Re: [xinhan] trái hay phải?
clieduyet nói:dawmgoodman ® nói:clieduyet nói:dawmgoodman ® nói:1. Xi nhan đâu phải chỉ cho xe đằng trước đâu bác. Xe sau biết mình rẽ phải là ok rồi.
2. Xi nhan từ 1 đến 2 vì phải báo trước khi rẽ phải, và giữ cho khi đến hoàn tất ở 3 chứ sao.
3. các xe khác thấy mình từ trong ra thì sẽ nhường, cần gì phải thấy xi nhan? chẳng lẽ bác xi nhan trái?
1. Đúng! Xi-nhan không chỉ cho phía trước hay phía sau, mà phải là xi-nhan cho cả hai phía.
Trong trường hợp này bác chỉ xi-nhan cho phía sau, vậy liệu có mâu thuẫn trong phát biểu của bác?
==> có gì mâu thuẫn đâu. Phía sau thấy xi nhan phải tức là xe đó đang chuyển sang phải.
Phía trước k thấy xi nhan tức là họ đang chuyển sang phải chứ k phải chuyển sang trái để đi ngược chiều.
Bác ngụy biện rồi. Luật là phải CÓ tín hiệu nhé bác! Không có chuyện không thấy xi-nhan thì cho rằng đang xi-nhan phía bên kia nhé! Trong trường hợp này làm sao biết bác sẽ băng thẳng qua làn ngoài cùng hay rẽ phải khi không thấy xi-nhan??? Hay là ta vừa đi vừa căng mắt ra nhìn và phán đoán hành động tiếp theo của các xe khác? Khi cần thì bác phê phán các lập luận theo kiểu “ngầm hiểu” và yêu cầu phải theo luật, giờ bác lại “đẻ” ra cái ý tưởng này.
===> Đừng vội kết luận nguỵ biện hay k chứ. Trường hợp trên xe em có tín hiệu hay k? vậy đúng theo Luật chưa?
Cho rằng xe bên trái k thấy xi nhan phải, nhưng sau đó xe em chuyển hướng sang phải thì họ có thể thấy rằng xe đang chuyển hướng k?
Hơn nữa, trong trường hop này phía trước mới là hướng gây xung đột nguy hiểm hơn, vì cần phải biết bác sẽ rẽ phải ở làn song hành hay tiếp tục đi ra làn ngoài.
==> ta đừng suy luận cái nào nguy hiểm hơn. Ví dụ 1 xe đạp từ phía trái lại và 1 container phía sau thì cái nào nguy hiểm hơn? chỉ cần pt cùng lưu thông biết ta đi sang trái hay phải thôi.
Bác không nên tư duy theo kiểu “cùn” như thế. Trong hình là em đã cố tình vẽ đường 1 làn rồi thì thực tế sẽ không có chuyện chuyển hướng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xe sau như bác lập luận. Luật quy định là phải duy trì khoảng cách an toàn và thông thường đường 1 hẹp một làn thì ô tô không được vượt. Cách tư duy của bác chẳng khác gì khi người ta bảo “Chim là loài biết bay” thì bác lấy ví dụ con chim cánh cụt ra để cho rằng người ta nói sai.
===> cùn hay k thì cứ để người khác đọc bác à. Em thấy bác bắt đầu tăng cường các ý kiến thiên về chỉ trích thay vì góc độ luật. Chỉnh lại chút hén bác kẻo lạc đề.
Vụ chim cánh cụt đúng là như vậy.
Trong thực tế thông thường người ta sẽ xi-nhan trái vì giao cắt với hướng lưu thông này.
Vậy ở đây bác không đúng!
==> tôi lạy bác nếu bác xi nhan trái đó. Bác làm ơn ra Metro nhìn xem mọi người xi nhan trái hay phải?
Và những người xi nhan trái là do lập luận giống bác.
Đúng sai để mọi người sẽ tự thấy.
Nếu vẽ cái đường từ A không vuông góc mà hơi xéo dù chỉ một chút thì chắc bác nghĩ khác. Ở đây thật tế ta không chuyển hướng đi đâu cả trước khi cắt vào làn ngoài cùng, nên việc xi-nhan trái hay phải hoàn toàn không ảnh hưởng đến xe sau. Ở đây phải xi-nhan trái là vì phải báo cho pt phía trái là ta cắt qua. Trong thực tế ngay khi vừa đi vào làn thì xe đã bắt đầu ngả phải rồi nên việc xi-nhan trái chẳng có gì là lạ cả. Việc bác không cho thấy tín hiệu của bác mới là phạm luật.
