Re: [xinhan] trái hay phải?
dawmgoodman ® nói:
clieduyet nói:
dawmgoodman ® nói:
Tình huống cuối cho câu hỏi này. Từ A đến B bác xi-nhan thế nào?
xử lý:
1. chỉ nhan phải theo 1-2a-3a-4a.
2. nhan phải 1-2-3, trái 4-5.
clieduyet xi nhan trái để báo cho xe bên trái biết.
lão clieduyet sau khi trả lời thấy mình sai trốn luôn, kakaka.
Đừng vội bác!
Chỉ là mấy hôm này “bận việc nhà mà bê tha việc nước” he he, với lại thấy tình hình tranh cãi có vẻ chẳng đi đến kết cục nên cũng hơi mất hứng..
Em túm lại thế này, còn bác “chốt” sao thì tùy bác vậy.
1. Luật không giải thích như thế nào là chuyển làn, nên em tự hiểu “chuyển làn là dịch chuyển từ làn này sang làn khác”, có nghĩa là ta chuyển ở trạng thái “xéo” hay “vuông góc” đều là chuyển làn.
2. Luật không giải thích như thế nào là chuyển hướng, nên em tự hiểu dựa theo các tình huống thực tế là “chuyển hướng là chuyển từ đường/phần đường đang lưu thông sang đường/phần đường khác”.
Trong đó:
- Đường khác: là đường không liên tục về hướng lưu thông, có thể nhận dạng qua nhiều hình thức: có thể là làn đường, có thể là hướng di chuyển v.v...
- Phần đường khác: là phần đường ngược lại ở đường hai chiều, phần đường xe thô sơ và cơ giới v.v...
3. Luật yêu cầu khi chuyển hướng và chuyển làn phải có tín hiệu báo hướng chuyển. Tín hiệu ở đây là tín hiệu đèn hoặc tín hiệu tay. Luật không hề đưa ra khái niệm hay có quy định gì để ta có thể cho rằng “
xe khác thấy ta chuyển hướng thì sẽ tự biết đang chuyển về bên nào-post 441” hay “
không thấy xi-nhan trái thì tự hiểu đang xi-nhan phải – post 441”.
4. Yêu cầu là phải CÓ. Nhưng nếu có tín hiệu mà không thấy thì có để làm gì? Luật không quy định là tín hiệu là để cho ai nhìn thấy nhưng ai cũng hiểu là để các phương tiện ở các hướng mà có thể gây xung đột đều phải thấy để đảm bảo an toàn. Ở đây có hai hướng là phía sau và phía trước. Như vậy yêu cầu hợp lý là phải cho cả hai hướng thây tín hiệu của ta.
Ví dụ với lập luận
“Cho rằng xe bên trái k thấy xi nhan phải, nhưng sau đó xe em chuyển hướng sang phải thì họ có thể thấy rằng xe đang chuyển hướng k?” == > xin hỏi vậy ban đêm thì sao?
5. Trở lại với tình huống trong hình, ở đây gồm 02 hướng lưu thông khác nhau (hướng từ A và hướng của đường chính), quá trình đi từ A đến B sẽ gồm 02 giai đoạn:
a. Chuyển hướng: từ đường nhánh ra đường lớn, bắt đầu từ vị trí tiếp giáp giữa 2 đường.
b. Chuyển làn: từ làn ngoài cùng bên phải sang các làn trong.
- Trường hợp đi từ 1-2-3 rồi chạy thẳng: chỉ có hành vi chuyển hướng nên chỉ cần xi-nhan phải. Trong trường hợp này xi-nhan là để các phương tiện phía sau biết, nhưng với điều kiện là việc bác “nhập làn” không được gây cản trở các phương tiện đang lưu thông trên hướng chính, nếu có thì lại là một vấn đề khác chưa nói ở đây.
- Trường hợp đi từ 1-2-3-4-5-6: bao gồm chuyển hướng (1-2-3) + chuyển làn (4-5-6) nên xi-nhan phải rồi xi-nhan trái.
- Trường hợp 1-2a-vạch phân làn đầu tiên: ở đây ta đã đi “từ hướng lưu thông này sang hướng lưu thông khác/từ đường này sang đường khác” cho dù về
hướng là đang đi thẳng, vì vậy trong trường hợp này
phải có tín hiệu báo chuyển hướng. Vậy xi-nhan bên nào? Về khía cạnh an toàn, ở đây do đang đi thẳng nên đối với phương tiện phía sau thì xi-nhan trái hay phải cũng không gây ra vấn đề gì (nói cách khác với phương tiện đi sau thì không cần xi-nhan). Nhưng nếu xi-nhan phải thì hướng lưu thông bên trái (là hướng gây xung đột) sẽ không thấy để xử lý. Điều này sẽ rõ ràng về ban đêm. Vì vậy hợp lý thì phải xi-nhan trái. Điều này cũng phù hợp với thông lệ “xi-nhan về phía dòng phương tiện mà ta sẽ giao cắt” trong thực tế. Xin nhắc lại là thông lệ chứ bác đừng hỏi luật nào quy định! Nếu cần thì bác có thể đưa ra ví dụ thực tế khác với thông lệ này để phản bác.
Đây là trường hợp tương tự cho ví dụ đường Phổ Quang vào khu dân cư.
- Từ vạch phân làn đầu tiên-3a-4a: ta đang chuyển từ làn này sang làn khác nên phải áp dụng quy định cho chuyển làn, đồng nghĩa với việc có xi-nhan trái.
6. Theo cách hiểu luật của em (cho tất cả các loại luật mà em tiếp xúc trong công việc) thì khi 2 hành vi được điều chỉnh bởi hai phạm trù luật khác nhau thì chúng sẽ khác nhau. Vì vậy ở đây “chuyển làn” khác hoàn toàn với “chuyển hướng” chứ không hề có khái niệm “trường hợp đặc biệt”. Và chỉ có các hành vi được nêu trong điều 15-Chuyển hướng xe mới là hành vi “chuyển hướng”.
Nếu bác hiểu khác đi thì bác phải dựa trên luật để chứng minh cho cách hiểu khác đó.
7. Ngoài lề vụ “hợp đồng dân sự”: mời bác thử tìm cho em một hợp đồng nào mà tiêu đề của nó ghi là: HỢP ĐỒNG DÂN SỰ.
Thực tế bác chỉ có thể tìm thấy các hợp đồng sau: HỢP ĐỒNG MUA BÁN, HỢP ĐỒNG CHO VAY, HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP v.v... và trong quản lý tất cả chúng được xếp chung vào một nhóm gọi là HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. Vì vậy khi bác nói “Do vậy lấy hợp đồng dân sự áp cho hợp đồng mua bán xe cũng được, miễn là đủ thông tin yêu cầu-post 441” là không chính xác. Bác không thể lấy 1 “khái niệm” để thay cho một “thực thể” được.