Hạng D
22/2/07
1.412
43
48
vietuc.info
Em sợ bác TS này rồi, nên nhớ là các xe Sedan gầm rất thấp, khoảng cách (theo chiều cao) máy với trục trước rất ngắn, cho dù bánh trước thắng cứng ngắc cũng không đủ quán tính để nhổng đít lên như mấy tay chạy biểu diễn mô tô 2 bánh. Vì ma sát của 2 bánh trước nhỏ hơn quán tính xe rất nhiều, kỹ sư người ta thiết kế rồi, test rồi và không phán bậy.
Còn cái định hướng như bác ấy nói nó là cái máy cày, xe tải, có 4 bánh 2 bánh nhỏ trước 2 bánh bự ở sau mới gọi là dẫn hướng và dẫn động. Còn Sedan dẫn hướng và dẫn động ở trước hết, phải thiết kế thấp tránh lộn đầu, cho dù có xuống dốc 40 độ chưa chắc đủ lực lộn đầu như Hollywood làm phim đâu bác TS.
Và Sedan thắng bánh trước giảm tốc nhanh nhất vì có lực đè xuống của cái máy, bánh sau không đủ ma sát ngoại trừ kiếm đủ số người nặng 400-500kg, ka ka, với xe tải thì bánh sau là thắng chính vì thùng nó chứa vài tấn, nên nếu xe tải thắng trước ăn hơn thắng sau thì xe dễ gãy trục trước, rớt bánh trước. Lâu lâu xe bị rơt bánh trước cứ đổ lỗi kiểm định, theo em lý do là tự thay bố thắng trước không có kiểm tra toàn diện nếu bánh trước nó ăn hơn bánh sau dễ mất lái. Xe tải thay bố thắng bánh trước thì phải thay bánh sau, cứ chạy thử thấy còn ok còn chạy là toi vì có khi bố bánh sau bị mòn, toàn lực (vài tấn, và hơn thế nữa) dồn cho 2 bánh trước thế là tèo.

 
Hạng F
19/8/09
10.172
565
83
50
Ô Cấp
4x6 nói:
Mình cũng hết sức lúng túng khi đọc bài báo này. Tiến sỹ Thắng ở ĐHBK HN phân tích kỹ càng rồi kết luận ôtô phải phanh bánh sau?
Vì thầy ấy có học hàm học vị cao quá nên mình ko dám phản bác. Nhưng theo như kiến thức mình được trang bị tại ĐHBK HCM thì hình như hơi khác: khi phanh, do gia tốc âm, nên trọng lực dồn lên các bánh xe trước, do đó, lực phanh cần tạo ra tại các bánh trước phải lớn hơn bánh sau, cụ thể như ai để ý sẽ thấy dù cố gắng giảm giá thành, nhưng thường hệ thống phanh đăt tại các bánh trước là phanh dĩa (trừ các xe sang thì ko nói: phanh dĩa cho tất cả các bánh).
Mong cả nhà trao đổi...
http://alobacsi.vn/20130609041247870p0c393/vi-sao-o-to-chi-phanh-banh-sau-.htm
Bài này em cũng có đọc qua trên báo Kiến thức rồi, viết ngu như con cá thu vậy….ts mịa gì mà vừa ngu vừa lì!!!! Trên ô tô du lịch 60-70% lực phanh phân bố lên bánh trước, 40-30% cho bánh sau….Thực tế trên xe các bác cũng thấy đĩa phanh + má phanh trước to hơn nhiều (và giá bán cũng đắt hơn so với phanh sau)……..Tay này chắc mang kiến thức từ….xe tải áp dụng cho mọi lọai xe đây mà…..
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
8/3/13
1.289
212
63
pcvinh nói:
Em sợ bác TS này rồi, nên nhớ là các xe Sedan gầm rất thấp, khoảng cách (theo chiều cao) máy với trục trước rất ngắn, cho dù bánh trước thắng cứng ngắc cũng không đủ quán tính để nhổng đít lên như mấy tay chạy biểu diễn mô tô 2 bánh. Vì ma sát của 2 bánh trước nhỏ hơn quán tính xe rất nhiều, kỹ sư người ta thiết kế rồi, test rồi và không phán bậy.
