RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái
Trường hợp cần quay hết lái nhanh để thoát xe bác dùng 1 tay không xử lý nhanh được đâu mà lúc đó cũng chẳng dám 1 tay, dùng 1 tay thì đơn giản nhưng dùng 2 tay quay lái nhanh mà không bị vắt chéo tay mới là prồ.
Trường hợp cần quay hết lái nhanh để thoát xe bác dùng 1 tay không xử lý nhanh được đâu mà lúc đó cũng chẳng dám 1 tay, dùng 1 tay thì đơn giản nhưng dùng 2 tay quay lái nhanh mà không bị vắt chéo tay mới là prồ.
Last edited by a moderator:
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái
Kỹ thuật quay vô - lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và xử lý phức tạp.
Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để khắc phục khẩn cấp sai lầm khi điều khiển xe. Có một số phương án xử lý: quay vô - lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một – hai hoặc là hai – một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô - lăng trên 1800 với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô - lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô - lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
Quay vô - lăng sang phải bằng một tay
1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô - lăng
2. Nới lỏng tay nắm vô - lăng bình thường
3. Sử dụng lòng bàn tay quay vô - lăng xuống điểm thấp nhất.
4. Quay vô - lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay
5. Tiếp tục quay vô - lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.
6. Quay vô - lăng lên điểm cao nhất.
Quay vô - lăng sang phải bằng hai tay kế tiếp nhau với kỹ thuật bắt chéo tay
1. Tay trên vô - lăng ở vị trí bình thường.
2. Quay vô - lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải
3. Quay vô - lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải
4. Quay vô - lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái
5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
6. Quay vô - lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô - lăng bằng tay phải.
Như vậy, thời điểm quay vô - lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9 – 3” hoặc “10 – 2” (tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần co số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.
Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô - lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô - lăng. Điều này chỉ có thể được chấp nhận trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm đã chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động của vô - lăng. Có thể hình dung như sau: Tài xế khi chuyển tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô - lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Tay phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu nhẹ nhàng nắm vô - lăng. Tất cả qua trình chạy vô - lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Và đây không phải ngẫn nhiên. Việc quay vô - lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.
Nếu thật sự làm chu được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô - lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc quay vô - lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô - lăng chính xác, cả 2 tay đều thao tác nhanh nhất.
Chọn điểm nắm vô - lăng để chuẩn bị vào cua trái.
1. Đặt tay vào vị trí bắt đầu chuẩn bị vào cua.
2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô - lăng vào cua.
3. Quay vô - lăng sang trái (tay trái quay vô - lăng, tay phải trượt theo vô - lăng).
4. Chuyển tay về vị trí bình thường
Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không thành thạo kỹ năng quay vô - lăng nhanh.
Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường nào của cầu sau đều được các tài xế dày dạn nhận ra ngay sau 0,3 – 0,5s. Chính kỹ thuật quay vô - lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.
Phương pháp “mạnh”
Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang, nếu vận tốc xe không lớn và nếu tài xế kịp thời dự đoán được trước tình huống, cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản nào đó. Quay vô - lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời không cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10 – 2” với góc đến 1400. Ngoài ra, nó còn được thực hiện qua thao tác nối tiếp nhau của hai tay.
Ví dụ trường hợp quay vô - lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”.
1. Đặt tay ở vị trí cần thiết
2. Tay phải quay vô - lăng sang phải, tay trái trượt xuống dưới
3. Nắm vô - lăng ở điểm dưới
4. Tay trái quay vô - lăng, tay phải trượt lên trên.
Trả vô - lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp mạnh. Tuy nhiên trên thực tế tài xế thường bỏ vô - lăng và đợi nó tự hồi về vị trí ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là việc không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô - lăng có thể bị kẹt không quay về vị trí ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vãn được tình thế bất ngờ.
Kỹ thuật quay vô - lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và xử lý phức tạp.
Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để khắc phục khẩn cấp sai lầm khi điều khiển xe. Có một số phương án xử lý: quay vô - lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một – hai hoặc là hai – một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô - lăng trên 1800 với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô - lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô - lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
Quay vô - lăng sang phải bằng một tay
1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô - lăng
2. Nới lỏng tay nắm vô - lăng bình thường
3. Sử dụng lòng bàn tay quay vô - lăng xuống điểm thấp nhất.
4. Quay vô - lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay
5. Tiếp tục quay vô - lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.
6. Quay vô - lăng lên điểm cao nhất.
Quay vô - lăng sang phải bằng hai tay kế tiếp nhau với kỹ thuật bắt chéo tay
1. Tay trên vô - lăng ở vị trí bình thường.
2. Quay vô - lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải
3. Quay vô - lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải
4. Quay vô - lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái
5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
6. Quay vô - lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô - lăng bằng tay phải.
Như vậy, thời điểm quay vô - lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9 – 3” hoặc “10 – 2” (tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần co số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.
Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô - lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô - lăng. Điều này chỉ có thể được chấp nhận trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm đã chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động của vô - lăng. Có thể hình dung như sau: Tài xế khi chuyển tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô - lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Tay phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu nhẹ nhàng nắm vô - lăng. Tất cả qua trình chạy vô - lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Và đây không phải ngẫn nhiên. Việc quay vô - lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.
Nếu thật sự làm chu được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô - lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc quay vô - lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô - lăng chính xác, cả 2 tay đều thao tác nhanh nhất.
Chọn điểm nắm vô - lăng để chuẩn bị vào cua trái.
1. Đặt tay vào vị trí bắt đầu chuẩn bị vào cua.
2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô - lăng vào cua.
3. Quay vô - lăng sang trái (tay trái quay vô - lăng, tay phải trượt theo vô - lăng).
4. Chuyển tay về vị trí bình thường
Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không thành thạo kỹ năng quay vô - lăng nhanh.
Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường nào của cầu sau đều được các tài xế dày dạn nhận ra ngay sau 0,3 – 0,5s. Chính kỹ thuật quay vô - lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.
Phương pháp “mạnh”
Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang, nếu vận tốc xe không lớn và nếu tài xế kịp thời dự đoán được trước tình huống, cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản nào đó. Quay vô - lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời không cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10 – 2” với góc đến 1400. Ngoài ra, nó còn được thực hiện qua thao tác nối tiếp nhau của hai tay.
Ví dụ trường hợp quay vô - lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”.
1. Đặt tay ở vị trí cần thiết
2. Tay phải quay vô - lăng sang phải, tay trái trượt xuống dưới
3. Nắm vô - lăng ở điểm dưới
4. Tay trái quay vô - lăng, tay phải trượt lên trên.
Trả vô - lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp mạnh. Tuy nhiên trên thực tế tài xế thường bỏ vô - lăng và đợi nó tự hồi về vị trí ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là việc không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô - lăng có thể bị kẹt không quay về vị trí ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vãn được tình thế bất ngờ.
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái
Bác này mất căn bản quá [&:]
Với xe AT - bác phải chuyển cần số về P (không cần kéo thắng tay gì cả) - mỗi khi bác có ý định rời khỏi vị trí lái .
(vị trí số N chỉ dùng khi bác vẫn còn kiểm soát chiếc xe lúc tạm dừng hoặc ... khi bị kéo xe)
Trích đoạn: Garfield
Vâng, bác cao tốc ơi em cũng bị 1 phát mới tối 1/5 thui.
Em đỗ lùi xe đón vợ cả và 2 nhóc, về số N rùi kéo phanh tay (trước nay đỗ vậy em ít kéo phanh tay, nhưng hôm nọ chả hiểu sao lại kéo, xe em số AT), thế là trong lúc đang xếp vài thứ vào cốp sau, 2 nhỏ đùa nghịch ngã đè ngay vào cái cần số > gạt xuống D2, xe giằng nhẹ 1 cái, em hoảng quá vì nếu xe bò thêm 20 cm nữa thì tiêu cái pha trái của em.
