• Total voters
    168
Hạng D
3/12/07
1.433
2.876
113
Tùy thuộc vào vị trí trong xã hội này mà có câu trả lời, nếu em là dân ng...cu đ...em vote No. Nếu em là người đang có quyền soi xét số người đã vote No ở trên, e sẽ vote Yes.
 
Accountant
2/6/09
802
50.758
93
Golf06 nói:
Tình hình bây giờ thì các ý kiến đang ~50/50, bất phân thắng bại :)

Ý kiến của chúng ta, những người tham gia GT về câu hỏi này thì có thể đang còn do dự, chủ trương chung thì có vẻ đã rõ ràng rồi! Đó chính là nguyên nhân tại sao mà mới đây 2 TP lớn nhất của VN là HN và TP HCM đã "tự nguyện" đưa ra các đề án tăng thu phí cá nhân cao hơn hẳn các TP khác. Sau khi ý kiến này của BGT bị BTP thổi còi thì 2 TP vẫn muốn tiếp tục thí điểm chủ trương này!

Logic của HN và TP HCM có vẻ khá đơn giản: ùn tắc là do Ý thức người tham gia GT kém -> Ý thức người tham gia GT là từ ... người tham gia GT mà ra -> suy ra muốn giảm ùn tắc thì việc tốt nhất là giảm số phương tiện GT/số người tham gia GT!

Vấn đề đang đặt ra hiện nay để giảm số phương tiện GT/số người tham gia GT
là thu phí các phương tiện GT như thế nào cho hợp lý. Các ý kiến về thu phí oto và 2B hiện tại cho các TP HN và SG là như sau:
- Thu phí đối với ô tô: dễ dàng vì mỗi lần đến hạn đăng kiểm là thu luôn!
- Thu phí đối với xe máy sẽ chia ra nhiều loại: Loại đăng ký lần đầu thì thu luôn, còn các loại khác thì nhờ phường thu hộ là khả thi nhất.
"Nói về quản lý hành chính địa bàn, anh phường giỏi lắm, nhà nào có bao nhiêu người, có bao nhiêu xe… họ biết cả. Anh công an phường, công an khu vực cũng thế. Nếu nhờ họ thu thì không khó" - ông Dũng phân tích :D.
http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/09/866409/

Lý do cụ thể là ở đâu thì chưa biết (và chúng ta cũng còn đang vote!), chỉ biết Ùn tắc GT càng ngày càng trở thành vấn đề lớn của một XH đang phát triển mạnh như VN ngày hôm nay:


24860.jpg


Mời các bác lại tiếp tục cho ý kiến!

Bác Golf theo dõi sát sao nhỉ. Em chỉ sợ vấn đề thời sự lại chuyển qua chuyện chính trị lúc nào không hay thôi

A./ Ùn tắc <== điều tiết giao thông không tốt, không hiệu quả. Nguyên nhân thường thấy :
- Phân luồng giao thông không hợp lý, khoa học : biển cấm bừa bãi (biển tạm thời không tháo bỏ, để lại luôn), một chiều tùm lum
- Đường sá chật hẹp, xuống cấp, đào bới lung tung, ngập lụt từa lưa hột dưa gây ra nhiều tai nạn giao thông không đáng có (thực tế có rồi nhé) : sập hố ga, điện giật do dây điện chập cháy, tai nạn do sập ổ gà (bươu đầu mẻ trán, gãy tay chân, thậm chí còn thiệt mạng)
- Quy hoạch không khoa học, xây dựng không hợp lý. Từa tựa chuyện xây chung cư bán lấy tiền nhưng không xây trường học trong khu vực vậy.

B./ Ùn tắc <== ý thức người điều khiển giao thông kém. Nguyên nhân thường thấy :
- Không tuân thủ luật GTDB : vượt đèn đỏ, lấn tuyến, chạy quá tốc độ, ... : vụ này lại thường xảy ra nơi không có ùn tắc giao thông :) bởi vì ùn tắc rồi làm sao có điều kiện làm được mấy chuyện đó.
- Ý thức và văn hóa nơi công cộng kém : đụng nhau giữa đường hả, Ok, đứng đó cãi nhau đã, ai đi mặc ai, không đi được thì ráng chịu. Tò mò : xúm lại coi cháy nhà, đánh lộn, tai nạn ven đường, thậm chí còn không nhường đường cho xe cấp cứu, ... Vụ này thì dễ xử lý, chú nào bị xử lý một lần là tởn chẳng dám có lần hai.