Còn cái định hướng như bác ấy nói nó là cái máy cày, xe tải, có 4 bánh 2 bánh nhỏ trước 2 bánh bự ở sau mới gọi là dẫn hướng và dẫn động. Còn Sedan dẫn hướng và dẫn động ở trước hết, phải thiết kế thấp tránh lộn đầu, cho dù có xuống dốc 40 độ chưa chắc đủ lực lộn đầu như Hollywood làm phim đâu bác TS.
Và Sedan thắng bánh trước giảm tốc nhanh nhất vì có lực đè xuống của cái máy, bánh sau không đủ ma sát ngoại trừ kiếm đủ số người nặng 400-500kg, ka ka, với xe tải thì bánh sau là thắng chính vì thùng nó chứa vài tấn, nên nếu xe tải thắng trước ăn hơn thắng sau thì xe dễ gãy trục trước, rớt bánh trước. Lâu lâu xe bị rơt bánh trước cứ đổ lỗi kiểm định, theo em lý do là tự thay bố thắng trước không có kiểm tra toàn diện nếu bánh trước nó ăn hơn bánh sau dễ mất lái. Xe tải thay bố thắng bánh trước thì phải thay bánh sau, cứ chạy thử thấy còn ok còn chạy là toi vì có khi bố bánh sau bị mòn, toàn lực (vài tấn, và hơn thế nữa) dồn cho 2 bánh trước thế là tèo.
080402cool_prv.gif
,chuẩn như vầy nè...
033102beer_1_prv.gif



 
Hạng C
4/6/13
682
1.028
93
Xe du lịch FWD, RWD hay AWD thì cũng đều là máy trước hết, xe máy sau cũng có nhưng ít. Bản thân khi đậu xe thì phân bổ trọng lực thường là tầm 60/40, gia tốc khi thắng xe là gia tốc âm, muốn có gia tốc âm tức là thay đổi tốc độ của xe thì phải có lực để chống lại quán tính, lực này hướng từ trước ra sau và tác động vào những bánh xe được thắng trong khi trọng tâm quán tính nằm ngay trọng tâm xe và cách mặt đất 1 khoảng. Chính vì lực không đi qua trọng tâm nên hình thành 1 moment xoắn có xu hướng làm ghìm đầu xe xuống, nhổng đuôi lên. Nếu moment này đủ lớn sẽ gây lật xe theo kiểu chúi mũi, kể cả thắng bằng bánh sau thì moment nãy vẫn xuất hiện, khác ở chỗ khi moment này gần đạt tới giá trị gây lật xe thì nó làm nhổng bánh sau lên và bánh sau mất tiếp xúc, lực thắng mất đi và xe không bao giờ lật được nhưng sẽ bị trượt dài vì mất lực bám. Thắng sau tuy không gây lật xe nhưng một khi bánh đã bó và lết đất thì ma sát tĩnh bánh sau mất và xe sẽ bị quăng đuôi. Thực tế thử nghiệm thường cho thấy lực thắng phân bổ khoảng 60/70% ở bánh trước sẽ cho quãng đường dừng lại ngắn nhất. Chỉ thắng bánh trước thì quãng đường dừng lại ngắn hơn chỉ thắng bánh sau. Trường hợp bắt đầu bị quay đuôi thì đó là lúc ABS và EBD làm việc, còn không có ABS với EBD thì bác tài làm việc bằng cơm. Thực tế là xe du lịch thì thắng trước to hơn thắng sau nếu cùng là thắng dĩa hoặc chỉ có thắng dĩa trước. Mô tô xe máy cũng vậy, xe thể thao thắng trước là 2 dĩa đôi to còn thắng sau bé tí và là dĩa đơn. Xe du lịch thắng chính là thắng trước.
