Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
anhbocau nói:
Hongsamac nói:
Em thường hay bị mắc lỗi giữa “y” và “i” nữa.
chiến ( bác ) ? chiến ( bác ) sỹ .
lịch ? lịch ?

Và em hay tự hỏi , tại sao từ " tết " lại không thấy được viết hoa là Tết ?
Các báo hay viết là : tết Nguyên Đán , tết Trung Thu ...
Tết là 1 danh từ riêng mà .
mần cu ly cho Tây (ở VN) thì biết :
- hey Tooaan (Tuấn) đưa cho tôi cái êch woai eo leo đó (Hey Tuan ! Give me that SYLL)
SYLL = cái sơ yếu lý lịch

Còn đám Gô-loa thì cái giống quỷ gì cũng phải thuộc giống đực hoặc cái chứ không thể ... xăng pha nhớt được :
La tết (La tête) = cái đầu, chỗ đội nón (giò thủ = pa-tê tết = Pâté tête)
Lơ tết (Le têt) = Tết Nguyên Đán VN

24.gif


Giọng miền Nam : Thủ khoa wưn (Thủ khoa Huân)
woàn woa Thám
đi wa đi lợi
hỏi/ngã đọc như nhau

Thú dị (thú vị)

ga to = ra toa thuốc (Bác sĩ)
Nhiều lắm kể xao xiết
21.gif
 
Hạng B1
16/4/10
77
0
0
40
Bác ơi cái này gọi là phát âm sai. Người miền Nam thường phát âm đơn giản hóa tiếng Việt. Em sinh ra và lớn lên ở miền Nam cứ phát âm sai hàng ngày mãi không biết đến tận khi lên xì phố tiếp xúc nhiều vùng miền mới nhận ra phát âm sai thế họ cười cho nên đang cố gắng sửa dần mặc dù vẫn còn nhiều từ chưa khắc phục được đặc biệt giữa dấu "?" và "~", chữ "d" và chữ "v",...
 