C./ "điều tiết giao thông không tốt, không hiệu quả" <== ??? ==> "ý thức người điều khiển giao thông kém"
Cái này mấy bác bàn luận thêm nghen, ở tầm vĩ mô em không theo kịp, đuối rồi :)
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Em vote no no no.
Chẳng phải do ý thức kém, chẳng phải do tư duy nùn. Chỉ tại cái tp này ngày xưa quy hoạch có 550 ngàn dân. Nay nở ra không bao nhiêu mà chứa tận gần chục triệu. Thánh cũng bó tay.
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Kết thúc Hiệp 1! "Toét, toét, toét", trọng tài thổi còi mời hai đội "YES" và "NO" cùng ra sân để tạm nghỉ với tỷ số hòa rất hữu nghị, theo đúng tinh thần thi đấu thể thao XHCN 20-20 :)

Trước khi ra sân hai "đội" cùng hô to: "Học tập đội bạn! Học tập", và cùng cúi chào cám ơn các khán giả đã nhiệt tình cổ vũ :)

Kết quả hòa 50%-50% đang hứa hẹn một hiệp 2 gay cấn, không loại trừ khả năng phải đá hiệp phụ, thậm chí tỷ số chung cuộc cũng sẽ chỉ được định đoạt trên chấm đá phạt đền vào những phút cuối cùng của trận đấu :)

PS: mong hai đội lại sẽ tiếp tục thi đấu hữu nghị, hăng hái và đúng luật, cống hiến cho khán giả nhiều pha đẹp mắt!
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Đau nhứt là dù cho đội nào thắng đi nữa thì chúng ta vẫn cứ tiếp tục để lại một nửa đời người , hay là nhiều hơn thế trên các nẻo phố phường , tính theo thời gian mà ta có mặt trên cõi dương thế bụi mù này .
Tôi xin làm kẻ ba phải mà nói rằng : Tại cả hai .
 
Hạng D
3/9/08
4.595
49.145
113
Em thì em lạc đề luôn:). Cái này là do cái người vạch ra GT bị thiểu năng trí tuệ. Cho nên ùn tắc GT là chẳng phải do người tham gia GT.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Tui đang ở Hà Nội, tui nói chuyện tui thấy hàng ngày nhé: Cái thành phố Hà nội cổ, cũ do tổ tiên để lại, có bàn tay mấy ông thực dân Pháp vẽ vời, qui hoạch và xây dựng lên: hầu như không tắc hẳn bao giờ, thường chỉ ứ, mưa to cũng ngập nước nhưng rút rất nhanh. Các đường phố do ta xây dựng sau này, to hơn, hoành tráng hơn nhiều như Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi... thì nhanh chóng rơi vào tình trạng tắc nghẽn dù cách trung tâm tới gần 10km. Và trận mưa lịch sử ở HN tháng 11/2008 đã cho thấy hệ thống thoát nước từ thời Pháp của HN hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều lần ht mới đc xây dựng ở các khu mới của thành phố. Tui chỉ nêu lên 1 sự thật mà ở HN ai cũng thấy, tui ko thấy cần bình luận gì thêm !
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
26/2/07
5.093
441
83
Xứ dừa Miền Tây
Tỷ số bây giờ là Yes/No: 21-20.
Em mới vote YES vì em nghĩ đất nước lâm nguy thì mới biết tinh thần yêu nước của người dân được thể hiện như thế nào. Ai cũng nói yêu nước nhưng khi quốc gia có biến thì người dân đổ lỗi cho chính quyền ko biết điều hành để cho ngoại bang xâm lấn, bây giờ thì ai đi quân dịch thì đi, ai cầm súng chiến đấu thì cầm ..... còn em phải mang gia đình đi chạy giặc đây ...
Ý thức người tham gia giao thông phải được thử thách bằng áp lực của các phương tiện tham gia giao thông càng ngày càng nhiều. Nếu đường thông hè thoáng thì chẳng cần ý thức chắc cũng hiếm có tình trạng kẹt xe.
Quá trình đô thị hóa là khách quan, đất lành chim đậu về mặt xã hội là ko thể cấm đoán. Dân cư đông đúc, phương tiện phục vụ càng nhiều thì mật độ xe lưu thông càng lớn và đưa đến hậu quả ÙN là tất nhiên , nhưng TẮT xảy ra thì chắc chắn là do ý thức người tham gia giao thông quá kém. Để kịp giờ đến với người yêu, để đón con hay vì lý do nào đó mà nhiều người sẵn sàng " đi tắt cúp đầu", leo lề, đi ngược chiều, ngược hướng, thấy có chỗ trống là chiêm vào , nêm chặt mọi nẽo đường, khóa chặt mọi nỗ lực giải thoát ra khỏi khu vực ùn tắt của các dòng xe. Đâu phải chúng ta không có luật giao thông ? lạ một điều là khi vừa chớm có tình trạng kẹt xe thì hiện tượng vi phạm luật lệ giao thông càng nhiều, càng công khai và tình trạng càng trầm trọng hơn do chính hậu quả của những người vừa vi phạm để lại.
Hiệu quả quản lý kém của CQ là điều không phải bàn cải nhưng khi nào người dân nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông thì chúng ta mới hy vọng sớm cải thiện được tình hình.
Cha mẹ có thể chưa giàu nhưng con cái phải ngoan. Đó là giáo dục ý thức.
 