Xe tải lại khác, khi xe nhẹ chuyện thắng xe rất dễ dàng, tuy nhiên khi xe đầy tải (thường là quá tải) thì bánh sau gánh hơn 70-80% trọng lực, chính vì thế mà bánh sau là bánh đôi hoặc 2 trục bánh đôi, thiết kế bánh sau nằm gần giữa thùng hàng chỉ hơi lệch về sau 1 tí. Xe tải chạy thì bánh trước nhẹ tải lắm, nhưng khi thắng gấp hoặc đổ đèo mới thấy cái cánh trọng lực dồn hết lên bánh trước, không khéo sẽ gây nổ vỏ, nếu mà còn thắng thắng trước mạnh nữa thì nổ vỏ, gãy trục là chắc luôn nên thường xe tải thắng bánh sau là chính. Khắc phục điều này chỉ có thêm 1 cặp bánh trước nữa thành ra xe 12 bánh, 4 trước 8 sau. Lý do chính xe tải thắng sau là chính là sợ nổ vỏ trước với gãy trục chứ lực nào làm cho xe tải lật chổng đít lên được.
 
Hạng C
16/4/12
988
50.278
93
Trái đất
www.chemgiotaolao.com
Fred_Tran nói:
Xe du lịch FWD, RWD hay AWD thì cũng đều là máy trước hết, xe máy sau cũng có nhưng ít. Bản thân khi đậu xe thì phân bổ trọng lực thường là tầm 60/40, gia tốc khi thắng xe là gia tốc âm, muốn có gia tốc âm tức là thay đổi tốc độ của xe thì phải có lực để chống lại quán tính, lực này hướng từ trước ra sau và tác động vào những bánh xe được thắng trong khi trọng tâm quán tính nằm ngay trọng tâm xe và cách mặt đất 1 khoảng. Chính vì lực không đi qua trọng tâm nên hình thành 1 moment xoắn có xu hướng làm ghìm đầu xe xuống, nhổng đuôi lên. Nếu moment này đủ lớn sẽ gây lật xe theo kiểu chúi mũi, kể cả thắng bằng bánh sau thì moment nãy vẫn xuất hiện, khác ở chỗ khi moment này gần đạt tới giá trị gây lật xe thì nó làm nhổng bánh sau lên và bánh sau mất tiếp xúc, lực thắng mất đi và xe không bao giờ lật được nhưng sẽ bị trượt dài vì mất lực bám. Thắng sau tuy không gây lật xe nhưng một khi bánh đã bó và lết đất thì ma sát tĩnh bánh sau mất và xe sẽ bị quăng đuôi. Thực tế thử nghiệm thường cho thấy lực thắng phân bổ khoảng 60/70% ở bánh trước sẽ cho quãng đường dừng lại ngắn nhất. Chỉ thắng bánh trước thì quãng đường dừng lại ngắn hơn chỉ thắng bánh sau. Trường hợp bắt đầu bị quay đuôi thì đó là lúc ABS và EBD làm việc, còn không có ABS với EBD thì bác tài làm việc bằng cơm. Thực tế là xe du lịch thì thắng trước to hơn thắng sau nếu cùng là thắng dĩa hoặc chỉ có thắng dĩa trước. Mô tô xe máy cũng vậy, xe thể thao thắng trước là 2 dĩa đôi to còn thắng sau bé tí và là dĩa đơn. Xe du lịch thắng chính là thắng trước.
