RE: Xe nặng hay xe nhẹ thì ngon hơn?
Xe nặng hay nhẹ không nói lên độ an toàn của xe các bác ạ. Bác thấy các xe đua và những siêu xe không? thân xe toàn bằng sợi carbon hay nhôm nhưng tỉ lệ tử vong trong tai nạn xe đua rất thấp.
Những xe cần tốc độ cao và tăng tốc nhanh thì trọng lượng là một trong những yếu tố quyết định. Chính vì vậy mà các nhà sản xuất phải tìm mọi cách giảm trọng lượng của xe. Ví dụ xe BMW M3 CSL có giá trên trăm nghìn đô nhưng ghế xe không điều chỉnh được, xe không có túi khí, không có dàn âm thanh, không có máy lạnh, các chi tiết vỏ xe được làm bằng sợi carbon...Tất cả nhằm mục đích giảm trọng lượng xe đến mức tối đa. Xe nhẹ như vậy nhưng không có ai dám bảo nó chạy không đầm cả.
Tốc độ và gia tốc của xe tỉ lệ nghịch với trọng lượng nên xe nặng thường phải lắp máy có dung tích lớn (có bác nào thấy Mercedes S200 không?) Dung tích lớn thì tốn xăng. Đấy là nhược điểm lớn nhất của xe nặng.
Ưu điểm của xe nặng thì nói thật là em không thấy, thực tế các xe nặng đều là xe hạng sang và nó được gắn cả đống cách âm với các loại tiện nghi trên xe nên người ngồi trong những xe này có cảm giác thoải mái và dễ chịu. Xe đầm hay không phụ thuộc nhiều vào hệ thống giảm xóc chứ không phải trọng lượng xe. Các bác ngồi xe tải thấy nó có đầm và ôm cua không? Xe tải nặng hơn xe con đến mấy lần. Một ví dụ nữa là dòng xe cơ bắp (muscle car) của Mỹ, xe rất to, rất nặng nhưng không ôm cua và không bám đường.
Về phần an toàn, như có bác nói xe vỏ mỏng thì không an toàn, điều này không đúng. Trong thiết kế xe, có một phần được gọi là vùng an toàn, đây là cabin xe. Chiếc xe đạt tiêu chuẩn an toàn là bảo vệ người ngồi trong khỏi những chấn thương nặng hoặc tử vong chứ không phải bảo vệ cái xe. Nếu như vỏ xe cứng thì khi đâm xe sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng năng lượng từ cú va chạm sẽ được truyền lên toàn bộ thân xe trong đó có cabin. Điểu này gây nguy hiểm cho người ngồi trong vì cơ thể con người chỉ chịu đựng được những chấn động rất hạn chế. Để giảm bớt thương vong trong các vụ tai nạn thì việc đầu tiên là giảm chấn động của cabin. Nếu như toàn bộ đầu xe "lĩnh trọn" cú đâm thì người trong xe sẽ an toàn, chính vì vậy mà đầu xe ngày càng "mềm". Những xe bị đâm dúm dó phần đầu nhưng cabin vẫn không ảnh hưởng nhiều mới là xe an toàn. Điều này trái ngược với quan niệm của đa số người sử dụng VN rằng xe càng cứng thì càng an toàn.
Tóm lại, nặng hay nhẹ không quyết định độ "ngon" của xe, cũng không ảnh hưởng đến sự an toàn của xe (nếu các tiêu chuẩn an toàn được tuân thủ).
Bài viết này không đề cập đến việc ăn bớt các thiết bị an toàn, mà em chỉ muốn phân tích thiệt hơn của xe nặng và nhẹ.
Xe nặng hay nhẹ không nói lên độ an toàn của xe các bác ạ. Bác thấy các xe đua và những siêu xe không? thân xe toàn bằng sợi carbon hay nhôm nhưng tỉ lệ tử vong trong tai nạn xe đua rất thấp.
Những xe cần tốc độ cao và tăng tốc nhanh thì trọng lượng là một trong những yếu tố quyết định. Chính vì vậy mà các nhà sản xuất phải tìm mọi cách giảm trọng lượng của xe. Ví dụ xe BMW M3 CSL có giá trên trăm nghìn đô nhưng ghế xe không điều chỉnh được, xe không có túi khí, không có dàn âm thanh, không có máy lạnh, các chi tiết vỏ xe được làm bằng sợi carbon...Tất cả nhằm mục đích giảm trọng lượng xe đến mức tối đa. Xe nhẹ như vậy nhưng không có ai dám bảo nó chạy không đầm cả.
Tốc độ và gia tốc của xe tỉ lệ nghịch với trọng lượng nên xe nặng thường phải lắp máy có dung tích lớn (có bác nào thấy Mercedes S200 không?) Dung tích lớn thì tốn xăng. Đấy là nhược điểm lớn nhất của xe nặng.
Ưu điểm của xe nặng thì nói thật là em không thấy, thực tế các xe nặng đều là xe hạng sang và nó được gắn cả đống cách âm với các loại tiện nghi trên xe nên người ngồi trong những xe này có cảm giác thoải mái và dễ chịu. Xe đầm hay không phụ thuộc nhiều vào hệ thống giảm xóc chứ không phải trọng lượng xe. Các bác ngồi xe tải thấy nó có đầm và ôm cua không? Xe tải nặng hơn xe con đến mấy lần. Một ví dụ nữa là dòng xe cơ bắp (muscle car) của Mỹ, xe rất to, rất nặng nhưng không ôm cua và không bám đường.
Về phần an toàn, như có bác nói xe vỏ mỏng thì không an toàn, điều này không đúng. Trong thiết kế xe, có một phần được gọi là vùng an toàn, đây là cabin xe. Chiếc xe đạt tiêu chuẩn an toàn là bảo vệ người ngồi trong khỏi những chấn thương nặng hoặc tử vong chứ không phải bảo vệ cái xe. Nếu như vỏ xe cứng thì khi đâm xe sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng năng lượng từ cú va chạm sẽ được truyền lên toàn bộ thân xe trong đó có cabin. Điểu này gây nguy hiểm cho người ngồi trong vì cơ thể con người chỉ chịu đựng được những chấn động rất hạn chế. Để giảm bớt thương vong trong các vụ tai nạn thì việc đầu tiên là giảm chấn động của cabin. Nếu như toàn bộ đầu xe "lĩnh trọn" cú đâm thì người trong xe sẽ an toàn, chính vì vậy mà đầu xe ngày càng "mềm". Những xe bị đâm dúm dó phần đầu nhưng cabin vẫn không ảnh hưởng nhiều mới là xe an toàn. Điều này trái ngược với quan niệm của đa số người sử dụng VN rằng xe càng cứng thì càng an toàn.
Tóm lại, nặng hay nhẹ không quyết định độ "ngon" của xe, cũng không ảnh hưởng đến sự an toàn của xe (nếu các tiêu chuẩn an toàn được tuân thủ).
Bài viết này không đề cập đến việc ăn bớt các thiết bị an toàn, mà em chỉ muốn phân tích thiệt hơn của xe nặng và nhẹ.