Em sẽ tuần thủ nghiêm túc 3 điều bác lưu ý, đặc biệt là điều 3
Bác này mất căn bản quá [&:]
Với xe AT - bác phải chuyển cần số về P (không cần kéo thắng tay gì cả) - mỗi khi bác có ý định rời khỏi vị trí lái .
(vị trí số N chỉ dùng khi bác vẫn còn kiểm soát chiếc xe lúc tạm dừng hoặc ... khi bị kéo xe)
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái
Vâng, tại đầu tiên bác ý viết như thế này ạ, nên em mới hơi thắc mắc. Nếu vậy chắc 2/ mới là rẽ trái đúng như bác nói.
2/ Khi rẽ phải nhiều thì bắt buộc tự nhiên tay phải đưa lên nắm vô lăng (theo phản xạ là vị trí 3h) và đánh lái, vì tay trái không thể đánh trái nhiều được (nắm ở vị trí 7-8h, nếu đánh nhiều sẽ vướng đùi, phải cần tay phải hỗ trợ).Trích đoạn: vovinam
Không lầm đâu bác, vì lúc đó tay trái nằm ở phía nửa dưới vô-lăng nên rẽ phải mới dùng tay trái đánh qua phải. Còn rẽ trái nhiều (em dùng từ nhiều tức là phải đánh vô lăng nhiều) thì tay trái đánh sẽ bị đụng vào người làm sao đánh????? ==> phải dùng tay phải.
Vâng, tại đầu tiên bác ý viết như thế này ạ, nên em mới hơi thắc mắc. Nếu vậy chắc 2/ mới là rẽ trái đúng như bác nói.
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái
Ôi ! sao bac vovinam để tâty trên volant giống em quá. Xe bác 7 chỗ phải không ạ ?
Ôi ! sao bac vovinam để tâty trên volant giống em quá. Xe bác 7 chỗ phải không ạ ?
Trích đoạn: vovinam
Lúc mới ra trường 10h15'. Bây giờ thì có chạy nội thành hay xa lộ thì cùi chỏ tay trái em kê lê cái gác tay ===> tay nắm vô-lăng ở vị trí 7 hay 8h gì đó, tay phải em kê lên đùi, cần thì cầm vào vô-lăng, bóp còi hay gì gì ấy. Nói chung là làm sao đỡ mỏi tay nhất. Khi cần xử lý chính xác thì mới quay trở lại 10h15', tư thế này lâu lắm mới phải dùng.
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái
Các bác nói đều đúng cả, vì theo thói quen của mỗi người.
Nhưng hiện nay ở nước ngoài khuyến cáo khi chạy đường dài nên cầm ở vị trí 7h và 4h. Tay ở vị trí này không làm cản trở sự bung ra của túi khí khi có sự cố. và không bị mỏi tay.
Các bác nói đều đúng cả, vì theo thói quen của mỗi người.
Nhưng hiện nay ở nước ngoài khuyến cáo khi chạy đường dài nên cầm ở vị trí 7h và 4h. Tay ở vị trí này không làm cản trở sự bung ra của túi khí khi có sự cố. và không bị mỏi tay.
RE: Vị trí trên tay lái và cách đánh lái
@lameverest: em đi morning bác ơi, còn bác chắc đi everest?
Chính xác, em cầm một thời gian (2 năm) thì tự nhiên tay nó chuyển xuống vị trí đó chứ chẳng phải mình nghiên cứu tìm tòi gì cả, chắc tại mình sống hợp tự nhiên và hợp quy luậtTrích đoạn: totitoe
Các bác nói đều đúng cả, vì theo thói quen của mỗi người.
Nhưng hiện nay ở nước ngoài khuyến cáo khi chạy đường dài nên cầm ở vị trí 7h và 4h. Tay ở vị trí này không làm cản trở sự bung ra của túi khí khi có sự cố. và không bị mỏi tay.
@lameverest: em đi morning bác ơi, còn bác chắc đi everest?