Last edited by a moderator:
A1
14/12/03
2.548
4.399
113
Golf06 nói:
Hoan hô các bác! Trước mắt mời các bác tiếp tục vote và cho thêm ý kiến về việc chọn lựa câu trả lời của mình! Để hiểu được tình hình rõ ràng hơn, nay chúng ta cũng nên làm 1 thống kê nho nhỏ. Vậy bên cạnh việc vote 2 câu hỏi trên, xin các bác cũng cho biết thêm các thông tin về tình hình GT cụ thể của bản thân mình theo mẫu sau:
- Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng ùn tắc chủ yếu là do ý thức người GT (trong đó có tôi!) còn yếu kém: Yes/No,
- Tôi đang sống ở HN/SG hoặc các TP lớn khác: Sài Gòn,
- Tôi đang phải sống / phải đi lại qua các khu vực trung tâm dân cư đông đúc: Yes
- Hàng ngày tôi phải mất hơn từ 30'-60'h để tới chỗ làm việc (so với khi không bị ùn tắc): No. (lý do NO thì mời xem bên dưới).
- Tốc độ giao thông trung bình trong phố của tôi dưới 15km/h với xe máy/xe hơi/xe bus: No. (em toàn phang 30-40km/h)
- Phương tiên giao thông chủ yếu của tôi là: đi bộ/xe đạp/xe gắn máy/xe hơi riêng/taxi/xe bus: Xe máy...........lựa chọn số 1.
- Ùn tắc hiện nay đang là vấn đề ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của tôi và GĐ tôi: NO (ùn tắc trong phố thì không sợ chết, chỉ sợ đang dừng đèn đỏ bị xe buýt cán và hít không khí độc do ô nhiễm).

Qua đó tất cả chúng ta sẽ thể thấy được xem ùn tắc GT hiện nay có phải là vấn đề lớn của các thành viên OS hay không, và nếu có thì đang ảnh hưởng thế nào tới bản thân và GĐ của chúng ta ?

Golf06 nói:
Tình hình bây giờ thì các ý kiến đang ~50/50, bất phân thắng bại :)

Ý kiến của chúng ta, những người tham gia GT về câu hỏi này thì có thể đang còn do dự, chủ trương chung thì có vẻ đã rõ ràng rồi! Đó chính là nguyên nhân tại sao mà mới đây 2 TP lớn nhất của VN là HN và TP HCM đã "tự nguyện" đưa ra các đề án tăng thu phí cá nhân cao hơn hẳn các TP khác. Sau khi ý kiến này của BGT bị BTP thổi còi thì 2 TP vẫn muốn tiếp tục thí điểm chủ trương này!

Logic của HN và TP HCM có vẻ khá đơn giản: ùn tắc là do Ý thức người tham gia GT kém -> Ý thức người tham gia GT là từ ... người tham gia GT mà ra -> suy ra muốn giảm ùn tắc thì việc tốt nhất là giảm số phương tiện GT/số người tham gia GT!

Vấn đề đang đặt ra hiện nay để giảm số phương tiện GT/số người tham gia GT
là thu phí các phương tiện GT như thế nào cho hợp lý. Các ý kiến về thu phí oto và 2B hiện tại cho các TP HN và SG là như sau:
- Thu phí đối với ô tô: dễ dàng vì mỗi lần đến hạn đăng kiểm là thu luôn!
- Thu phí đối với xe máy sẽ chia ra nhiều loại: Loại đăng ký lần đầu thì thu luôn, còn các loại khác thì nhờ phường thu hộ là khả thi nhất.
"Nói về quản lý hành chính địa bàn, anh phường giỏi lắm, nhà nào có bao nhiêu người, có bao nhiêu xe… họ biết cả. Anh công an phường, công an khu vực cũng thế. Nếu nhờ họ thu thì không khó" - ông Dũng phân tích :D.
http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/09/866409/

Lý do cụ thể là ở đâu thì chưa biết (và chúng ta cũng còn đang vote!), chỉ biết Ùn tắc GT càng ngày càng trở thành vấn đề lớn của một XH đang phát triển mạnh như VN ngày hôm nay:


Mời các bác lại tiếp tục cho ý kiến!
Theo em đã phạt ở Tp.HCM và HN cao hơn thì nên thì nên làm rõ ràng, ai là người thành thị, ai là người nhập cư. Vì các bác quan trên đã xác định rõ, chính con người đông đúc gây nên ùn tắc. Cách đơn giản nhất của giải quyết ùn tắc là giải tán đám đông. Ai có việc thì ở lại, không có việc cho về, muốn vào phải xin, và xin thì phải có thời hạn. Hết hạn lại cho về.
Cần thiết thì làm cả việc VISA "thị thực nhập thành" cho dân ngoại tỉnh. Đấy, anh thích làm việc ở thành thì phải xin, cứ như dân Đại Lục vào HongKong ấy. Anh ở tỉnh có việc gì vào thành làm gì? ở đâu? ai bảo lãnh? phương tiện di chuyển trong thành bằng gì? Nếu anh vào thành làm việc thì OK, xin mời, nhưng mỗi ngày anh phải tự thân mà lết vào thành làm và chiều lại lết xác về tỉnh cho tôi nhờ.
Mịa, cùng là dân VN mà xử phạt khác nhau thế? Các bác quan trên không biết còn nghĩ ra trò gì nữa không?? Cứ đè nén bọn mọi thế này thì............. Lò xo ép quá thì hoặc nó gãy, hoặc nó bật lại vào mặt.
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Bây giờ chúng ta sẽ thử cùng nhau mổ xẻ bản chất của vấn đề dưới một khía cạnh khoa học, đưa ra vài đại lượng đo đạc cơ bản và khách quan trong vật lý để thử làm sáng tỏ các khái niệm và lý do chủ yếu của ùn tắc GT:

- Định nghĩa về ùn tắc GT: ùn tắc là tình trạng GT trên đường từ bị trì trệ cho tới bị dừng/tắc hẳn. Tính nghiêm trọng của ùn tắc được thể hiện bằng thời gian và tốc độ GT khi ùn tắc. Thí dụ ở một nước ở châu Âu là Thụy sĩ thì GT được coi là ùn tắc khi các PTGT phải lưu thông trên đường với tốc độ <10km/h trong vòng hơn 1 phút. Nếu tốc độ trung bình này của các PTGT được từ 10-30km/h thì người ta chỉ gọi tình trạng này là trì trệ.

- Trong vật lý thì chúng ta biết rằng cân bằng vật chất trong một hệ thống sẽ được diễn tả bằng định luật bảo toàn năng lượng: Tổng vật chất vào - tổng vật chất ra = Vật chất đọng lại trong hệ thống. Ở một hệ thống ổn định thì số lượng vật chất vào = số lượng vật chất ra -> không có vật chất bị đọng lại và dòng chảy được thông suốt (không phải chịu áp lực!). Áp dụng cho một dòng chảy lỏng qua một ống dẫn thì lưu lượng dòng chảy hay là số vật chất truyền qua diện tích mặt cắt của ống sẽ phụ thuộc vào khối lượng riêng của vật chất p (đo bằng kg/m³), vận tốc dòng chảy v (m/s) và diện tích mặt cắt ngang A (m²).

- Quay lại lĩnh vực GT của chúng ta, cũng khá giống với các hệ thống vật lý ở trên và do đó cũng có thể áp dụng các khái niệm vật lý này, thì lưu lượng xe lưu thông (LLLT) qua được một đoạn đường trong một đơn vị thời gian sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố
+ 1. Diện tích mặt cắt hay khả năng cho qua của con đường (phụ thuộc vào số làn lưu thông, ít làn GT vì bị chắn đường do lô cốt, đào đường hoặc do TNGT sẽ làm giảm LLLT),
+ 2. Lý tính của vật chất hay ý thức GT (thí dụ chen lấn xô đẩy, hay khi người tham gia GT dừng lại để xem tai nạn v.v.) cũng làm Lưu thông bớt hiệu quả và làm giảm LLLT,
+ 3. Thời tiết xấu tất nhiên cũng là nguyên nhân khách quan sẽ làm giảm khả năng cho qua của các con đường -> giảm LLLT.

Vậy nếu số lượng phương tiện giao thông (PTGT) trong một đơn vị thời gian và đơn vị quãng đường quá cao cũng như khi năng lực cho qua các PTGT của đường sá quá thấp thì thì sẽ gây ra ùn tắc. Hiệu quả của lưu thông, được xác định chủ yếu do tác phong (behavior) của người tham gia GT mà chúng ta thường gọi là ý thức GT mới là yếu tố thứ hai gây ùn tắc.

Thống kê về các nguyên nhân gây ùn tắc trên đường Cao tốc Autobahn của Đức:


Stau-Statistik.jpg


- 40%: ùn tắc do quá nhiều PTGT
- 30%: ùn tắc do công trường xây dựng
- 25%: ùn tắc do tại nạn giao thông
- 05%: ùn tắc do các nguyên nhân khác

Xin mời các bác lại tiếp tục vote :) !