Trước hết phải khẳng định là tôi đồng ý với Bác @
dawmgoodman rằng nhận định "làm éo j có lỗi vượt phải trên đường nhiều làn/cao tốc" là nhận định sai. Nó sai bởi vì, như đã chỉ ra trong các bài viết của bác chủ thớt, có một số tình huống vượt là phạm luật.
1. Một số bạn cho rằng không có định nghĩa vượt trong luật nên ... không cãi, theo em như vậy là không hợp lý. Luật chỉ định nghĩa một số khái niệm ngôn ngữ khi:
- Cần sử dụng một khái niệm (trong nhiều khái niệm) cho riêng luật đó;
- Cần thêm những định nghĩa mới cho một từ mà trong nhân gian chưa có khái niệm chuẩn.
Còn như những từ ai cũng hiểu thì không có luật nào mà định nghĩa cho hết. Do vậy bác cho rằng luật Việt Nam lạc hậu vì thiếu định nghĩa theo em là không thuyết phục. Việt Nam quả là lạc hậu ở rất nhiều điểm nhưng dùng điểm này để kết luận e rằng không phù hợp.
Ví dụ Vượt là gi?: ai cũng hiểu là hành động cho xe của mình đi nhanh hơn và qua mặt (vượt lên) trên xe khác nên có lẽ luật không định nghĩa.
2. Tham gia tranh luận.
Giải thích của bác
dawmgoodman từ đầu em thấy là đúng, tuy nhiên có thể hơi khó hiểu chút. Còn em, em xin túm lại cách hiểu của mình trong các trường hợp "vượt phải" như sau: (Ở đây xin bỏ qua vấn đề tốc độ, điều kiện an toàn khi vượt).
A. Trường hợp hai xe chạy cùng lane trên đường CHỈ CÓ MỘT LANE:
Mô tả hành vi vượt: Xin nhan phải -->Vượt qua bên phải xe trước ---> Xi nhan trái ---> ra lại lane cũ. TRƯỜNG HỢP NÀY CHẮC CHẮN SẼ BỊ PHẠT.
B. Trường hợp hai xe chạy cùng lane trên đường CÓ TỪ HAI LANE:
B1. Mô tả hành vi vượt: Xin nhan phải -->Chuyển qua lane trong --> Vượt qua bên phải xe trước ---> Xi nhan trái ---> ra lại lane cũ.
Các bác cho rằng không phạm luật thường lý luận trong trường hợp này theo cách: Tôi chuyển lane vào trong (không phạm luật), tôi chạy nhanh hơn vượt xe ở lane ngoài (không phạm luật vì thuộc trường hợp loại trừ theo điểm c, khoản 5, điều 5, NĐ 171) và tôi chuyển lane ra ngoài lại (không phạm luật) nên kết luận ---> không phạm luật.
Tuy nhiên, có thật sự trong trường hợp này thì người vượt phải không bị phạt (nhưng có thể là đã phạm luật GTĐB, vì nghị định thì dưới luật) vì loại trừ theo điểm c, khoản 5, điều 5, NĐ 171.
NĐ quy định:
"5. ...Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép,
trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn
xe đang chạy trên làn đường bên trái;"
Theo tinh thần của điều luật này thì phải hiểu tình huống được loại trừ là:
- Hai xe phải đang chạy trên hai lane khác nhau;
- Xe chạy lane trong chạy nhanh hơn xe ở lane ngoài;
- Trước và sau khi vượt không có hành vi chuyển lane.
Hơn nữa, xét hành vi để phán đoán ý chí thì khi chuyển lane ra vào là mục đích để vượt xe khác, bác không thể nói ngan theo kiểu "thích thì chuyển chơi.
Cuối cùng, không thể tách từng hành vi để cho rằng mình đúng để kết luận một chuỗi hành vi cũng sẽ đúng.
Do vậy, lập luận như trên là không ổn và TRƯỜNG HỢP NÀY CHẮC CHẮN SẼ BỊ PHẠT DÙ BẠN ĐANG CHẠY TRÊN CAO TỐC HAY BẤT CỨ Ở ĐÂU KHÔNG NẰM TRONG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ CỦA NĐ 171.
B2. Mô tả hành vi vượt: Xin nhan phải -->Chuyển qua lane trong --> Vượt qua bên phải xe trước ---> đi thẳng trên lane trong (đi một đoạn nhất định rồi ra cũng được). Cái này thì XXX khó mà phạt được.
Túm lại, muốn vượt phải trên đường có nhiều lane mà không bị ai thắc mắc gì thì các bác có thể vận dụng điều khoản loại trừ trong NĐ 171 theo hướng: TÁCH HÀNH VI CHUYỂN LANE RA KHỎI HÀNH VI VƯỢT XE BÊN TRÁI. (ở đây dùng từ Qua mặt xe bên trái thì dễ hiểu hơn). Còn việc tách hai hành vi ra trong bao lâu để thuyết phục là tùy người lái nhưng nói chung đừng cho XXX thấy ta cả ba thứ: xi nhan vào, qua mặt, xi nhan ra là OK.
C. Trường hợp hai xe chạy trên HAI LANE trên đường CÓ TỪ HAI LANE: VÔ TƯ. Nhưng chú ý đừng để tình ngay lý gian khi XXX phát hiện đoạn ta vừa qua mặt, chuyển lane ra ngoài thì sẽ phải cãi với xxx.
Ai thắc mắc tại sao đang bàn về luật mà lại nói chuyện xxx, thì phải hiểu dùm là vì ta đang ở Việt Nam.