dawmgoodman ® nói:
Tình huống cuối cho câu hỏi này. Từ A đến B bác xi-nhan thế nào?
Trở lại với tình huống trong hình, ở đây gồm 02 hướng lưu thông khác nhau (hướng từ A và hướng của đường chính), quá trình đi từ A đến B sẽ gồm 02 giai đoạn:
a. Chuyển hướng: từ đường nhánh ra đường lớn, bắt đầu từ vị trí tiếp giáp giữa 2 đường.
b. Chuyển làn: từ làn ngoài cùng bên phải sang các làn trong.
-
Trường hợp 1-2a-vạch phân làn đầu tiên: ở đây ta đã đi “từ hướng lưu thông này sang hướng lưu thông khác/từ đường này sang đường khác” cho dù về
hướng là đang đi thẳng, vì vậy trong trường hợp này
phải có tín hiệu báo chuyển hướng. Vậy xi-nhan bên nào? Về khía cạnh an toàn, ở đây do đang đi thẳng nên đối với phương tiện phía sau thì xi-nhan trái hay phải cũng không gây ra vấn đề gì (nói cách khác với phương tiện đi sau thì không cần xi-nhan). Nhưng nếu xi-nhan phải thì hướng lưu thông bên trái (là hướng gây xung đột) sẽ không thấy để xử lý. Điều này sẽ rõ ràng về ban đêm.
Vì vậy hợp lý thì phải xi-nhan trái. Điều này cũng phù hợp với thông lệ “xi-nhan về phía dòng phương tiện mà ta sẽ giao cắt” trong thực tế. Xin nhắc lại là thông lệ chứ bác đừng hỏi luật nào quy định! Nếu cần thì bác có thể đưa ra ví dụ thực tế khác với thông lệ này để phản bác.
Đây là trường hợp tương tự cho ví dụ đường Phổ Quang vào khu dân cư.
-
Từ vạch phân làn đầu tiên-3a-4a: ta đang chuyển từ làn này sang làn khác nên phải áp dụng quy định cho chuyển làn,
đồng nghĩa với việc có xi-nhan trái.