Xe tải lại khác, khi xe nhẹ chuyện thắng xe rất dễ dàng, tuy nhiên khi xe đầy tải (thường là quá tải) thì bánh sau gánh hơn 70-80% trọng lực, chính vì thế mà bánh sau là bánh đôi hoặc 2 trục bánh đôi, thiết kế bánh sau nằm gần giữa thùng hàng chỉ hơi lệch về sau 1 tí. Xe tải chạy thì bánh trước nhẹ tải lắm, nhưng khi thắng gấp hoặc đổ đèo mới thấy cái cánh trọng lực dồn hết lên bánh trước, không khéo sẽ gây nổ vỏ, nếu mà còn thắng thắng trước mạnh nữa thì nổ vỏ, gãy trục là chắc luôn nên thường xe tải thắng bánh sau là chính. Khắc phục điều này chỉ có thêm 1 cặp bánh trước nữa thành ra xe 12 bánh, 4 trước 8 sau. Lý do chính xe tải thắng sau là chính là sợ nổ vỏ trước với gãy trục chứ lực nào làm cho xe tải lật chổng đít lên được.
Cái đậm là lực quán tính nhé bác!
Lạ nhỉ, toàn các bác giỏi giang hơn đồng chí tiến sĩ thế kỷ trước mà sao ko phân biệt được lực quán tínhtrọng lực nhỉ ???

Trọng lực là trường hấp dẫn, nó hầu như ko đổi khi bác ở bất cứ đâu trên mặt đất.( ở 2 cực trái đất thì nó mạnh hơn 1 tí do ít bị ảnh hưởng bởi lực li tâm vì trái đất quay)

 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
21/12/12
33
0
0
Khi muốn hãm xe thì người ta áp dụng lực sinh ra do ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường để tháng lực quán tính sinh ra trong quá trình chuyển động của xe. Còn lực sinh ra do ma sát trượt giữa tang trống hoặc dĩa thắng và bố thắng phải lớn hơn lực sinh ra do ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường để đảm bảo bánh xe không có chuyển động quay nữa. Công thức tính lực ma sát trượt là F = k * N . Trong đó, k là hệ số ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường còn N là trọng lượng (hoặc lực) tác dụng lên bề mặt ma sát. (công thức này hình như e học từ lớp 10 hay lớp 9 hệ 12 năm).
Như vậy với hệ số k trong trường hợp thắng xe thì bánh trước và bánh sau coi như bằng nhau . Chỉ khác biệt là trọng lượng N phân bổ trên lốp trước và lốp sau, diện tích tiếp xúc mặt đường của bộ lốp trước và bộ lốp sau mà thôi. Cho nên, đối với xe tải thì trọng lượng N trên lốp sau thường lớn hơn lốp trước, do vậy lực ma sát giữa tang trống và bố phanh của lốp sau phải lớn hơn lực ma sát gữa hai chi tiết ở lốp trước. Lý luận tương tự đối với xe du lịch thì thông thường N của lốp trước sẽ lớn hơn ở lốp sau. Ông TS này mà giải thích như phóng tinh viên ghi lại thì e mới hiểu tại sao HN có phố H. Ngựa có bán nhiều ts giấy.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
4/6/13
682
1.028
93
Trong vật lý không tồn tại khái niệm "LỰC" quán tính, quán tính là tính chất của vật thể luôn muốn giữ nguyên vận tốc của nó, vật có khối lượng (không phải trọng lượng) lớn thì quán tính lớn. Muốn thay đổi vận tốc (tức là có gia tốc) của vật thì phải có lực, đó chính là công thức bất hủ F = ma.
Chỗ trọng lực em nhầm, cái đó là sự kết hợp của trọng lực tác động lên bánh trước (Trọng lực đi qua trọng tâm, bánh trước gánh trọng lực theo nguyên lý cánh tay đòn), khi thắng xe cộng thêm cái moment em vừa nói nên làm tăng hợp lực đè lên bánh trước.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
13/1/06
13.891
35.965
113
Lạy thầy, tí nữa là con té ghế lòi trê vì ô tô phải thắng bánh sau. Ngay việc bánh trước dẫn hướng nay cũng khác, rồi bánh sau truyền động cũng khác luôn...vì đâu chỉ có dẫn động bánh sau...May mà VN ko có ngành CN OT.:D Nếu có mà thế thì cũng toi.
 
Tập Lái
13/11/12
40
12
8
Đọc bài mấy bác em cũng hiểu ra nhiều thứ em chưa biết thanks cả nhà