xa lộ từ thủ phủ Cheyenne của Wyoming đi Buford – để thông báo về thị trấn mới PhinDeli. Chúng tôi sẽ đặt một pa-nô lớn “Chào mừng đến PhinDeli” ngay trước cổng vào thị trấn. Đây sẽ là nơi mà nhiều người muốn chụp lưu lại khoảng khắc Thị trấn cà phê Việt.
Chúng tôi cũng thuê một công ty PR để giúp quảng bá thương hiệu cho PhinDeli. Đây cũng là công ty đã từng giúp quảng bá cho Buford trước khi đấu giá thị trấn.
Thương hiệu cà phê PhinDeli được ông ấp ủ từ bao giờ? Ông có thể chia sẻ thêm về quá trình “thai nghén” cà phê PhinDeli?
Khi quyết định tham gia đấu giá Buford thú thật là tôi chẳng có suy nghĩ gì nhiều. Đôi khi mình cũng phải mơ mộng. Nếu ai đó nói mình dại, tôi cũng chịu.
Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản, một thị trấn mặc dù chỉ có 4 hecta nổi tiếng như vậy – chắc chắn sẽ có nhiều việc để làm đây. Nó có thể dùng để làm một showroom giới thiệu hàng Việt, làm bàn đạp tinh thần để tiến vào thị trường Mỹ.
PhinDeli.Tuyen.ngon.ca.phe-7.jpg

Thực tế, ý tưởng đó vẫn đeo bám tôi suốt từ đó đến nay. Tôi cũng cũng đã gặp gỡ và nói chuyện với một số bạn bè, cũng như một số doanh nghiệp về ý tưởng giới thiệu những sản phẩm “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Vì nhiều nguyên nhân, những ý tưởng không đi đến kết quả rõ ràng.
Sau đó tôi quyết định đi theo hướng phát triển riêng một thương hiệu, sản phẩm nào mà Việt Nam mình là thế mạnh hoặc là những sản phẩm mà gắn kết với nét văn hóa Việt. Trong lúc đi tìm những ý tưởng này, tôi sực nghĩ đến cà phê và phong cách uống cà phê phin của chúng ta rất là đặc trưng. Thị trường trong và ngoài nước lại rất lớn. Việt Nam lại là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, nhưng vị thế các thương hiệu cà phê thành phẩm của Việt còn rất là khiêm tốn. Đây là cơ hội lớn.
Thế là tôi bắt tay vào cùng với một người bạn đã từng làm cho tập đoàn cà phê Kraft Foods và phải mất 8 tháng ấp ủ chúng tôi mới có sản phẩm ra ngoài thị trường.
Ngoài việc phát triển thương hiệu cà phê PhinDeli trên đất Mỹ, ông có kế hoạch gì khác cho sự phát triển thị trấn Buford?
Trước mắt, chúng tôi làm một quán cà phê Việt PhinDeli tại thị trấn. Tại đây chúng tôi giới thiệu cà phê Việt truyền thống cho khách ghé đổ xăng, mua sắm. Ngoài ra, chúng tôi dựng một bức tranh thuần Việt theo thể loại hoành tráng dài gần 10m. Nó mô tả công việc trồng cà phê, thu hoạch, chế biến, thưởng thức….
Chúng tôi cũng giới thiệu số vật dụng mang tính kỷ niệm như áo thun, móc chiều khóa, post cards… Một số thì bán, một số thì tặng.
Các nhà chuyên môn và bạn bè ông có ý kiến và đánh giá như thế nào về việc phát triển thương hiệu cà phê PhinDeli trên thị trấn Buford?
Mỗi một thương hiệu có một cách tiếp cận riêng. Nói cách khác, mỗi một thương hiệu có một chiến lược quảng bá riêng. Chúng tôi không đi quảng bá theo cách truyền thống. Đơn giản vì chúng tôi không có đủ nguồn lực.
Chúng tôi tìm kiếm những cách tiếp cận mới, táo bạo, sáng tạo – phù hợp với thời đại internet, truyền thông xã hội. Và nó cũng phù hợp với tinh thần “Không gì không thể!” của PhinDeli.
Tôi xin kể một chuyện vui. Sau khi báo chí đăng tin về Người Việt đổi tên thị trấn Mỹ, một người bạn của tôi ở Mỹ đã email chúc mừng: “Thủ phủ cà phê thế giới PhinDeli”: Ý tưởng hay! Anh bạn này điều hành một công ty quảng cáo nhỏ ở New York.
 
Hạng B2
8/7/12
115
3
18
Mỗi ngày 2 ngàn lượt người ghé là thông tin tào lao. Nhiều nhất là 1-2 người thôi, đó là những tháng nắng ấm. Còn những tháng mùa đông thì con số đó là zero.
 
Hạng B1
26/7/12
67
0
6
38
AlexAngeli nói:
Mỗi ngày 2 ngàn lượt người ghé là thông tin tào lao. Nhiều nhất là 1-2 người thôi, đó là những tháng nắng ấm. Còn những tháng mùa đông thì con số đó là zero.
dù 1 ngày chỉ có 1 hoặc 2 người thi sao ng ta đã kinh doanh thi có con mắt nhìn xa trong rộng ,mua cả 1 thi trấn chứ đâu có ngu


 
Bò Hóng
22/1/13
1.550
33.179
113
ThanhPhoGiaDinh nói:
Bonus vài tấm hình về sản phẩm cà phê.


Ca.phe_.PhinDeli.-Ngay.Moi_-1024x768.jpg


Ca.phe_.PhinDeli.Espresso-1024x768.jpg


Bác nào đang kinh doanh cái này thì kiu thằng thiết kế nó thiết kế lại poster đi ạ.

Sai về hình hoạ 1 cách trầm trọng.
 
Tập Lái
2/8/13
14
0
1
Chỉ sợ Gu cà fe vn đem qua Mỹ hướng đối tượng dân Mỹ nó không phù hợp đâu.Ở Mỹ không có thời gian ngồi pha phin cafe đợi nó giọt tỏng tỏng đâu
 
Status
Không mở trả lời sau này.