===> luật phải đưa ra được "quy tắc hành xử chung". Đường A theo cách xi nhan của em thì có cắt đường chính ở góc 1 độ hay 179 độ thì đều là xi nhan phải từ A sang B bác à.
Bác hơi chú trọng việc báo cho xe ở chiều có xung đột giao thông thấy xi nhan, chứ k quan tâm đến xe phía sau. Nhưng quy định luật nào yêu cầu bác như vậy? hay chỉ có yêu cầu bác rẽ bên nào thì có tín hiệu "hướng rẽ" bên đó?
2. Đúng! Cần phải báo trước dự định của ta để xe sau đủ thời gian nhận biết và xử lý. Chính vì vậy mà đa phần các trường hợp ta phải xi-nhan khi chưa thật sự chuyển hướng (tức Volant chưa hề chuyển). Nhưng với quan điểm “xi-nhan theo Volant" của bác thì việc xi-nhan luôn luôn phải “tức thời”, thay đổi liên tục. Có thể thấy rõ trong các tình huống bác trả lời, phần lớn vì để đảm bảo yêu cầu “Volant-xinhan” bác đều bỏ qua yêu cầu “phải báo trước”.
==> bác có nhầm k? em xi nhan trước khi rẽ phải từ A cho đến tận lúc B.
Bác cũng đừng lầm "báo trước" là 1 cái gì ghê gớm. Khi xe ta đang thẳng với phương di chuyển thì đó chính là điểm gạt xi nhan, từ lúc gạt xi nhan đến lúc bánh xe chuyển hướng cũng đã là "báo trước" rồi.
Bác cũng đồng ý phương án chuyển phải xong chuyển làn ở post trước (theo 1-2-3-4-5-6), bác làm cách nào để "báo trước" với cách xử lý của bác?
“Báo trước” đơn giản chỉ là đủ lâu để có thể nhận biết và xử lý chứ chẳng có gì là “ghê gớm” cả.
Đây là nói về các tình huống trước, vào vòng xoay chẳng hạn. Nếu bác theo nguyên tắc “báo trước” thì sẽ dẫn đến một số giai đoạn “xe sang phải nhưng xi-nhan trái” và ngược lại. Bác thì gần như vừa bẻ lái vừa đánh xi-nhan nên không thể hiện sự “báo trước” này. Ở tình huống 1-2-3-4-5-6 báo trước tức là bác xi-nhan trái từ 1, khi đến 2 thì xe bác hơi chuyển sang phải nhưng vẫn duy trì xi-nhan trái, việc gì bác phải quay thẳng xe như vị trí 3 ngoài cái việc để bảo vệ cho quan điểm “Volant = xinhan” của bác? Bác đừng nói là đang xi-nhan trái đến 2 em sang phải nên “ẻn người ta vào lề” nhé!
===> chỗ nào trong luật yêu cầu báo trước "đủ lâu" vậy bác?
Lấy ngay cách xi nhan đi BB của bác mà xem. Bác vào BB xi trái, ra xi phải, nếu vừa vào đã ra ngay đường đầu, đâu là thời gin "đủ lâu" hay "báo trước" của bác?
3. Bác có thật sự khách quan khi phát biểu thế này không? Khi bác vừa vào làn đường, làm sao các pt từ phía trái biết là bác “cắt ngang” qua hay “rẽ phải” khi không thấy xi-nhan của bác để giảm tốc độ phù hợp và nhường đường?
==> bác cứ khách quan trả lời nếu bác thấy 1 xe lú ra, bác có giảm tốc độ và nhường đường k?
Chắc chắn là chưa thể nhường đường mà chỉ lưu ý đề phòng vì chưa thể biết họ đi như thế nào. Chỉ thật sự giảm tốc độ và nhường đường khi người ta có xi-nhan trái hoặc cố tình “tranh đường”. Mà đã vào tình thế “tranh đường” thì sẽ dẫn đến việc phanh gấp hoặc nguy hiểm. Chính vì vậy phải có báo hiệu trước để các xe khác chủ động từ xa. Cứ thấy xe nào “lú” ra là bác đã phanh lại nhường đường thì quả thật bác là “thần tiên giáng trần”.