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
@Newbie_saigon:
âm <span style=""color: #0000ff;"">trời</span> trong từ cổ và từ đương đại đều phát âm giống nhau bác ạ.
khi các vị Cố đạo TBN cố gắng dùng chữ cái latinh để ghi âm tiếng Việt, thì ban đầu<span style=""color: #0000ff;""> trời</span> ghi là<span style=""color: #0000ff;""> blời</span>, sau đó bảng chữ cái ghi âm được hoàn thiện dần nó được ghi là<span style=""color: #0000ff;""> trời</span>.
dấu vết này thấy rõ trong Kinh Thánh : Đức Chúa Lời (Blời)
nếu đọc tiểu thuyết/ truyện của thuở đầu quốc ngữ (như chuyện <span style=""color: #0000ff;"">Thầy Lazaro Phiền</span>) bác còn thấy nhiều từ khác có diện mạo khác ngày nay...
Hongsamac nói:
Bác ơi cái này gọi là phát âm sai. Người miền Nam thường phát âm đơn giản hóa tiếng Việt. Em sinh ra và lớn lên ở miền Nam cứ phát âm sai hàng ngày mãi không biết đến tận khi lên xì phố tiếp xúc nhiều vùng miền mới nhận ra phát âm sai thế họ cười cho nên đang cố gắng sửa dần mặc dù vẫn còn nhiều từ chưa khắc phục được đặc biệt giữa dấu "?" và "~", chữ "d" và chữ "v",...
thật ra mợ k cần phải sửa nhiều đâu. em thì cho rằng phát âm và dùng từ theo lối địa phương là một hiện tượng ngôn ngữ thú vị nên nghiên cứu và bảo tồn tốt, vì đó là 1 vấn đề văn hóa lớn. ngôn ngữ địa phương lưu giữ rất nhiều thông tin về sự phát triển, biến đổi của ngữ âm- ngữ nghĩa tiếng Việt qua các vùng miền và trong quá trình lịch sử...
đó là nói về mặt kiến thức, chứ về sinh hoạt văn hóa tinh thần, ngôn ngữ địa phương chứa đựng những cảm xúc quan trọng trong tâm tình của con người: giọng nói quê hương/tình quê/ sự gắn bó...
tất nhiên nó cũng cản trở chánh tả và thống nhất ngôn ngữ, gây khó cho ngoại ngữ, nên cần giới hạn, nhất là trong văn viết.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
thớt này bổ ích.
em cứ định đọc cho hết các thớt ở box cà phê của bác GOLFT nhưng chẳng được mấy lúc bình tâm...
về chuyện Y và I, e thấy nhiều bác có khuynh hướng chỉ trích cải cách giáo dục và nói chung là chỉ trích quản lý giáo dục của nhà nước ta, như thế không khách quan lắm. chữ viết của ta (chữ quốc ngữ-) mới có, không phải lâu như âu châu, nên muốn chuẩn cũng khó- cũng phải đúng căn cứ ngữ âm ngữ nghĩa mới chuẩn được- mà cái cơ sở này ở trong tiếng Việt ta cũng còn nhiều tranh luận lắm.
vì thật ra, TV giàu và đẹp thật, nhưng cái giàu đẹp ấy nó có hệ lụy là đôi khi thiếu chặt chẽ, chính xác, thống nhất.
em không đi sâu vào quy tắc/thói quen viết I và Y, mà chỉ nói cái lý do vì sao có lúc tuy 2 mà 1, lại có khi tuy 1 mà 2, để chúng ta hiểu nguyên do sự rắc rối và cái khó, đặng cùng nhau có ý thức viết cho đúng quy tắc/thói quen một cách... tương đối hợp lý.
.
về phát âm, Y và I là 2 ký hiệu để chỉ 2 âm không hoàn toàn giống/khác nhau
i để ghi nguyên âm /i/ và y để ghi bán nguyên âm i
sự khác biệt này là do bởi cách thức phát âm của i và y (máy đo có thể phân biệt chính xác).
.
1-khi viết i/y gần các nguyên âm, là ghi lại trường hợp i có thể là nguyên âm hay bán nguyên âm, cho nên cần phân biệt bằng 2 chữ cái khác nhau, không được dùng lẫn lộn, ví dụ <span style=""color: #0000ff;"">thúi</span> ( nguyên âm, ghi bằng i) và <span style=""color: #0000ff;"">thúy</span> (bán nguyên âm,ghi bằng y). trường hợp này không có gì rắc rối mâu thuẫn về chữ/âm. cũng không có chuyện sau giải phóng hay sau cải cách GD bắt dùng sai chữ dẫn đến phát âm sai. chị gái của bác nào đó đọc <span style=""color: #0000ff;"">ủy ban</span> thành <span style=""color: #0000ff;"">ủi ban</span> không phải do lỗi của quy tắc chính tả.
.
2- còn khi i/y đặt cạnh phụ âm hoặc đi một mình, là khi nó ghi lại một nguyên âm, cho nên trong trường hợp này, ghi là i hay y thì phát âm vẫn là nguyên âm i, chỉ là do thói quen hoặc quy tắc mà ta chọn y hay i thôi. tức là về mặt phát âm <span style=""color: #0000ff;"">y tá/ i tá, chiến sỹ/chiến sĩ, yêu thương/iêu thương ty tiện/ti tiện, hợp lý/hợp lí, ý kiến/í kiến</span>... là tương đương, trong đó i,y đều là ghi nguyên âm i cả!
như vậy i và y lộn xộn trong trường hợp 2 là do quy tắc ban đầu chưa rõ ràng, khiến cho thói quen sử dụng ăn sâu quá, muốn quy định lại cũng khó...
.
trường hợp 2 trên đây là ví dụ điển hình cho tính thiếu chính xác chặt chẽ (có 2 chữ cái cùng ghi 1 âm ) và thiếu thống nhất trong chữ viết của TV.
mong rằng các bác không trách CCGD về vụ này nữa và nếu các nhà giáo dục yêu cầu chuẩn hóa trường hợp này để các thế hệ sau bớt phải nhớ 1 số từ viết theo thói quen mà k theo quy tắc, xin các bác ủng hộ, cho dù nhìn nó hơi chối so với thói quen, bởi nếu không, y và i còn làm khổ nhiều con trẻ và người nước ngòai!:)
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
6/12/09
556
1
0
Thành phố Hồ chí Minh
Hoan hô các bác !
Đọc thớt này em mới thấm thía câu "cao nhân tắc hữu cao nhân trị "
Ý em muốn nói là các bác phân tích càng ngày càng sâu sắc, phát ngôn ngày càng cẩn trọng.
Nhiều bác có tầm hiểu biết sâu, rộng và cũng có những cảnh báo đúng mực cho việc xử dụng chữ nghĩa của nhiều người hiện nay.
Em hoan nghênh tinh thần ấy và cũng qua đây thấy rằng : cái hay, cái đẹp, cái văn hóa của diễn đàn chúng ta chính là ở những thớt như thế này !
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.243
113
48
Bà Tó
Lâu quá em mới thấy lại bài của Mợ tài .
Thật ra , nếu không khắt khe quá . Chúng ta sẽ thấy việc sử dụng Y và I rất đơn giản , linh hoạt . Trừ UI và UY hay OI như trên đã nói .
Chứ......phải nhớ từ nào dùng I , từ nào dùng Y một cách máy móc , cứng đơ thì cũng.....kẹt .
Kẹt cho các F1 và kẹt luôn cho cha mẹ nó ( có em trong đó ) .
Hihihihi.........vậy thì chữ Y - I cho qua nhé các bác , mợ ? Xin mời vấn đề tiếp theo .
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
18/5/09
6.240
14
38
Ở bậc cấp 4, tất cả các trường đều bắt buộc phải đưa môn Tiếng Việt Thực Hành vào trong chương trình giảng dạy giai đoạn Đại Cương. Rất nhiều bác cấp 4 viết sai dấu hỏi/ngã.
VD: Đến ngã/ngả ba đi ngã/ngả nào?
Chỉ đơn giản như vậy nhưng cũng có tới 20-30% đặt dấu sai. Rồi viết đúng phụ âm s/x. Có câu chuyện về cách nhớ 2 âm này. Các giáo viên nọ khi được đưa đi dạy ở một trường có nhiều học viên lớn tuổi mới nghĩ ra cách để các học viên dễ nhớ mặt chữ và áp dụng thành nguyên tắc.
Họ vẽ chữ s thành
322795-Chim%20s%E1%BA%BB.jpg

và tương tự, chữ x thành
corel_draw_ve_con_buom.jpg
.
Áp dụng vào bài vở, họ gọi ngay một học viên lên kiểm tra ngay mức độ tiếp thu:
- Trò vui lòng cho tui biết, trong cụm từ "sản xuất" có sờ/xờ gì?
- Thưa thầy, trong hai từ đó có một chữ sờ chim và một chữ xờ bướm.
Thầy:
43.gif
42.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
12/9/10
6.651
45.243
113
48
Bà Tó
Hehehe.....khi nhắc đến S "chim" và X "bướm" này mới nhực đầu nè .
S và X thường dùng với các từ đồng âm khác nghĩa . Mà có biết bao nhiêu từ đồng âm , làm sao nhớ hết được khi bắt đầu học tiếng Việt ở trẻ lớp 1 ?
Đúng là tiếng Việt phong phú theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng .
 
Last edited by a moderator: