@thietbiloc, "Chỉ tiếc tiếng Việt của nó kém nên diễn đạt chưa rành mạch. Đứng ra chỉ cần viết ngắn gọn: vượt phải là hành vi chỉ có thể diễn ra trên cùng 1 làn đường." Rất tiếc đây cũng là sự suy diễn của bác. Ta đang bàn trên cơ sở những gì Luật đã ghi ra chứ không phải trên cơ sở những gì "đáng lý ra luật phải ghi ra.
Vấn đề tôi cố gắn bàn với bác là: Luật ghi thế thì ta phải ứng xử như thế nào chứ không phải là ta ứng xử như vậy là đúng, chỉ có luật ghi ... sai thôi.
Bác hình như cũng chưa phân biệt hai vấn đề:
- Vượt phải (mà ta đang bàn ở đây) là phạm luật. Xin trích khoản 4, điều 14 luật giao thông đường bộ
"4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được."
- Khi phạm luật thì chế tài như thế nào? Đó chính là nhiệm vụ của Nghị định 171. Tới lượt mình, nghị định 171 mở cho người dân một lối thoát là: Không phạt trong trường hợp vượt như đã phân tích ở trên.
- Tới lượt người lái xe chúng ta: Vận dụng Nđ 171 như thế nào cho đúng?
Cuối cùng xin bác@thietbiloc chỉ giúp em các văn bản luật có ghi (hoặc có ý cũng được) "Luật gt quy định vượt phải là hành vi sảy ra trên cùng làn đường" để em tham khảo.
Bác đọc khoản 3 điều 14 do chính bác mới nêu:
"3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt."
Đó là đường 1 làn. Nếu đường có nhiều làn, xe bị vượt có cần phải đi sát về phần bên phải hay là né hẳn sang làn bên trái?
Đường nhiều làn, xe vượt là xe chủ động, tại sao phải bắt xe chạy trước chuyển làn, nhường đường cho mình mà không tự chuyển làn để "vượt"?