Tình huống cuối cho câu hỏi này. Từ A đến B bác xi-nhan thế nào?
dawmgoodman ® nói:mới gõ thêm post bên kia đó. Nhưng trường hợp này có 2 cách nhé:
1. xi nhan phải cho ra tới làn 1 (chuyển hướng), đi làn 1 ngó nghiêng rồi xi nhan trái để ra làn B (chuyển làn).
2. ngó nghiêng thấy xe trống làn 1 và B, ôm cua rộng ra làn B luôn thì chỉ cần xi nhan phải.
Ở tình huống này quan điểm của bác rất là không ổn.
Luật chỉ quy định khi chuyển làn thì phải có tín hiệu sao cho các phương tiện khác phải nhận biết được. Ở đây cùng 1 trạng thái là từ làn này chuyển sang làn kia ( 4 -- > 5 và 3a -- > 4a) mà bác lại có 2 cách xi-nhan tùy thuộc vào trạng thái xe trước đó của bác? Bác căn cứ trên quy định nào vậy?
Ở trường hợp 1 thì đúng vì khi từ 4 sang 5 các phương tiện đều thấy tín hiệu của bác.
Ở trường hợp 2 thì từ 3a sang 4a sẽ không phương tiện nào thấy xi-nhan phải của bác. Vậy bác đã vi phạm yêu cầu khi chuyển làn.
==> chẳng có gì là sai cả.
Như em đã nói, cách chuyển từ 4 sang 5 là dễ được chấp nhận hơn. Tuy nhiên, cũng như em đã phân tích, xi nhan theo chuyển làn (điều 13) là 1 trường hợp đặc biệt của xi nhan "chuyển hướng", do vậy cũng có thể áp dụng chuyển hướng được. Tương tự như hợp đồng mua bán xe cũng là một dạng hợp đồng dân sự. Do vậy lấy hợp đồng dân sự áp cho hợp đồng mua bán xe cũng được, miễn là đủ thông tin yêu cầu.
Ở đây em k chuyển hướng tới làn 2 bắt đầu chuyển hướng (từ vị trí 3a).
Em đảm bảo xxx sẽ k bao giờ phạt trường hợp này.
Chuyển làn là điều 13. Chuyển hướng là điều 15. Luật là luật.
Bác đừng “đẻ” thêm khái niệm “trường hợp đặc biệt” khi nhắc đến luật.
Bác nên tìm hiểu thêm về cách xây dựng luật. Khi hai hành vi nằm ở hai điều khoản khác nhau thì chúng sẽ khác nhau, cho dù bản chất có thể giống.
Ví dụ: cũng là hành vi “lấy tài sản của người khác làm của mình một cách bất hợp pháp” nhưng khi vào luật nó lại thành: ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, tham ô, chiếm đoạt v.v… Trước tòa bác không thể nói ăn cắp cũng như ăn cướp rồi yêu cầu xử như nhau.
Tiện thể nói thêm là không có cái gọi là “hợp đồng dân sự ” chung chung mà là “ hợp đồng mua bán là 1 loại hợp đồng dân sự”, bên cạnh các hợp đồng dân sự khác.
===>
Em chẳng đẻ thêm gì cả. Bác nên đọc kỹ hơn thôi.
Ở cách 1, em "chuyển hướng" từ A sang làn 1 theo điều 15. Từ làn 1 "chuyển làn" sang B theo điều 13.
Ở cách 2 , e "chuyển hướng" trực tiếp từ A sang làn B theo điều 15. Quá trình từ A đến hết làn 1 e di chuyển thẳng vuông góc với làn này để tiếp tục "chuyển hướng" sang làn B, chứ k phải di chuyển theo làn 1 nên k cần có tín hiệu "chuyển làn" theo điều 13. K có luật nào cấm e k được làm như vậy cả.
Riêng dòng gạch dưới thể hiện sự thiếu logic trong lập luận của bác.
Nếu k có khái niệm "hợp đồng dân sự" chung thì sao có khái niệm "hợp đồng dân sự khác" được hả bác
Bác nên nói là hợp đồng mua bán là 1 trong các loại hợp đồng dân sự, bên cạnh các loại hợp đồng dân sự khác như cho tặng, cầm cố, thế chấp... Đoạn ăn cướp ăn cắp bác hơi quá đà, em k tranh luận. Nhưng "hành vi chiếm đoạt tài sản" thì trong tất cả các tội này sẽ như nhau đấy. Chỉ tuỳ vào các yếu tố khác để định tội danh thôi.
Last edited by a moderator: